Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 4 * 2014<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
NHẬN XÉT KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ SỎI THẬN KHÔNG CẢN QUANG<br />
BẰNG PHƯƠNG PHÁP TÁN SỎI NGOÀI CƠ THỂ<br />
VỚI HỆ THỐNG ĐỊNH VỊ SIÊU ÂM TẠI BỆNH VIỆN NHÂN DÂN 115<br />
Nguyễn Văn Trí Dũng*, Trương Hoàng Minh*, Trần Thanh Phong*, Trần Lê Duy Anh*, Lê Thị Nghĩa*<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Mục tiêu: 1. Xác định tỷ lệ định vị thành công sỏi thận không và kém cản quang bằng siêu âm. 2. Xác định<br />
tỷ lệ sạch sỏi trong điều trị sỏi thận không và kém cản quang bằng phương pháp tán sỏi ngoài cơ thể với hệ thống<br />
định vị bằng siêu âm, số lần tán, tỷ lệ sạch sỏi, tai biến, biến chứng.<br />
Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu tiến cứu trên 55 bệnh nhân có sỏi thận không cản quang được xác<br />
định bằng siêu âm, CT-Scan bụng có cản quang và điều trị bằng phương pháp tán sỏi ngoài cơ thể trên máy<br />
Piezolith 3000 với 2 hệ thống định vị bằng siêu âm và C-arm tại bệnh viện Nhân Dân 115 từ tháng 9/2011 đến<br />
3/2014.<br />
Kết quả: Tỷ lệ sạch sỏi chung sau 1 lần tán: 90,9%, sau 2 lần tán 100%. Không có tai biến hoặc biến chứng<br />
lớn, đa số có tiểu máu sau tán sỏi, hết tiểu máu sau 12 giờ. Không có trường hợp nào chuyển phương pháp điều<br />
trị khác. Tỷ lệ sạch sỏi giảm khi kích thước sỏi tăng. Các yếu tố ảnh hưởng bất lợi tới tỷ lệ sạch sỏi bao gồm: kích<br />
thước sỏi, độ cản quang sỏi, độ ứ nước thận.<br />
Kết luận: Điều trị sỏi thận kém và không cản quang bằng phương pháp tán sỏi ngoài cơ thể là phương pháp<br />
điều trị ít xấm lấn, tỷ lệ thành công cao, ít tai biến và biến chứng.<br />
Từ khóa: sỏi thận không cản quang, tán sỏi ngoài cơ thể.<br />
<br />
ABSTRACT<br />
REMARK ON THE RESULT OF LESS AND NON RADIODENSITY RENAL STONE TREATMENT BY<br />
EXTRACORPOREAL SHOCKWAVE LITHOTRIPSY<br />
WITH ULTRASONIC POSITIONING IN 115 PEOPLE’S HOSPITAL<br />
Nguyen Van Tri Dung, Truong Hoang Minh, Tran Thanh Phong, Tran Le Duy Anh, Lê Thị Nghia<br />
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 - Supplement of No 4- 2014: 91 - 95<br />
Objective: Determine successful rate of less and none radiodensity kidney stones ultrasonic positioning.<br />
Determine the stone – free rate and the factors related in the treatment of less and none radiodensity kidney stones<br />
by ESWL.<br />
Patients and Methods: Study in 55 patients with less and none radiodensity kidney stones is determined<br />
by ultrasonography, abdominal CT-Scan on the treatment result by ESWL machine Piezolith 3000 at 115<br />
People’s Hospital from 9/2011 to 3/2014.<br />
Results: The overall of stone – free rate was 90.9% after the first ESWL and 100% after the second time. No<br />
severe complication was noted, most after ESWL with hematuria, and the end after 12 hours. No case exchanges<br />
other treatments. The stone – free rate reduce when the stone size increase. Factors adversely affecting the stone free rate include: stone diameter, radiodensity stone and hydronephrosis degree of kidney.<br />
Conclusion: Treatment of less and none radiodensity kidney stones by ESWL methods is a good procedure,<br />
* Khoa ngoại niệu – Ghép thận BV ND 115<br />
Tác giả liên lạc: Nguyễn Văn Trí Dũng<br />
<br />
Chuyên Đề Thận Niệu<br />
<br />
ĐT: 0903624487<br />
<br />
Email: vantridung2000@yahoo.com<br />
<br />
91<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 4 * 2014<br />
<br />
high success rate, less severe complication.<br />
Keywords: none radiodensity renal stone, extracorporeal shockwave lithotripsy.<br />
và CTscan bụng có cản quang và được điều trị<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ.<br />
bằng phương pháp tán sỏi ngoài cơ thể tại<br />
Tán sỏi ngoài cơ thể là một phương pháp ít<br />
phòng tán sỏi Bệnh viện Nhân Dân 115 tháng<br />
gây sang chấn được áp dụng khá rộng rãi<br />
09/2011 đến tháng 3/2014.<br />
trong những năm gần đây nhằm làm vỡ sỏi từ<br />
Tiêu chuẩn chọn bệnh<br />
ngoài cơ thể mà không phải can thiệp phẫu<br />
Sỏi thận kích thước ≤ 2 cm, số lượng không<br />
thuật. Dựa trên nguyên lý sóng xung động tập<br />
quá<br />
2 viên, không có bệnh lý rối loạn đông máu,<br />
trung vào một tiêu điểm (viên sỏi) với một áp<br />
không có nhiễm trùng niệu hiện diện. Sỏi không<br />
lực cao làm vỡ vụn sỏi thành những viên nhỏ<br />
cản quang trên X-quang hoặc cản quang kém mà<br />
sau đó bài tiết ra ngoài theo đường tự nhiên.<br />
hệ thống định vị C-arm không thực hiện được.<br />
Hiện nay đã có rất nhiều loại máy tán sỏi<br />
ngoài cơ thể ra đời của nhiều nước khác nhau<br />
trên thế giới như Mỹ, Pháp, Đức, Trung<br />
Quốc,…Đa số các máy chỉ có một hệ thống<br />
định vị bằng X-quang (C-arm). Sỏi cản quang<br />
sẽ có độ cứng cao, tán khó vỡ, tỷ lệ thành công<br />
thấp hơn so với sỏi không cản quang. Với sỏi<br />
thận cản quang, việc định vị sỏi bằng C-arm<br />
(đa số các bệnh viện đang sử dụng) để tán sỏi<br />
dễ dàng. Đối với sỏi thận không cản quang, hệ<br />
thống C-arm không định vị sỏi được do đó<br />
không thể tán sỏi ngoài cơ thể được. Những<br />
trường hợp này chỉ có máy tán sỏi với hệ<br />
thống định vị bằng siêu âm mới có thể định vị<br />
được để tán.<br />
Hiện nay bệnh viện Nhân Dân 115 được<br />
trang bị hệ thống tán sỏi ngoài cơ thể Piezolith<br />
3000 do Đức sản xuất với 2 hệ thống định vị siêu<br />
âm và C-arm. Do đó chúng tôi thực hiện đề tài<br />
nầy nhằm mục tiêu:<br />
Xác định tỷ lệ định vị thành công sỏi thận<br />
không và kém cản quang bằng siêu âm.<br />
Xác định tỷ lệ tán sỏi ngoài cơ thể thành công<br />
của sỏi thận không và kém cản quang được định<br />
vị bằng siêu âm, số lần tán, tỷ lệ sạch sỏi, tai biến,<br />
biến chứng.<br />
<br />
ĐỐI TƯỢNG-PHƯƠNGPHÁP NGHIÊNCỨU<br />
Đối tượng nghiên cứu<br />
Gồm 55 bệnh nhân (BN) có sỏi thận không<br />
và kém cản quang được xác định bằng siêu âm<br />
<br />
92<br />
<br />
Tiêu chuẩn loại trừ<br />
Những trường hợp chống chỉ định tán sỏi<br />
ngoài cơ thể, sỏi cản quang mà có thể định vị<br />
bằng C-arm.<br />
<br />
Phương pháp nghiên cứu<br />
Loại hình nghiên cứu<br />
Tiến cứu, mô tả.<br />
Phương tiện nghiên cứu<br />
Máy tán sỏi Piezolith 3000, sản xuất tại Đức,<br />
hệ thống định vị X-Quang và siêu âm, nguồn<br />
phát sóng xung.<br />
Nội dung nghiên cứu<br />
- Nghiên cứu các đặc điểm chung của BN về<br />
tuổi, giới... Đặc điểm hệ tiết niệu: chức năng<br />
thận, mức độ chướng nước, các dị dạng …Hình<br />
thái sỏi: vị trí, kích thước, số lưọng, mức độ cản<br />
quang,…<br />
- Các BN được làm các xét nghiệm tiền<br />
phẫu, chụp thận thuốc tĩnh mạch (UIV), chụp<br />
hệ niệu không chuẩn bị (KUB), siêu âm bụng –<br />
niệu, chụp CTscan bụng có cản quang, tán sỏi<br />
ngoài cơ thể có giảm đau bằng Efferalgan 1g<br />
truyền tĩnh mạch và mobic 15mg 1ống tiêm<br />
mạch, nằm theo dõi tại khoa 12 giờ sau tán,<br />
hẹn tái khám sau 4 tuần.<br />
- Kết quả điều trị: tỷ lệ hết sỏi sau 1 tháng,<br />
2 tháng, phải sử dụng các thủ thuật bổ sung và<br />
chuyển phương pháp điều trị, tai biến – biến<br />
chứng …<br />
<br />
Chuyên Đề Thận Niệu<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 4 * 2014<br />
Xử lý số liệu<br />
Bằng phần mềm SPSS 13.0 và excel.<br />
<br />
Các trường hợp thất bại: có 2 trường hợp sỏi<br />
phức tạp và là kém cản quang. Có 3 trường hợp<br />
vị trí sỏi nằm đài dưới và thận có ứ nước và 1<br />
trường hợp sỏi kém cản quang.<br />
<br />
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU<br />
Chúng tôi thực hiện 55 trường hợp sỏi thận<br />
không và kém cản quang được xác định sỏi bằng<br />
siêu âm và CTscan bụng có cản quang với các<br />
đặc điểm như sau:<br />
Đặc điểm bệnh nhân.<br />
- Tuổi trung bình: 38,68 ± 9,8, nhỏ nhất 22,<br />
lớn nhất 68<br />
- Nam: 34, nữ 21<br />
Bảng 1: Đặc điểm sỏi<br />
Đặc điểm sỏi<br />
Nhóm đài trên<br />
Nhóm đài giữa<br />
Vị trí sỏi<br />
Nhóm đài dưới<br />
Phực tạp*<br />
≤ 10 mm<br />
Kích thước<br />
11 – 15 mm<br />
sỏi<br />
> 15 mm<br />
1 viên<br />
Số lượng sỏi<br />
2 viên<br />
Sỏi<br />
kém<br />
cản quang<br />
Độ cản<br />
quang sỏi Sỏi không cản quang<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Số BN<br />
13<br />
31<br />
9<br />
2<br />
17<br />
22<br />
16<br />
53<br />
2<br />
7<br />
48<br />
<br />
Tỷ lệ %<br />
23,6<br />
56,2<br />
16,2<br />
4,0<br />
31<br />
40<br />
29<br />
96<br />
4<br />
12,7<br />
87,3<br />
<br />
*Phức tạp: > 2viên sỏi, nằm cùng nhóm đài hay khác khác<br />
nhóm đài thận.<br />
<br />
Nhận xét:<br />
Đa số các BN sỏi nằm nhóm đài giữa chiếm<br />
56,2%.<br />
Đa số sỏi có kích thước từ 10-15mm.<br />
<br />
Kết quả tán sỏi theo đặc điểm hệ niệu và<br />
sỏi<br />
Bảng 3: Kết quả hết sỏi theo kích thước (sau 1 lần<br />
tán)<br />
Kích thước<br />
≤ 10 mm<br />
Kết quả<br />
Số BN<br />
Tỷ lệ<br />
Hết sỏi<br />
17<br />
31<br />
Còn sỏi<br />
0<br />
0<br />
Cộng<br />
17<br />
31<br />
<br />
Nhận xét: Đa số tán sỏi thành công trong lần<br />
tán đầu tiên, 5 trường hợp còn sỏi gồm 2 trường<br />
hợp sỏi phức tạp và 3 trường hợp sỏi đài dưới.<br />
Bảng 4: Kết quả hết sỏi theo tính chất sỏi có cản<br />
quang/ kém cản quang (sau 1 lần tán)<br />
Mức độ<br />
Kết quả<br />
Hết sỏi<br />
Còn sỏi<br />
Cộng<br />
<br />
Kém Cản quang<br />
Số BN<br />
