Đồ án tốt nghiệp: Nghiên cứu sản xuất nến thơm quy mô phòng thí nghiệm
lượt xem 10
download
Nội dung đồ án trình bày việc sản xuất nên thơm từ các nguồn nguyên liệu thiên nhiên quy mô phòng thí nghiệm. Để hiểu rõ hơn mời các bạn tham khảo chi tiết nội dung đồ án này.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đồ án tốt nghiệp: Nghiên cứu sản xuất nến thơm quy mô phòng thí nghiệm
- BỘ GIÁO DỤC V À ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÀ RỊA-VUNG TÀU H ầQ 2 O dơ BARIA VUNGTAU O U NIVERSITY C a p .Sa in t fA rQ iJis § I r à o ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ạ u> g 0 NGHIÊN CỨU SẢN XUẤT NẾN THƠM QUY MÔ PHÒNG THÍ NGHIỆM © O'- ề' H Trình độ đào tạo: Đại học O" H 2 Ngành: Công nghệ Kỹ thuật H óa học O gM •M > Chuyên ngành: H óa dầu G iảng viên hướng dẫn: TS. Đỗ N gọc M inh Sinh viên thực hiện: Trương Bảo Gum H M SSV: 12030032 Lớp: D H 13HD tr Ễ ƠQ T ƠN Ợ g< i to o
- Phụ lục 2 TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÀ RỊA-VŨNG TÀU VIỆN KỸ THUẬT - KINH TẾ BIỂN PHIẾU GIAO ĐỀ TÀI ĐỒ ÁN/ KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP (Đính kèm Quy định về việc tổ chức, quản lý các hình thức tốt nghiệp ĐH, CĐ ban hành kèm theo Quyết định số 585/QĐ-ĐHBRVT ngày 16/7/2013 của Hiệu trưởng Trường Đại học BR-VT) Họ và tên sinh viên: TRƯƠNG BẢO GUM ................ N gày sinh: 07/07/1993 M SSV : 12030032.......... Lớp: D H 1 3 H D ............................................. Địa chỉ : 601, Long Hòa 1, Long Hòa, Phú Tân, A n G ian g............ E-mail : minhtruong07071993 @ gm ail.com Trình độ đào tạo : Đại h ọ c ......................................................................................... Hệ đào tạo : Chính q u y..................................................................................... Ngành : Công nghệ K ỹ thuật Hóa học Chuyên ngành : Hóa dầu 1. Tên đề tài: NGHIÊN CỨU SẢ N X U Ấ T N Ế N THƠM Q U Y MÔ PHÒNG THÍ NGHIỆM. 2. G iảng viên hướng dẫn: TS. Đ ỗ N gọc Minh 3. N gày giao đề tài: 10/02/2017 4. N gày hoàn thành đồ án/ khoá luận tốt nghiệp: 10/06/2017 Bà Rịa-Vũng Tàu, ngày 10 tháng 02 năm 2017 G IẢ N G V IÊ N H Ư Ớ N G D Ẫ N sinH Viên thực hiện (Ký và ghi rõ họ tên) (Ký và ghi rõ họ tên) TS. Đ ỗ N gọc Minh TRƯƠNG BẢO GUM TRƯỞNG BỘ M ÔN TRƯỞNG KHOA (Ký và ghi rõ họ tên) (Ký và ghi rõ họ tên) TS. TỐNG THỊ MINH THU TS. N G U Y Ễ N HOÀNG TRÂN
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan, đồ án tốt nghiệp do tôi hoàn thành dưới sự hướng dẫn của TS. Đỗ Ngọc Minh. Các kết quả trình bày trong đồ án này hoàn toàn do tôi thực hiện. Nội dung đồ án có tham khảo một số thông tin từ các nguồn khác nhau như sách, internet được liệt kê trong phần tài liệu tham khảo. Bà Rịa - Vũng Tàu, ngày 10 tháng 06 năm 2017 Sinh viên thực hiện Trương Bảo Gum
- LỜI CẢM ƠN Trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thành đồ án tốt nghiệp với đề tài “Nghiên cứu sản xuất nến thơm quy mô phòng thí nghiệm” tôi đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ từ quý thầy, cô, gia đình và bạn bè. Trước hết, tôi xin được gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến TS. Đỗ Ngọc Minh, người đã tận tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Tôi cũng cảm ơn thầy Nguyễn Văn Toàn đã tạo mọi điều kiện tại phòng lab để tôi thực hiện đề tài một cách tốt nhất. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến toàn thể các thầy, cô trong Ngành Công nghệ Kỹ thuật Hóa học, Viện Kỹ thuật - Kinh tế biển, Trường Đại học Bà Rịa - Vũng Tàu đã truyền đạt kiến thức và kỹ năng quý báu cho tôi trong suốt thời gian học vừa qua. Có được ngày hôm nay, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ba, Mẹ và gia đình đã luôn tạo điều kiện về vật chất và luôn ủng hộ, động viên tôi. Ngoài ra, tôi xin chân thành cảm ơn đến tất cả các bạn sinh viên lớp Hóa dầu DH13HD đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong những năm học vừa qua. Xin chân thành cảm ơn!
- MỤC LỤC DANH MỤC HÌNH ............................................................................................iii DANH MỤC BẢNG........................................................................................... iv 1.1. Giới thiệu chung về nến thơm................................................................. 4 1.2. Thành phần...............................................................................................10 1.2.1. Sáp.......................................................................................................10 1.2.2. Stearin.................................................................................................16 1.2.3. Tim nến...............................................................................................16 1.2.4. Khuôn nến...........................................................................................17 1.2.5. Phẩm thơm .........................................................................................17 1.2.6. Phẩm màu...........................................................................................19 1.3. Lợi ích....................................................................................................... 21 1.4. Tác hại...................................................................................................... 24 1.5. An toàn khi sử dụng nến....................................................................... 27 1.6. Cách thức dùng nến................................................................................ 32 1.7. Các phương pháp sản xuất tinh dầu.....................................................34 1.7.1 Phương pháp tẩm trích bằng dung môi dễ bay hơi........................34 1.7.2. Phương pháp chưng cất hơi nước...................................................37 1.7.3. Các phương pháp mới trong trích ly tinh dầu................................45 1.8. Phương pháp sản xuất nến thơm quy mô phòng thí nghiệm...............49 CHƯƠNG 2. THỰC n g h i ệ m ....................................................................... 50 2.1. Chiết xuất tinh dầu sả............................................................................. 50 2.1.1. Nguyên liệu và dụng c ụ .................................................................... 50 2.1.2. Quy trình chiết xuất tinh dầu..........................................................50 2.1.3. Đánh giá cảm quan........................................................................... 52 2.1.4. Xác định thành phần hóa học của tinh dầu sả bằng GC/MS.......53 2.2. Quy trình sản xuất nến thơm quy mô phòng thí nghiệm.....................53 i
- 2.2.1. Nguyên liệu và dụng c ụ ................................................................... 53 2.2.2. Quy trình làm nến............................................................................. 54 2.2.3. Ảnh hưởng hàm lượng phụ gia lên chất lượng nến thơm.............55 CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN...................................................56 3.1. Chiết xuất tinh dầu sả............................................................................. 56 3.1.1. Năng suất chiết xuất và đánh giá cảm quan...................................56 3.1.2. Xác định thành phần hóa học tinh dầu bằng phương pháp GC/MS ....................................................... ......................... ................. .................. 56 3.2. Sản xuất nến thơm.................................................................................. 58 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.......................................................................... 60 PHỤ LỤC........................................................................................................... 61 TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................ 62 ii
- DANH MỤC HÌNH Hình 1.1. Nến thơm....................................................................................................... 5 Hình 1.2. Nến nghệ thuật..............................................................................................7 Hình 1.3. Sáp Paraíỉn.................................................................................................. 11 Hình 1.4. Sáp đậu nành............................................................................................... 14 Hình 1.5. Sáp gel..........................................................................................................15 Hình 1.6. Chưng cất bằng nước................................................................................. 41 Hình 1.7. Chưng cất nưới và hơi............................................................................... 42 Hình 1.8. Chưng cất bằng hơi nước.......................................................................... 43 Hình 1.9. Chưng cất bằng bộ dụng cụ thủy tinh Clevenger................................... 44 Hình 2.1. Quy trình chiết tách tinh dầu sả bằng phương pháp chưng cất lôi cuốn hơi nước trong phòng thí nghiệm............................................................................. 51 Hình 2.2. Quy trình làm nến đơn giản hóa.............................................................. 54 iii
- DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1. Thành phần phần trăm các chất có trong sáp đậu nành........................ 14 Bảng 2.1. Hàm lượng phụ gia (giọt) thêm vào sáp nóng chảy...............................55 Bảng 3.1. Thành phần hóa học của tinh dầu sả....................................................... 56 Bảng 3.2. So sánh thành phần hóa học của tinh dầu sả thu được trong đồ án với các công trình khác.....................................................................................................57 Bảng 3.3. Kết quả phân tích các mẫu nến thơm .................................................. 58 iv
- Nghiên cứu sản xuât nên thơm quy mô PTN Trương Bảo Gum LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính câp thiêt của đề tài Sau một ngày làm việc vât vả, ai trong chúng ta đều cần một khoảng thời gian nghỉ ngơi để phục hồi tinh thần cũng như sinh lực. Hiện nay, tồn tại nhiều hình thức khác nhau để giải tỏa căng thẳng, một trong số đó là thư giãn bằng nên thơm. Hiện nay, trên thị trường các nên thơm được sản xuât bằng quy mô công nghiệp đi từ nguồn nguyên liệu dầu mỏ, tiêu biểu là các paraffin làm sáp nên và đồng đẳng của benzen nhằm tạo mùi thơm điều này rât có hại đối với sức khỏe con người. Vì vậy, để khắc phục tình trạng về các tác hại của nên thơm công nghiệp, thì cần phải sản xuât nên thơm từ nguồn nguyên liệu thiên nhiên - như dầu đậu nành, cùng tinh dầu chiêt xuât để đem lại những lợi ích thiêt thực nhât cho người sử dụng. 2. Tình hình nghiên cứu Trong quá trình tìm kiêm thông tin và tài liệu thì hiện nay vẫn chưa có công bố nào mô tả chính xác tỷ lệ khối lượng các nguyên liệu câu thành nên thơm. Điều này có thể giải thích bởi tính bảo mật công thức thương mại của nên thơm. Tình hình sản xuât nên thơm trong nước: Việt Nam là một nước nông nghiệp lạc hậu kéo dài, các tầng lớp tăng lữ kể cả đạo Kito và đạo Phật cũng là tầng lớp nghèo nên việc sử dụng nên rât hạn chê về số lượng chưa nói đên mẫu mã. Văn hóa nên chưa du nhập vào Việt Nam, suốt một thời kỳ dài dân tộc ta tập trung sức người sức của cho các cuộc kháng chiên chông xâm lược giành tự do cho dân tộc nên đủ ăn đã là một cố gắng lớn. Trong những tháng năm bao câp khó khăn, nên là một vật không những là xa xỉ mà thậm chí còn không phù hợp 1
- Nghiên cứu sản xuât nên thơm quy mô PTN Trương Bảo Gum với cuộc sống. Hiện nay tại Việt Nam có 6 nhà máy sản xuât nên được đầu tư hiện đại, sản xuât theo dây chuyền công nghệ 100% vốn nước ngoài đặt tại Nam Hà, Hải Phòng, Đà Nẵng, Thanh Hóa nhưng sản phẩm không bán tại Việt Nam. Ngoài ra, cũng có một số cơ sở sản xuât nên trong nước như: Quang Minh, Yên Viên, Đèn cầy Nam Bộ với phương pháp sản xuât lạc hậu, đổ máy đơn giản nhưng không áp dụng công nghệ về phần đầu nguyên liệu, không cho phụ gia, không lọc sáp nên màu nên xâu, chât lượng không đảm bảo, cháy bị xả sáp, bị gục đầu bâc, bị khói. Hiện tại trên lĩnh vực nên thơm nghệ thuật tại Việt Nam thì Tp.HCM đang là một thị trường đầy tiềm năng và màu mỡ. Tình hình sản xuât nên thơm trên thê giới: Trên thê giới, văn hóa nên đã có hàng ngàn năm lịch sử, thói quen dung nên đã đi sâu vào tiềm thức người tiêu dung, ngoài việc dung nên tạo sự sang trọng, làm sạch không khí, tạo khung cảnh lãng mạn. Nên còn dung ban ngày ở những nơi phân chia đẳng câp, thứ hạng tiêu dung như ở những khách sạn, nhà hàng cao câp. Người tiêu dung ở những nơi văn hóa nên phát triển như Châu Âu, Châu Mỹ, khi vào siêu thị thì nơi tới đầu tiên chính là quầy trưng bày và bán các sản phẩm nên. Tại gia đình, nên được đốt ngoài vườn, ngoài sảnh, hành lang, cầu thang, bêp, phòng ăn, phòng nghỉ và đặc biệt là phòng tắm. Về sản xuât chỉ, chỉ tại một nhà máy nhỏ diện tích bằng 500 m2, mỗi năm một công ty của Anh đặt tại Hồng Kông cho ra đời 500 tân sản phẩm, một nhà máy của Nhật Bản tại Việt Nam (đầu tư 100% vốn nước ngoài) cho xuât xưởng 3 container 40 tân/tháng và không có sản phẩm nào bán tại Việt Nam. Về giá thành, 1 cây nên nước ngoài sản xuât (Mỹ, Tây Âu) so với 1 cây nên Việt Nam sản xuât chât lượng tương đương của nước ngoài gâp 3 lần. [21] 2
- Nghiên cứu sản xuât nên thơm quy mô PTN Trương Bảo Gum 3. Mục đích nghiên cứu Sản xuât nên thơm từ các nguồn nguyên liệu thiên nhiên quy mô phòng thí nghiệm. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu + Chiêt tách tinh dầu sả. + Chê tạo nên thơm hương sả. 5. Phương pháp nghiên cứu + Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu. + Phương pháp thực nghiệm. 6. Dự kiên kêt quả nghiên cứu Nên thơm hương sả. 7. Câu trúc của ĐA/KLTN Đồ án tốt nghiệp gồm 3 chương (Tổng quan tài liệu, Thực nghiệm và Kêt quả), 60 trang, 12 hình và 5 bảng. 3
- Nghiên cứu sản xuât nên thơm quy mô PTN Trương Bảo Gum CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Giới thiệu chung về nến thơm [10] Nên là một khối rắn của nhiên liệu, thường là sáp, có tim ở giữa để thắp sáng và đôi khi sử dụng nhiệt. Ngày nay, nên hầu hêt được làm từ sáp parafin. Ngoài ra cũng có thể được làm từ sáp đậu nành, sáp ong, mỡ động v ật... Nên thực sự được sản xuât và phục vụ đại trà từ khi con người tìm ra và tinh lọc được dầu mỏ tự nhiên. Trong quá trình lọc dầu ngoài sản phẩm chính là dầu khoáng, còn có hàng trăm sản phẩm phụ dùng trong các ngành công nghiệp khác như mỹ phẩm, hóa c h â t . Parafin và gel là một trong những sản phẩm phụ của dẩu mỏ nhưng nó là nguyên liệu chính chủ đạo trong ngành sản xuât nên. Ngoài paraíỉn và gel, ngày nay để làm nên người ta còn sử dụng sáp đậu nành, là một loại nguyên liệu tự nhiên có màu trắng đục, lành tính và có mùi thơm tự nhiên. Nên paraíỉn và sáp đậu nành gồm nên cây, nên trụ, nên đèn trà, nên thả nước, nên hoa, nên lễ hội và nên có vật đựng (gel) có loại đứng được (gel mật độ cao), loại không đứng được (gel mật độ thâp). Để tăng sức hâp dẫn của nên, người ta pha màu sắc cũng như hương thơm cho nó và do vậy tạo ra các cây nên có kích thước, màu sắc cũng như hương thơm độc đáo khác nhau. Vì vậy, ngoài vai trò thắp sáng, nên còn là một sản phẩm mỹ thuật dùng để trang trí ở những nơi trang trọng nhât. Một hình ảnh của nên thơm được trình bày ở hình 1.1. Sự lãng mạn của ánh nên lung linh và mùi thơm thoang thoảng của nên hiện đang được rât nhiều gia đình ưa chuộng. Tuy nhiên, nêu lạm dụng quá mức, mùi thơm của nên sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ đên sức khỏe. Nên thơm có rât nhiều chủng loại và mùi hương khác nhau. Nên thơm cũng đa dạng không kém 4
- Nghiên cứu sản xuât nên thơm quy mô PTN Trương Bảo Gum gì nước hoa. Giá cả của nên thơm cũng chênh lệch rât nhiều từ vài nghìn đên vài trăm nghìn đồng, thậm chí còn lên đên bạc triệu. Song, với nên được sản xuât bằng thủ công thường có mùi rât hắc do mùi hương được sử dụng là hương liệu tổng hợp. Còn nên đắt tiền thì hương dễ chịu hơn nhưng nêu sử dụng nhiều thì cũng gây đau đầu. Hình 1.1. Nên thơm. PGS.TS. Phạm Gia Điền, Viện Hóa học Việt Nam, cho biêt, nguyên nhân gây độc của các loại nên thơm là do tim nên làm bằng lõi chì, nhât là loại nên có xuât xứ không rõ ràng. Một số nên thơm có thể chứa một số phụ gia để kéo dài thời gian cháy. Những dây kim loại (thường là chì) để làm tim nên giúp nên có ngọn lửa đẹp, cháy lâu, tim nên không chât này cũng có thể gây hại cho sức khỏe. Về ảnh hưởng mùi thơm từ hương liệu của nên thơm, khoa học thê giới đã chứng minh: Ước tính khoảng 2% dân số mắc phải chứng dị ứng với hương liệu. Những tác dụng phụ hay gặp của hương liệu là viêm xoang, đau đầu, nghẹt mũi, ngứa họng, đau mắt, gây choáng ngợp, gây tổn thương hệ thần kinh trung ương, ảnh hưởng đên quá trình mang thai, chứng hay quên, bệnh ung th ư ... 5
- Nghiên cứu sản xuât nên thơm quy mô PTN Trương Bảo Gum Đặc biệt, rât nhiều chât trong nên thơm lại là độc tính đối với cơ thể như: toluen (C6H5CH3), aceton (CH3COCH3), formandehid (HCHO), dẫn xuât của benzen, metylen clorur (CH2Cl2). Trong đó nhiều chât đã được chứng minh gây ung thư, dị tật bẩm sinh, vô sinh, tổn thương hệ thần kinh... Tác hại thường thây của việc lạm dụng hương thơm là nó có thể gây kích thích các cơn hen suyễn nhiều khi rât trầm trọng ở cả người lớn và trẻ em, thường xảy ra với các loại nên có mùi thơm tổng hợp từ hóa chât. Tât nhiên không phải cứ dùng nên thơm là gây độc, hoặc ảnh hưởng sức khỏe ngay lập tức. Các nhà nghiên cứu cho rằng thỉnh thoảng dùng nên thì không có hại, nhưng ngày nào cũng dùng thì rât nguy hiểm. TS. Trần Hữu Hoan, Viện Hóa học Công nghiệp Việt Nam, cho biêt: mùi càng thơm thì càng có nhiều hóa chât độc hại, vì vậy tốt nhât nên tránh xa các loại có mùi thơm, đặt biệt là mùi thơm được tổng hợp bằng hóa chât. Người tiêu dùng không nên quá tin vào những quảng cáo là nên thơm được sản xuât từ hương liệu tự nhiên. Có một thực tê là, rât khó sản xuât nên dùng hoàn toàn từ tinh dầu tự nhiên vì chúng rât đắt tiền lại kêt hợp không tốt với sáp nên. Tinh dầu tự nhiên thường dễ bay hơi và không thể dùng để làm nên nêu không pha thêm chât ổn định. Cần lưu ý là trong quá trình sống thì cơ thể tích lũy các hóa chât có mùi theo thời gian đên mức đủ nhiều thì khi chỉ hít vào thêm một lượng nhỏ thì cũng có thể gây bệnh. Nên nghệ thuật đối với người tiêu dùng Việt Nam đã trở nên quen thuộc, đặt biệt là trong các quán cà phê, nhà hàng, khách s ạ n . Thành phố Hồ Chí Minh hiện đang là thị trường nên thơm nghệ thuật đầy tiềm năng. Nên cao câp có mặt tại thị trường này chủ yêu được nhập từ châu Âu là các loại nên truyền thống đều có màu sắc đẹp, hương thơm, bao bì chât lượng cao, được bày bán chủ yêu ở 6
- Nghiên cứu sản xuât nên thơm quy mô PTN Trương Bảo Gum các siêu thị sang trọng như Diamond Plaza, Zen Plaza, Thuận Kiều Plaza.. .Một hình ảnh nên nghệ thuật được trình bày ở hình 1.2. Hình 1.2. Nến nghệ thuật. Trong những năm bao cấp khó khăn, nến là một vật dụng không những là xa xỉ mà thậm chí còn không phù hợp với cuộc sống. Trong những năm trở lại đây, với đường lối đổi mới của Đảng và Chính phủ, đời sống nhân nhân ngày càng đi lên, người dân không những đốt nến tại đền, đình chùa, nhà thờ, ma chay... mà nến còn được sử dụng trong gia đình vào những dịp vui, dùng trong các nhà hàng, khách s ạ n . Với cuộc sống đi lên thì bữa ăn không còn đòi hỏi đầy đủ chất mà người tiêu dùng Việt Nam còn đòi hỏi một không khí sang trọng và lãng mạn trong bữa ăn. Để một bàn tiệc có khung cảnh thật sang trọng và lãng mạn, việc cắm hoa không còn đủ nữa, đi với hoa cần phải có sự lung linh huyền dịu của cây nến. Đặc biệt trong những năm gần đây, khi đời sống xã hội của người dân Việt Nam ngày càng được nâng cao rõ rệt thì nhu cầu thưởng thức nghệ thuật vui chơi giải trí cũng được nâng cao, người tiêu dùng cũng đã biết đến nến thơm nghệ thuật như một công cụ giải trí và thưởng thức nghệ thuật. Người tiêu dùng Việt 7
- Nghiên cứu sản xuât nên thơm quy mô PTN Trương Bảo Gum Nam biêt đên nên như một nhu cầu thiêt yêu không thể thiêu trong đời sống sinh hoạt hằng ngày (trong bữa cơm thân mật, trong phòng khách âm cúng), trong vui chơi giải trí và các hoạt động văn hóa khác (trong quán cà phê, nhà hàng, khách sạn, trong các chương trình biểu diễn, quảng cáo, đám cưới, tiệc...). Bên cạnh đó, thị trường Mỹ và châu Âu là thị trường tiềm năng rât lớn đối với các nhà sản xuât nên tại Việt Nam. Lượng nên tiêu thụ ở các nước này rât lớn, trong khi đó Việt Nam lại có lợi thê giá công nhân rẻ nên có rât nhiều khách hàng châu Âu, Mỹ đã tìm đên Việt Nam để tìm nguồn cung câp nên. Mặt khác, Trung Quốc vốn là nhà cung câp nên chủ yêu cho thị trường Mỹ. Nhưng hiện nay, Mỹ mới đưa ra luật thuê mới để hạn chê nguồn hàng nhập từ Trung Quốc vào thị trường Mỹ. Vì vậy, các khách hàng Mỹ tìm đên Việt Nam tìm nguồn cung câp nên ngày càng nhiều, các nhà sản xuât nên ở Trung Quốc cũng đổ sang Việt Nam để tìm hàng thay thê. Các loại nên cao câp có mặt tại thị trường thành phố Hồ Chí Minh về nguồn gốc nhập chủ yêu từ châu Âu là các loại nên truyền thống. Đa số có mùi, màu sắc, bao bì chât lượng cao, được bày chủ yêu ở các siêu thị sang trọng với các sản phẩm của Đức, Pháp, giá thành chủ yêu bán theo dạng quà tặng chứ chưa phải tiêu dùng. Đông Nam Á có hàng nhập chủ yêu từ Hàn Quốc với nên truyền thống, Thái Lan với các loại nên có đường vằn bí ẩn trang trí hoa k h ô . Nên này đường nét trang trí, màu sắc và bao bì đầy tính thẩm mỹ, giá bán cao tương đương với nên nhập khẩu từ Châu Âu với loại sản phẩm có hương liệu. Nên Trung Quốc gồm hai loại nên parafin và nên gel. Kiểu dáng, màu sắc, mẫu mã tương tự các sản phẩm có ở thị trường phía Bắc. Đa số mẫu mã đều là các sản phẩm kém về tính thẩm mỹ. Về chât lượng thì giống như điểm yêu 8
- Nghiên cứu sản xuât nên thơm quy mô PTN Trương Bảo Gum chung của các công ty nên nội địa, sản phẩm được hình thành từ nguyên liệu không phù hợp, không có phụ gia cần thiêt, hương liệu không phải loại dùng cho nên, thậm chí là phản cảm cho người tiêu dùng. Loại nên gel có nhiều mẫu mã bắt mắt về vật dụng, về bố cục trang trí bên trong, giá cả hợp lý. Tuy nhiên, gel dùng trong sản phẩm là loại gel mật độ thâp, gây khó khăn cho việc vận chuyển cũng như không kéo dài thời gian cháy do tim không đứng được. Nên hàng nội địa có nhiều, tuy nhiên thông qua sản phẩm có thể nhận thây rõ đó là những sản phẩm được sản xuât chủ yêu từ các cơ sở nhỏ lẻ, không có kinh nghiệm, không có công nghệ trong việc sản xuât nên. Đa số chủng loại đều nhằm phục vụ cho hiêu, hỷ hoặc tôn giáo thuần túy, các sản phẩm dùng làm quà tặng (rât ít) được thiêt kê theo mẫu mã, màu sắc của Trung Quốc, Thái Lan. Đáng kể nhât trong dòng nên nội địa là các sản phẩm của công ty Quang Minh, cơ sở sản xuât Hoa Đăng. Tuy nhiên, Quang Minh từ khi sáp nhập với một công ty Philippine đã mât đi thương hiệu, hiện đang bị khống chê đầu ra ở nội địa bởi công ty mẹ, kể từ khi sáp nhập, bao bì sản phẩm của nên Quang Minh đã tiên bộ hơn rât nhiều. Tuy nhiên, chât lượng sản phẩm vẫn chưa được cải thiện. Chât lượng của nên Trung Quốc và nên của các công ty nội địa trên đều rât kém về thời gian cháy cũng như khả năng chịu nhiệt, chịu gió. Các sản phẩm nên của Trung Quốc và nội địa được bày bán tại các siêu thị câp thâp hơn, tại các quầy văn hóa phẩm, quà tặng.. .Để có mặt tại các cửa hàng cao câp thì người bán hàng và nhà sản xuât cần bố cục lại cách sắp đặt, trang trí thêm cho sản phẩm nhằm làm người tiêu dùng nhìn bắt mắt hơn, biên sản phẩm thuần túy nên ban 9
- Nghiên cứu sản xuât nên thơm quy mô PTN Trương Bảo Gum đầu thành món quà tặng, đồ trang trí, biên đổi sản phẩm nguyên liệu gốc thành một sản phẩm mới nhưng giá trị thẩm mỹ cao hơn. 1.2. Thành phần 1.2.1. Sáp a. Sáp paraffin [2, 13] Parafin là tên gọi chung cho nhóm hydrocarbon dạng alkan với phân tử lượng lớn có công thức tổng quát CnH2n+2. Trong tiêng Anh thì dạng lỏng của parafin được gọi là parafin oil, còn dạng rắn của parafin được gọi là parafin wax, tức là sáp parafin. Nên thực sự được sử dụng và sản xuât đại trà khi con người tìm ra và tinh lọc được dầu mỏ tự nhiên. Đây là nguồn nguyên liệu chủ yêu để sản xuât nên. Parafin được tìm ra vào giữa thê kỷ XIX. Parafin là một sản phẩm phụ nhưng là nguyên liệu chủ đạo trong ngành sản xuât nên. Sáp parafin không màu, không mùi, dễ nóng chảy, nhanh nguội. Trong công nghệ sản xuât nên parafin thì tùy vào lượng dầu trong sáp mà người ta phân chia thành các loại như: nhiệt độ thâp, nhiệt độ trung bình và nhiệt độ cao (dầu trong parafin càng nhiều thì nhiệt độ nóng chảy càng thâp). Hydrocarbon no được chia ra thành những nhóm sau: Parafin thâp phân tử (C1-C5) ở dạng riêng rẽ, parafin cao phân tử (C6 trở lên) là hỗn hợp lỏng và rắn của những đồng đẳng với số carbon khác nhau. Parafin thâp phân tử: hydrocarbon no từ CH 4-C4H 10, ở điều kiện thường là chât khí; pentan C5H 12 là chât lỏng, có nhiệt độ sôi thâp. Parafin thâp phân tử ít tan trong nước và chât lỏng phân cực (rượu thâp, ceton, aldehyd) nhưng bị hâp thụ bởi những hydrocarbon khác và những chât hâp phụ rắn (than hoạt tính). Khả năng bị hút của chúng tăng dần theo sự tăng khối lượng phân tử parafin. Parafin 10
- Nghiên cứu sản xuât nên thơm quy mô PTN Trương Bảo Gum thấp phân tử tạo với không khí hỗn hợp nổ nguy hiểm. Sự độc hại của parafin thấp phân tử lớn hơn so với những hợp chất hữu cơ khác, việc hít thở những khí và hơi của chúng gây hiện tựơng mê man và có tác hại lâu dài về sau. Parafin cao phân tử là những hợp chất mạch thẳng dùng nhiều trong thực tiễn, C6-C16 là những chất lỏng ở nhiệt độ thường, lớn hơn C 16 là chất rắn, nhiệt độ nóng chảy của chúng tăng dần theo mạch C. Parafin thu được từ sản phẩm dầu mỏ sẽ ở dạng hỗn hợp. Người ta phân loại chúng là parafin cứng và parafin mềm, parafin mềm nóng chảy ở nhiệt độ khoảng 40°C gồm hợp chất từ C11-C20, sôi nhiệt độ từ 200 đến 320-350°C. Parafin cứng nhiệt độ nóng chảy lớn hơn 50°C gồm hydrocacbon C20-C35, sôi từ 300-350°C đến 450-500°C. Hình 1.3. Sáp Parafin. Parafin được tìm thây chủ yêu trong dạng chât rắn dạng sáp màu trắng, không mùi, không vị, với điểm nóng chảy nằm trong khoảng 47-65°C (hình 1.3). Nó không hòa tan trong nước, nhưng hòa tan trong eter, benzen, và một số ester. Parafỉn không bị thay đổi dưới tác dụng của nhiều thuốc thử hóa học phổ biên nhưng nó rât dễ cháy. 11
- Nghiên cứu sản xuât nên thơm quy mô PTN Trương Bảo Gum Parafin lỏng được dùng trong nghiên cứu phổ hồng ngoại, nó có phổ hồng ngoại không phức tạp. Parafin lỏng được thêm vào trong mẫu để mẫu có thể lan truyền rộng trên các đĩa cần thiêt cho việc kiểm tra phổ hồng ngoại. Sáp parafin được sử dụng để: - Sản xuât nên. - Tạo lớp phủ cho các loại giây hay vải sáp. - Tạo lớp phủ cho nhiều loại phomat cứng. - Tạo mẫu trong nghiên cứu các lĩnh vực mô học. - Gắn xi cho bình, chai, lọ. - Trong y học nó được dùng làm chât làm mềm (giữ ẩm). - Làm phụ gia thực phẩm, chât tạo độ bóng có số E bằng E950 chính là parafin. - Các thử nghiệm parafin được sử dụng trong pháp y để phát hiện các hạt thuốc súng có trong tay người tình nghi. - Sáp parafin câp thực phẩm được dùng trong một số loại kẹo để làm cho nó bóng hơn. Mặc dù sáp parafin ăn được nhưng nó không tiêu hóa được, nó đi qua hệ tiêu hóa mà không bị phân hủy. Sáp parafin câp phi thực phẩm có thể chứa dầu và các tạp chât khác và có thể là độc hại nhưng không nguy hiểm. - Hỗn hợp không tinh khiêt của phần lớn các loại sáp parafín được dùng trong các buồng tắm sáp với mục đích làm đẹp và như là liệu pháp điều trị. - Sáp parafin không được dùng nhiều trong việc chê tạo các mô hình mẫu để đúc. Đánh giá chung sáp parafin: - Giá cả phải chăng. - Nguyên liệu phổ biên. 12
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đồ án tốt nghiệp: Nghiên cứu công nghệ sản xuất sữa gạo lức
80 p | 910 | 187
-
Đồ án tốt nghiệp: Nghiên cứu công nghệ sản xuất nước ép bưởi
85 p | 645 | 156
-
Đồ án tốt nghiệp: Nghiên cứu sản xuất xúc xích tiệt trùng cà chua tại công ty Vissan
85 p | 500 | 130
-
Đồ án tốt nghiệp: Nghiên cứu sản xuất bia đen
63 p | 378 | 116
-
Đồ án tốt nghiệp: Nghiên cứu sản xuất thủ nghiệm trà sữa trân châu uống liền
72 p | 466 | 93
-
Đồ án tốt nghiệp: Nghiên cứu bảo đảm an toàn thông tin bằng kiểm soát “Lỗ hổng“ trong dịch vụ Web
74 p | 538 | 85
-
Đồ án tốt nghiệp: Nghiên cứu qui trình công nghệ sản xuất đồ hộp cá tra kho
81 p | 311 | 81
-
Đồ án tốt nghiệp: Nghiên cứu Statcom, ứng dụng trong truyền tải điện năng
65 p | 264 | 65
-
Đồ án tốt nghiệp: Nghiên cứu sản xuất nước quả đục từ ổi ruột hồng
82 p | 306 | 54
-
Đồ án tốt nghiệp: Nghiên cứu xác định hàm lượng các axit amin thủy phân trong một số loài nấm lớn ở vùng Bắc Trung Bộ bằng phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao HPLC
100 p | 195 | 44
-
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP: Nghiên cứu về hình học practal. Viết chương trình cài đặt một số đường và mặt practal
116 p | 347 | 41
-
Tóm tắt Đồ án tốt nghiệp: Nghiên cứu mô hình MVC thiết kế và xây dựng website quản lý hệ thống phân phối dược phẩm
19 p | 520 | 38
-
Đồ án tốt nghiệp: Nghiên cứu chế biến bánh in từ nhân hạt điều
79 p | 220 | 28
-
Báo cáo đồ án tốt nghiệp: Nghiên cứu xác định các loại axit amin trong một số loài nấm lớn ở khu vực Bắc Trung Bộ bằng phương pháp sắc kí lỏng hiệu năng cao (HPLC)
38 p | 259 | 18
-
Đồ án tốt nghiệp: Nghiên cứu thiết kế bộ điều khiển tốc độ động cơ DC Servo
58 p | 34 | 11
-
Đồ án tốt nghiệp: Nghiên cứu hệ thống quản lý các trạm viễn thông
64 p | 19 | 8
-
Đồ án tốt nghiệp: Nghiên cứu triển khai công nghệ FTTH-GPON trên mạng viễn thông của VNPT Hải Phòng
91 p | 24 | 7
-
Đồ án tốt nghiệp: Nghiên cứu, thiết kế hệ thống đo và giám sát nồng độ chất độc – hại trong không khí ứng dụng công nghệ Internet vạn vật
45 p | 14 | 6
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn