Doanh nghiệp nhà nước và bí ẩn quản trị
lượt xem 13
download
Tại sao lại cần các DNNN? Tạm loại ra ngoài câu chuyện DNNN thì hiệu quả hơn hay kém hiệu quả hơn các DN tư nhân, nền kinh tế thị trường luôn luôn gắn liền với khái niệm tư hữu và vì thế, các bên tham gia chính của nó phải là các DN tư nhân. Vậy tại sao các nền kinh tế thị trường, ngay cả các nền kinh tế thị trường phát triển, vẫn cần có DNNN? Vấn đề này thường được giải thích bằng một số yếu tố sau: • Độc quyền tự nhiên: Có một số...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Doanh nghiệp nhà nước và bí ẩn quản trị
- Doanh nghiệp nhà nước và bí ẩn quản trị Tại sao lại cần các DNNN? Tạm loại ra ngoài câu chuyện DNNN thì hiệu quả hơn hay kém hiệu quả hơn các DN tư nhân, nền kinh tế thị trường luôn luôn gắn liền với khái niệm tư hữu và vì thế, các bên tham gia chính của nó phải là các DN tư nhân. Vậy tại sao các nền kinh tế thị trường, ngay cả các nền kinh tế thị trường phát triển, vẫn cần có DNNN? Vấn đề này thường được giải thích bằng một số yếu tố sau: • Độc quyền tự nhiên: Có một số ngành công nghiệp mà đặc điểm của nó là tình trạng tối ưu là độc quyền. Vấn đề của độc quyền là ở chỗ giá cả mà nhà độc quyền tính sẽ luôn cao hơn mức cạnh tranh và sản lượng cung cấp ít hơn. Vì thế, nhiều khi nhà nước muốn có các DNNN “chốt” trong những ngành này để đảm bảo không xảy ra chuyện DN tư nhân trở nên độc quyền và dựa vào đó “bóp cổ” người tiêu dùng. • Thất bại của thị trường vốn: Có một số ngành công nghiệp “tiên phong” đòi hỏi nhiều vốn và mức độ rủi ro cao khiến việc huy động vốn tư nhân qua thị trường vốn là không khả thi. • Ngoại ứng: Các nhà đầu tư tư nhân không muốn đầu tư vào những ngành mà lợi ích của nó lan tỏa sang nhiều ngành khác trong khi họ không thu được phí từ sự lan tỏa này. • Công bằng xã hội: Khu vực tư nhân nhiều khi không chịu vươn tới các khu vực nghèo đói, vùng sâu vùng xa vì lợi nhuận thấp. Vì thế phải có các
- DNNN làm việc này để đảm bảo quyền tiếp cận dịch vụ và tiện ích tối thiểu của công chúng. Trên lý thuyết, các vấn đề trên đều có thể giải quyết được mà không cần phải có DNNN. Ví dụ vấn đề công bằng xã hội có thể giải quyết bởi các DN tư nhân nếu nhà nước trợ cấp cho các DN này. Nhưng thực tế các giải pháp này đều phải thực thi qua hệ thống chính sách, các cam kết, hợp đồng giữa nhà nước và DN tư. Việc thiết kế hệ thống chính sách này hoàn toàn không đơn giản và đòi hỏi chi phí giao dịch rất lớn. Các vấn đề chính của DNNN Vấn đề lớn nhất của các DNNN hay được nói tới là vấn đề người chủ - người làm thuê (principal - agent problem). Theo định nghĩa, các DNNN được những cá nhân không sở hữu các DN này lãnh đạo. Với bản chất tư lợi, những “người làm thuê” này sẽ không lãnh đạo DN mà họ làm thuê hiệu quả giống như khi họ là “người chủ”. Những người làm thuê này sẽ có động cơ để lười biếng, trục lợi cá nhân, thậm chí trộm cắp hoặc tham gia các danh mục đầu tư phiêu lưu nhằm hưởng lợi. Nếu là người chủ thật sự, khả năng rất cao là anh ta sẽ không đầu tư vào các lĩnh vực mà anh ta hoàn toàn không am hiểu gì (mặc dù vẫn có một số ông chủ như vậy và cuối cùng thua lỗ, không còn là ông chủ nữa). Nhưng vì chỉ là người làm thuê, anh ta có thể vẫn liều đầu tư vì anh ta có lợi từ các khoản đầu tư này. Ví dụ đầu tư cho bạn bè, cho đối tác, anh ta sẽ được hưởng một phần lại quả xứng đáng. Đây có thể là một trong những lý do hàng đầu khi rất nhiều DNNN của Việt Nam đầu tư tràn lan vào các lĩnh vực không thuộc phạm vi kinh doanh cốt lõi của họ thời gian qua.
