intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Định hướng phát triển du lịch gắn với xây dựng nông thôn mới tại các làng nghề tỉnh Quảng Nam

Chia sẻ: Tô Nhiễm | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:16

3
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết "Định hướng phát triển du lịch gắn với xây dựng nông thôn mới tại các làng nghề tỉnh Quảng Nam" tập trung phân tích đặc trưng các làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, tìm hiểu thực trạng khai thác du lịch tại địa phương và đề xuất một số định hướng phát triển du lịch gắn với xây dựng nông thôn mới trong tương lai. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Định hướng phát triển du lịch gắn với xây dựng nông thôn mới tại các làng nghề tỉnh Quảng Nam

  1. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH GẮN VỚI XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TẠI CÁC LÀNG NGHỀ TỈNH QUẢNG NAM Nguyễn Quang Vũ1, Nguyễn Văn Thanh2, Tóm tắt: Thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 và Chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đã được Thủ tướng Chính phủ ban hành, Quảng Nam là địa phương đang thực hiện việc quy hoạch và phát triển làng nghề truyền thống phục vụ hoạt động du lịch gắn với xây dựng nông thôn mới nhằm mục tiêu chuyển đổi sản xuất, phát triển kinh tế nông thôn như phát triển sản phẩm OCOP (One Commune One Product), du lịch cộng đồng nông nghiệp, nông thôn, bảo tồn và phát huy các giá trị truyền thống của vùng nông thôn. Bài viết tập trung phân tích đặc trưng các làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, tìm hiểu thực trạng khai thác du lịch tại địa phương và đề xuất một số định hướng phát triển du lịch gắn với xây dựng nông thôn mới trong tương lai. Từ khóa: du lịch làng nghề, phát triển du lịch gắn với xây dựng nông thôn mới… 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Việt Nam là một quốc gia nông nghiệp lâu đời với nhiều giá trị lịch sử, giá trị văn hóa. Nông nghiệp đã gắn bó với người dân Việt Nam, nền văn hóa nông nghiệp lúa nước đã trở thành nét phong tục tập quán của người Việt. Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, kinh tế nông nghiệp dần có sự chuyển hướng, cơ cấu kinh tế từ sản xuất nông nghiệp đang dần chuyển dịch sang các ngành công nghiệp, dịch vụ. Vị trí ngành nông nghiệp đang dần mất vị thế. Bên cạnh đó, các mối quan tâm về sự thay đổi cơ cấu hệ thống kinh tế tại nông thôn sẽ phá vỡ các truyền thống văn hóa tại các làng, bản, địa phương. Nhằm giải quyết các vấn đề trên, việc kết hợp phát triển du lịch gắn với xây dựng nông thôn mới được ưu tiên phát triển bởi thông qua du lịch có thể lưu giữ được những nét văn hóa của cư dân nông nghiệp truyền thống, các giá trị nhân văn hiện vẫn còn được bảo tồn và lưu truyền trong nông thôn. Phát triển một cách bền vững là hướng phát triển giúp cho Việt Nam có thể chuyển dịch cơ cấu kinh tế một cách hiệu quả và đạt được thành công. Quảng Nam là vùng đất giàu truyền thống văn hóa với hai di sản văn hóa thế giới là phố cổ Hội An và khu đền tháp Mỹ Sơn. Hơn nữa, Quảng Nam được du khách biết đến với nhiều điểm du lịch làng nghề truyền thống: làng làm lồng đèn Minh An, làng 1 Nghiên cứu sinh Trường Du lịch - Đại học Huế; Giảng viên Khoa Du lịch, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Thành phố Hồ Chí Minh. 2 Khoa Du lịch, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Thành phố Hồ Chí Minh.
  2. Phần 2: DU LỊCH BỀN VỮNG 375 gốm Thanh Hà, làng mộc Kim Bồng, làng rau Trà Quế… Tuy nhiên, việc chậm đổi mới trong đầu tư xây dựng sản phẩm du lịch tại các làng nghề, chưa khai thác đúng thế mạnh sẵn có trên chất liệu các giá trị làng nghề ở “xứ Quảng” thời gian qua chưa thực sự lôi cuốn đối với du khách trong và ngoài nước. Định hướng phát triển du lịch tại các làng nghề gắn với xây dựng nông thôn mới là tìm hướng đi thích hợp để khai thác tốt tiềm năng du lịch, giải quyết vấn đề việc làm cho một bộ phận lao động trẻ, chuyển dịch cơ cấu kinh tế sang các ngành dịch vụ, cung cấp hàng hóa xuất khẩu tại chỗ các sản phẩm của làng nghề địa phương và cũng là việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới đang được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn phát động thực hiện trên phạm vi cả nước. Quy hoạch và phát triển làng nghề truyền thống phục vụ hoạt động du lịch gắn với xây dựng nông thôn mới tại Quảng Nam sẽ góp phần cải thiện bộ mặt nông thôn, thúc đẩy hoạt động kinh tế và nâng cao đời sống của cộng đồng địa phương tại đây. 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 2.1. Mục tiêu nghiên cứu Làng nghề truyền thống tại Quảng Nam rất phong phú, đa dạng, mang đậm nét văn hóa dân tộc. Phát triển ngành nghề truyền thống ở nông thôn nói chung và làng nghề nói riêng giữ vai trò quan trọng trong phát triển ở khu vực nông thôn. Cùng với đó, phát triển làng nghề để tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân; bảo vệ cảnh quan, không gian và môi trường, xây dựng thôn, bản, làng văn hóa, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội nông thôn bền vững. Xuất phát từ vai trò của việc phát triển du lịch gắn với xây dựng nông thôn mới tại các làng nghề tỉnh Quảng Nam, bài viết tập trung vào việc tìm hiểu các lý luận về làng nghề có phục vụ hoạt động du lịch, chương trình xây dựng nông thôn mới; khái quát thực trạng khai thác du lịch tại các làng nghề địa phương và qua đó đề xuất một số giải pháp phát triển du lịch gắn với xây dựng nông thôn mới tại các làng nghề trên địa bàn tỉnh Quảng Nam. 2.2. Đối tượng nghiên cứu Bài viết tập trung nghiên cứu vào các làng nghề truyền thống có phục vụ hoạt động du lịch tại tỉnh Quảng Nam với bối cảnh gắn liền với chủ trương xây dựng nông thôn mới đang được triển khai trên phạm vi cả nước. Các làng nghề truyền thống có phục vụ hoạt động du lịch và đang nằm trong việc quy hoạch phát triển gắn với xây dựng nông thôn mới tại địa phương là đối tượng nghiên cứu chính của bài viết. 3. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Tổng quan nghiên cứu Làng nghề và làng nghề truyền thống phục vụ du lịch trong khu vực và trên thế giới có vai trò quan trọng và luôn mang tầm ảnh hưởng nhất định đến sự phát triển du lịch. Cuối thế kỷ XX đầu thế kỷ XXI cùng với ngành du lịch hiện đại phát triển
  3. 376 HỘI THẢO DU LỊCH QUỐC GIA: ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ SỐ, KHAI THÁC GIÁ TRỊ DI SẢN, PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN DU LỊCH... thì việc khôi phục và phát triển các làng nghề phục vụ du lịch là phổ biến. Nhiều nhà khoa học tiến hành nghiên cứu nhiều vấn đề liên quan đến làng nghề và có đóng góp nhất định về mặt lý luận và thực tiễn trong việc phát triển du lịch. Theo G. Michon và F. Mary (1994) tiến hành nghiên cứu sự chuyển đổi khu vườn làng nghề và chiến lược kinh tế mới của các hộ gia đình nông thôn trong khu vực Bo- gor, Indonesia [1]. Từ những nghiên cứu đó, hai tác giả đã đề ra các chiến lược định hướng để phát triển các làng nghề nơi đây gắn liền với hình thức du lịch sinh thái kết hợp với khu vườn làng nghề truyền thống, góp phần cải thiện thu nhập và tình hình kinh tế - xã hội ở khu vực nông thôn Indonesia. Theo Che Zhenyu và Bao Jigang (2006) nghiên cứu về phát triển du lịch của làng nghề truyền thống và biến đổi của mẫu [2]. Xuất phát từ sự phát triển bùng nổ của loại hình du lịch làng nghề truyền thống trong thập kỷ qua, tác giả đã nghiên cứu chi tiết về hiện tượng này dưới nhiều góc độ khác nhau như kiến trúc, địa lý, du lịch… Tuy nhiên, vấn đề phát triển du lịch và nghiên cứu về sự thay đổi hình thức của du lịch làng nghề truyền thống đang còn thiếu và đây là nguyên nhân cần thiết phải nghiên cứu nhằm phát triển du lịch làng nghề truyền thống. Dựa trên sự thay đổi hình thức của làng nghề truyền thống trong quá trình phát triển du lịch, làng nghề có khả năng phát triển du lịch có thể được chia thành bốn loại: Đó là sự thay đổi dần dần, những sự thay đổi ổn định, những thay đổi đột ngột và những phục hồi. An Vân Khánh (2013) trong nghiên cứu: “Phát triển làng nghề, ngành nghề gắn với du lịch” cho rằng phát triển các làng nghề, ngành nghề phải gắn với du lịch, chính nhờ du lịch mang lại sự lan tỏa, ảnh hưởng, phát triển của các làng nghề, đồng thời còn kéo theo sự phát triển của các ngành khác [3]. Tác giả còn nghiên cứu kết quả hoạt động của các ngành nghề nông thôn trong năm 2010, từ đó có đề xuất một số giải pháp nhằm khắc phục các hạn chế trong sản xuất, đồng thời hướng các làng nghề phát triển theo hướng bảo tồn và phát huy các giá trị truyền thống. Lê Mạnh Hùng (2005) trong luận án tiến sỹ: “Định hướng và những giải pháp kinh tế chủ yếu nhằm phát triển các ngành tiểu thủ công nghiệp trong nông thôn tỉnh Hà Tây” từ thực trạng của các ngành tiểu thủ công nghiệp trong nông thôn tỉnh Hà Tây (nay thuộc Hà Nội) đã đề xuất định hướng và một số giải pháp kinh tế quan trọng nhằm khôi phục và phát triển các ngành tiểu thủ công nghiệp trong nông thôn của tỉnh Hà Tây. [4]. Trong bối cảnh Việt Nam vẫn là nước nông nghiệp với gần 65,6% dân số sống ở nông thôn, chính vì vậy, phát triển kinh tế du lịch nông thôn gắn với các làng nghề và xây dựng nông thôn mới sẽ là xu thế tất yếu. Đây là một trong những hướng đi phù hợp, tất yếu cho ngành du lịch phát triển, đặc biệt là sau khi dịch bệnh Covid-19 được kiểm soát.
  4. Phần 2: DU LỊCH BỀN VỮNG 377 Chương trình phát triển du lịch trong xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021- 2025 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 922/QĐ-TTg ngày 22/8/2022 là một định hướng quan trọng trong chiến lược phát triển du lịch Việt Nam cũng như trong Chương trình Mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 [16]. Chương trình đã xác định phát triển du lịch nông thôn là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, tạo việc làm, sinh kế bền vững cho người dân, đồng thời tạo cơ hội cho cộng đồng nông thôn giữ gìn di sản, bảo tồn phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, thiên nhiên và môi trường sống bền vững. Lần đầu tiên đưa phát triển du lịch nông thôn ở quy mô quốc gia, được bố trí nguồn lực từ Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, huy động được sự vào cuộc của các cấp, các ngành từ trung ương đến địa phương, được hỗ trợ đồng bộ về cơ chế, chính sách. Phát triển du lịch nông thôn phải gắn với phát huy tiềm năng, lợi thế về nông nghiệp, làng nghề, văn hóa và môi trường sinh thái của các địa phương, nhằm nâng cao chất lượng đời sống vật chất, tinh thần của người dân nông thôn, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng tích hợp đa giá trị, bao trùm và phát triển bền vững. Đồng thời, phát triển làng nghề truyền thống gắn với hoạt động du lịch không chỉ đem lại lợi ích về kinh tế, giải quyết nguồn lao động địa phương mà hơn thế nữa, còn là một cách thức gìn giữ và bảo tồn những giá trị văn hoá của dân tộc. Giáo trình “Xây dựng nông thôn mới, những vấn đề lý luận và thực tiễn” của Vũ Văn Phúc là sự kết hợp của nhiều tác giả nghiên cứu về vấn đề xây dựng nông thôn mới để tạo nên công trình. Giáo trình nghiên cứu về lý luận chung, kinh nghiệm của các nước trên thế giới về xây dựng nông thôn mới, nghiên cứu thực tiễn xây dựng nông thôn mới ở nước ta về công tác triển khai xây dựng nông thôn ở một số tỉnh tiêu biểu như: Phú Thọ, Ninh Bình, Lào Cai, Nghệ An, Lai Châu, Thái Nguyên... [5]. Phan Xuân Sơn và Nguyễn Cảnh (2008) trong nghiên cứu “Xây dựng mô hình nông thôn mới ở nước ta hiện nay” đã nghiên cứu, đi sâu phân tích những vấn đề về mô hình nông thôn nước ta. Nghiên cứu cũng nêu rõ các tiêu chí ban đầu để xây dựng nông thôn mới, góp phần phát triển đất nước, làm cơ sở lý luận trong quá trình xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam và tạo nên bước đệm để hình thành nên các mốc trong quá trình xây dựng nông thôn mới trong giai đoạn hiện nay [6]. Nguyễn Thị Tố Quyên (2011) trong giáo trình “Nông nghiệp, nông dân, nông thôn trong mô hình tăng trưởng kinh tế mới giai đoạn 2011 - 2020” đề cập về những nội dung cơ bản về ảnh hưởng của nông thôn Việt Nam trong quá trình phát triển kinh tế; nông nghiệp và nông dân Việt Nam cũng chịu ảnh hưởng không nhỏ đến vấn đề này. Nội dung giáo trình cũng nêu lên vai trò chính của nông nghiệp. Trong quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa thì nông nghiệp góp phần không nhỏ trong quá trình này; giúp tiến đến quá trình công nghiệp hóa đất nước. Tạo nên mối quan hệ chặt chẽ giữa công nghiệp đô thị và nông nghiệp nông thôn, góp phần tạo nên thành công trong
  5. 378 HỘI THẢO DU LỊCH QUỐC GIA: ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ SỐ, KHAI THÁC GIÁ TRỊ DI SẢN, PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN DU LỊCH... quá trình phát triển đất nước ta ngày càng giàu đẹp, văn minh và hiện đại theo mục tiêu đã đặt ra. [7]. Những công trình nêu trên, một số công trình nghiên cứu một cách tương đối có hệ thống và toàn diện về cơ sở lý luận, thực trạng và phương hướng, giải pháp phát triển du lịch gắn với xây dựng nông thôn mới tại các làng nghề, song phạm vi nghiên cứu chủ yếu là trên địa bàn cả nước hay một vùng lãnh thổ, rất ít đề tài tập trung vào địa phương nhất định. Nhìn chung, những công trình trên có giá trị tham khảo hữu ích rất lớn khi tiếp cận đến kinh nghiệm của các quốc gia trên thế giới trong quá trình xây dựng nông thôn mới ở nước ta hiện nay. 3.2. Phương pháp nghiên cứu 3.2.1. Phương pháp thu thập và xử lý số liệu Dữ liệu phục vụ nghiên cứu đề tài được thu thập từ hai nguồn: dữ liệu sơ cấp và dữ liệu thứ cấp. Dữ liệu thứ cấp được thu thập, chọn lọc và được sử dụng để đi vào phân tích, so sánh cụ thể các nguồn tài liệu; từ đó, hình thành hướng nghiên cứu và phát triển mang tính mới mẻ và phù hợp với thực tiễn cho mục tiêu này. Dữ liệu thứ cấp bao gồm các sách nghiên cứu tiếng Việt và tiếng Anh về làng nghề truyền thống và du lịch, tập san du lịch và website về du lịch có liên quan đến nghiên cứu cho bài viết. Dữ liệu sơ cấp bao gồm các phỏng vấn với các các đại diện của cơ quan, ban, ngành quản lý về hoạt động du lịch. Dữ liệu thứ cấp sau khi thu thập sẽ được xử lý và chọn lọc các thông tin cần thiết cho việc xây dựng hệ thống lý luận về làng nghề truyền thống, du lịch nông thôn, phát triển du lịch gắn với xây dựng nông thôn mới. Dữ liệu sơ cấp sau khi thu thập, chọn lọc thông tin sẽ củng cố cho phần đánh giá thực trạng phát triển du lịch làng nghề tại địa phương và cũng là cơ sở để đưa ra một số giải pháp phát triển du lịch gắn với xây dựng nông thôn mới tại các làng nghề tỉnh Quảng Nam. 3.2.2. Phân tích và diễn giải số liệu thu được Kết quả nghiên cứu của mục tiêu nghiên cứu trên sẽ được diễn giải qua hệ thống cơ sở lý luận được tổng hợp trên cơ sở khoa học. Các nguồn dữ liệu được thu thập sẽ được chọn lọc và rút trích các dữ liệu và thông tin phù hợp để xây dựng tổng quan cơ sở lý thuyết về làng nghề truyền thống, du lịch nông thôn, phát triển du lịch gắn với xây dựng nông thôn mới tại các làng nghề. 3.2.3. Phương pháp bản đồ Phương pháp bản đồ được tiến hành trên cơ sở việc xác định về mặt phân bố về không gian của các đối tượng nghiên cứu. Qua việc xác định về mặt tổ chức không gian, tác giả xác định khả năng liên kết và phối hợp tổ chức hoạt động du lịch để hình thành nên sản phẩm du lịch tại địa bàn nghiên cứu. Dữ liệu không gian và dữ liệu thuộc tính được thu thập và tiến hành xử lý trên phần mềm Arcgis. Dữ liệu sau khi
  6. Phần 2: DU LỊCH BỀN VỮNG 379 được xử lý sẽ hệ thống lại các đối tượng nghiên cứu về mặt không gian và phục vụ khái quát thành lược đồ để mô tả sự phân bố từ đó có cơ sở xây dựng các tuyến du lịch liên kết các làng nghề truyền thống. 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 4.1. Thực trạng quy hoạch và phát triển làng nghề truyền thống phục vụ hoạt động du lịch tại tỉnh Quảng Nam Về tổ chức và quản lý phát triển du lịch tại các làng nghề Một trong những công tác quan trọng trong việc phát triển du lịch tại các làng nghề là việc định hướng, đưa ra các chiến lược phát triển hoạt động du lịch theo mục tiêu ngắn hạn và dài hạn. Và một những tình hình chung của công tác quản lý nhà nước tại Quảng Nam cũng như các địa phương khác là việc chồng chéo, phức tạp giữa các cơ quan quản lý nhà nước. Sở TTVHDL Quảng Nam chịu trách nhiệm chính về việc phát triển du lịch, tuy nhiên Sở Công thương là cơ quan quản lý các hoạt động chính của các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp tại địa phương… chưa có cơ quan kết nối sự phối hợp hoạt động giữa các Sở, Phòng, ban. Bên cạnh đó, việc liên kết giữa quản lý tổ chức nhà nước với các doanh nghiệp kinh doanh du lịch, hộ sản xuất và các cá nhân của làng nghề chưa thật sự rõ nét. Việc tổ chức và quản lý phát triển du lịch không thật sự hợp lý sẽ tác động tiêu cực đến việc thu hút khách, quảng bá thương hiệu và đa dạng hóa sản phẩm du lịch tại các làng nghề. [10] Về công nhận nghề, làng nghề, làng nghề truyền thống Quyết định số 1222/QĐ-UBND năm 2015 phê duyệt Đề án Phát triển làng nghề truyền thống gắn với phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, giai đoạn 2015 - 2020, toàn tỉnh có 25 làng nghề, làng nghề truyền thống được UBND tỉnh ra quyết định công nhận. Việc công nhận nhằm vận động nhân dân ở các làng nghề trong tỉnh đẩy mạnh việc khôi phục và phát triển các làng nghề, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, du nhập các ngành nghề mới, thu hút nghệ nhân, thợ giỏi, giải quyết việc làm cho người lao động ở địa phương, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn, tăng cường công tác quản lý Nhà nước về làng nghề trên địa bàn tỉnh Quảng Nam. [20] Về công nhận sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu Quyết định số 17/2015/QĐ-UBND tỉnh Quảng Nam ban hành quy chế bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu tỉnh Quảng Nam gắn với phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh, giai đoạn 2015-2020 xây dựng bộ tiêu chí chung đánh giá, phát hiện và tôn vinh các sản phẩm có chất lượng, có giá trị sử dụng cao, có tiềm năng phát triển sản xuất, mở rộng thị trường, đáp ứng thị hiếu người tiêu dùng trong và ngoài nước để có kế hoạch hỗ trợ phát triển sản xuất và xúc tiến thương mại, góp phần phát triển sản xuất công nghiệp nông thôn. [23]
  7. 380 HỘI THẢO DU LỊCH QUỐC GIA: ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ SỐ, KHAI THÁC GIÁ TRỊ DI SẢN, PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN DU LỊCH... Quy mô làng nghề Nhìn chung, quy mô sản xuất của các làng nghề hiện nay là nhỏ lẻ, manh mún, sản xuất theo quy mô hộ gia đình, phân tán không tập trung, nằm xen lẫn trong các khu dân cư, các cơ sở sản xuất có quy mô lớn rất ít; trình độ sản xuất còn lạc hậu, chủ yếu là sản xuất thủ công, việc áp dụng máy móc hiện đại trong sản xuất còn rất hạn chế. Trên địa bàn tỉnh có trên 20 doanh nghiệp, Hợp tác xã sản xuất, kinh doanh sản phẩm tiểu thủ công nghiệp và làng nghề. Tại một số làng nghề, đã thành lập được doanh nghiệp để sản xuất các sản phẩm nghề truyền thống như Công ty TNHH làng đúc đồng Phước Kiều, đất nung Lê Đức Hạ, công ty TNHH Nguyễn Văn Tiếp (mộc mỹ nghệ), một số làng nghề đã thành lập Hợp tác xã, Tổ Hợp tác như Hợp tác xã Dệt thổ cẩm Zara - Cơtu (50 thành viên là lao động của làng), Tổ Hợp tác dệt thổ cẩm thôn ĐHrôông (18 thành viên là lao động làng nghề). [22] Về lao động làng nghề Theo Trung tâm Xúc tiến Du lịch Quảng Nam, tổng số lao động của 25 làng nghề này là 2.126 người, bình quân mỗi làng hiện nay có khoảng 50 lao động trở lên (làng có số lao động nhiều nhất gần 900 lao động). Chất lượng nguồn nhân lực của các làng nghề ở mức trung bình, số nghệ nhân không còn nhiều (hiện nay có 5 nghệ nhân được nhà nước công nhận nghệ nhân ưu tú; ngành công thương đang tổ chức lập hồ sơ, xét tặng, công nhận, vinh danh nghệ nhân, thợ giỏi ở một số làng nghề theo quy định của tỉnh. Nhìn chung, lao động làng nghề có độ tuổi trung bình từ 40 tuổi trở lên chiếm trên 80% đội ngũ lao động của làng. [22] Về hoạt động du lịch làng nghề • Tình hình thu hút khách và doanh thu Theo thống kê từ các công ty du lịch do Trung tâm Xúc tiến Du lịch tỉnh khảo sát, doanh thu từ hoạt động làng nghề gắn với du lịch trong hai năm 2022, 2023 khoảng 08 tỷ đồng, chiếm 0,24 % tổng doanh thu từ hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh (8 tỷ đồng/3.370 tỷ đồng) tập trung chủ yếu là các làng nghề tại thành phố Hội An (chiếm trên 90%); các làng nghề ở các huyện lân cận như huyện Điện Bàn, huyện Duy Xuyên;…. Các làng nghề ở các huyện miền núi thu hút lượng khách đến đây khá thưa thớt, chủ yếu là khách du lịch riêng lẻ, hoặc theo nhóm từ 2 - 3 người, rất ít công ty lữ hành tổ chức chương trình đến với làng, theo khảo sát thì lượng khách bình quân đến với các làng vào khoảng 20 - 30 khách/tháng, cao điểm trong tháng 1 và tháng 2 hàng năm. [22] • Tuyến, điểm du lịch về làng nghề Các tuyến du lịch gắn với các làng nghề truyền thống đã đang được xây dựng và phát triển như: tuyến du lịch Đà Nẵng, Hội An, Mỹ Sơn; tuyến du lịch đường sông xuất phát từ Hội An đến các điểm ở huyện Duy Xuyên; khu du lịch sinh thái thác
  8. Phần 2: DU LỊCH BỀN VỮNG 381 Grăng, di tích 1,3 km đường Hồ Chí Minh huyện Nam Giang; Khu du lịch sinh thái nhà vườn Triêm Tây xã Điện Phương; Khu du lịch sinh thái cộng đồng Mỹ sơn, Khu du lịch sinh thái Trà Nhiêu, huyện Duy Xuyên, Làng trái cây Đại Bình, huyện Nông Sơn… với các chương trình du lịch như: chương trình một ngày làm cư dân phố Hội với nghề đèn lồng; một ngày làm cư dân phố Hội với nghề trồng rau Trà Quế; khám phá con đường huyền thoại Trường Sơn tại Quảng Nam… đang được khai thác, kinh doanh [15] Lược đồ 1. Lược đồ phân bố làng nghề tại Tỉnh Quảng Nam (Nguồn: Tác giả tổng hợp và xây dựng) 4.2. Tiềm năng phát triển làng nghề truyền thống phục vụ hoạt động du lịch tại tỉnh Quảng Nam Theo số liệu thống kê của UBND tỉnh Quảng Nam, hiện trên địa bàn tỉnh Quảng Nam có 89 làng nghề, trong đó đã có 25 làng nghề, làng nghề truyền thống được UBND tỉnh ra Quyết định công nhận. Trong các làng nghề truyền thống, theo định hướng phát triển và tình hình khai thác thực tế đang có 16 làng nghề truyền thống gắn với hoạt động du lịch. Các làng nghề truyền thống hấp dẫn du khách và được bạn bè quốc tế biết đến như làng rau Trà Quế, làng gốm Thanh Hà, làng mộc Kim Bồng, làng đúc đồng Phước Kiều, làng dệt Mã Châu… Việc tham quan tìm hiểu những giá trị độc đáo của các sản phẩm làng nghề, những nét phong tục tập quán và sinh hoạt truyền thống đang là điểm nhấn trong các chương trình du lịch trên địa bàn tỉnh hiện nay. Cộng đồng địa phương đang dần ý thức các giá trị truyền thống và phát huy các giá trị đó vào trong việc khai thác phục vụ hoạt động du lịch, góp phần nâng cao kinh tế - xã hội địa phương, góp phần bảo tồn và phát huy các nét độc đáo của làng nghề. [19]
  9. 382 HỘI THẢO DU LỊCH QUỐC GIA: ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ SỐ, KHAI THÁC GIÁ TRỊ DI SẢN, PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN DU LỊCH... Năm 2014, theo thống kê của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, trên địa bàn tỉnh có 5 nghệ nhân vinh dự được Chủ tịch nước công nhận là nghệ nhân ưu tú như: Nghệ nhân Huỳnh Sướng - làng mộc Kim Bồng, nghệ nhân Huỳnh Văn Ba - đèn lồng Minh An , nghệ nhân Dương Ngọc Thắng - làng đúc đồng Phước Kiều, nghệ nhân Lê Đức Hạ - làng gốm đỏ Lê Đức Hạ, nghệ nhân Nguyễn Văn Tiếp - làng gỗ Nguyễn Văn Tiếp. Ngoài các nghệ nhân được Chủ tịch nước khen tặng, để khuyến khích, động viên, phát huy vai trò của các nghệ nhân, thợ giỏi ở địa phương trong việc khôi phục nghề truyền thống, góp phần giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập, xóa đói giảm nghèo, thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn; phát huy vai trò của các nghệ nhân, thợ giỏi thi đua nghiên cứu, sáng tạo, sản xuất ra nhiều sản phẩm có giá trị kinh tế và kỹ, mỹ thuật cao, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu. [22] 4.3. Một số giải pháp về quy hoạch và phát triển làng nghề truyền thống gắn với xây dựng nông thôn mới tại tỉnh Quảng Nam 4.3.1. Cơ sở để xây dựng định hướng Quảng Nam là tỉnh thu hút lượng khách du lịch nội địa và quốc tế, với nguồn tài nguyên du lịch phong phú, các lễ hội du lịch được tổ chức thường xuyên. Vì không có thế mạnh về phát triển công nghiệp, thương mại, nên từ lâu Quảng Nam đã xác định phát triển du lịch là một hướng đi tốt để vừa phát triển kinh tế, đồng thời góp phần bảo tồn văn hóa và bảo vệ môi trường. Quy hoạch và phát triển làng nghề truyền thống gắn với xây dựng nông thôn mới là một trong những giải pháp, nhiệm vụ trọng tâm của tỉnh Quảng Nam. Qua đó, khơi dậy tiềm năng, lợi thế của khu vực nông thôn vừa gắn với phát triển du lịch làng nghề, cải thiện thu nhập của người nông dân góp phần phát triển kinh tế vùng nông thôn, xây dựng mô hình nông thôn mới đi vào chiều sâu, hiệu quả và bền vững. Ngày 29/8/2022, UBND tỉnh Quảng Nam ban hành Quyết định số 2254/QĐ-UBND Ban hành Bộ tiêu chí “thôn nông thôn mới kiểu mẫu” giai đoạn 2022-2025. Bộ tiêu chí là căn cứ rà soát, đánh giá thực trạng, mức độ đạt các chỉ tiêu, tiêu chí và xây dựng kế hoạch, làm cơ sở để xây dựng, phát triển du lịch làng nghề gắn với nông thôn mới trong giai đoạn 2022-2025. Chương trình hoạch định, phát triển du lịch làng nghề trong xây dựng nông thôn mới triển khai trên địa bàn toàn tỉnh, tập trung tại các điểm du lịch làng nghề nông thôn do cộng đồng địa phương tổ chức quản lý hoặc có sự tham gia của cộng đồng.[15] Quyết định số 922/QĐ-TTg năm 2022 phê duyệt Chương trình phát triển du lịch nông thôn trong xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 do Thủ tướng Chính phủ ban hành, mục tiêu đến năm 2025, mỗi tỉnh, thành phố phấn đấu có ít nhất một điểm du lịch được công nhận gắn với lợi thế về nông nghiệp, văn hóa, làng nghề hoặc môi trường sinh thái của địa phương; đảm bảo thiết kế, cải tạo cảnh quan kiến trúc và môi trường trong toàn bộ không gian điểm du lịch vừa bảo tồn bản sắc truyền thống
  10. Phần 2: DU LỊCH BỀN VỮNG 383 vừa đảm bảo điều kiện vệ sinh, thuận tiện, sinh thái; tiết kiệm đầu tư thông qua việc sử dụng các nguyên liệu tại chỗ, thân thiện với môi trường. Địa phương cần tập trung phát triển sản phẩm du lịch có chất lượng, đa dạng, khác biệt, gắn với bản sắc, đặc trưng vùng miền, có tính trải nghiệm và giá trị gia tăng cao, theo định hướng của thị trường và phù hợp với nhu cầu của từng đối tượng du khách. Hơn nữa, hỗ trợ bảo tồn, phục dựng và phát triển các làng nghề, ẩm thực, trang phục truyền thống và hoạt động nông nghiệp, loại hình biểu diễn văn hóa, thể thao…; phục dựng mô hình sản xuất các sản phẩm đặc sản, truyền thống… để phục vụ khách du lịch thông qua các trải nghiệm thực tế; bảo tồn và phát huy các không gian văn hóa, di tích văn hoá, lịch sử, cách mạng. Xây dựng và số hóa thông tin, tài liệu thuyết minh về các giá trị văn hóa, lịch sử, điểm du lịch làng nghề truyền thống gắn với nông thôn mới. [16] Cùng với đó, các sở, ngành và địa phương xây dựng và chuẩn hóa các sản phẩm theo chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) về du lịch làng nghề. “Mỗi xã một sản phẩm” (gọi tắt là OCOP) là chương trình phát triển kinh tế khu vực nông thôn theo hướng nội lực và phát triển gia tăng giá trị , được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt năm 2018, trong đó tỉnh Quảng Nam có số lượng sản phẩm được công nhận OCOP cao nhất khu vực miền Trung và nằm trong nhóm dẫn đầu cả nước. Sở VHTTDL Quảng Nam tích cực tham mưu, phối hợp với các ngành, đơn vị tập trung phát triển sản phẩm du lịch làng nghề truyền thống có chất lượng, đa dạng, khác biệt, gắn với bản sắc, đặc trưng vùng miền, có tính trải nghiệm và giá trị gia tăng cao, theo định hướng của thị trường và phù hợp với nhu cầu của từng đối tượng du khách. [12] 4.3.2. Một số giải pháp về quy hoạch phát triển làng nghề truyền thống phục vụ hoạt động du lịch gắn với xây dựng nông thôn mới tại tỉnh Quảng Nam 4.3.2.1. Thành lập Tổ kinh tế hợp tác quản lí hoạt động du lịch làng nghề phục vụ hoạt động du lịch gắn với xây dựng nông thôn mới Tổ này chịu trách nhiệm nghiên cứu việc phát triển làng nghề truyền thống phục vụ hoạt động du lịch và qua đó để nâng cao phát triển bộ mặt của nông thôn. Tổ tiến hành rà soát các tiêu chí xây dựng nông thôn mới trên cơ sở bộ tiêu chí chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang triển khai trên phạm vi cả nước và tuỳ chỉnh thích hợp cho điều kiện của tỉnh Quảng Nam. Sở VHTT&DL tỉnh Quảng Nam chịu trách nhiệm thành lập tổ này. [14] Tổ thực hiện liên kết với các tổ chức liên quan đến việc nghiên cứu và bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống trong khu vực cũng như thế giới, tổ chức công tác nghiên cứu và phát huy các giá trị truyền thống làng nghề gắn với việc nâng cao bộ mặt của nông thôn… rút ra các bài học kinh nghiệm về công tác tổ chức, chiến lược phát triển từ đó nghiên cứu, chọn lọc, áp dụng vào tỉnh. Tổ có thể mời các tổ chức uy tín trên thế giới, các chuyên gia về lĩnh vực du lịch tư vấn về phương hướng, chiến lược xây dựng “làng nghề truyền thống phục vụ hoạt động du lịch kiểu mẫu” để từ đó áp dụng mô hình cho các làng nghề truyền thống khác trên địa bàn tỉnh.
  11. 384 HỘI THẢO DU LỊCH QUỐC GIA: ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ SỐ, KHAI THÁC GIÁ TRỊ DI SẢN, PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN DU LỊCH... Theo Quyết định số 1938/KH-UBND, Tổ kinh tế hợp tác quản lí hoạt động du lịch làng nghề triển khai và lựa chọn và xây dựng 4 - 5 mô hình điểm làng nghề văn hóa du lịch, xây dựng điểm du lịch cộng đồng gắn với xây dựng nông thôn mới tại các làng nghề truyền thống để triển khai có hiệu quả. Hằng năm, tổ tiếp tục xây dựng 2 - 3 mô hình điểm về xây dựng đời sống văn hóa, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp trong Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tại các làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh gắn với hoạt động du lịch. Tổ kinh tế hợp tác quản lí hoạt động du lịch làng nghề đóng vai trò quan trọng trong việc quy hoạch xây dựng các làng nghề truyền thống có phục vụ hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh và đánh giá hiệu quả hoạt động của các làng nghề truyền thống trong việc nâng cao bộ mặt của nông thôn. Tổ là đơn vị tư vấn cho chính quyền địa phương trong việc đưa các chính sách cho việc hỗ trợ các làng nghề truyền thống để hướng tới việc khai thác hoạt động du lịch gắn với xây dựng nông thôn mới. Tổ cũng có lời giải cho việc chồng chéo quản lý liên ngành giữa Sở Công thương, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Sở Văn hoá, Thể Thao và Du lịch trong việc quản lý và định hướng phát triển của các làng nghề truyền thống có phục vụ hoạt động du lịch. Sơ đồ 1. Sơ đồ về cơ cấu tổ kinh tế hợp tác quản lí hoạt động du lịch làng nghề (Nguồn: Tác giả đề xuất)
  12. Phần 2: DU LỊCH BỀN VỮNG 385 Bên cạnh đó, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch tích cực đóng góp thông tin, hỗ trợ tổ trong việc nghiên cứu thị trường du lịch làng nghề giúp cải thiện chất lượng du lịch cũng như tạo một môi trường du lịch chuyên nghiệp và có tính liên kết cao. Nếu tổ chức tốt các công tác trên, hứa hẹn chất lượng của các dự án đầu tư đang tiến hành trên địa bàn tỉnh; tăng sức hút đầu tư vào ngành du lịch đảm bảo chất lượng kết cấu hạ tầng về điện, đường, cơ sở vật chất phục vụ làng nghề tại Quảng Nam sẽ đủ sức để đáp ứng nhu cầu của du khách về lâu dài. Tận dụng tiềm năng du lịch địa phương để phát triển du lịch làng nghề và góp phần rất lớn trong việc nâng cao diện mạo của bộ mặt nông thôn. [22] 4.3.2.2 Giải pháp phát triển nguồn nhân lực có chất lượng Hạn chế đối với phát triển du lịch tại các làng nghề ở Quảng Nam còn thể hiện rất rõ ở yếu tố con người, đó là đội ngũ các cán bộ, chuyên gia và nhân viên. Mặc dù đã có những bước tiến đáng kể trong việc nỗ lực tuyển chọn và đào tạo đội ngũ các chuyên gia, cán bộ, nhân viên có năng lực ở các tổ chức làm du lịch chuyên nghiệp thì nguồn nhân lực ở Quảng Nam nhìn chung vẫn chưa đủ năng lực, thiếu tính sáng tạo, chưa đáp ứng được các yêu cầu về chuyên môn, nghiệp vụ và khả năng giao tiếp ngoại ngữ. Chính quyền địa phương cần tổ chức các buổi tập huấn nâng cao chất lượng lao động phục vụ du lịch tại các làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh. Cần mở những lớp đào tạo nghiệp vụ du lịch, gần với thực tế. Bên cạnh đó, là việc không ngừng nâng cao chất lượng giảng dạy tại các trường đại học, cao đẳng và trung cấp trên địa bàn thành phố; đồng thời nắm bắt những nhu cầu lao động từ thực tế để đào tạo đội ngũ lao động có thể đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp. Đặc biệt, có thể đưa các chuyên đề về du lịch tại các làng nghề thành học phần được giảng dạy hoặc khuyến khích các nghiên cứu về loại hình du lịch này. [16] 4.3.2.3. Ứng dụng công nghệ số trong việc phát triển du lịch tại các làng nghề truyền thống Công tác chuyển đổi số du lịch tại các làng nghề truyền thống tỉnh Quảng Nam vẫn còn gặp nhiều khó khăn, thách thức do nhận thức của cộng đồng địa phương về tầm quan trọng của chuyển đổi số còn chưa cao. Làng nghề truyền thống của tỉnh cần tổ chức phục vụ khách du lịch bằng hệ thống thông minh thông qua cổng thông tin du lịch, ứng dụng mobile, bản đồ số,... Theo xu hướng phát triển du lịch, nhu cầu du lịch hướng tới trải nghiệm được cá nhân hóa, thân thiện đang phát triển và cần có những ứng dụng công nghệ số thông minh đáp ứng được nhu cầu càng cao này. Việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số còn giúp giảm thiểu lực lượng lao động trực tiếp, rút ngắn thời gian tổ chức phục vụ và nâng cao hiệu quả khai thác hoạt động du lịch tại các làng nghề truyền thống. Cần xây dựng hệ thống phần mềm du lịch thông minh tại “làng nghề truyền thống kiểu mẫu”, “điểm làng nghề văn hoá” bao gồm: Cổng thông tin du lịch và ứng dụng trên thiết bị di động có từ khóa của làng nghề chạy trên hai hệ điều hành di động iOS và Android; hệ thống phân tích, đánh giá, phản hồi mạng xã hội
  13. 386 HỘI THẢO DU LỊCH QUỐC GIA: ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ SỐ, KHAI THÁC GIÁ TRỊ DI SẢN, PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN DU LỊCH... dịch vụ; hình ảnh, video clip và các tính năng tương tác trực quan, tham quan thực tế ảo như 3D, AR, VR360... Bên cạnh đó, cần phối hợp tập huấn cho nghệ nhân và lao động làng nghề việc cập nhật chuyển đổi số cũng như ứng dụng công nghệ vào việc nâng cao hiệu quả khai thác hoạt động du lịch. [23] 4.3.2.4. Giải pháp về xúc tiến, quảng bá làng nghề truyền thống có phục vụ hoạt động du lịch • Xây dựng thương hiệu đặc trưng làng nghề của tỉnh Đây là một bước tiến quan trọng và cũng là việc làm dài hơi, đòi hỏi sự đóng góp nghiêm túc của cơ quan chức năng, doanh nghiệp làm du lịch, cũng như ngay cả người dân địa phương. Điều này vô cùng trọng yếu và then chốt để thực hiện tốt công tác tiếp thị cho khách du lịch quốc tế. • Tạo ra các chiến lược tiếp thị, quảng bá du lịch có tính chuyên nghiệp, sáng tạo cao và nhất quán Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch kết hợp với các cơ sở làm du lịch giao cho tổ kinh tế hợp tác quản lý hoạt động du lịch làng nghề như trên giúp quảng bá hình ảnh du lịch làng nghề một cách hiệu quả và chuyên nghiệp. Hiệp hội này sẽ phụ trách việc quảng bá các hình ảnh về du lịch làng nghề cho bạn bè năm châu tại các hội chợ du lịch thế giới cũng như xúc tiến việc tổ chức các hội chợ, hội thảo ngay tại địa phương, tăng cường quảng bá và hợp tác với các doanh nghiệp trong nước và trên thế giới. Bên cạnh đó, hiệp hội còn chịu trách nhiệm liên kết các doanh nghiệp tổ chức các chương trình du lịch làng nghề truyền thống với các địa điểm trong khu vực góp phần đa dạng hóa sản phẩm du lịch làng nghề. 4.3.2.5. Xây dựng chương trình tham quan du lịch tại các làng nghề • Tuyến du lịch chuyên đề “Làng nghề Hội An - theo dòng chảy sông Hoài” Tính độc đáo: chuyển tải các giá trị đặc sắc về mặt cảnh quan sinh thái tự nhiên và văn hóa xã hội qua việc liên kết để khai thác tuyến du lịch đường sông đến Đô thị cổ Hội An - Di sản văn hóa của nhân loại. Du khách có thể đi theo sông Hoài (một nhánh của sông Thu Bồn chảy qua thành phố Hội An), ngắm toàn cảnh Đô thị cổ Hội An với các hoạt động tấp nập của một thương cảng xưa, theo dòng chảy đến với làng gốm Thanh Hà (tham quan tìm hiểu về nghề gốm nung của cộng đồng địa phương), làng mộc Kim Bồng với các nghệ nhân đang gìn giữ nghề truyền thống của ông cha, làng rau Trà Quế với các hoạt động hấp dẫn của một làng quê sinh thái, chương trình “học làm đầu bếp”, chương trình “một ngày làm nông dân”, chương trình “thử sức cùng nghệ nhân”… • Tuyến du lịch chuyên đề “Duy Xuyên - điểm đến làng nghề Quảng Nam” Tính độc đáo: Quảng Nam là vùng đất của rất nhiều làng nghề xưa với nhiều nét đặc sắc về các giá trị văn hóa tiêu biểu cho văn hóa của các cộng đồng địa phương. Huyện Duy Xuyên là một trong những địa điểm du lịch hấp dẫn tại tỉnh Quảng Nam,
  14. Phần 2: DU LỊCH BỀN VỮNG 387 nơi có điểm nhấn là Di sản văn hóa Khu đền Tháp Mỹ Sơn, cũng là nơi tập trung một số làng nghề hấp dẫn như làng đúc đồng Phước Kiều, làng dệt chiếu Bàn Thạch, làng dệt tơ lụa Mã Châu… Theo dòng chảy của lịch sử, du khách sẽ về lại với Quảng Nam xưa với việc sinh hoạt cộng đồng làng xã với những nghề thủ công của những người đi khai khẩn vùng đất này, tận tay làm những sản phẩm độc đáo qua sự hướng dẫn của nghệ nhân, qua đó khám phá nét đặc sắc về văn hóa cộng đồng địa phương. • Tuyến du lịch chuyên đề “Quảng Nam qua dấu ấn của làng nghề” Tính độc đáo: khai thác các giá trị về mặt văn hóa đời sống để khắc họa lại cuộc sống của người dân địa phương nơi vùng đất Quảng Nam ngày xưa qua những làng nghề phát triển hoạt động du lịch. Đời sống kinh tế với hoạt động sản xuất, đời sống tâm linh tín ngưỡng, đời sống tinh thần với lòng yêu nước của người dân Quảng Nam qua những năm tháng khai hoang mở đất, thời gian chiến tranh được khai thác và gắn kết để qua đó du khách có cảm nhận về tình và người vùng đất quyến rũ này. Cùng với hai di sản văn hóa thế giới được công nhận làm hạt nhân trung tâm, các làng nghề trong địa bàn cũng là một trong những điểm nhấn trong chương trình. Các làng nghề trong phạm vi thành phố Hội An và huyện Duy Xuyên đang có những hoạt động khai thác phục vụ du lịch hấp dẫn. Những giá trị truyền thống đang được gìn giữ và phát huy qua bao thế hệ. • Tuyến du lịch chuyên đề “Cộng đồng dân tộc thiểu số Quảng Nam với làng nghề truyền thống” Tính độc đáo: Quảng Nam là địa phương tập trung nhiều thành phần dân tộc trong đó có các cộng đồng dân tộc thiểu số với những nét văn hóa truyền thống rất đa dạng và đặc sắc. Qua lối sinh hoạt và ứng phó với môi trường tự nhiên, cộng động dân tộc thiểu số Quảng Nam đã để lại rất nhiều điểm nhấn văn hóa tại các nghề truyền thống xưa. Khai thác những giá trị độc đáo của các làng nghề cộng đồng dân tộc thiểu số góp phần bảo tồn và phát huy những giá trị truyền thống và phát triển kinh tế xã hội địa phương. Làng nghề dệt thổ cẩm thôn Bhờ - Hôồng, xã Sông Kôn, làng nghề dệt thổ cẩm thôn Đhờ - Rôồng, xã Tà Lu, làng nghề dệt thổ cẩm Zara, xã Tà Bhing… đang có những hoạt động gìn giữ và phát huy các giá trị sinh hoạt cộng đồng truyền thống thông qua hoạt động du lịch. Thông qua các chương trình bảo tồn văn hóa của các tổ chức phi chính phủ, các giá trị làng nghề đang được phát huy, hoạt động du lịch cũng mang lại những giá trị kinh tế cho vùng đất phía Tây của tỉnh. Tìm hiểu các lối sinh hoạt, cảnh quan tự nhiên hùng vĩ và các giá trị văn hóa truyền thống sẽ là điểm nhấn cho hoạt động du lịch, thu hút khách du lịch. 5. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ Quy hoạch và phát triển làng nghề truyền thống gắn với xây dựng nông thôn mới là hướng đi mang tính chiến lược trong việc thúc đẩy hoạt động kinh tế - xã hội, cải thiện bộ mặt nông thôn. Đây cũng là một trong định hướng nhằm đa dạng hóa
  15. 388 HỘI THẢO DU LỊCH QUỐC GIA: ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ SỐ, KHAI THÁC GIÁ TRỊ DI SẢN, PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN DU LỊCH... sản phẩm du lịch tại địa phương, tăng thêm các giá trị của địa phương và góp phần cải thiện trình độ dân trí. Tỉnh Quảng Nam sở hữu nhiều điều kiện để phát triển du lịch gắn với xây dựng nông thôn mới. Tuy nhiên, hoạt động du lịch tại Quảng Nam chưa tương xứng với tiềm năng vốn có của nó. Trong thời gian sắp tới, nếu được định hướng tốt và có nhiều sự quan tâm, chỉ đạo từ chính quyền, du lịch Quảng Nam và diện mạo nông thôn mới tại đây sẽ ngày càng khởi sắc hơn, phát huy đúng với tiềm năng của địa phương. Với thực trạng khai thác du lịch tại các làng nghề truyền thống tại địa phương hiện nay cần đẩy mạnh việc nâng cao nhận thức và hoàn thiện về công tác tổ chức quản lý của chính quyền địa phương, đẩy mạnh công tác nghiên cứu các sản phẩm du lịch khai thác tại làng nghề gắn với việc xây dựng nông thôn mới và ứng dụng mạnh mẽ chuyển đổi số vào việc khai thác du lịch tại các làng nghề sẽ tạo bước đà cho việc phát triển du lịch nói chung và phát triển du lịch tại các làng nghề truyền thống ở tỉnh Quảng Nam nói riêng để qua đó góp phần cải thiện diện mạo nông thôn địa phương rõ nét. * Xung đột quyền lợi: Tác giả cam kết rằng, nội dung báo cáo này không có xung đột lợi ích với bất kỳ cá nhân, tổ chức nào trước, trong và sau khi kết thúc nghiên cứu. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. G. Michon và F. Mary. (1994). “Research on Tourism Developmment of Traditional Villages and the Change of Form”. 2. Che Zhenyu, Bao Jigang. (2006). “Research on Tourism Development of Traditional Villages and the Change of Form”, Tạp chí Planners 6:13. 3. An Vân Khánh. (2013). “Phát triển làng nghề, ngành nghề gắn với du lịch”, Kỷ yếu Hội thảo Festival nghề và làng nghề truyền thống Huế, pp.39-47. 4. Lê Mạnh Hùng. (2005). “Định hướng và những giải pháp kinh tế chủ yếu nhằm pháp triển các ngành tiểu thủ công nghiệp trong nông thôn tỉnh Hà Tây”. 5. Vũ Văn Phúc. (2012). Xây dựng nông thôn mới những vấn đề lý luận và thực tiễn, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 6. Phan Xuân Sơn và Nguyễn Cảnh. (2008). “Xây dựng mô hình nông thôn mới ở nước ta hiện nay”. 7. Nguyễn Thị Tố Quyên, (2011). “Nông nghiệp, nông dân, nông thôn trong mô hình tăng trưởng kinh tế mới giai đoạn 2011 - 2020”. 8. Frankenbug. (1966). Điểm khác biệt giữa nông thôn và thành thị. 9. Nguyễn Lê Thu Hiền. (2014). “Làng nghề truyền thống phục vụ du lịch tại tỉnh Thừa Thiên Huế”, Đại học Sư phạm Hà Nội. 10. Phạm Côn Sơn. (2004). Làng nghề truyền thống Việt Nam. NXB Văn hóa dân tộc, Hà Nội. 11. Viện ngôn ngữ học. (1995). Từ điển tiếng Việt Nam, NXB Giáo dục. 12. Quyết định 318/QĐ-TTg về Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021-2025.
  16. Phần 2: DU LỊCH BỀN VỮNG 389 13. Thông tư số 116/2006/TT-BNN, Hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định 66/2006/NĐ-CP, Hà Nội. 14. Nghị định 52/2018/NĐ-CP của Thủ tướng Chính phủ về Phát triển nghề nông thôn. 15. Quyết định số 2254/QĐ-UBND Ban hành Bộ tiêu chí “thôn nông thôn mới kiểu mẫu” giai đoạn 2022-2025. 16. Quyết định số 922/QĐ-TTg năm 2022 phê duyệt Chương trình phát triển du lịch nông thôn trong xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 do Thủ tướng Chính phủ ban hành. 17. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2005), Bốn năm thực hiện Quyết định B2/2000/ QĐ -TTg của Thủ tướng chính phủ về Một số chính sách khuyến khích phát triển làng nghề nông thôn. 18. Sở Công thương tỉnh Quảng Nam (2022), Báo cáo tình hình hoạt động các làng nghề tiểu thủ công nghiệp. 19. Chỉ thị số 31/CT-TTg của Thủ tướng chính phủ có quy định về đổi mới và tăng cường tổ chức thực hiện Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. 20. Quyết định số 1222/QĐ-UBND năm 2015 phê duyệt Đề án Phát triển làng nghề truyền thống gắn với phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, giai đoạn 2015 - 2020. 21. Quyết định số 490/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình mỗi xã một sản phẩm giai đoạn 2018 - 2020 để phát triển kinh tế khu vực nông thôn theo hướng phát triển nội lực và gia tăng giá trị. 22. Quyết định số 1938/KH-UBND, Triển khai chương trình phối hợp xây dựng đời sống văn hóa, phát triển nông thôn, giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa trong chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2015 trên địa bàn tỉnh Quảng Nam. 23. Quyết định số 17/2015/QĐ-UBND tỉnh Quảng Nam ban hành quy chế bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu tỉnh Quảng Nam gắn với phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh, giai đoạn 2015-2020 xây dựng bộ tiêu chí chung đánh giá, phát hiện và tôn vinh. 24. Quảng Nam Tourist, https://www.quangnamtourist.vn 25. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Nam, https://snnptnt.quangnam.gov.vn 26. Cổng thông tin UBND tỉnh Quảng Nam, https://quangnam.gov.vn/ 27. Sở VHTTDL tỉnh Quảng Nam, https://svhttdl.quangnam.gov.vn
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2