intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đồ án tốt nghiệp: Nghiên cứu xây dựng mô hình trạm trung chuyển rác thiết kế ngầm cho quận Tân Bình

Chia sẻ: Diệp Nhất Thiên | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:115

49
lượt xem
11
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu xây dựng trạm trung chuyển chất thải rắn sinh hoạt phù hợp với quy hoạch xây dựng, phù hợp với sự phát triển đô thị, góp phần cải thiện môi trường, nâng cao điều kiện sống của nhân dân, đảm bảo vệ sinh môi trường và tận dụng được diện tích đất tối đa của quận. Mời các bạn tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đồ án tốt nghiệp: Nghiên cứu xây dựng mô hình trạm trung chuyển rác thiết kế ngầm cho quận Tân Bình

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HỒ CHÍ MINH ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG MÔ HÌNH TRẠM TRUNG CHUYỂN RÁC THIẾT KẾ NGẦM CHO QUẬN TÂN BÌNH, TP.HCM Ngành: MÔI TRƯỜNG Chuyên ngành: KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG Giảng viên hướng dẫn : TH.S LÊ THỊ VU LAN Sinh viên thực hiện : PHÙNG HẢI YẾN MSSV: 1411090314 Lớp: 14DMT02 TP. Hồ Chí Minh, 2018
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HỒ CHÍ MINH ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG MÔ HÌNH TRẠM TRUNG CHUYỂN RÁC THIẾT KẾ NGẦM CHO QUẬN TÂN BÌNH, TP.HCM Ngành: MÔI TRƯỜNG Chuyên ngành: KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG Giảng viên hướng dẫn : TH.S LÊ THỊ VU LAN Sinh viên thực hiện : PHÙNG HẢI YẾN MSSV: 1411090314 Lớp: 14DMT02 TP. Hồ Chí Minh, 2018
  3. Đồ án tốt nghiệp LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đồ án là kết quả nghiên cứu của riêng tôi. Những kết quả trong đồ án là trung thực, được thực hiện trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết, khảo sát tình hình thực tiễn dưới sự hướng dẫn của Th.S Lê Thị Vu Lan. Nội dung đồ án có sử dụng các tài liệu, thông tin được đăng tải trên các tác phẩm, tạp chí và các trang web theo danh mục tài liệu của đồ án. Nếu có bất kỳ sự gian lận nào. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước Hội đồng cũng như kết quả đồ án của mình. Tác giả đồ án Phùng Hải Yến
  4. Đồ án tốt nghiệp LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành bài đồ án tốt nghiệp này, trước hết em xin gửi lời cảm ơn đến giảng viên hướng dẫn là Th.S Lê Thị Vu Lan, người đã quan giúp đỡ tận tình và nhiệt huyết cùng những ý kiến đóng góp sâu sắc cho em hoàn thành đồ án tốt nghiệp này. Em xin gửi lời biết ơn sâu sắc nhất đến các thầy cô Viện Khoa Học Ứng Dụng trường Đại học Công Nghệ Thành phố Hồ Chí Minh đã hết lòng giảng dạy, truyền đạt kiến thức và giúp em trong suốt quá trình học tập tại trường. Đồng thời em xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè đã dành cho em sự quan tâm, động viên, khích lệ trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu để em hoàn thành đồ án này. Mặc dù bản thân rất cố gắng nhưng chắc chắn đồ án không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được ý kiến đóng góp bổ sung của quý thầy cô cùng các bạn. TP. Hồ Chí Minh, ngày 30 tháng 07 năm 2018 Phùng Hải Yến
  5. Đồ án tốt nghiệp MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ....................................................................... vii DANH MỤC CÁC BẢNG .................................................................................... viii DANH MỤC HÌNH ẢNH ........................................................................................ix MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài ..................................................................................................1 2. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................ 1 3. Nội dung nghiên cứu............................................................................................ 2 4. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................. 2 5. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................... 2 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn ............................................................................ 4 7. Cấu trúc đồ án...................................................................................................... 4 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VẬN CHUYỂN, TRUNG CHUYỂN CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT ......................................................................................... 5 1.1 Tổng quan về chất thải rắn sinh hoạt ................................................................ 5 1.1.1 Khái niệm chất thải rắn sinh hoạt [3] ........................................................ 5 1.1.2 Nguồn gốc phát sinh chất thải rắn sinh hoạt [8] ....................................... 5 1.1.3 Phân loại chất thải rắn sinh hoạt [3] ......................................................... 6 1.1.4 Thành phần chất thải rắn sinh hoạt [3] ..................................................... 6 1.1.5 Ảnh hưởng của CTRSH đến với sức khỏe con người và môi trường [7] 6 1.1.5.1 Ảnh hưởng của CTRSH đối với môi trường không khí ......................... 6 1.1.5.2 Ảnh hưởng của CTRSH đối với môi trường nước .................................7 1.1.5.3 Ảnh hưởng của CTRSH đối với môi trường đất ....................................8 i
  6. Đồ án tốt nghiệp 1.1.5.4 Ảnh hưởng của CTRSH đối với sức khỏe cộng đồng ............................ 8 1.1.5.5 Ảnh hưởng của CTRSH đối với cảnh quan đô thị .................................9 1.2 Tổng quan về trạm trung chuyển..................................................................... 10 1.2.1 Khái niệm về trạm trung chuyển [5] ........................................................ 10 1.2.2 Sự cần thiết của hoạt động trung chuyển [8] .......................................... 10 1.2.3 Các quy định về trạm trung chuyển CTR [5] ........................................... 11 1.2.4 Các loại trạm trung chuyển [8] .................................................................12 1.2.4.1 Trạm trung chuyển trực tiếp ............................................................... 13 1.2.4.2 Trạm lưu trữ - trạm trung chuyển tích luỹ. ......................................... 15 1.2.4.3 Trạm trung chuyển kết hợp .................................................................17 1.2.4.4 Trạm trung chuyển bán ngầm ............................................................. 18 1.2.4.5 Trạm trung chuyển ngầm .................................................................... 18 1.2.5 Phương pháp vận chuyển [8] .................................................................... 19 1.2.5.1 Vận chuyển bằng đường bộ .................................................................19 1.2.5.2 Vận chuyển bằng đường sắt ................................................................ 20 1.2.5.3 Vận chuyển bằng đường thủy .............................................................. 20 1.2.5.4 Vận chuyển bằng khí nén, áp lực nước hay các hệ thống khác .......... 21 1.2.6 Ô nhiễm môi trường tại các trạm trung chuyển [4] .................................21 1.2.6.1 Ô nhiễm nước thải ............................................................................... 21 1.2.6.2 Ô nhiễm chất thải rắn .......................................................................... 22 1.2.6.3 Ô nhiễm khí thải .................................................................................. 22 1.2.6.4 Tiếng ồn ............................................................................................... 24 1.2.7 Yêu cầu cần thiết khi thiết kế trạm trung chuyển [8] .............................. 24 1.2.7.1 Loại trạm trung chuyển ....................................................................... 24 ii
  7. Đồ án tốt nghiệp 1.2.7.2 Công suất trạm trung chuyển .............................................................. 24 1.2.7.3 Yêu cầu về thiết bị và các dụng cụ phụ trợ ......................................... 25 1.2.7.4 Yêu cầu về môi trường ......................................................................... 25 1.2.7.5 Vấn đề sức khỏe và an toàn .................................................................26 1.2.8 Xác định vị trí trạm trung chuyển [8] ....................................................... 26 1.2.8.1 Lựa chọn vị trí dựa trên chi phí vận chuyển ....................................... 26 1.2.8.2 Lựa chọn vị trí trạm trung chuyển dựa trên các cơ sở điều kiện giới hạn .................................................................................................................. 26 1.2.9 Một số mô hình công nghệ trạm trung chuyển chất thải rắn sinh hoạt ở Châu Á ..................................................................................................................... 28 CHƯƠNG 2: HIỆN TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC TRẠM TRUNG CHUYỂN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH .............................. 32 2.1 Số lượng trạm trung chuyển [1] ....................................................................... 32 2.2 Phân loại các trạm trung chuyển trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh...32 2.4 Một số tồn tại trong công tác hoạt động của các trạm trung chuyển........... 36 2.5 Định hướng mô hình trạm trung chuyển của Thành phố [1] ........................ 36 CHƯƠNG 3: ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN – XÃ HỘI VÀ HIỆN TRẠNG THU GOM, VẬN CHUYỂN RÁC CỦA QUẬN TÂN BÌNH ....................................... 39 3.1 Vị trí địa lý ......................................................................................................... 39 3.2 Điều kiện tự nhiên ............................................................................................. 40 3.3 Điều kiện kinh tế - xã hội .................................................................................. 41 3.4 Điều kiện xã hội [2] ........................................................................................... 42 3.4.1 Dân số ........................................................................................................ 42 3.4.2 Tôn giáo ..................................................................................................... 42 3.5 Hiện trạng thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt [6]......................... 42 iii
  8. Đồ án tốt nghiệp 3.5.1 Thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt .......................................... 42 3.5.1.1 Hình thức thực hiện ............................................................................. 42 3.5.1.2 Điểm hẹn.............................................................................................. 43 3.6. Hiện trạng trạm trung chuyển trên địa bàn quận Tân Bình ....................... 43 3.6.1 Hiện trạng hạ tầng kỹ thuật:..................................................................... 45 3.6.2 Nguồn rác tiếp nhận: ................................................................................ 45 3.6.3 Quy trình vận hành tại trạm: .................................................................... 45 3.6.3.1 Thu gom và vận chuyển ....................................................................... 45 3.6.3.2 Quy trình vận hành .............................................................................. 