- Một vấn đề cốt yếu khác thường được nhắc đến là vấn đề “ăn theo” (free- riding). Người chủ trong trường hợp của các DNNN là các công dân và đại diện bởi bộ máy nhà nước. Trên nguyên tắc, những người chủ này có thể thường xuyên kiểm tra, giám sát “người làm thuê” của họ. Tuy nhiên, việc giám sát này thường tốn kém, mất thời gian, thậm chí các cá nhân trong bộ máy giám sát có thể được lợi từ chỗ lơ là việc giám sát của mình. Lãnh đạo của các DNNN có thể hối lộ những người có chức năng giám sát để vô hiệu hóa các cá nhân này và từ đó có thể tự tung tự tác làm bậy. Vấn đề quan trọng thứ ba thường được nhắc đến dưới cái tên “hạn chế mềm về ngân sách” - theo cách nói của Janos Kornai. Các DNNN là một phần của nhà nước nên họ có thể xin được nhà nước ra tay cứu mỗi khi họ bị thua lỗ và đứng trước khả năng phá sản. Điều này đặc biệt đúng với các DNNN hoạt động trong các ngành được coi là xương sống của nền kinh tế và có ảnh hưởng lớn về mặt dân sinh như điện hoặc năng lượng. Ví dụ điển hình được nhắc tới trên thế giới là hệ thống “các DN ốm yếu” của Ấn Độ - vốn không bao giờ bị phá sản do sự hỗ trợ của chính phủ. Nếu không tư nhân hóa thì làm gì? Những vấn đề được coi là yếu kém của các DNNN tồn tại ngay cả trong một số DN tư nhân. Ví dụ với các DN tư nhân lớn, đã niêm
- Câu chuyện tư nhân hóa thường được coi là lời yết và có cấu trúc sở giải cuối cùng cho tình trạng kém hiệu quả của hữu phân tán, vấn đề DNNN. Tuy nhiên điều này không phải bao giờ “người chủ - người làm cũng khả thi về mặt chính trị. Thêm nữa, như phần thuê” và “ăn theo” luôn trên đã lập luận, không phải DNNN nào cũng tệ, là các vấn đề lớn. Với kể cả ở Việt Nam, và các vấn đề cốt lõi của các DN tư nhân lớn và DNNN vẫn thấp thoáng tồn tại ngay cả khi nó đã quan trọng, khái niệm được tư nhân hóa. “quá to để đổ vỡ” (too big to fail) cũng đã trở Vậy giả sử rằng tư nhân hóa không phải là một lựa nên nổi tiếng, nhất là chọn thì có thể làm gì để nâng cao hiệu quả của trong cuộc khủng các DNNN này? Có ba hướng giải quyết: hoảng kinh tế thế giới Cải cách về tổ chức: Thông thường các DNNN vừa qua. Nhiều DN tư phải gánh trên vai quá nhiều mục tiêu, từ mục tiêu nhân này đã được chính xã hội, đảm bảo công ăn việc làm cho người lao phủ đứng ra cứu giúp vì động, công nghiệp hóa đến cung cấp các dịch vụ lo ngại rằng sự sụp đổ căn bản. Các mục tiêu này không có gì sai, nhưng của họ sẽ khiến nền nhồi chừng đó mục tiêu vào một DN sẽ làm khó kinh tế còn lâm vào chỗ cho lãnh đạo của nó vì trong lầm than hơn. Nói cách khác, các DN này cũng được hưởng cái gọi là “hạn chế mềm về ngân sách” y chang các DNNN.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Những vấn đề chung về cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước
11 p | 397 | 177
-
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN
12 p | 408 | 98
-
Chương III. KẾT QUẢ VÀ HIỆU QUẢ CỦA ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN
52 p | 726 | 58
-
Giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài thương mại Ad hoc ở Việt Nam - thực trạng và giải pháp
14 p | 225 | 58
-
Quá trình hình thành những điều kiện để huy động vốn và các giải pháp tìm nguồn vốn trong quy trình phát triển của các doanh nghiệp nhà nước p7
5 p | 103 | 12
-
Quá trình hình thành những điều kiện để huy động vốn và các giải pháp tìm nguồn vốn trong quy trình phát triển của các doanh nghiệp nhà nước p4
7 p | 88 | 12
-
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP VÀ ĐĂNG KÍ KINH DOANH1
16 p | 93 | 9
-
Quá trình hình thành giáo trình miêu tả chức năng của nhà nước trong vai trò cải cách hành chính p2
5 p | 93 | 6
-
Giáo trình Kinh tế phát triển (Nghề: Kế toán doanh nghiệp - Cao đẳng): Phần 2 - Trường Cao đẳng Cơ điện Xây dựng Việt Xô
37 p | 19 | 4
-
Hoàn thiện xuất nhập khẩu và các vướng mắc của doanh nghiệp - 4
10 p | 81 | 4
-
Quá trình hình thành khả năng và động thái định hướng phương thức sản xuất giữ vai trò chủ chốt p4
8 p | 72 | 4
-
Kết quả đàm phán, cơ hội và thách thức cho Việt Nam
19 p | 52 | 4
-
Quan hệ giữa chı́nh phủ và doanh nghiệp: Thúc đẩy tăng năng suất thay cho lợi nhuận
9 p | 48 | 3
-
Giáo trình hình thành chiến lược ứng dụng nguyên lý quốc hữu hóa doanh nghiệp tư bản tư nhân p4
10 p | 50 | 3
-
Tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước và các giải pháp đẩy nhanh tiến độ tái cơ cấu
6 p | 38 | 2
-
Chương trình giáo dục đại học ngành Luật kinh doanh – ĐH Đà Nẵng
8 p | 48 | 2
-
Hiệp định thương mại tự do và những tác động đến doanh nghiệp sản xuất nông sản ở Việt Nam
10 p | 21 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn