intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đồ án tốt nghiệp: Đánh giá mức độ xanh hóa của cộng đồng dân cư trên địa bàn Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh

Chia sẻ: Diệp Nhất Thiên | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:82

20
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là đánh giá mức độ xanh hóa của cộng đồng dân cư bằng việc so sánh hai phường: phường 6 (phường đã triển khai các hoạt động liên quan đến môi trường) với phường 8 (phường chưa triển khai các hoạt động môi trường) thông qua các tiêu chí đã lựa chọn. Đề xuất các giải pháp phù hợp để nâng cao mức độ xanh hóa của cộng đồng dân cư trên địa bàn Quận 3. Mời các bạn tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đồ án tốt nghiệp: Đánh giá mức độ xanh hóa của cộng đồng dân cư trên địa bàn Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HỒ CHÍ MINH ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ XANH HÓA CỦA CỘNG ĐỒNG DÂN CƯ TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN 3 THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Ngành : KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG Chuyên ngành: KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG Giảng viên hướng dẫn: PGS.TS THÁI VĂN NAM Sinh viên thực hiện : LÊ THỊ HỒNG PHÚC MSSV: 1411090502 LỚP: 14DMT04 TP. Hồ Chí Minh, 2018
  2. LỜI CAM ĐOAN Em tên Lê Thị Hồng Phúc, là sinh viên chuyên ngành Kỹ thuật môi trường, khóa 2014, tại Trường Đại học Công Nghệ TP. HCM. Em xin cam đoan: - Đồ án tốt nghiệp này do chính em thực hiện. - Các số liệu trong đồ án là hoàn toàn trung thực và chưa được công bố trong các đồ án khác. - Mọi sự tham khảo sử dụng trong đồ án đều được trích dẫn các nguồn tài liệu trong báo cáo. Em xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về mọi sao chép không hợp lệ, vi phạm quy chế của nhà trường trong đồ án tốt nghiệp của mình. TP. Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2018 Sinh viên Lê Thị Hồng Phúc
  3. LỜI CẢM ƠN Với em, khoảng thời gian được học ở trường Đại Học Công Nghệ TP.HCM là một khoảng thời gian vô cùng quý báu với mình, khoảng thời gian không thể nào quên được. Ở đây em đã được học rất nhiều điều không chỉ là kiến thức chuyên môn mà còn có cả những điều bổ ích cho cuộc sống của mình. Đồ án này là một phần thành quả cho sự nỗ lực của em trong quá trình học của mình. Em xin chân thành cảm ơn thầy PGS.TS Thái Văn Nam, người đã định hướng, hỗ trợ và động viên em trong quá trình thực hiện đồ án, trên con đường đi tìm tri thức và niềm tin cho bản thân. Em xin cảm ơn các thầy cô trong Viện Khoa học ứng dụng Hutech, Đại học Công Nghệ TP.HCM đã tận tình giảng dạy, truyền đạt, chia sẻ những kiến thức và kinh nghiệm quý báu cho bao lớp sinh viên trong những năm tháng qua. Em xin cảm ơn gia đình và bạn bè đã luôn là những người động viên, hỗ trợ và tạo mọi điều kiện thuận lợi để em có thể đạt được những thành công trong cuộc sống. Kính chúc các thầy cô, gia đình, bạn bè luôn dồi dào sức khỏe, luôn gặp được những thuận lợi trong cuộc sống và luôn gặt hái được những thành công trong sự nghiệp. TP.HCM, ngày tháng năm 2018 Sinh viên Lê Thị Hồng Phúc
  4. MỤC LỤC MỤC LỤC ......................................................................................................................... i DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT .......................................................................................... iv DANH MỤC BẢNG ........................................................................................................ v DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ HÌNH ẢNH .............................................................. vi LỜI MỞ ĐẦU .................................................................................................................. 1 1. Đặt vấn đề ................................................................................................................ 1 2. Tính cấp thiết ........................................................................................................... 3 3. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................................ 3 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................... 4 5. Nội dung nghiên cứu của đồ án ............................................................................... 4 6. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................................... 5 7. Ý nghĩa của đồ án .................................................................................................... 5 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ TÀI LIỆU ................................................................... 7 1.1 Tổng quan về tình hình tăng trưởng xanh trên thế giới ......................................... 7 1.1.1 Tổng quan về khái niệm tăng trưởng xanh trên thế giới [9] ........................... 7 1.1.2 Tình hình nghiên cứu về tăng trưởng xanh trên thế giới................................ 9 1.2 Tổng quan về tình hình tăng trưởng xanh ở Việt Nam ........................................ 19 1.2.1 Khái niệm tăng trưởng xanh Việt Nam [9] ................................................... 19 1.2.2 Tình hình tăng trưởng xanh ở Việt Nam [6] ................................................ 20 1.3 Tổng quan về xanh hóa cộng đồng dân cư ........................................................... 24 1.3.1 Các khái niệm về xanh hóa ........................................................................... 24 GVHD:PGS.TS THÁI VĂN NAM i SVTH: LÊ THỊ HỒNG PHÚC
  5. 1.3.2 Tiết kiệm năng lượng, giảm cường độ phát thải khí nhà kính, thúc đẩy sử dụng năng lượng sạch, năng lượng tái tạo (nhóm I) .............................................. 27 1.3.3 Xanh hóa lối sống và tiêu dùng bền vững (nhóm II) [7] ............................... 28 1.4 Cơ hội và thách thức trong tiêu dùng xanh tại Việt Nam .................................... 29 1.5 Nghiên cứu liên quan .......................................................................................... 31 CHƯƠNG 2: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................................... 34 2.1 Khu vực nghiên cứu ............................................................................................. 34 2.1.1 Vị trí địa lý .................................................................................................... 34 2.1.2 Đặc điểm khí hậu - thời tiết ........................................................................... 35 2.1.3 Tình hình dân cư ........................................................................................... 36 2.2 Hiện trạng áp dụng các hoạt động BVMT tại phường 6 và phường 8 Quận 3 TP. HCM ........................................................................................................................... 37 2.3 Phương pháp nghiên cứu ...................................................................................... 39 2.3.1 Sơ đồ nghiên cứu ........................................................................................... 39 2.3.2 Lập phiếu khảo sát ........................................................................................ 42 2.4 Phương pháp khảo sát .......................................................................................... 43 2.4.1 Đối tượng khảo sát ........................................................................................ 43 2.4.2 Địa điểm khảo sát .......................................................................................... 43 2.4.3 Phương pháp khảo sát: phương pháp phỏng vấn trực tiếp ............................ 43 2.4.4 Quy trình khảo sát ......................................................................................... 43 CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ XANH HÓA CỦA CỘNG ĐỒNG DÂN CƯ TRÊN ĐỊA BÀN QUẠN 3, TP. HỒ CHÍ MNH ......................................................................................... 45 3.1 Khảo sát hộ gia đình ............................................................................................ 45 3.1.1 Thông tin chung về đối tượng hộ gia đình ................................................... 45 GVHD:PGS.TS THÁI VĂN NAM ii SVTH: LÊ THỊ HỒNG PHÚC
