intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đồ án: Thiết kế bãi chôn lấp CTR cho huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang đến năm 2025

Chia sẻ: Trần Nhật | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:72

406
lượt xem
67
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đồ án "Thiết kế bãi chôn lấp CTR cho huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang đến năm 2025" được thực hiện nhằm phát triển bền vững, bảo vệ môi trường, từ đó đưa ra đề nghị huyện Chợ Mới cần có chính sách quan tâm tới vấn đề quản lý và xử lý CTR. Với các bạn chuyên ngành Công nghệ - Môi trường thì đây là tài liệu tham khảo hữu ích.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đồ án: Thiết kế bãi chôn lấp CTR cho huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang đến năm 2025

  1. Mục lục trang 1
  2. DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT CTR...............................................................................................Chất thải rẳn CTRSH...........................................................................Chất thải rắn sinh hoạt BCL.................................................................................................Bãi chôn lấp TCXD................................................................................Tiêu chuẩn xây dựng TCVN................................................................................Tiêu chuẩn Việt Nam TCXDVN...........................................................Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam 2
  3. CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU CHUNG Trong xu thế phát triển kinh tế xã hội, với tốc độ đo thị quá ngày càng tăng sự phát triển mạnh mẽ của các ngành công nghiệp của các ngành công nghiệp, du lịch,… kéo theo mức sống của người dân ngày càng cao. Nhu cầu tiêu dùng các sản phẩm và vật chất ngày càng lớn làm nảy sinh nhiểu vấn đề mới, nang giải trong công tác bảo vệ môi trường và sức khỏe cộng đồng dân cư. Lượng chất thải phát sinh từ những hoạt động sinh hoạt của người dân ngày một nhiều hơn, đa dạng về thành phần và độc hại hơn về tính chất. Cách quản lí và xử lý CTR tại hầu hết các huyện, thị, thành phố của tỉnh An Giang đều chưa đáp ứng các yêu cầu về vệ sinh và bảo vệ môi trường. Phương pháp xử lý CTR phổ biến là các bải chứa rác lộ thiên, không có biện pháp xử lý phù hợp và đặc biệt là không có hệ thống chóng thấm và xử lý với nước rỉ rác. Các bãi rác này đều không kiễm soát dc khí độc, mùi hôi và nước rỉ rác là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường đất nước, không khí và đặc biệt là sức khỏe người dân xung quanh. Để thực hiện chủ trương phát triển bền vững, phát triển kinh tế cùng với bảo vệ môi trường thì hiện nay vấn đề xử lý CTR tại huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang cũng đã và đang được chính quyền tỉnh và các cơ quan chức năng quang tâm. Xong với thực tế hạn chế về khả năng tài chính, kỹ thuật và quản lý mà tình hình xỷ lý chất thải rán vẫn chưa được cải thiện. Bải rác huyện đang trong tình trạng quá tải do hoạt động quá lâu, ảnh hưởng đến môi trường và sức khỏe người dân xung quanh bãi rác. Vì vậy việc thiết kế, xây dựng bãi chôn lấp CTR hợp vệ sinh cho huyện Chợ Mới là hết sức cần thiết và cấp bác. Trước tình hình đó, đồ án: “Thiết kế bãi chôn lấp CTR cho huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang đến năm 2025” được thực hiện nhằm giải quyết tình trạng trên, đồng thời giải quyết sức ép với một lượng lớn CTR sinh ra trong tương lai. 3
  4. CHƯƠNG 2: LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 2.1 Điều kiện tự nhiên huyện Chợ Mới 2.1.1. Vị trí địa lý: Huyện cù lao của tỉnh An Giang; Bắc giáp sông Vàm Nao, ngăn cách với huyện Phú Tân; Đông giáp sông Tiền, ngăn cách với tỉnh Đồng Tháp; Tây giáp sông Hậu, là ranh giới với huyện Châu Phú, huyện Châu Thành và thành phố Long Xuyên; Nam giáp rạch Cái Tàu Thượng, ngăn cách với huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp. Huyện Chợ Mới bốn bề giáp sông rạch, cách Châu Đốc 68 km, đối diện với cù lao Tây (cù lao này thuộc huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp). Phù sa bồi đắp quanh năm, đất đai màu mỡ, cây cối xanh tốt, là vựa lương thực quan trọng của tỉnh An Giang. Tuy nhiên, do là huyện cù lao, bốn bề sông nước nên hiện tượng sạt lở đất diễn ra trong vài năm gần đây khiến huyện gặp rất nhiều khó khăn. Huyện có các cù lao xanh tốt trên sông, là đều kiện để phát triển du lịch sinh thái, đặc biệt là cù lao Giêng nằm trên địa bàn 3 xã Tấn Mỹ, Mỹ Hiệp, Bình Phước Xuân. Di tích Cột Dây Thép đã được xếp hạng cấp quốc gia. Bên cạnh đó, huyện còn có hệ thống chùa chiền, đền miếu....thu hút hàng chục ngàn lượt du khách mỗi năm. (http://chomoi.angiang.gov.vn/) 2.1.2. Địa hình: Là huyện cù lao, nằm giữa sông Tiền và sông Hậu, địa hình Chợ Mới chủ yếu là đồng bằng phù sa bằng phẳng, độ nghiêng nhỏ, độ cao trung bình 3 m so với mực nước biển. Đất đai chứa nhiều hữu cơ, độ pH thấp, ít bị bào mòn, xâm thực mà chủ yếu luôn được bồi đắp hằng năm với mức độ khác nhau trong những điều kiện trầm tích khác nhau. Huyện có 3 dạng địa hình chính là: Dạng cồn bãi (cù lao). 4
  5. Dạng lòng chảo (ở 2 bờ sông cao hơn và thấp dần vào trong đồng). Dạng hơi nghiêng (cao từ bờ sông rồi thấp dần vào trong đồng). (http://chomoi.angiang.gov.vn/) 2.1.3. Khí hậu: Khí hậu nhiệt đới gió mùa, hằng năm có 2 mùa gió là: gió mùa Tây Nam và gió mùa Đông Bắc. Gió Tây Nam mang nhiều hơi nước, gây mưa. Gió mùa Đông Bắc hanh khô, có phần nắng nóng, kéo dài từ tháng 12 đến tháng 4, gây ra hiện tượng khô hạn. Huyện ít chịu ảnh hưởng của gió bão nhưng lại chịu tác động mạnh của quá trình thủy văn như lũ lụt, sạt lở đất bờ sông… 2.2 Hiện trạng kinh tế - xã hội huyện Chợ Mới 2.2.1. Xã hội Chợ Mới là huyện đất hẹp người đông, diện tích tự nhiên 369.62 km 2, dân số …. ngàn người (http://chomoi.angiang.gov.vn/). Chợ Mới là huyện đông dân nhất tỉnh, mật độ dân cư xếp thứ 3, sau thành phố Long Xuyên và huyện Châu Đốc. Khoảng 95% đồng bào theo đạo Cao Đài, Hoà Hảo và Phật giáo. Năm 2004, tỷ lệ hộ nghèo của huyện là 1,3%. Năm 2005, thực hiện đánh giá hộ nghèo theo tiêu chí mới, tỷ lệ hộ nghèo của huyện là 12% - 15%.(http://chomoi.angiang.gov.vn/) Năm 2008, huyện đã đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho 27.500 người. Về lĩnh vực dạy nghề, huyện tổ chức được 294 lớp cho 6.000 học viên tham gia học các ngành nghề chủ yếu như: thắt bím lụt bình, thắt hoa vải, may dân dụng, kỹ thuật trồng nấm rơm... Sau đào tạo, phần lớn học viên đều được giới thiệu việc làm ở các công ty, doanh nghiệp ở các khu công nghiệp ở thành phố Hồ Chí Minh, tỉnh Bình Dương và tỉnh Đồng Nai. Ngoài ra, các xã, thị trấn cũng đã giới thiệu việc làm cho hơn 21.000 lao động trong và ngoài tỉnh. (http://chomoi.angiang.gov.vn/) 2.2.2. Điều kiện về kinh tế 5
  6. * Nông nghiệp Nếu tính trên diện tích đất tự nhiên, bình quân 1 hộ dân chưa có đến 0,5 ha đất; diện tích đất sản xuất 22.133 ha, chỉ khoảng 0,3 ha/hộ. Những năm qua, sản xuất nông nghiệp của huyện tăng ở mức cao nhờ đẩy mạnh chuyển dịch trong nội ngành theo hướng quy hoạch vùng chuyên canh, đa canh, xen canh. Năng suất lúa bình quân đạt 17 tấn/ha/năm, một số hộ nông dân đạt năng suất 21 tấn/3vụ/năm. Một số địa phương trên địa bàn huyện đã có xu hướng chuyển sang trồng hoa màu. Trồng lúa một năm có thể đạt doanh thu 60 triệu đồng/ha, trong khi trồng hoa màu đến 90 triệu đồng/ha. Trồng màu 4 - 5 vụ/năm, như thế mới có việc làm và thu nhập quanh năm. Huyện cũng đã áp dụng mô hình trồng rau an toàn tại 5/16 xã. Đây cũng là một hướng đi mới của nông dân Chợ Mới nhằm khuếch trương thương hiệu “rau dưa củ” đã được Cục Sở hữu trí tuệ công nhận nhãn hiệu hàng hoá tập thể. Hiện tại, mỗi ngày Chợ Mới cung cấp khoảng 10 tấn rau cho đồng bằng Sông Cửu Long và xuất sang cả Campuchia. * Công nghiệp – xây dựng: Công nghiệp - Xây dựng là ngành chiếm tỷ trọng thấp nhất trong cơ cấu kinh tế của huyện. Huyện có các làng nghề thủ công truyền thống như: đóng bàn tủ, vẽ tranh trên kính, đan tre (rổ, bồ, thúng, rá), dệt, nhuộm, chạm khắc, đóng ghe xuồng, gạch ngói.... Huyện sẽ kêu gọi các thành phần kinh tế, các doanh nghiệp thực hiện đầu tư xây dựng cụm công nghiệp Mỹ An, nhà máy chế biến thủy sản và thức ăn gia súc ở Long Điền A, đầu tư xã hội hoá xây dựng chợ Mỹ An, nâng cấp công viên khu di tích lịch sử Cột Dây Thép. Đồng thời, thực hiện cải tạo, xử lý sinh học bãi chứa rác thị trấn Chợ Mới. Ngoài ra, còn tranh thủ sự hỗ trợ kinh phí của tỉnh xây dựng tuyến đường kênh Long Điền A - B từ thị trấn Chợ Mới đến xã An Thạnh Trung. * Thương mại dịch vụ: 6
  7. Thương mại - Dịch vụ là ngành chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu kinh tế của huyện. Hoạt động buôn bán ngày một sầm uất. Chợ nông sản Kiến An là đầu mối giao thương hàng nông sản lớn trong khu vực, mỗi ngày có trên 14 tấn hàng được bán đi các nơi. Sau khi các thương lái thu mua ở nhà vườn sẽ mang đến tập trung tại chợ, rồi vận chuyển bằng đường thủy phân phối khắp các nơi trong và ngoài tỉnh, thậm chí đến tận Campuchia. 2.3. Tổng quan về CTR sinh hoạt 2.3.1. Chất thải rắn CTR là tòan bộ các loại vật chất được con người loại bỏ trong các hoạt động kinh tế xã hội của mình (bao gồm các hoạt động sản xuất, các hoạt động sống và duy trì sự tồn tại của cộng đồng …) trong đó quan trọng nhất là các loại chất thải sinh ra từ các hoạt động sản xuất và hoạt động sống.(Nguyễn Văn Phước, 2007) Rác sinh hoạt hay CTRSH là một bộ phận của CTR, được hiểu là CTR phát sinh từ các hoạt động thường ngày của con người. 2.3.2. Chất thải rắn sinh hoạt CTRSH là chất thải liên quan đến các hoạt động của con người, nguồn tạo thành chủ yếu từ khu dân cư, các cơ quan trường học, các trung tâm dịch vụ thương mại. .(Nguyễn Văn Phước, 2007) 2.3.3 Nguồn gốc và thành phần của CTRSH Theo Nguyễn Trần Thiện Khánh (2015) thì CTRSH phát sinh từ nhiều nguồn khác nhau, có thể ở nơi này hay nơi khác; chúng khác nhau về số lượng, kích thước, phân bố về không gian. Việc phân loại các nguồn phát sinh CTR đóng vai trò quan trọng trong công tác quản lý CTR. CTRSH có thể phát sinh trong hoạt động cá nhân cũng như trong hoạt động xã hội như từ các khu dân cư, chợ, nhà hàng, khách sạn, công ty, văn phòng và các nhà máy công nghiệp. Một cách tổng quát CTRSH được phát sinh từ các nguồn sau: Bảng 2.1. Nguồn và các loại rác tiêu biểu 7
  8. Các hoạt động và các khu Nguồn vực liên quan đến việc sản Các thành phần của rác sinh rác Thức ăn thừa, rác, tro Khu dân cư Các hộ gia đình và các loại khác. Thức ăn thừa, rác, tro. Cửa hiệu, nhà hàng, chợ, Chất thải do quá trình Khu thương mại văn phòng, khách sạn, phá dở, xây dựng các xưởng in… loại khác Kết hợp với cả hai thành Kết hợp với hai thành Đô thị phần trên phần trên Thức ăn thừa, rác, tro. Xây dựng, dệt, công Khu công Chất thải do quá trình nghiệp nặng, công nghiệp nghiệp phá dở, xây dựng các nhẹ, hóa chất, lọc dầu… loại khác Nước, nước thải và các Các chất thải sau xử lý, Khu xử lý quy trình xử lý rác thải thường là bùn Phụ phế phẩm nông Khu sản xuất Ruộng vườn, chăn nuôi nghiệp, rác, các chất nông nghiệp độc hại (Nguồn Lê Hoàng Việ, 1998) 2.3.4. Tính chất của CTRSH 2.3.4.1. Tính chất vật lý Theo Trần Thị Mỷ Diệu (2010) Độ ẩm: Độ ẩm của CTR được định nghĩa là lượng nước chứa trong một đơn vị trọng lượng chất thải ở trong trạng thái nguyên thuỷ. Độ ẩm của rác phụ thuộc vào mùa mưa hay nắng. CTR đô thị ở Việt Nam thường có độ ẩm từ 50 - 70% Tỷ trọng: 8
  9. Tỷ trọng của rác được xác định bằng phương pháp cân trọng lượng để xác định tỉ lệ giữa trọng lượng của mẫu với thể tích của nó, có đơn vị là kg/m 3 ( hoặc lb/yd3). Tỷ trọng được dùng để đánh giá khối lượng tổng cộng và thể tích CTR. Tỷ trọng rác phụ thuộc vào các mùa trong năm, thành phần riêng biệt, độ ẩm không khí. Đối với nước ta do khí hậu nóng ẩm nên độ ẩm của CTR rất cao, thành phần rất phức tạp và chứa nhiều chất hữu cơ dễ phân huỷ do đó tỷ trọng của rác khá cao, khoảng 1100 - 1300 kg/m3. Khả năng tích ẩm: khả năng tích ẩm rất quan trọng trong việc tính toán lượng nước rò rỉ phát sinh từ bãi chôn lấp. Nước đi vào mẫu vượt quá khả năng giữ nước sẽ thoát ra tạo thành nước rỉ rác. Khả năng giữ nước thực tế thay đổi tùy vào lực nén trạng thái phân hủy của CTR. 2.3.4.2. Tính chất hoá học Chất hữu cơ:  Chất hữu cơ được xác định bằng cách lấy mẫu rác đã làm phân tích xác định độ ẩm đem đốt ở 9500C. Phần bay hơi đi là chất hữu cơ hay còn gọi là tổn thất khi nung, thông thường chất hữu cơ dao động trong khoảng 40 – 60% giá trị trung bình 53%.  Hàm lượng carbon cố định:  Hàm lượng carbon cố định là hàm lượng carbon còn lại sau khi đã loại bỏ các phần vô cơ khác không phải là carbon trong tro khi nung ở 950 0 C. Hàm lượng này thường chiếm khoảng 5 – 12%, giá trị trung bình là 7%. Các chất vô cơ chiếm khoảng 15 - 30%, giá trị trung bình là 20%. (Lê Hoàn Việt, 1998) 2.3.4.3. Tính chất sinh học Các thành phần hữu cơ (không kể các thành phần như plastic, cao su, da) của hầu hết CTR có thể phân loại về phương diện sinh học như sau: 9
  10. Các phân tử có thể hòa tan trong nước như: đường, tinh bột, amino acid và nhiều acid hữu cơ Dầu mỡ, và sáp: là những ester của alcohols và acid béo mạch dài. Lignin: Một polymer chứa các vòng thơm với nhóm methoxyl (-OCH3) Protein: chất tạo thành từ sự kết hợp chuỗi các amino acid. Tính chất quan trọng nhất trong thành phần hữu cơ của CTR đô thị là hầu hết các thành phần hữu cơ có thể được chuyển hóa sinh học thành khí, các chất vô cơ và các chất trơ khác. Khả năng phân hủy sinh học của các thành phần hữu cơ trong CTR được đánh giá bằng chỉ số sau: BF = 0,83 – 0,028LC (2.1) trong đó: BF: tỷ lệ phần phân hủy sinh học biểu diễn trên cơ sở vi sinh 0,83 và 0,028 là hằngsố thực nghiệm LC: hàm lượng lignin của VS biểu diễn bằng % trọng lượng khô Sự phát triển của ruồi: sự nhân giống và sinh sản của ruồi là vấn đề quan trọng cần quan tâm tại nơi lưu trữ CTR. 2.3.5 Ảnh hưởng của CTR đến môi trường 3.2.4.1. Ảnh hưởng đến môi trường nước CTR, đặc biệt là chất thải hữu cơ, trong môi trường nước sẽ bị phân hủy nhanh chóng. Tại các bãi rác, nước thấm qua các lớp CTR mang theo chất hòa tan hoặc chất lơ lừng hình thành nước rỉ rác(Tchobanoglous et al, 1999). Nước rò rỉ di chuyển trong bãi rác sẽ làm tăng khả năng phân hủy sinh học trong rác cũng như trong quá trình vận chuyển các chất gây ô nhiễm ra môi trường xung quanh. 10
  11. Các chất ô nhiễm trong nước rò rỉ gồm các chất được hình thành trong quá trình phân hủy sinh học, hóa học… Phosphorus tổng cộng từ 1 – 70 mg/l … Sự phát triển của ruồi: sự nhân giống và sinh sản của ruồi là vấn đề quan trọng cần quan tâm tại nơi lưu trữ CTR. Đối với các bãi rác thông thường (đáy bãi không có lớp thấm, sụt lún hoặc lớp chống thấm bị thủng …) các chất ô nhiễm sẽ thấm sâu vào nước ngầm, gây ô nhiễm cho tầng nước và sẽ rất nguy hiểm nếu như con người sử dụng tầng nước này phục vụ cho ăn uống sinh hoạt. Ngoài ra, chúng còn có khả năng di chuyển theo phương ngang, rỉ ra bên ngoài bãi rác gây ô nhiễm nguồn nước mặt. Ngoài ra, nước rò rỉ có thể chứa các hợp chất hữu cơ độc hại như: các chất hữu cơ bị halogen hóa, các hydrocarbon đa vòng thơm … chúng có thể gây đột biến gen, gây ung thư. Các chất này nếu thấm vào tầng nước ngầm hoặc nước mặt sẽ xâm nhập vào chuỗi thức ăn, gây hậu quả vô cùng nghiêm trọng cho sức khỏe, sinh mạng của con người hiện tại và cả thế hệ mai sau. 2.3.4.2 . Ảnh hưởng đến môi trường đất Các chất thải hữu cơ sẽ được vi sinh vật phân hủy trong môi trường đất trong hai điều kiện hiếu khí và kỵ khí. Khi có độ ẩm thích hợp sẽ tạo ra hàng loạt các sản phẩm trung gian, cuối cùng hình thành các chất khóang đơn giản, nước, CO2, CH4 … Với một lượng rác thải và nước rò rỉ vừa phải thì khả năng tự làm sạch của môi trường đất sẽ phân hủy các chất này trở thành các chất ít ô nhiễm hoặc không ô nhiễm. Nhưng với lượng rác quá lớn vượt quá khả năng tự làm sạch của đất thì 11
  12. môi trường đất sẽ trở nên quá tải và bị ô nhiễm. Các chất ô nhiễm này cùng với kim loại nặng, các chất độc hại và các vi trùng theo nước trong đất chảy xuống tầng nước ngầm làm ô nhiễm tầng nước này. Đối với rác không phân hủy như nhựa, cao su … nếu không có giải pháp xử lý thích hợp thì chúng sẽ là nguy cơ gây thoái hóa và giảm độ phì của đất. 2.3.4.3. Ảnh hưởng đến môi trường không khí Các loại rác thải dễ phân hủy (như thực phẩm, trái cây hỏng …) trong điều kiện nhiệt độ và độ ẩm thích hợp (nhiệt độ tốt nhất là 35 0C và độ ẩm 70 - 80%) sẽ được các vi sinh vật phân hủy tạo ra mùi hôi và nhiều loại khí ô nhiễm khác có tác động xấu đến môi trường đô thị, sức khỏe và khả năng hoạt động của con người. Trong điều kiện kỵ khí: gốc sulfate có trong rác có thể bị khử thành S 2-, sau đó sunfide tiếp tục kết hợp với ion H+ để tạo thành H2S, một chất có mùi hôi khó chịu theo phảm ứng sau: 2 CH3CHCOOH + SO42-  2 CH3COOH + S2- + H2O + CO2 S2-+ 2 H+  H2S Sufide lại tiếp tục tác dụng với các Cation kim loại, ví dụ như Fe 2+ tạo nên màu đen bám vào thân, rễ hoặc bao bọc quanh cơ thể sinh vật. Trong điều kiện hiếu khí: acid amin có trong rác thải hữu cơ được men phân giải và vi khuẩn tạo thành acid hữu cơ và NH3 ( gây mùi hôi). R – CH(COOH) – NH2  R – CH2 –COOH + NH3 2.3.4.4. Ảnh hưởng đến cảnh quan và sức khỏe con người CTR phát sinh từ các khu đô thị, nếu không được thu gom và xử lý đúng cách sẽ gây ô nhiễm môi trường,ảnh hưởng xấu đến sức khỏe cộng đồng dân cư và làm mất mỹ quan đô thị. Thành phần CTR rất phức tạp, trong đó có chứa các mầm bệnh từ người hoặc gia súc, các chất thải hữu cơ, xác súc vật chết … tạo điều kiện tốt 12
  13. cho ruồi, muỗi, chuột… sinh sản và lây lan mầm bệnh cho người, nhiều lúc trở thành dịch. Một số vi khuẩn, siêu vi khuẩn, ký sinh trùng… tồn tại trong rác có thể gây bệnh cho con người như: bệnh sốt rét, bệnh ngoài da, dịch hạch, thương hàn, phó thương hàn, tiêu chảy, giun sán, lao… Phân loại, thu gom và xử lý rác không đúng quy định là nguy cơ gây bệnh nguy hiểm cho công nhân vệ sinh, người bới rác, nhất là khi gặp phải các CTR nguy hại từ y tế, công nghiệp như: kim tiêm, ống chích, mầm bệnh, PCB, hợp chất hữu cơ bị halogen hóa… Tại các bãi rác lộ thiên, nếu không được quản lý tốt sẽ gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng cho bãi rác và cộng đồng dân cư trong khu vực như: gây ô nhiễm không khí, các nguồn nước, ô nhiễm đất và là nơi nuôi dưỡng các vật chủ trung gian truyền bệnh cho người. 2.4. Tổng quan về các phương pháp xử lý CTR sinh hoạt 2.4.1. Xử lý sơ bộ CTR Giảm thể tích bằng phương pháp cơ học Nén rác là một khâu quan trọng trong quá trình xử lý CTR. Ở nhiều đô thị, một số phương tiện vận chuyển CTR được trang bị thêm bộ phận cuốn ép và nén ép, điều này góp phần làm tăng sức chứa của xe và tăng hiệu suất chuyên chở cũng như kéo dài thời gian phục vụ cho bãi chôn lấp. Các thiết bị nén ép có thể là các máy nén cố định và di dộng hoặc các thiết bị nén ép cao áp. Giảm thể tích bằng phương pháp hóa học Chủ yếu bằng phương pháp trung hòa, hóa rắn kết hợp với các chất phụ gia đông cứng, khi đó thể tích các chất thải có thể giảm đến 95%. Tách, phân chia các hợp phần của CTR: Để thuận tiện cho việc xử lí người ta phải tách, phân chia các hợp phần của CTR. Đây là quá trình cần thiết trong công nghệ xử lí để thu hồi tài nguyên từ CTR, dùng cho quá trình chuyển hóa biến thành sản phẩm hoặc cho các quá trình thu hồi năng lượng 13
  14. sinh học. Hiện nay người ta áp dụng các phương pháp tách, phân chia các hợp phần trong CTR bằng thủ công hoặc bằng cơ giới: Bằng phương pháp thủ công: Dùng sức người Bằng phương pháp cơ giới: Trong công nghệ có sấy khô, nghiền sau đó mới dùng thiết bị tách (quạt gió, xyclon) Vị trí tách, phân chia các hợp phần có thể như sau: Tách ngay từ nguồn CTR; Tách tại trạm trung chuyển; Tách ở các trạm tập trung khu vực; Tách tại trạm xử lý CTR: phục vụ cho việc xử lý sao cho có hiệu quả; Tách kim loại ra khỏi CTR, tách các loại giấy, carton, polietylen. 2.4.2. Làm khô và khử nước Ở nhiều trạm xử lý thu hồi năng lượng đốt phần nhẹ đã nghiền của CTR được sấy khô sơ bộ để giảm lượng ẩm và giảm trọng lượng. Khi bùn cặn từ trạm xử lý nước thải cần được đốt cháy hoặc được sử dụng để làm nhiên liệu thì người ta phải khử nước trong bùn. Phương pháp này chủ yếu sử dụng cho các loại chất là bùn xả ra từ các nhà máy xử lí nước và nước thải. 2.4.3. Xử lý bằng công nghệ ép kiện Phương pháp ép kiện được thực hiện trên cở sở toàn bộ rác thải tập trung thu gom vào nhà máy. Rác được phân loại bằng phương pháp thủ công trên băng tải, các chất trơ và các chất có thể tận dụng được như: kim loại, nilon, giấy, thủy tinh, plastic…được thu hồi để tái chế. Những chất còn lại sẽ được băng tải chuyền qua hệ thống ép nén rác bằng thủy lực với mục đích làm giảm tối đa thể tích khối rác và tạo thành các kiện với tỷ số nén rất cao. Các kiện rác đã ép nén này được sử dụng vào việc đắp các bờ chắn 14
  15. hoặc san lấp những vùng đất trũng sau khi được phủ lên các lớp đất cát. Trên diện tích này, có thể sử dụng làm mặt bằng để xây dựng công viên, vườn hoa, các công trình xây dựng nhỏ và mục đích chính là giảm tối đa mặt bằng khu vực xử lí rác. 2.4.4. Xử lý CTR bằng phương pháp ủ sinh học Ủ sinh học (compost) là “quá trình phân hủy và ổn định các chất hữu cơ có trong điều kiện nhiệt độ cao 40 – 60 0C do nhiệt độ được sản sinh trong quá trình sinh học”.(Haug, 1980) Ưu điểm: tái sử dụng rác ở dạng phân hủy, có thể kiểm soát sự phát tán ô nhiễm không khí. Nhược điểm: dạng xử lí rác này khá tốn kém, đòi hỏi đầu tư công nghệ cao, công nhân có trình độ chuyên môn cao. Rác được phân loại ngay tại nguồn (thành phần hữu cơ). Các yếu tố ảnh hưởng qua trình ủ sinh học: Độ ẩm: vật liệu quá khô không đủ cho vi sinh vật phân hủy. Độ ẩm tối ưu: 52 – 58%. Nhiệt độ: 40 – 50oC mới phân hủy được. Kích thước hạt: nhỏ hơn 25mm. Vật liệu nghiền 55 – 70mm. Vật liệu phải có tỉ lệ C:N = 50:1. Xáo trộn nhẹ nhàng, phải giữ độ pH không tăng để khỏi làm mất hàm lượng nitơ trong phân. 2.4.4. Xử lý CTR bằng phương pháp đốt Đốt rác là giai đoạn xử lí cuối cùng được áp dụng cho một số loại rác nhất định không thể xử lí bằng các biện pháp khác. Đây là giai đoạn oxy hóa nhiệt độ cao với sự có mặt của oxy trong không khí, trong đó có rác độc hại được chuyển hóa thành khí và các CTR không cháy. Các chất khí được làm sạch hoặc không được làm sạch thoát ra ngoài không khí. CTR được chôn 15
  16. lấp. Công nghệ đốt có những ưu điểm: Xử lý triệt để các chỉ tiêu ô nhiễm của chất thải đô thị. Công nghệ này cho phép xử lý được toàn bộ chất thải đô thị mà không cần nhiều diện tích đất sử dụng làm bãi chôn lấp rác. Nhược điểm chủ yếu của phương pháp này là: vận hành dây chuyền phức tạp, đòi hỏi năng lực kỹ thuật và tay nghề cao. Giá thành đầu tư lớn, chi phí tiêu hao năng lượng và chi phí xử lý cao. 2.4.6. Bãi chôn lấp hợp vệ sinh 2.4.6.1. Khái niệm Trong các phương pháp xử lý và tiêu hủy chất thải rắn, chôn lấp là phương pháp phổ biến và đơn giản nhất. Phương pháp này được áp dụng rộng rãi ở các nước trên thế giới. Về thực chất, chôn lấp là phương pháp lưu giữ chất thải trong một bãi và có phủ đất lên trên. Chôn lấp hợp vệ sinh là một phương pháp kiểm soát sự phân hủy của CTR khi chúng được chôn nén và phủ lấp bề mặt. CTR trong bãi chôn lấp sẽ bị tan rữa nhờ quá trình phân hủy sinh học bên trong để tạo ra sản phẩm cuối cùng là các chất giàu dinh dưỡng như axit hữu cơ, nitơ, các hợp chất amon và một số khí như CO 2, CH4. Như vậy về thực chất chôn lấp hợp vệ sinh CTR đô thị vừa là phương pháp tiêu hủy sinh học, vừa là biện pháp kiểm soát các thông số chất lượng môi trường trong quá trình phân hủy chất thải khi chôn lấp. .(Trần Hiều Huệ, 2001) Theo qui định của TCVN 6696 – 2000, bãi chôn lấp CTR hợp vệ sinh được định nghĩa là: khu vực được qui hoạch thiết kế, xây dựng để chôn lấp các chất thải phát sinh từ các khu dân cư, đô thị và các khu công nghiệp. Bãi chôn lấp chất thải phát sinh từ các khu dân cư, đô thị và các khu công nghiệp. Bãi chôn lấp chất thải bao gồm các ô chôn lấp chất thải, vùng đệm, các công trình phụ trợ khác như trạm xử lí nước, trạm xử lí khí thải, trạm cung cấp điện nước, văn phòng làm việc… 16
  17. 2.4.6.2. Điều kiện chôn lấp các loại CTR tại bãi chôn lấp CTR được chấp nhận chôn lấp tại bãi chôn lấp hợp vệ sinh là tất cả các loại chất thải không nguy hại, có khả năng phân hủy tự nhiên theo thời gian, bao gồm: Rác thải gia đình; Rác thải chợ, đường phố; Giấy, bìa, cành cây nhỏ và lá cây; Tro, củi gỗ mục, vải, đồ da (trừ phế thải da có chứa crôm); Rác thải từ văn phòng, khách sạn, nhà hàng ăn uống; Phế thải sản xuất không nằm trong danh mục rác thải nguy hại từ các ngành công nghiệp (chế biến lương thực, thực phẩm, thủy sản, rượu bia giải khát, giấy, giày, da…; Bùn sệt thu được từ các trạm xử lý nước (đô thị và công nghiệp) có cặn khô lớn hơn 20%; Phế thải nhựa tổng hợp; Tro xỉ không chứa các thành phần nguy hại được sinh ra từ quá trình đốt; Tro xỉ từ quá trình đốt nhiên liệu; 2.4.6.3. Phân loại bãi chôn lấp rác hợp vệ sinh Hiện nay trên thế giới có rất nhiều loại bãi chôn lấp hợp vệ sinh, từ đó cũng xuất hiện nhiều kiểu phân loại khác nhau. a) Phân loại theo độ ẩm Tùy theo độ ẩm của chất thải, người ta có thể thực hiện một trong những biện pháp sau: Bãi chôn lấp kho: Bãi chôn lấp khô thích hợp cho việc chôn lấp các CTSH và CTNH thực phẩm. Theo phương pháp này, độ ẩm của chất thải là 17
  18. độ ẩm tự nhiên trong chất thải. Bãi chôn lấp ướt: Bãi chôn lấp ướt thích hợp cho việc chôn lấp tro, các chất thải khai thác mỏ, cặn bùn… Bãi chôn lấp kết hợp: Trong nhiều trường hợp, người ta kết hợp chất thải chứa hàm lượng ẩm thấp với chất thải có hàm lượng cao. Một mặt làm tăng hàm ẩm của chất thải có hàm ẩm thấp và làm giảm hàm ẩm của chất thải có hàm lượng ẩm cao. Phương pháp này được thực hiện nhằm làm giảm chi phí xử lí chất thải có hàm lượng ẩm cao. b) Phân loại theo hình dạng bãi chôn lấp Theo cách này, người ta chia ra những dạng sau: Bãi chôn lấp nổi. Đây là phương pháp chôn lấp bề mặt. Người ta thường chọn một địa điểm có bề mặt bằng phẳng, theo đó chất thải được chất thành đống cao 10-15 m, xung quanh bãi chôn lấp này phải xây dựng những đê bao. Đê bao có chức năng ngăn chặn sự thấm nước, tránh ô nhiễm khu vực xung quanh.(Nguyễn Đước Lượng, 2003) Bãi chôn lấp chìm. Người ta thường tận dụng những địa hình tự nhiên như ao, hồ bỏ hoang, các hố khai thác mỏ, khai thác đất, đá, thậm chí cả những thung lũng của nhữing vùng đồi, núi để hạn chế chi phí đào đất. Ngoài ra, người ta còn phải tự thiết kế đào đất để tạo ra những hố chôn rác nhân tạo đối với những nơi khi6ng có điều kiện trên. Cả phương pháp chôn lấp nổi và phương pháp chôn lấp chìm, người ta phải gia cố đáy hố chôn lấp, tường xung quanh hố chôn lấp rồi phủ lớp vật liệu chống thấm theo một độ dốc nhất định để thu gom nước rò rỉ. Trên bề mặt thiết lập một hệ thống thu gom nước mưa riêng để tránh hiện tượng hòa lẫn nước mưa và nước rò rỉ, làm tăng lượng nước thải cần xử lý, gây ra mức chi phí cao trong xử lý chất thải và nước thải. c. Phân loại theo địa hình: 18
  19. a. Phương pháp đào hố/rãnh: là phương pháp lý tưởng cho những khu vực có độ sâu thích hợp, vật liêu che phủ sẵn có và mực nước ngầm không gần bề mặt, thích hợp sử dụng cho những loại đất đại bằng phẳng hay nghiêng đều và đặc biệt là những nơi có chiều sâu lớp đất đào tại bãi đổ đủ để bao phủ lớp rác nén. b. Phương pháp chôn lấp trên khu vực đất bằng phẳng: phương pháp này được sử dụng khi địa hình không cho phép đào hố hoặc mương. Khu vực bãi chôn lấp được lót đáy và lắp đặt hệ thống thu nước rò rỉ. c. Phương pháp hẻm núi/lồi lõm: các hẻm núi, khe núi, hố đào, nơi khai thác mỏ... có thể được sử dụng làm bãi chôn lấp. Kỹ thuật đổ và nén chất thải trong khe núi, mõm núi, mỏ đá phụ thuộc vào địa hình, địa chất và thủy văn của bãi đổ, đặc điểm của vật liệu bao phủ, thiết bị kiểm soát nước rò rỉ, khí thải rác và đường vào khu vực bãi chôn lấp. (Phạm Ngọc Xuân, 2009) 2.4.6.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến môi trường từ sự hình thành bãi chôn lấp Việc xây dựng một bãi chôn lấp cần phải được xem xét và đánh giá một cách kỹ lưỡng bởi phạm vi ảnh hưởng của bãi rác đến môi trường rất rộng, lâu dài và nếu không được kiểm soát đúng mức sẽ gây những hậu quả lớn, khó có thể khắc phục được. Các tác động của bãi rác đến môi trường thường là kết quả của các quá trình biến đổi lý hóa và sinh học xảy ra tại bãi rác và khu vực lân cận. Các tác động này được trình bày tóm tắt dưới đây: ­ Các tác động đối với thành phần môi trường vật lý + Tác động tới môi trường nước + Tác động đối với môi trường không khí và tiếng ồn + Tác động đến môi trường đất ­ Các tác động đối với các dạng tài nguyên sinh học và hệ sinh thái 19
  20. Thực vật, cây trồng, động vật trên cạn, hệ thủy sinh ­ Các tác động đến môi trường kinh tế - xã hội + Tác động do việc giải tỏa di dời, tác động đối với cơ sở vật chất kỹ thuật, tác động đến cảnh quan môi trường ­ Các tác động liên quan đến cuộc sống con người + Các sự cố môi trường, sự cố cháy nổ bãi, sự cố sụt tràn chất thải a. Tác động tới môi trường nước Một trong những mối đe dọa lớn nhất đối với môi trường tại các bãi chôn lấp rác là khả năng ô nhiễm môi trường do nước rò rỉ. Nhìn chung, nước rác nếu bị rò rỉ sẽ tác động mạnh đến chất lượng đất và nước ngầm cũng như nước mặt nơi bị nước rác chảy vào. Vì vậy, giữ an toàn nguồn nước và vệ sinh môi trường là vấn đến quan trọng khi xây dựng bãi chôn lấp. Nước rác (nước rò rỉ) là nước phát sinh từ quá trình phân hủy rác trong bãi rác và chảy qua tầng rác. Nước rác chứa chất rắn lơ lửng, các thành phần hòa tan của rác và các sản phẩm của quá trình phân hủy rác do hoạt động của vi sinh vật. Thành phần của nước rác phụ thuộc vào thành phần của rác, của giai đọan phân hủy đang diễn tiến, độ ẩm của rác cũng như quy trình vận hành bãi chôn lấp rác. Tác động tới nguồn nước mặt Sự ô nhiễm các nguồn nước mặt như sông hồ, suối, mương có thể xảy ra tại khu vực khi xây dựng bãi chôn lấp CTR. Nguyên nhân của sự gây ô nhiễm là do nước thải từ rác chảy tràn hoặc chảy theo chỗ trũng, lượng nước này sẽ mang theo nồng độ ô nhiễm rất cao. Nước thải từ bãi chôn lấp với nồng độ ô nhiễm rất cao, nếu không được xử lý sẽ gây tác động xấu đến chất lượng nguồn nước mặt trong khu vực. Nước thải của bãi chôn lấp sẽ đổ vào các con kênh rạch, con mương và chảy qua ruộng cuối cùng sẽ đổ vào nguồn nước mặt của khu vực bãi chôn lấp. 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2