Tỷ lệ<br />
4<br />
57<br />
3<br />
43<br />
7<br />
100<br />
<br />
- Đa số là sỏi không cản quang.<br />
<br />
Nhận xét: Sỏi không cản quang có tỷ lệ thành<br />
công cao hơn sỏi kém cản quang p=0,033.<br />
Bảng 5: Kết quả hết sỏi theo mức độ ứ nước thận<br />
Mức độ<br />
Kết quả<br />
Hết sỏi<br />
Còn sỏi<br />
Cộng<br />
<br />
Không ứ nước<br />
Số BN<br />
Tỷ lệ<br />
42<br />
98<br />
1<br />
2<br />
43<br />
100<br />
<br />
Kết quả chung tán sỏi thận ngoài cơ thể<br />
<br />
BÀN LUẬN<br />
<br />
Bảng 2: Kết quả tán sỏi chung (Sau 2 tháng)<br />
<br />
Kết quả điều trị<br />
<br />
Số BN<br />
50<br />
5<br />
0<br />
<br />
Tỷ lệ (%)<br />
90,9<br />
100<br />
0<br />
<br />
Nhận xét:<br />
Tỷ lệ hết sỏi chung sau 2 lần tán 100%; không<br />
có bệnh nhân nào thực hiện các kỹ thuật bổ<br />
sung.<br />
<br />
Chuyên Đề Thận Niệu<br />
<br />
Không cản quang<br />
Số BN<br />
Tỷ lệ<br />
46<br />
96<br />
2<br />
4<br />
<br />
Có ứ nước<br />
Số BN<br />
Tỷ lệ<br />
8<br />
67<br />
4<br />
33<br />
12<br />
100<br />
<br />
Nhận xét: Tỷ lệ sạch sỏi theo độ ứ nước của<br />
thận khác biệt có ý nghĩa thống kê (p=0,04).<br />
<br />
Phần lớn là sỏi đơn độc.<br />
<br />
Kết quả<br />
Hết sỏi sau 1 lần tán<br />
Hết sỏi sau 2 lần tán<br />
Chuyển phương pháp<br />
<br />
> 11mm<br />
Số BN<br />
Tỷ lệ<br />
33<br />
60<br />
5<br />
9<br />
38<br />
69<br />
<br />
Nghiên cứu 55 bệnh nhân có sỏi thận kém và<br />
không cản quang, đa số sỏi nằm ở nhóm đài<br />
giữa, phần lớn kích thước từ 11-15mm, được<br />
điều trị bằng phương pháp tán sỏi ngoài cơ thể<br />
bằng máy Piezolith 3000 với 2 hệ thống định vị<br />
siêu âm và C-arm tại bệnh viện Nhân Dân 115.<br />
<br />
93<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 4 * 2014<br />
<br />
- 100% bệnh nhân được xác định sỏi kém và<br />
không cản quang đều được chúng tôi định vị<br />
thành công bằng siêu âm.<br />
- Tỷ lệ hết sỏi sau 1 lần tán: 90,9%; sau 2 lần<br />
tán là 100%. Theo Y văn, sỏi không cản quang<br />
tương đối mềm dể tán vỡ vụn do đó kết quả<br />
nghiên cứu của chúng tôi có kết quả thành công<br />
khá cao so với các kết quả nghiên cứu của các tác<br />
giả khác. Trần Văn Quốc (2010) và cộng sự<br />
nghiên cứu kết quả tán sỏi đơn độc cực dưới<br />
thận trên 92 bệnh nhân cho kết quả tỷ lệ sạch sỏi<br />
chung là 73,9%(12). Trong nghiên cứu của<br />
Lingeman (1994)(3), tỷ lệ sạch sỏi là 74% với sỏi<br />
dưới10 mm, 56% với sỏi 10 - 20 mm và chỉ 33,3%<br />
với sỏi trên 20 mm; theo Abdel (2004): 55% với<br />
sỏi dưới 10 mm, 30,8% với sỏi 10 - 20 mm(1).<br />
Nguyễn Văn Trí Dũng (2013), tỷ lệ sạch sỏi sau<br />
tán lần đầu 81% và sau tỷ lệ sạch sỏi sau lần tán<br />
thứ 2 là 90%(10).<br />
- Chúng tôi không ghi nhận được những tai<br />
biến – biến chứng lớn, giống như kết quả các<br />
nghiên cứu khác đa số trường hợp bệnh nhân có<br />
tiểu máu sau tán sỏi, hết tiểu máu sau 12 giờ.<br />
Không có bệnh nhân nào cần can thiệp kỹ thuật<br />
bổ sung.<br />
<br />
Đặc điểm sỏi và hệ niệu liên quan tới kết<br />
quả điều trị<br />
- Đặc điểm sỏi và hệ tiết niệu liên quan tới<br />
kết quả điều trị sỏi niệu quản đã được nhiều tác<br />
giả đề cập. Tuy nhiên, việc tiên lượng kết quả<br />
điều trị vẫn còn gặp khó khăn do không có yếu<br />
tố nào giúp tiên lượng chính xác. Chúng tôi nhận<br />
thấy tỷ lệ hết sỏi thấp hơn ở các BN có sỏi kích<br />
thước lớn (> 15mm) và sỏi đã gây ứ nước thận.<br />
Theo Motola (1990), kích thước sỏi là yếu tố độc<br />
lập quan trọng nhất quyết định việc lựa chọn<br />
phương pháp điều trị thích hợp cho một bệnh<br />
nhân sỏi thận. Các tác giả khác cũng nhận định:<br />
tỷ lệ sạch sỏi chung sau TSNCT trong điều trị sỏi<br />
thận càng giảm khi kích thước tăng lên(7,9,8).<br />
Trong nghiên cứu của Lingeman (1994), tỷ lệ<br />
sạch sỏi là 74% với sỏi dưới 10 mm, 56% với sỏi<br />
10 - 20 mm và chỉ 33,3% với sỏi trên 20 mm(3);<br />
<br />
94<br />
<br />
theo Krishnamurthy (2005): 55% với sỏi dưới 10<br />
mm, 30,8% với sỏi 10 - 20 mm(5). Nguyễn Văn Trí<br />
Dũng (2013) ở bệnh nhân có kích thước sỏi<br />
>15mm tỷ lệ sạch sỏi đạt 72,5% và nhóm sỏi gây<br />
ứ nước thận tỷ lệ sạch sỏi đạt 74%(10).<br />
- Ngoài kích thước sỏi, độ cản quang của<br />
sỏi cũng là yếu tố có liên quan đến tỷ lệ sạch<br />
sỏi, trong nghiên cứu của chúng tôi các trường<br />
hợp phải tán lần 2 đa số là sỏi kém cản quang.<br />
Lê Đình Khánh và cộng sự (2005) khi nghiên<br />
cứu TSNCT sỏi thận kích thước lớn nhận thấy<br />
sỏi có độ cản quang mạnh (so với đốt sống<br />
L2), đậm độ không đều, bờ trơn láng là những<br />
yếu tố hạn chế kết quả chung(7).<br />
Krishnamurthy MS (2005) nghiên cứu kết quả<br />
TSNCT dựa trên mức độ cản quang của sỏi so<br />
với xương sườn 12 cùng bên cho kết quả<br />
tương tự: tỷ lệ hết sỏi ở nhóm BN có cỏi cản<br />
quang mạnh chỉ là 60% so với 71% ở nhóm có<br />
sỏi cản quang vừa và yếu(5). Gần đây, Một số<br />
tác giả như Cheng G (2006)(8), Joshida S<br />
(2006)(10) cho rằng đơn vị Hounsfield của sỏi<br />
khi chụp cắt lớp vi tính là yếu tố tiên lượng<br />
kết quả TSNCT.<br />
- Độ ứ nước thận cũng liên quan đến tỷ lệ<br />
thành công sóng xung động giảm cường độ khi<br />
qua môi trường nước. Tỷ lệ thành công trong<br />
nghiên cứu của chúng tôi trong nhóm sỏi gây<br />
thận ứ nước cũng tương đương một số nghiên<br />
cứu tác giả khác. Nguyễn Việt Cường, Vũ Lê<br />
Chuyên và CS ở nhóm sỏi thận gây ứ nước vừa<br />
tỷ lệ sạch sỏi 77,8%(11).<br />
<br />
KẾT LUẬN.<br />
Tỷ lệ hết sỏi sau 1 lần tán: 90,9%; sau 2 lần<br />
tán: 100%. Các yếu tố ảnh hưởng bất lợi đến tỷ lệ<br />
sạch sỏi bao gồm: kích thước sỏi trên, mức độ<br />
cản quang của sỏi, độ ứ nước của thận, ít gây tai<br />
biến và biến chứng. Qua đó chúng ta thấy rằng<br />
sỏi thận không cản quang mềm, dễ tán sỏi ít gây<br />
tai biến và biến chứng nhưng cần có hệ thống<br />
định vị bằng siêu âm mới có thể thực hiện được.<br />
do đó điều trị sỏi thận bằng phương pháp tán sỏi<br />
<br />
Chuyên Đề Thận Niệu<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 4 * 2014<br />
ngoài cơ thể là phương pháp điều trị ít xấm lấn,<br />
ít tai biến và biến chứng, tỷ lệ thành công cao.<br />
<br />
8.<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
<br />
9.<br />
<br />
1.<br />
<br />
2.<br />
<br />
3.<br />
<br />
4.<br />
<br />
5.<br />
<br />
6.<br />
<br />
7.<br />
<br />
Abdel – Khalek M, Sheir KZ (2004), “ Prediction of success<br />
rate after ESWL of renal stones – A multivariate analysis<br />
model.”, Scand J Urol Nephrol, 38 (2), pp. 161 – 7.<br />
Cheng G, Xie LD (2006), “ Value of Hounsfield unit on CT in<br />
prediction of stone – free rate of upper urinary calculi after<br />
ESWL.”, Yhonghua Yi Xue Za Zhi, 86 (4), pp. 276 – 8.<br />
James. E. Lingeman, M.D (1996), “ Extracorporeal Shock Wave<br />
Lithotripsy “, Smith textbook of endourology (1), Quality<br />
Medical Publishing, INC, pp. 529 – 695.<br />
Joshida S, Hayashi T (2006), “ Role of volume and attenuation<br />
value histogram of urinary stone on noncontrast helical<br />
computed tomography as predictor of fragility by ESWL. “,<br />
Urology, 68 (1), pp. 33 – 7.<br />
Krishnamurthy MS, Ferucci PG (2005), “ Is stone radiodensity<br />
a useful parameter for predicting outcome of ESWL for stones<br />
< or = 2 cm. “, Int Braz J Urol, 31 (1), pp. 3 – 8.<br />
Lê Đình Khánh (2002), “ Kết quả tán sỏi ngoài cơ thể điều trị<br />
sỏi tiết niệu bằng máy MZ – ESWL - VI tại trường Đại học Y<br />
khoa Huế “, Tạp chí ngoại khoa, Phụ trương hội nghi ngoại khoa<br />
quốc gia Việt Nam lần thứ XII, p.307 – 310.<br />
Lê Đình Khánh (2005), “ Một số yếu tố ảnh hưởng đến kết quả<br />
điều trị sỏi thận có kích thước 20 – 50 mm bằng máy tán sỏi<br />
ngoài cơ thể MZ – ESWL VI “, Y học thực hành, 503 (2), p.20 –<br />
23.<br />
<br />
Chuyên Đề Thận Niệu<br />
<br />
10.<br />
<br />
11.<br />
<br />
12.<br />
<br />
13.<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Muslumanoglu AY, Tefekli AH (2006), “ Efficacy of ESWL for<br />
ureteric stones in children “, Int Urol Nephrol, 38 (2), pp. 225 –<br />
9.<br />
Nguyễn Thị Thuần (2004), “ Đánh giá kết quả tán sỏi ngoài cơ<br />
thể điều trị sỏi thận – tiết niệu bằng máy MZ – ESWL – VI tại<br />
bệnh viện E “, Y học thực hành, 491, pp.506 – 510.<br />
Nguyễn Văn Trí Dũng, Trương Hoàng Minh và CS (2013), “<br />
Nhận xét kết quả điều trị sỏi thận bằng phương pháp tán sỏi<br />
ngoài cơ thể tại bệnh viện Nhân Dân 115”, Y học Thực Hành.<br />
Nguyễn Việt Cường, Vũ Lê Chuyên, Nguyễn Tiến Đệ, Lê Văn<br />
Hiếu Nhân (2008), “Nhận xét kết quả điều trị sỏi niệu quản<br />
đoạn lưng bằng phương pháp tán sỏi ngoài cơ thể tại bệnh<br />
viện bình dân”, Y Hoc TP. Ho Chi Minh, 12 (1), p. 330 - 335<br />
Trần Văn Quốc, Trần Ngọc Sinh (2009), “các yếu tố ảnh<br />
hưởng kết quả tán sỏi ngoài cơ thể trong điều trị sỏi cực dưới<br />
thận”, Luận văn thạc sĩ y học.<br />
Wing Seng Leong et al (2000), “ In – situ Extracorporeal Shock<br />
Wave Lithotripsy (ESWL) – the treatment of choice for ureteric<br />
calculi “, The fifth Asian congress on Urology, Beijing, china,<br />
pp.137 – 138.<br />
<br />
Ngày nhận bài báo:<br />
<br />
08/5/2014<br />
<br />
Ngày phản biện nhận xét bài báo:<br />
<br />
15/5/2014<br />
<br />
Ngày bài báo được đăng:<br />
<br />
10/7/2014<br />
<br />
95<br />
<br />