intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đo lường thông tin và phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh trong Công ty may

Chia sẻ: Ngũ Nguyệt Thiên | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

37
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài báo sẽ trình bày quy trình đo lường thông tin và phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh trong Công ty May. Để hiểu rõ hơn, mời các bạn tham khảo chi tiết nội dung bài viết này.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đo lường thông tin và phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh trong Công ty may

  1. ĐO LƯỜNG THÔNG TIN VÀ PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH TRONG CÔNG TY MAY Nguyễn Lý Thùy Dung, Văn Thị Cẩm Hường, Trang Thị Diễm Thúy, Nguyễn Trần Phương Thảo Khoa Kiến trúc  Mỹ thuật, Trường Đại học Công nghệ TP.Hồ Chí Minh GVHD: TS. Nguyễn Thị Ngọc Quyên TÓM TẮT Đo lường và phân tích hoạt động kinh doanh là quá trình nghiên cứu để đánh giá toàn bộ quá trình và kết quả hoạt động kinh doanh, các nguồn tiềm năng cần khai thác, trên cơ sở đó đề ra các phương án giải quyết để nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Phân tích như một hoạt động thực tiễn, vì nó luôn đi trước quyết định, là cơ sở cho việc ra quyết định, nghiên cứu một cách có hệ thống toàn bộ hoạt động sản xuất, kinh doanh để từ đó đề xuất những giải pháp hữu hiệu cho mỗi doanh nghiệp. Bài báo sẽ trình bày quy trình đo lường thông tin và phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh trong Công ty May. Từ khóa: Công ty May, đo lường, sản xuất kinh doanh, quyết định, thị trường. 1 MỞ ĐẦU Trong nền kinh tế thị trường, để tồn tại và phát triển, các doanh nghiệp không ngừng nâng cao chất lượng hàng hóa, giảm chi phí sản xuất, nâng cao uy tín, tìm kiếm nguồn khách hàng tiềm năng,… nhắm tới mục tiêu tối đa lợi nhuận. Chính vì vậy việc đo lường và phân tích hoạt động kinh doanh thường xuyên sẽ giúp cho các hoạt động kinh doanh sản xuất biết được điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp, từ đó đề ra các chiến lược kinh doanh phù hợp, giúp doanh nghiệp nâng cao hiệu quả. 2 NỘI DUNG 2.1 Đo lường hoạt động của tổ chức a) Đo các thông số hoạt động của tổ chức Để công ty thoả mãn yêu cầu và vượt trên mong đợi của khách hàng phụ thuộc vào độ tin cậy và chính xác của hệ thống thông tin và dữ liệu. Bởi vì yêu cầu của khách hàng ngày càng cao về chất lượng – giá thấp… nên không cho phép việc thực hiện quá trình không hiệu quả, sản xuất trì hoãn, không có thông tin và ra quyết định chậm. Các chỉ số chính và hệ thống thông tin theo dõi các chỉ số này: Hệ thống thông tin bao quát toàn bộ hoạt động của công ty và hình thành trên 6 nguồn thông tin chính liên quan đến 5 chỉ số hoạt động quan trọng được trình bày dưới Biểu đồ 1: 578
  2. Biểu đồ 1: Thông tin chính liên quan đến 5 chỉ số hoạt động của doanh nghiệp Để theo dõi các chỉ số trên, mỗi phòng ban chức năng chịu trách nhiệm theo dõi hoạt động, thu thập và chọn lọc các thông tin theo Bảng 1: Bảng 1: Chỉ số thu thập thông tin Chỉ số Đơn vị Giá trị cho Chất lượng Năng suất Chi phí sản xuất Tổng doanh thu nhân viên Nguyên phụ liệu mua Tiến độ Giá nguyên phụ Giá trị sản xuất FOB nội phục vụ sản xuất Nguyên phụ liệu mua địa-xuất khẩu trong Phòng liệu đồng bộ tháng Khiếu nại của khách Giá bán sản phẩm Kinh hàng về chất lượng Giá trị tiêu thụ nội địa doanh xuất khẩu/tháng Giá trị tồn kho 579
  3. Chỉ số Đơn vị Giá trị cho Chất lượng Năng suất Chi phí sản xuất Tổng doanh thu nhân viên Quy cách kỹ thuật có Cải tiến công Quy trình công phù hợp với thiết bị nghệ để nghệ may sản Phòng Kỹ nâng cao phẩm Cải tiến công nghệ để thuật chất lượng Công nâng cao chất lượng Cải tiến công nghệ nghệ Cải tiến công để nâng cao năng cụ - thao tác suất, góp phần giảm chi phí Nguyên phụ liệu mua Theo dõi chất Phòng QA lượng may Thành phẩm may trên chuyền Theo dõi Đầu tư thiết bị để Giá trị sản xuất gia năng suất nâng cao năng công thuần túy Phòng Kế từng xí suất, giảm chi phí hoạch nghiệp Giá gia công sản điều độ Tiến độ phẩm Nguyên phụ liệu đồng bộ Tay nghề của người Tay nghề của Thu nhập Phòng Tổ lao động người lao bình quân Chức động đầu người/tháng So sánh với các đối thủ cạnh tranh: Việc lấy thông tin liên quan đến 5 chỉ số quan trọng được thu thập trong Công ty và cả của đối thủ cạnh tranh để xác định trước nguy cơ cạnh tranh và biện pháp cải tiến, Bảng 2: Bảng 2: Thu thập chỉ số từ đối thủ cạnh tranh Đối thủ cạnh Chi phí sản Doanh thu từng Giá trị cho Chất lượng Năng suất tranh xuất thị phần Nhân viên Công ty May 10 Mức chất lượng Bình quân một Giá bán sản Giá trị sản xuất Thu nhập bình trên sản phẩm công nhân/ngày phẩm FOB nội địa phía quân đầu Sơ Mi Bắc người/tháng Công ty Mức chất lượng Bình quân một Giá bán sản Giá trị sản xuất Legamex trên sản phẩm công nhân/ngày phẩm FOB nội địa phía Nam Công ty X28 Thu nhập bình quân đầu người/tháng 580
  4. Cách thức để thu nhập số liệu gồm: Khảo sát thị trường thực tế. Lấy thông tin thông qua các khách hàng, đại lý,... và tổng công ty chủ quản. Phỏng vấn trực tiếp đối thủ cạnh tranh. Công ty mua sản phẩm của các đối thủ cạnh tranh để so sánh chất lượng. Xác định các chỉ số sẽ góp phần dẫn đến sự thành công cho các chỉ số khác trong thời điểm hiện nay: ‚Chú trọng đầu tư công nghệ hiện đại – thỏa mãn nhân viên  nâng cao năng suất – chất lượng  giảm chi phí  tăng giá trị cho khách hàng  thỏa mãn khách hàng‛. Thể hiện cụ thể qua Bảng 3: Bảng 3: Mối liên hệ giữa các chỉ số quyết định sự thành công của doanh nghiệp Chỉ số xúc tác Chỉ số thành công Mối quan hệ Công nghệ hiện đại Nâng cao năng suất Công nghệ lạc hậu, không thỏa mãn nhân viên  năng suất thấp - chất lượng kém Thỏa mãn nhân viên Chất lượng sản phẩm Chi phí thấp Tăng giá trị khách hàng Chi phí cao, chất lượng kémmất khách hàng Chất lượng tốt Thỏa mãn khách hàng Đánh giá  cải tiến phương pháp theo dõi thông tin: Định kỳ ban lãnh đạo, trưởng các đơn vị họp đánh giá hiệu quả hệ thống thông tin dựa vào: Việc sử dụng thông tin đề ra quyết định đúng hay không; Giá trị của các chỉ số. Thông tin có giúp xác định khả năng của quá trình hay không; Hệ thống thông tin có dễ sử dụng hay không; Trình độ và khả năng của người thu thập thông tin. Sau khi đánh giá xong, tùy theo tình hình thực tế để Ban Lãnh đạo đưa ra quyết định: Tiếp tục sử dụng các chỉ số hiện tại hay thay đổi, thêm, giảm bớt chỉ số. Tiếp tục duy trì phương pháp thu thập thông tin hay cần cải tiến. Hiện nay, công ty đang tiến hành cải tiến hệ thống thông tin bằng các phương pháp: Đào tạo – nâng cao trình độ, khả năng thu thập thông tin – sử dụng thông tin cho các cấp lãnh đạo và cán bộ công nhân viên toàn công ty. Áp dụng công nghệ thông tin để nâng cao hiệu quả quản lý, hổ trợ đắc lực cho việc kiểm soát, ra quyết định như: Phần mềm quản lý ngành may, hoạch toán bàn cắt. Nối mạng hệ thống kho công ty – xí nghiệp, phòng ban liên quan – xí Nghiệp. Thực hiện kiểm tra nghiêm ngặt việc thực hiện quy trình thông tin điều hành nội bộ, các quy định báo cáo, ấn định các tuyến sử dụng thông tin điều hành – đảm bảo đúng địa chỉ - quyền hạn để phát huy hiệu quả của thông tin. 2.2 Phân tích hoạt động của tổ chức 2.2.1 Phân tích hoạt động của tổ chức Việc chọn lọc và phân tích thông tin theo các chỉ số đã định hỗ trợ tích cực các hoạt động kiểm tra, đánh giá, quyết định và lập kế hoạch toàn bộ hoạt động của công ty. Thông tin về 5 chỉ số trên 581
  5. được các phòng ban chức năng thu thập – chọn lọc – xử lý – lưu trữ và báo cáo cho Ban Lãnh Đạo dưới dạng các bảng biểu theo tần suất sau, Bảng 4: Bảng 4: Tần suất thu thập thông tin Tần suất Thông tin/chỉ số Ngày Tháng Năm Chất lượng X X X Năng suất X X X Chi phí sản xuất X X Tổng doanh thu X X Giá trị nhân viên X Bảng 5: Phân tích thông tin liên quan đến hoạt động của quá trình ảnh hưởng trực tiếp đến các chỉ số Chỉ số Hoạt động quá trình Bộ phận Xí nghiệp  Phòng QA Các giai đoạn kiểm soát trong kế hoạch kiểm tra => đảm Kinh Doanh bảo chất lượng sản phẩm từ khâu đầu đến khâu cuối Phòng Kỹ thuật Chất lượng Đầu tư thiết bị chuyên dùng, cải tiến công cụ => nâng Phòng Kỹ thuật – Phòng cao chất lượng sản phẩm Kế hoạch  Xí nghiệp Đào tạo thao tác chuẩn => hạn chế việc tạo ra sản phẩm không phù hợp Xí nghiệp  Phòng Kế Theo dõi năng suất quá trình => năng suất ổn định hoạch  Lãnh Đạo Đầu tư thiết bị hiện đại => nâng cao năng suất Năng suất Đào tạo - hợp lý hóa thao tác - cải tiến công cụ => nâng cao năng suất Tổ chức, Công Đoàn, Xí Thỏa mãn người lao động => kích thích tăng năng suất nghiệp Hoạt động mua nguyên phụ liệu => giảm giá Kinh Doanh  Xí nghiệp  Phòng Kế hoạch  Đầu tư máy móc thiết bị - công nghệ hiện đại Phòng Kỹ thuật Đào tạo thao tác chuẩn => tăng năng suất => giảm giá Chi phí sản xuất thành Loại bỏ thao tác thừa - rút ngắn chu kỳ sản xuất => giảm quy trình định mức => giảm chi phí 582
  6. Ban lãnh đạo sử dụng các thông tin phân tích để đưa ra quyết định - tác động trực tiếp đến các chỉ số hoạt động của công ty theo các hướng sau: Củng cố và nâng cao: năng suất - chất lượng. Đầu tư: máy móc thiết bị - công nghệ hiện đại - con người. Hợp lý hóa: quy trình sản xuất. Hoàn thiện: Hệ thống quản lý chất lượng - Hệ thống thông tin. 2.3 Quản lý thông tin Thông tin về chất lượng, năng suất, giá trị nhân viên được thông báo hàng ngày trên hệ thống loa xí nghiệp. Thông tin về năng suất, doanh thu, chi phí, lao động, Khách hàng,... được cập nhật trên mạng, bất cứ thời điểm nào các đơn vị trưởng cũng có thể theo dõi để báo cáo lãnh đạo theo quy định đã nêu. Để đảm bảo an toàn, bí mật thông tin, công ty phải có quy định bảo mật thông tin. Để đáp ứng các hoạt động sản suất kinh doanh được hiệu quả cao. Hiện nay, công ty nên đưa vào áp dụng các phần mềm quản lý: Kỹ thuật thống kê; Quản lý mạng; Internet; E – commerce, E – business. Quản lý sản xuất: Hoạch toán bàn cắt; Phân công lao động; Giác sơ đồ; Nhảy mẫu; Cắt. Kinh doanh: Bán hàng; Thiết kế thời trang... Kế toán: Tính lương; Quản lý doanh thu/lợi nhuận/thuế; Quản lý tài sản cố định... Kho: Quản lý kho; Quản lý vật tư. Tổ chức lao động tiền lương: Quản lý nhân sự; Bảo hiểm y tế/xã hội; Quản lý tiền lương. Công ty có thành lập bộ phận quản lý mạng và lập trình vi tính chuyên phụ trách việc theo dõi – đảm bảo mạng thông tin vi tính thông suốt toàn Công ty. Tất cả các phần cứng và phần mềm, trước khi đưa vào sử dụng, phải đảm bảo: Tính tin cậy và dễ sử dụng, tính an toàn và bảo mật. Đào tạo: Trước khi áp dụng các phần mềm, công ty đều tổ chức đào tạo kỹ năng sử dụng cho các nhân viên: Cán bộ giảng dạy có thể do đơn vị chuyển giao phần mềm cho công ty hoặc cán bộ quản lý mạng công ty thực hiện. Cập nhật thông tin: Nhân viên quản lý mạng có trách nhiệm theo dõi công nghệ thông tin hiện đại để nghiên cứu, đưa vào áp dụng theo chiến lược phát triển công ty. Nghiên cứu phát triển, nâng cấp các phần mềm giúp khai thác tối đa hiệu quả. 3 KẾT LUẬN Đo lường thông tin và phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh trong công ty may nhằm nghiên cứu, đánh giá hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp để đánh giá chất lượng hoạt động kinh doanh, những nguyên nhân ảnh hưởng, các nguồn tiềm năng cần khai thác, từ đó đề ra các biện pháp để nâng cao hiệu quả kinh doanh ở doanh nghiệp. Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh chính là thước đo tổng hợp, phản ánh năng suất và trình độ của một doanh nghiệp, là điều kiện quyết định sự thành bại của tất cả các doanh nghiệp. Thông qua đo lường thông tin và phân tích hoạt động kinh doanh chúng ta mới thấy rõ được các nguyên nhân, nhân tố cũng như nguồn gốc phát sinh của các nguyên nhân và nhân tố ảnh hưởng, từ đó đề ra các giải pháp cụ thể và kịp thời trong công tác tổ chức và quản lý sản xuất. 583
  7. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Nguyễn Thị Ngọc Quyên (2015), Quản lý chất lượng ngành may, Đại học Công nghệ TP.HCM. [2] Huỳnh ăn Trí (2002), Mạng LAN công nghiệp giám sát sản xuất trong phân xưởng may, Tạp chí Tự động hóa ngày nay. [3] Phạm Ngọc Tuấn (2002), Một số giải pháp tự động hóa quản lý và điều hành sản xuất trong doanh nghiệp may, Tạp chí Tự động hóa ngày nay. [4] https://www.slideshare.net/thuytrong1/phan-tich-hieu-qua-kinh-doanh-tai-cong-ty-xay- dung 584
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0