45 3.6.3.3 Hệ thống khử mùi ................................................................................ 48 3.6.3.4 Hệ thống xử lý nước thải ..................................................................... 49 3.6.4 Những tồn tại tại trạm trung chuyển........................................................ 51 3.7 Dự đoán dân số đến năm 2025 ......................................................................... 52 3.8 Dự báo về chất thải rắn sinh hoạt của quận Tân Bình năm 2025 ................ 53 CHƯƠNG 4: ĐỀ XUẤT MÔ HÌNH TRẠM TRUNG CHUYỂN NGẦM ......... 55 4.1 Giới thiệu phương án tính toán trạm trung chuyển rác ................................ 55 4.1.1 Cơ sở lựa chọn phương án........................................................................ 55 4.1.2 Phương án thiết kế .................................................................................... 56 4.2 Thông số kỹ thuật cơ bản của thiết bị ép rác.................................................. 57 4.2.1 Đầu ép rác và chụp hút mùi ..................................................................57 4.2.2 Hệ thống thiết bị thủy lực và điều khiển của trạm .............................. 57 4.2.3 Thùng chứa rác ..................................................................................... 62 4.2.4 Xe vận chuyển thùng chứa rác ............................................................. 62 4.2.5 Thiết bị khử mùi .................................................................................... 64 iv
  9. Đồ án tốt nghiệp 4.2.6 Hệ thống thu gom nước rỉ rác và nước rửa sàn trạm ......................... 64 4.3 Quy trình vận hành ........................................................................................... 65 4.3.1 Thu gom và vận chuyển ............................................................................ 65 4.3.2 Ép rác ......................................................................................................... 65 4.3.3 Hệ thống xử lý mùi .................................................................................... 66 4.3.4 Mạng lưới thu gom nước thải ................................................................... 66 4.4 Các hạng mục công trình .................................................................................. 66 4.4.1 Các công trình: .......................................................................................... 66 4.4.2 Các thiết bị chính: ..................................................................................... 67 4.5 Giải pháp thiết kế .............................................................................................. 67 4.6 Giải pháp thiết kế hạ tầng kỹ thuật .................................................................68 4.7 Giải pháp thiết kế bảo vệ môi trường.............................................................. 69 4.7.1 Hệ thống thoát nước .................................................................................. 69 4.7.1.1 Nước thải sinh hoạt ............................................................................. 69 4.7.1.2 Nước rửa xe ......................................................................................... 69 4.7.2 Hệ thống xử lý nước thải .......................................................................... 70 4.7.3 Hệ thống dẫn nước thải ............................................................................ 72 4.7.4 Hệ thống thu gom nước rửa sàn .............................................................. 73 4.7.5 Hệ thống thoát nước mưa ......................................................................... 73 4.7.6 Hệ thống thu gom chất thải rắn ............................................................... 73 4.7.8 Hệ thống xử lý khí thải.............................................................................. 73 4.7.9 Hệ thống trạm cân - camera ..................................................................... 77 4.7.10 Hệ thống rửa xe tự động và hệ thống phun rửa tự động ...................... 78 CHƯƠNG 5: DỰ TOÁN KINH TẾ ĐẦU TƯ ...................................................... 80 v
  10. Đồ án tốt nghiệp CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ ............................................................ 82 TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 84 vi
  11. Đồ án tốt nghiệp DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT BCL : Bãi chôn lấp BXD: Bộ xây dựng BTNMT: Bộ tài nguyên môi trường CTR: Chất thải rắn CTRSH: Chất thải rắn sinh hoạt CPĐTPT: Cổ phần đầu tư phát triển DVCI: Dịch vụ công ích MTV: Một thành viên NXB: Nhà xuất bản QCVN: Quy chuẩn Việt Nam TNHH: Trách nhiệm hữu hạn TP.HCM: Thành phố Hồ Chí Minh TTC: Trạm trung chuyển vii
  12. Đồ án tốt nghiệp DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1. 1 Nguồn gốc chất thải rắn sinh hoạt ................................................... 5 Bảng 1. 2 Thành phần khí thải trong CTR ....................................................... 7 Bảng 1. 3 So sánh công nghệ ép rác .............................................................. 29 Bảng 2. 1 Phân loại các trạm trung chuyển .................................................. 32 Bảng 3. 1 Dân số theo từng năm ................................................................... 42 Bảng 3. 2 So sánh kết quả xử lý của hệ thống khử mùi và QCVN 19:2009/BTNMT ........................................................................................... 49 Bảng 3. 3 Tỷ lệ tăng dân số của giai đoạn năm 2016 - 2025 ......................... 53 Bảng 3. 4 Lượng rác tính toán từ năm 2016 đến năm 2025........................... 53 Bảng 4. 1 Tính toán số lượng xe và khối lượng rác tại trạm ....................... 68 Bảng 5. 1 Chi phí xây dựng ........................................................................... 80 Bảng 5. 2 Chi phí xây dựng thiết bị ............................................................... 81 Bảng 5. 3 Tổng mức đầu tư xây dựng ............................................................ 81 viii
  13. Đồ án tốt nghiệp DANH MỤC HÌNH ẢNH Hình 1. 1 Tác hại của chất thải rắn sinh hoạt đối với sức khỏe con người ...... 9 Hình 1. 2 Trạm trung chuyển trực tiếp không có khâu ép rác ....................... 13 Hình 1. 3 Trạm trung chuyển trực tiếp có khâu ép rác ..................................15 Hình 1. 4 Trạm trung chuyển tích lũy ............................................................ 16 Hình 1. 5 Trạm trung chuyển bán ngầm ........................................................ 18 Hình 1. 6 Trạm trung chuyển ngầm ............................................................... 18 Hình 1. 7 Phương pháp vận chuyển bằng khí nén ......................................... 21 Hình 1. 8 Sơ đồ xác định vị trí TTC và BCL theo các điều kiện giới hạn..... 28 Hình 1. 9 Công nghệ ép rác theo chiều đứng ................................................. 28 Hình 1. 10 Công nghệ ép rác theo chiều ngang ............................................. 29 Hình 1. 11 Trạm trung chuyển rác Malaysia ................................................. 30 Hình 1. 12 Trạm trung chuyển Island East – Hong Kong ............................. 31 Hình 1. 13 Trạm trung chuyển Saimai - Thái Lan ......................................... 31 Hình 2. 1 Trạm trung chuyển Đào Trí – Quận 7 ............................................ 34 Hình 2. 2 Trạm trung chuyển Tư Sò – Quận 7 .............................................. 34 Hình 2. 3 Trạm trung chuyển Thạnh Mỹ Lợi – Quận 2 .................................35 Hình 3. 1 Bản đồ quận Tân Bình .................................................................. 39 Hình 3. 2 Mô hình thu gom, vận chuyển CTRSH TP.HCM .......................... 43 Hình 3. 3 Trạm chuyển Phạm Văn Bạch ....................................................... 44 Hình 3. 4 Sơ đồ nguyên lý quá trình thu gom rác và vận chuyển đến nơi xử lý ........................................................................................................................ 46 Hình 3. 5 Sơ đồ hệ thống xử lý nước thải ...................................................... 50 Hình 4. 1 Chi tiết liên kết thùng chứa với đầu ép rác .................................. 59 Hình 4. 2 Chi tiết đóng mở cửa thùng chứa rác ............................................. 60 Hình 4. 3 Đổ rác vào máng ............................................................................ 61 Hình 4. 4 Tách thùng chứa rác khỏi đầu ép ................................................... 61 Hình 4. 5 Sơ đồ công nghệ quy trình xử lý nước thải .................................... 70 Hình 4. 6 Sơ đồ công nghệ quy trình xử lý khí thải....................................... 76 ix
  14. Đồ án tốt nghiệp Hình 4. 7 Mô hình thiết kế trạm cân kiểm soát tải trọng xe .......................... 78 x
  15. Đồ án tốt nghiệp MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Hiện nay, đất nước ta đang trên đường phát triển và hội nhập quốc tế. Quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh chóng, sự gia tăng dân số, đặc biệt là tăng cơ học đã mang lại nhiều thuận lợi cho nền kinh tế nước ta nói chung và thành phố Hồ Chí Minh nói riêng. Tuy nhiên cũng tồn tại rất nhiều khó khăn về đầu tư cơ sở hạ tầng, giao thông, tiếng ồn và đặc biệt là vấn đề rác thải sinh hoạt. Gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng dân cư. Cùng với sự phát triển, nhu cầu vật chất ngày càng cao dẫn đến sự gia tăng khối lượng chất thải rắn sinh hoạt. Chất thải rắn sinh hoạt gồm nhiều nguồn, từ hộ gia đình, chợ, cơ quan, trường học,…đều có thể gây ô nhiễm cho môi trường. Các nguồn chất thải này nếu không có biện pháp quản lý tốt sẽ dẫn đến sự ô nhiễm nghiêm trọng đến môi trường sống, đến sức khỏe cộng đồng dân cư và ô nhiễm các môi trường như nước, không khí,… Trước đây các quận huyện lựa chọn vị trí để xây dựng trạm trung chuyển thường ở những nơi có ít dân cư sinh sống để giảm thiểu tác động ô nhiễm mùi, tiềng ồn đến người dân nhưng do tốc độ đô thị hóa tăng ngày càng nhanh chóng làm cho những trạm trung chuyển này nằm gần hoặc ngay trong khu dân cư, chợ, trường học, khu vực công cộng. Hiện nay các trạm trung chuyển thường xuyên bị phản ánh về mùi hôi và tiếng ồn và đề nghị phải di dời giải tỏa nhưng các quận khu vực nội ô của thành phố không có vị trí và quỹ đất phù hợp xây dựng trạm trung chuyển mới để giải quyết các vấn đề đó. Chính vì vậy đề tài đồ án “Nghiên cứu xây dựng mô hình trạm trung chuyển rác thiết kế ngầm cho quận Tân Bình” được thực hiện với mục tiêu xây dựng trạm trung chuyển chất thải rắn sinh hoạt phù hợp với quy hoạch xây dựng, phù hợp với sự phát triển đô thị, góp phần cải thiện môi trường, nâng cao điều kiện sống của nhân dân, đảm bảo vệ sinh môi trường và tận dụng được diện tích đất tối đa của quận. 2. Mục tiêu nghiên cứu 1
  16. Đồ án tốt nghiệp Nghiên cứu xây dựng trạm trung chuyển ngầm nhằm giảm thiểu được vấn đề mùi hôi, tiềng ồn góp phần cải thiện điều kiện sống của nhân dân, cải thiện chất lượng môi trường và mỹ quan đô thị trên địa bàn quận Tân Bình. 3. Nội dung nghiên cứu Để đạt được các mục tiêu nói trên, đề tài tiến hành thực hiện các nội dung nghiên cứu sau: - Tìm hiểu hiện trạng hoạt động cúa các trạm trung chuyển trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh - Tìm hiểu hiện trạng vận chuyển, trung chuyển chất thải rắn của quận Tân Bình. - Khảo sát hiện trạng hoạt động trạm trung chuyển quận Tân Bình. - Đề xuất mô hình trạm trung chuyển ngầm cho quận Tân Bình. 4. Phạm vi nghiên cứu - Do thời gian có hạn nên đề tài chỉ gói gọn trong phạm vi quận Tân Bình. - Đối tượng nghiên cứu: Trạm trung chuyển CTRSH quận Tân Bình. 5. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp luận Dựa vào hiện trạng diễn biến môi trường, các dữ liệu môi trường cơ sở phải được nghiên cứu, thu thập chính xác, khách quan. Từ đó đánh giá phương án thực hiện cần thiết. Với sự gia tăng dân số, tốc độ đô thị hóa, tăng trưởng kinh tế diễn ra mạnh mẽ, là tiền đề cho nguồn phát sinh CTRSH ngày càng gia tăng về mặt khối lượng. Hiện nay vấn đề trạm trung chuyển đang gây ra nhiều vấn đề bức xúc nhất về môi trường đô thị. Toàn TP.HCM có 26 trạm trung chuyển CTR sinh hoạt đang hoạt động phân bố ở 17 quận huyện, công tác hoạt động hoạt động TTC đã được chính quyền các cấp quan tâm nhưng vẫn còn một số tồn tại. Đa số các trạm được xây dựng dạng bô hở nên về mặt môi trường chưa được đảm bảo. Hiện nay các trạm trung chuyển thường xuyên bị người dân phản ánh về mùi hôi và tiếng ồn và đề nghị phải di dời giải tỏa. 2
  17. Đồ án tốt nghiệp Trong khi đó, diện tích đất của các quận nội thành TP. Hồ Chí Minh hiện tại không đủ để bố trí các trạm trung chuyển rác hợp vệ sinh có diện tích lớn để phục vụ cho việc vận chuyển rác gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường và cuộc sống của con người. Vì vậy việc khảo sát và nghiên cứu xây dựng mô hình trạm trung chuyển ngầm một cách phù hợp cho tương lai là một vấn đề cần thiết và cấp bách trong khoảng thời gian này. Phương pháp cụ thể - Phương pháp thu thập thông tin và số liệu Các nguồn tài liệu được thu thập từ Sở Tài Nguyên và Môi Trường TP.HCM, internet, sách giáo trình và bài giảng của giáo viên,dự án…Các tài liệu, thông tin sau khi thu thập được sẽ được chọn lọc, phân tích, tổng hợp và xử lý số liệu, thông tin cần thiết cho đề tài nghiên cứu. - Phương pháp tham khảo ý kiến của chuyên gia trong quản lý, xây dựng thiết kế trạm trung chuyển chất thải rắn - Võ Văn Dũng – Đội trưởng Môi trường Công ty Dịch vụ Đô thị quận Tân Bình. - Phùng Hoàng Vân – Phó trường phòng chất thải rắn Sở Tài Nguyên Và Môi Trường. - Trương Văn Tấn - Phó Giám đốc Công ty Xí nghiệp SamCo. - Thoại Toàn – Công ty Cổ phần đầu tư phát triển nước và môi trường Đại Việt. - Phương pháp tính toán dự báo dân số Phương pháp dự báo dân số được sử dụng trong luận văn để dự bán dân số và tốc độ phát sinh chất thải rắn của quận Tân Bình từ năm 2016 đến năm 2025 thông qua phương pháp Euler cải tiến trên cơ sở số liệu dân số hiện tại năm 2016 và tốc độ gia tăng dân số trong tương lai là (k). - Phương pháp tính toán khối lượng rác: Khối lượng rác được tính dựa vào dân số và hệ số phát thải rác thải sinh hoạt trên đầu người (t). 3
  18. Đồ án tốt nghiệp - Phương pháp cảm quan cá nhân theo kiến thức đã học, đã tìm hiểu. - Phương pháp xử lý số liệu và soạn thảo văn bản trên phần mềm Microsoft word và Excel. 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn  Ý nghĩa khoa học: - Cung cấp một cơ sở dữ liệu của việc nghiên cứu cơ bản về hiện trạng QLCTR quận Tân Bình. - Đề xuất được mô hình trạm trung chuyển ngầm cho quận Tân Bình.  Ý nghĩa thực tiễn - Cung cấp cơ sở khoa học phục vụ cho công tác thu gom, vận chuyển, trung chuyển của quận Tân Bình. - Đề tài đã cung cấp được một mô hình trạm trung chuyển thực tế cho quận Tân Bình. - Giải quyết được bài toán về thiết kế trạm trung chuyển ngầm cho quận Tân Bình. 7. Cấu trúc đồ án Thời gian thực hiện từ 07/05/2018 đến 29/07/2018 Đồ án bao gồm phần Mở đầu, các chương và kết luận kiến nghị, các chương có nội dung sau: Chương 1: Tổng quan về vận chuyển, trung chuyển chất thải rắn sinh hoạt. Chương 2: Hiện trạng hoạt động của các trạm trung chuyển trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. Chương 3: Đặc điểm tự nhiên – xã hội và hiện trạng thu gom, vận chuyển của quận Tân Bình. Chương 4: Đề xuất mô hình trạm trung chuyển ngầm. Chương 5: Dự toán kinh tế đầu tư Chương 6: Kết luận – Kiến nghị 4
  19. Đồ án tốt nghiệp CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VẬN CHUYỂN, TRUNG CHUYỂN CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT 1.1 Tổng quan về chất thải rắn sinh hoạt 1.1.1 Khái niệm chất thải rắn sinh hoạt [3] - Chất thải rắn là chất thải ở thể rắn hoặc sệt (còn gọi là bùn thải) được thải ra từ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc các hoạt động khác. - Chất thải rắn sinh hoạt (còn gọi là rác sinh hoạt) là chất thải rắn phát sinh trong sinh hoạt thường ngày của con người. Nguồn tạo thành chủ yếu là các khu dân cư, các cơ quan trường học, các trung tâm dịch vụ thương mại. 1.1.2 Nguồn gốc phát sinh chất thải rắn sinh hoạt [8] Chất thải rắn sinh hoạt được sinh ra từ các hoạt động hàng ngày của con người. CTRSH được thải ra ở mọi lúc, mọi nơi. Có thể ở thành phố, nông thôn… - Từ các khu dân cư, hộ gia đình. - Từ các viện nghiên cứu, trường học, tụ điểm vui chơi giải trí, cơ quan xí nghiệp. - Từ các hoạt động xây dựng, sửa chữa. - Từ chợ, tụ điểm buôn bán, hàng rong… Với sự gia tăng dân số mạnh cùng với sự phát triển nhanh chóng của các đô thị làm cho khối lượng CTRSH ngày càng tăng nhanh. CTRSH đang trở thành một trong những vấn đề nghiêm trọng đối với tất cả các quốc gia. Bảng 1. 1 Nguồn gốc chất thải rắn sinh hoạt STT Nguồn gốc Nơi phát sinh 1 Khu dân cư Hộ gia đình, biệt thự, chung cư. Nhà kho, nhà hàng, chợ, khách sạn, nhà trọ, 2 Khu thương mại các trạm sửa chữa và dịch vụ. Trường học, bệnh viện, văn phòng cơ quan 3 Cơ quan, công sở chính phủ Hoạt động dọn rác vệ sinh đườn phố, công 4 Khu công cộng viên, khu vui chơi giải trí, bãi tắm. 5
  20. Đồ án tốt nghiệp (Nguồn: Intergrated Solid Waste Management, McGRAW-HILL 1993) 1.1.3 Phân loại chất thải rắn sinh hoạt [3] Chất thải rắn sinh hoạt được phân loại thành các nhóm như sau: - Nhóm hữu cơ dễ phân hủy: nhóm thức ăn thừa, lá cây, rau, củ, quả, xác động vật. - Nhóm có khả năng tái sử dụng, tái chế: nhóm giấy, nhựa, kim loại, cao su, ni lông, thủy tinh. - Nhóm chất thải còn lại. 1.1.4 Thành phần chất thải rắn sinh hoạt [3] Khác với rác thải, phế thải công nghiệp, rác thải sinh hoạt là một tập hợp không đồng nhất. Tính không đồng nhất biểu hiện ngay ở sự không kiểm soát được các nguyên liệu ban đầu dùng cho thương mại và sinh hoạt. Sự không đồng nhất này tạo nên một số đặc tính rất khác biệt trong các thành phần của rác thải sinh hoạt - Thành phần cơ học: Thành phần chất thải sinh hoạt có thể bao gồm: + Các chất dễ phân hủy sinh học: Thực phẩm thừa, cuộng, lá rau, lá cây, xác động vật chết, vỏ hoa quả,… + Các chất khó bị phân hủy sinh học: Gỗ, cành cây, cao su, túi nylon + Các chất hoàn toàn không bị phân hủy sinh học: Kim loại, thủy tinh, mảnh sành, gạch, ngói, vôi, vữa khô, đá, sỏi, cát,… - Thành phần hóa học: Trong các chất hữu cơ của rác thải sinh hoạt, thành phần hóa học của chúng chủ yếu là H,O,N,S và các chất tro. 1.1.5 Ảnh hưởng của CTRSH đến với sức khỏe con người và môi trường [7] 1.1.5.1 Ảnh hưởng của CTRSH đối với môi trường không khí Chất thải thường có bộ phận có thể bay hơi và mang theo mùi nhưng cũng có chất thải có khả năng phát tán vào không khí gây ô nhiễm trực tiếp. Ngoài ra cũng có loại CTR trong điều kiện nhiệt độ và ẩm độ đầy đủ (tốt nhất là 350C, ẩm độ 70 – 80%) sẽ có quá trình biến đổi nhờ hoạt động của vi sinh vật và kết quả quá trình làm ô nhiễm không khí. 6
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2