  6. 3.1.2 Hiện trạng tiết kiệm năng lượng, thúc đẩy sử dụng năng lượng sạch, năng lượng tái tạo ........................................................................................................... 48 3.1.3 Hiện trạng xây dựng lối sống xanh và tiêu dùng bền vững ......................... 52 3.2 Đánh giá hiện trạng phát triển của Quận 3 theo các nhóm tiêu chí tăng trưởng xanh ........................................................................................................................... 60 3.2.1 Tiết kiệm năng lượng, giảm cường độ phát thải khí nhà kính, thúc đẩy sử dụng năng lượng sạch, năng lượng tái tạo (nhóm I) ............................................. 60 3.2.2 Xanh hóa lối sống và tiêu thụ bền vững (nhóm II) ...................................... 61 3.3 Đề xuất giải pháp để tăng mức độ xanh hóa cộng đồng dân cư trên địa bàn Quận 3, TP. Hồ Chí Minh ................................................................................................... 63 3.3.1 Đề xuất giải pháp cho nhóm I: Nhóm tiết kiệm năng lượng, giảm cường độ phát thải khí nhà kính, thúc đẩy sử dụng năng lượng sạch, năng lượng tái tạo. ... 63 3.3.2 Đề xuất giải pháp cho nhóm II: Nhóm xanh hóa lối sống và tiêu thụ bền vững ....................................................................................................................... 65 KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ...................................................................................................... 67 Kết luận ..................................................................................................................... 67 Kiến nghị ................................................................................................................... 69 TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................................ 70 PHỤ LỤC ................................................................................................................................. 73 GVHD:PGS.TS THÁI VĂN NAM iii SVTH: LÊ THỊ HỒNG PHÚC
  7. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Stt Kí hiệu Tiếng Anh Tiếng Việt 1 BVMT Bảo vệ môi trường 2 CTNH Chất thải nguy hại 3 EU European Union Liên minh châu Âu 4 TKNL Tiết kiệm năn lượng 5 TPHCM Thành phố Hồ Chí Minh 6 TTX Tăng trường Xanh GVHD:PGS.TS THÁI VĂN NAM iv SVTH: LÊ THỊ HỒNG PHÚC
  8. DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1 : Thống kê thực trạng dân số ở Quận 3.......................................................... 36 Bảng 2.2 Hiện trạng áp dụng các hoạt động BVMT .................................................... 37 Biểu đồ 3.1: Quan niệm về tiết kiệm năng lượng ở phường 6 và 8 .............................. 48 Biểu đồ 3.2: Hiện trạng nguồn nhiên liệu sử dụng sinh hoạt trong gia đình ở phường 6 và phường 8 ................................................................................................................... 52 Biểu đồ 3.3: Phân loại rác tại nguồn ở phường 6 và 8 .................................................. 53 Biểu đồ 3.4: Thu gom CTNH giao nộp cho đơn vị chức năng ở phường 6 và 8 .......... 55 Biểu đồ 3.5: Tỷ lệ di chuyển bằng phương tiện giao thông công cộng ở phường 6 và phường 8 ........................................................................................................................ 56 Biểu đồ 3.6: Tỷ lệ sử dụng túi dễ phân hủy thay thế túi ni-lông ở phường 6 và 8 ....... 58 GVHD:PGS.TS THÁI VĂN NAM v SVTH: LÊ THỊ HỒNG PHÚC
  9. Đánh giá mức độ xanh hóa của cộng đồng dân cư trên địa bàn Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ HÌNH ẢNH Hình 2.1: Sơ đồ Quận 3 ................................................................................................. 34 GVHD:PGS.TS THÁI VĂN NAM vi SVTH: LÊ THỊ HỒNG PHÚC
  10. Đánh giá mức độ xanh hóa của cộng đồng dân cư trên địa bàn Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh LỜI MỞ ĐẦU 1. Đặt vấn đề Phát triển kinh tế hiện nay đang là vấn đề ưu tiên hàng đầu của tất cả các quốc gia trên thế giới, và đặc biệt đối với các nước đang phát triển như ở Việt Nam. Sự bùng nổ về kinh tế mang lại nhiều lợi ích tuy nhiên nó cũng là một nguyên nhân không nhỏ dẫn đến suy thoái môi trường, biến đổi khí hậu. Vì vậy, việc phát triển kinh tế hiện nay phải luôn song song với vấn đề bảo vệ môi trường. Chính sách phát triển kinh tế thân thiện với môi trường vừa đảm bảo phát triển kinh tế theo chiều sâu, nâng cao chất lượng kinh tế vừa bảo vệ môi trường nâng cao chất lượng môi trường đang là xu hướng mới mà các quốc gia trên thế giới đang hướng tới. Từ nhiều năm qua một số quốc gia trên thế giới đã lựa chọn con đường phát triển kinh tế theo hướng xanh hóa như tăng trưởng xanh, kinh tế xanh hay phát triển bền vững. Vấn đề tăng trưởng xanh đã thu hút nhiều các tổ chức quốc tế và các nhà khoa học quan tâm nghiên cứu, như: Ủy ban Kinh tế xã hội châu Á – Thái Bình Dương (UNESCAP, 2012), OECD (2011, 2014). Trong những năm gần đây, bối cảnh biến đổi khí hậu ngày càng có nhiều diễn biến phức tạp, phát triển kinh tế-xã hội vẫn còn dựa nhiều vào việc khai thác tài nguyên thiên nhiên; năng suất lao động còn thấp; công nghệ sản xuất, mô hình tiêu dùng còn sử dụng nhiều năng lượng, nguyên liệu và thải ra nhiều chất thải. Dân số tăng nhanh, tỷ lệ hộ nghèo còn cao, các dịch vụ cơ bản về giáo dục và y tế hiện còn nhiều bất cập, các loại tệ nạn xã hội chưa được ngăn chặn triệt để, nhiều nguồn tài nguyên thiên nhiên bị khai thác cạn kiệt, sử dụng lãng phí và kém hiệu quả. Môi trường thiên nhiên ở nhiều nơi bị phá hoại nghiêm trọng, ô nhiễm và suy thoái đến mức báo động... đang là những vấn đề bức xúc và thách thức lớn đối với các nước ta. Cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên, suy thoái môi trường, suy giảm chất lượng cuộc sống tại các đô thị đang diễn ra với quy mô và cường độ đáng kể do mô hình phát triển GVHD: PGS.TS THÁI VĂN NAM 1 SVTH: LÊ THỊ HỒNG PHÚC
  11. Đánh giá mức độ xanh hóa của cộng đồng dân cư trên địa bàn Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh không bền vững, thiếu sự quan tâm trong việc tích hợp các vấn đề môi trường đô thị và lồng ghép các vấn đề môi trường vào trong quy hoạch phát triển đô thị. Vì vậy, hướng tới sự bền vững về môi trường là xu hướng phát triển của nhiều quốc gia trên thế giới. Xanh hóa là trong quá trình sống của chúng ta luôn suy nghĩ, dùng mọi biện pháp và những hành vi đơn giản của mình để BVMT và cuộc sống của chúng ta với mục đích là để tái sử dụng lại các sản phẩm, tiết kiệm các nguồn năng lượng và giảm bớt lượng rác thải hằng ngày. Trước các vấn đề môi trường nước ta, có nhiều giải pháp được áp dụng từ các nghiên cứu như của Trịnh Thị Thanh Thủy (2008): “Nghiên cứu đề xuất giải pháp phát triển thương mại hàng thực phẩm sạch trong điều kiện Việt Nam là thành viên của tổ chức thương mại” nhằm đánh giá tình hình tiêu dùng xanh của nước ta hiện tại nhưng nghiên cứu chưa đưa ra được biện pháp cụ thể để thực hiện. Ngày nay, vấn đề xanh hóa chủ yếu chỉ được đề cập đến một phần trong các nghiên cứu tăng trưởng xanh như đề tài: “Nghiên cứu và đề xuất một số giải pháp về bảo vệ môi trường và tiết kiệm năng lượng nhằm thúc đẩy tăng trưởng xanh của TP. Hải Phòng”. Trong đề tài này tác giả đã đưa ra được 4 nhóm giải pháp để thúc đẩy tăng trưởng xanh của TP Hải Phòng nhưng tác giả chưa đánh giá được tình hình tăng trưởng xanh của TP Hải Phòng hiện tại để đưa ra được các giải pháp cụ thể để và sát với tình hình của TP Hải Phòng. Hay trong đề tài “Nghiên cứu xây dựng hệ thống các tiêu chí đánh giá tăng trưởng xanh áp dụng thử nghiệm tại Quận 11”, tác giả đã xây dựng được hệ thống các tiêu chí tăng trưởng xanh phù hợp với điều kiện của Quận 11 và đánh giá được tình hình tăng trưởng xanh ở đó nhưng chưa đưa ra được biện pháp cụ thể để thúc đẩy tăng trưởng xanh trên địa bàn Quận 11. Trong khi đó TP. HCM là một khu công nghiệp trọng điểm phía nam với mật độ dân số đông, các vấn nạn về ô nhiễm rác thải, ô nhiễm tiếng ồn, ùn tắc giao thông,… ngày một GVHD: PGS.TS THÁI VĂN NAM 2 SVTH: LÊ THỊ HỒNG PHÚC
  12. Đánh giá mức độ xanh hóa của cộng đồng dân cư trên địa bàn Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh gia tăng nhưng các giải pháp để giảm bớt các vấn nạn này chưa được triển khai cụ thể đến người dân và chưa phát huy hiệu quả tốt nhất. Nằm trong khu vực trung tâm của thành phố ở cửa ngõ thông thương giữa nội thành và vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long với diện tích không lớn nhưng mật độ dân số ở Quận 3 khá đông khoảng 40 người/km2. Vì thế lượng phát sinh chất thải rắn lớn, theo thống kê của dịch vụ công ích Quận 3 thì có khoảng 198.4 tấn rác/ngày được thải ra. Điều này sẽ là một khó khăn và thách thức lớn cho việc triển khai các chính sách, thể chế, quy định của Quận nói chung cũng như tuyên truyền, vận động trong công tác bảo vệ môi trường, định hướng phát triển Quận 3 theo hướng xanh hóa nói riêng. Do đặc điểm của Quận mật độ dân số đông nhưng diện tích lại không lớn gây áp lực trực tiếp đến vấn đề BVMT như: khí thải, rác thải, ùn tắc giao thông, là nơi tập trung nhiều loại hình kinh doanh dịch vụ nên việc tiết kiệm năng lượng còn hạn chế. Chính vì vậy, cần nâng cao công tác nghiên cứu theo con đường xanh hóa, ứng dụng rộng rãi nhằm cải thiện môi trường tự nhiên, xanh hóa sản xuất, xanh hóa lối sống và thúc đẩy tiêu dùng bền vững, từng bước nâng cao chất lượng đời sống nhân dân, xây dựng lối sống thân thiện với môi trường. 2. Tính cấp thiết Để giải quyết được bài toán khó này cũng như hướng cải thiện trong tương lai, việc hạn chế sử dụng nguồn năng lượng truyền thống và mức phát thải gây ô nhiễm môi trường. Chính vì vậy đề tài “Đánh giá mức độ xanh hóa của cộng đồng dân cư trên địa bàn Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh” là rất cần thiết. 3. Mục tiêu nghiên cứu - Phân tích, lựa chọn các tiêu chí đánh giá mức độ xanh hóa của cộng đồng dân cư ở Quận 3. GVHD: PGS.TS THÁI VĂN NAM 3 SVTH: LÊ THỊ HỒNG PHÚC
  13. Đánh giá mức độ xanh hóa của cộng đồng dân cư trên địa bàn Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh - Đánh giá mức độ xanh hóa của cộng đồng dân cư bằng việc so sánh hai phường: phường 6 (phường đã triển khai các hoạt động liên quan đến môi trường) với phường 8 (phường chưa triển khai các hoạt động môi trường) thông qua các tiêu chí đã lựa chọn. - Đề xuất các giải pháp phù hợp để nâng cao mức độ xanh hóa của cộng đồng dân cư trên địa bàn Quận 3. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ❖ Đối tượng nghiên cứu: Phường 6 (phường đã triển khai các hoạt động liên quan đến bảo vệ môi trường và xanh hóa lối sống) trên địa bàn Quận 3. Phường 8 (phường chưa triển khai các hoạt động bảo vệ môi trường nhiều) trên địa bàn Quận 3. ❖ Phạm vi nghiên cứu: địa bàn Quận 3 vì: Quận 3 là một trong những quận nằm trong khu vực trung tâm của thành phố. Có nhiều hoạt động liên quan đến môi trường như: tiêu dùng xanh, treo băng-rôn về BVMT, tuyên truyền các hoạt động phân loại rác tại nguồn; tiết kiệm năng lượng đến người dân,… Dân cư ổn định, mật độ dân số khá cao gây áp lực lớn cho công tác quản lý môi trường ở Quận. 5. Nội dung nghiên cứu của đồ án Nội dung 1: Tổng quan về tài liệu liên quan - Nghiên cứu xây dựng hệ thống các tiêu chí đánh giá tăng trưởng xanh áp dụng thử nghiệm tại Quận 11. - Nghiên cứu xây dựng kế hoạch hành động về tăng trưởng xanh đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh Tây Ninh. GVHD: PGS.TS THÁI VĂN NAM 4 SVTH: LÊ THỊ HỒNG PHÚC
  14. Đánh giá mức độ xanh hóa của cộng đồng dân cư trên địa bàn Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh - Nghiên cứu và đề xuất một số giải pháp về bảo vệ môi trường và tiết kiệm năng lượng nhằm thúc đẩy tăng trưởng xanh của Thành phố Hải Phòng. - Các nhân tố tác động đến mối quan hệ giữa ý định và hành vi tiêu dùng xanh của người tiêu dùng Việt Nam. Nội dung 2: Khảo sát mức độ xanh hóa của cộng đồng dân cư trên địa bàn Quận 3 thông qua: - Lập phiếu khảo sát - Phát phiếu khảo sát đến các hộ dân cư ở hai phường 6 và 8 trên địa bàn Quận 3 TP. HCM Nôi dung 3: Đánh giá mức độ xanh hóa của cộng động dân cư thông qua các tiêu chí đã lựa và so sánh hai phường 6 và 8 trên địa bàn Quận 3 TP. HCM. Nội dung 4: Đề xuất giải pháp để tăng mức độ xanh hóa của cộng đồng dân cư trên địa bàn Quận 3. - Giải pháp tiết kiệm năng lượng, giảm cường độ phát thải khí nhà kính, thúc đẩy sử dụng năng lượng sạch, năng lượng tái tạo. - Giải pháp thực hiện xanh hóa lối sống và thúc đẩy tiêu dùng bền vững. 6. Phương pháp nghiên cứu Đề tài sử dụng các phương pháp chủ đạo là: phương pháp thu thập dữ liệu; phương pháp tổng hợp và phân tích dữ liệu; phương pháp điều tra, khảo sát thông tin; phương pháp đánh giá nhanh; phương pháp lập bảng liệt kê; phương pháp chuyên gia. (Nội dung phương pháp nghiên cứu được trình bày cụ thể trong Chương 2) 7. Ý nghĩa của đồ án - Đề tài đã phân tích lựa chọn được các tiêu chí đánh giá tăng trưởng xanh phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội, môi trường ở Quận 3. GVHD: PGS.TS THÁI VĂN NAM 5 SVTH: LÊ THỊ HỒNG PHÚC
  15. Đánh giá mức độ xanh hóa của cộng đồng dân cư trên địa bàn Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh - Tuyên truyền nâng cao nhận thức cho mọi tầng lớp nhân dân về ý nghĩa, tầm quan trọng của việc sống xanh. - Thúc đẩy tiêu dùng bền vững và xây dựng lối sống xanh, phổ biến các thông tin hữu ích về việc mua sắm và sử dụng các sản phẩm thân thiện với môi trường cho toàn xã hội. GVHD: PGS.TS THÁI VĂN NAM 6 SVTH: LÊ THỊ HỒNG PHÚC
  16. Đánh giá mức độ xanh hóa của cộng đồng dân cư trên địa bàn Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ TÀI LIỆU 1.1 Tổng quan về tình hình tăng trưởng xanh trên thế giới 1.1.1 Tổng quan về khái niệm tăng trưởng xanh trên thế giới [9] Ý tưởng phát triển mô hình tăng trưởng xanh xuất hiện từ những năm 1970 do áp lực của cuộc khủng hoảng năng lượng 1972 - 1973. Tuy nhiên, vấn đề này trở nên cấp bách hơn trong hai thập kỷ gần đây. Vào cuối năm 2008, Chương trình Môi trường của Liên Hợp Quốc (UNEP) đã phát động “Sáng kiến kinh tế xanh” với mục tiêu tăng cường hợp tác quốc tế ứng phó với khủng hoảng tài chính đi đôi với xử lý các vấn đề toàn cầu nhằm hướng tới phát triển bền vững của kinh tế thế giới hậu khủng hoảng. Năm 2009, Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) đã đưa ra chiến lược tăng trưởng xanh. Mặc dù tăng trưởng xanh được đề cập nhiều trong thời gian qua, nhưng cho tới nay vẫn chưa có một định nghĩa thống nhất về tăng trưởng xanh: + UNEP cho rằng, “Một nền kinh tế xanh là nền kinh tế trong đó bao gồm những mối liên hệ sống còn giữa kinh tế, xã hội và môi trường, và trong đó sự chuyển dịch quá trình sản xuất, cơ c0ấu sản xuất và tiêu dùng vừa góp phần làm giảm rác thải, ô nhiễm, sử dụng tài nguyên, nguyên liệu, năng lượng trên một đơn vị sản phẩm, vừa tạo ra những cơ hội việc làm, thúc đẩy thương mại bền vững, giảm nghèo, cải thiện công bằng và phân phối thu nhập”. + Theo OECD, “Tăng trưởng xanh là thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế đồng thời đảm bảo rằng các nguồn tài sản tự nhiên tiếp tục cung cấp các tài nguyên và dịch vụ môi trường thiết yếu cho cuộc sống của chúng ta. Để thực hiện điều này, tăng trưởng xanh phải là nhân tố xúc tác trong việc đầu tư và đổi mới, là cơ sở cho sự tăng trưởng bền vững và tăng cường tạo ra các cơ hội kinh tế mới” + Ủy ban kinh tế - xã hội khu vực Châu Á - Thái Bình Dương của Liên Hợp Quốc (UNESCAP) định nghĩa, “Tăng trưởng xanh (TTX) là chiến lược tìm kiếm sự tối đa hoá trong sản lượng kinh tế và tối thiểu hoá gánh nặng sinh thái. Cách tiếp cận mới tìm GVHD: PGS.TS THÁI VĂN NAM 7 SVTH: LÊ THỊ HỒNG PHÚC
  17. Đánh giá mức độ xanh hóa của cộng đồng dân cư trên địa bàn Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh kiếm sự hài hoà giữa tăng trưởng kinh tế và tính bền vững môi trường bằng việc thúc đẩy những thay đổi cơ bản trong sản xuất và tiêu dùng xã hội”. + Chính phủ Hàn Quốc xác định, "Tăng trưởng xanh là sự tăng trưởng đạt được bằng cách tiết kiệm và sử dụng các nguồn tài nguyên và năng lượng hiệu quả để giảm thiểu biến đổi khí hậu và thiệt hại tới môi trường, tạo ra các động lực tăng trưởng mới thông qua nghiên cứu và phát triển công nghệ xanh, tạo các cơ hội việc làm mới và đạt được sự hài hòa giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường". + Theo Viện Nghiên cứu môi trường thuộc Trường Đại học Tổng hợp Kyoto (Nhật Bản), tăng trưởng xanh đồng nghĩa với việc xây dựng một xã hội carbon thấp đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ và hài hòa giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường. Để thực hiện được nhiệm vụ này cần thiết phải giảm thiểu khí CO2 trong tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế, tăng cường bảo vệ môi trường và nguồn tài nguyên thiên nhiên, gia tăng chất lượng cuộc sống của người dân. + Trong Chiến lược tăng trưởng xanh của Việt Nam, tăng trưởng xanh được xác định là chiến lược thúc đẩy quá trình tái cấu trúc và hoàn thiện thể chế kinh tế theo hướng sử dụng hiệu quả hơn tài nguyên thiên nhiên, nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế, thông qua tăng cường vào đổi mới công nghệ, vốn tự nhiên, công cụ kinh tế. Từ đó góp phần ứng phó với biến đổi khí hậu, giảm nghèo và đảm bảo phát triển kinh tế bền vững. Các khái niệm của các tổ chức khác nhau có cách diễn đạt khác nhau về tăng trưởng xanh. Tựu trung lại tăng trưởng xanh là: (1) tăng trưởng kinh tế sạch, thân thiện với môi trường, giảm phát thải khí nhà kính để giảm thiểu biến đổi khí hậu; (2) tăng trưởng kinh tế theo chiều sâu, hao tổn ít nhiên liệu, tăng cường các ngành công nghiệp sinh thái, đổi mới công nghệ; (3) tăng trưởng kinh tế bền vững, xóa đói giảm nghèo và phát triển công bằng. GVHD: PGS.TS THÁI VĂN NAM 8 SVTH: LÊ THỊ HỒNG PHÚC
  18. Đánh giá mức độ xanh hóa của cộng đồng dân cư trên địa bàn Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh 1.1.2 Tình hình nghiên cứu về tăng trưởng xanh trên thế giới 1.1.2.1 Kế hoạch Grenelle Môi trường của Pháp [15] Từ đầu những năm 2000, vấn đề phát triển bền vững và tăng trưởng xanh đã được chú trọng ở Pháp với rất nhiều chính sách như Luật Định hướng về Quy hoạch và Phát triển bền vững lãnh thổ ra đời năm 1999, các đạo luật điều chỉnh vấn đề chống hiệu ứng nhà kính và phòng ngừa rủi ro liên quan đến sự nóng lên toàn cầu năm 2001. Từ năm 2002 đến 2006, Chiến lược Phát triển bền vững quốc gia đã chính thức được triển khai trong Hội nghị chính phủ đầu tiên về Phát triển bền vững (12/2002) dưới sự chủ trì của Thủ tướng Chính phủ. Hội nghị này đã quyết định thành lập Uỷ ban liên Bộ Phát triển bền vững (ICSD) và Hội đồng Quốc gia Phát triển bền vững (CNDD). Tuy nhiên, phải đến năm 2007, với việc xây dựng một tiến trình quy mô nhằm thúc đẩy tăng trưởng xanh (còn gọi là tiến trình Grenelle Môi trường - Grenelle Environnement) thì tăng trưởng xanh mới thực sự đi vào việc hoạch định chính sách của Pháp. Thuật ngữ “Grenelle” bắt nguồn từ những thỏa thuận lịch sử đạt được tại Grenelle về vụ khủng hoảng kinh tế - xã hội Pháp vào tháng 5/1968. Sau thời điểm này, “Grenelle” được giới chính trị và báo chí sử dụng để chỉ những cuộc tranh luận đa phương giữa các đại diện từ chính phủ, các hiệp hội nghề nghiệp và các tổ chức phi chính phủ. Ví dụ, Grenelle về y tế, Grenelle về đào tạo... Trên thực tế, Grenelle Môi trường chính là cách gọi tắt của tiến trình xây dựng nền kinh tế xanh ở Pháp, với khởi đầu là một loạt những cuộc gặp gỡ chính trị nhằm đưa ra những quyết định dài hạn về vấn đề môi trường, phát triển bền vững, sau đó là tiến trình xây dựng các quy chế, các biện pháp từ những quyết định này và áp dụng vào thực tế nhằm đạt được sự tăng trưởng xanh và bền vững. Grenelle Môi trường chính thức được Bộ trưởng Bộ Sinh thái, Quy hoạch và Phát triển bền vững Pháp Alain Juppé công bố ngày 18/5/2007 và được Tổng thống Nicolas ký quyết định thành lập ngày 21/5/2007. GVHD: PGS.TS THÁI VĂN NAM 9 SVTH: LÊ THỊ HỒNG PHÚC
  19. Đánh giá mức độ xanh hóa của cộng đồng dân cư trên địa bàn Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh Kể từ diễn đàn về môi trường Grenelle của Pháp ra đời, nước này đã giữ vị trí then chốt trong tiến trình tăng trưởng xanh của thế giới. Trong số những nước phát triển, kế hoạch đối phó khủng hoảng kinh tế của Pháp tập trung đáng kể vào chiều hướng xanh: 1/3 kế hoạch đối phó khủng hoảng nhằm vào những biện pháp xanh (Mỹ chỉ là 13%) và một cam kết tài chính có giá trị cao dành cho những biện pháp này (110 tỷ euro trong 12 năm, so với 70 triệu euro của Mỹ trong 10 năm). Tổng cộng trong 10 năm, kể từ khi gói kích thích kinh tế được đưa ra (2009), gần 450 tỷ euro sẽ được đầu tư vào nhà ở, vận tải, năng lượng tái tạo, bảo vệ đa dạng sinh học, quản lý nước và rác thải, song song với chính sách khuyến khích tiêu dùng có trách nhiệm 2 . Bên cạnh những kế hoạch thúc đẩy về mặt ngân sách, Grenelle Môi trường đã tiếp cận vấn đề tăng trưởng xanh bằng cách thiết lập các mục tiêu khác nhau đối với tất cả các lĩnh vực như biến đổi khí hậu, đa dạng sinh học và tài nguyên thiên nhiên, sản xuất và tiêu thụ bền vững, thúc đẩy mô hình phát triển bền vững thuận lợi cho tính cạnh tranh và việc làm, quản lý chất thải. Theo báo cáo của Ủy ban Phát triển môi trường Pháp tháng 6 năm 2010, Pháp có tiềm năng lớn phát triển năng lượng tái tạo. Thị phần của năng lượng tái tạo trong tổng tiêu thụ nguyên liệu ở Pháp là gần 7% trong năm 2008. Tỷ lệ này đã giảm nhẹ đầu những năm 2000 và đang hồi phục với sự xuất hiện của các lĩnh vực mới như năng lượng sinh khối, năng lượng gió, năng lượng mặt trời. Hai lĩnh vực truyền thống chính là gỗ củi và thủy điện vẫn chiếm gần 3/4 tiêu thụ năng lượng tái tạo. Ý thức được vai trò của lĩnh vực này với tăng trưởng xanh và phát triển kinh tế, Nhà nước đã xây dựng các ưu đãi cho phép thị trường năng lượng tái tạo phát triển bằng các tín dụng thuế, trái phiếu mua điện từ năng lượng tái chế, áp dụng việc xây dựng thương hiệu cho các công nghệ năng lượng tái tạo. Dự báo năng lượng tái tạo sẽ tăng từ 10,3% đến 23% trong tổng tiêu thụ năng lượng đến năm 2020. Tuy nhiên, các chi phí đầu tư cho năng lượng tái tạo và thời gian hoàn vốn (ít nhất 10 năm) là những rào cản đối với sự phát triển của các dự án cạnh tranh mới so với các dự án năng lượng trước đây. GVHD: PGS.TS THÁI VĂN NAM 10 SVTH: LÊ THỊ HỒNG PHÚC
  20. Đánh giá mức độ xanh hóa của cộng đồng dân cư trên địa bàn Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh Về mặt hình thức, Grenelle Môi trường đã cho phép tập hợp đông đảo ý kiến của toàn thể các bộ phận dân cư đóng góp vào kế hoạch tăng trưởng xanh đến trực tiếp với Nhà nước. Sự khuyến khích gặp gỡ giữa các hiệp hội và Công đoàn sẽ mở đường cho các đồng thuận trong tương lai. Trên thực tế, một nghiên cứu của Bộ Phát triển bền vững về tác động kinh tế của Grenelle Môi trường khẳng định rằng, các biện pháp thực hiện trong vòng 15 chương trình lớn của Grenelle cho đến 2020 sẽ cần khoảng 440 tỷ euro đầu tư, trong đó nhà nước và các địa phương tài trợ lên đến 170 tỷ euro và 40/45% là tự túc. Và sẽ có 600.000 việc làm được tạo mới từ 2009 đến 2020. Những công việc này chủ yếu trong xây dựng cơ sở hạ tầng, công nghiệp và năng lượng tái tạo. Cho đến 2020, tiêu thụ nhiệt năng (dầu, gas...) giảm 25%, trong đó 19% nhờ vào Grenelle.7 Tính đến tháng 11/2010, 77% biện pháp mà Grenelle Môi trường đưa ra ban đầu đã và đang được thực hiện. Nhờ vào những thế mạnh sẵn có (hàng không, dịch vụ quản lý nước và rác thải, công nông nghiệp), nước Pháp thực sự có một vị trí hàng đầu trong những lĩnh vực tăng trưởng xanh như: tái chế và quản lý rác; nước và vệ sinh môi trường; đo lường và ứng dụng vệ tinh; công trình xây dựng ít chịu tác động của môi trường; nhiên liệu sinh học thế hệ đầu tiên. Trong lĩnh vực năng lượng tái tạo, hiệu suất lắp đặt năng lượng gió tăng 91% từ 2007 đến 2010 (hơn 5.000 MW). Hiệu suất lắp đặt năng lượng mặt trời tăng 1,5 lần đối với địa nhiệt và 7 lần đối với pin quang điện trong cùng kỳ. Một nghiên cứu 9 cũng nêu rõ sự gia tăng đột phá của nguyên liệu sinh học (100%) và 260.000 việc làm mới đã được tạo ra nhờ phát triển năng lượng tái tạo. Ngoài ra, để phát triển năng lượng mặt trời và gió, Chính phủ đã ấn định giá cao cho những sản phẩm này. Tuy nhiên từ 2009 đến 2011, sự suy sụp của hệ thống tài chính đã khiến giá mua bán được ấn định này giảm rất nhiều lần và gây nên nhiều phản ứng tiêu cực từ bộ phận này. GVHD: PGS.TS THÁI VĂN NAM 11 SVTH: LÊ THỊ HỒNG PHÚC
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1