intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

tài liệu về Kinh tế vi mô

Chia sẻ: Gau Con Phuong | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:15

428
lượt xem
149
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cây mía và nghề làm mật, đường ở Việt Nam đã có từ xa xưa, nhưng công nghiệp mía đường mới được bắt đầu từ thế kỷ thứ XX. Đến năm 1994, cả nước mới có 9 nhà máy đường mía, với tổng công suất gần 11.000 tấn mía ngày và 2 nhà máy đường tinh luyện công suất nhỏ, thiết bị và công nghệ lạc hậu. Hàng năm phải nhập khẩu từ 300.000 đến 500.000 tấn đường.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: tài liệu về Kinh tế vi mô

  1. Kinh tế vi mô TS. Nguyễn Ngọc Quý I-ĐẶT VẤN ĐỀ. Cây mía và nghề làm mật, đường ở Việt Nam đã có từ xa xưa, nhưng công nghiệp mía đường mới được bắt đầu từ thế kỷ thứ XX. Đến năm 1994, cả nước mới có 9 nhà máy đường mía, với tổng công suất gần 11.000 tấn mía ngày và 2 nhà máy đường tinh luyện công suất nhỏ, thiết bị và công nghệ lạc hậu. Hàng năm phải nhập khẩu từ 300.000 đến 500.000 tấn đường. Đặc biệt là trong 3 năm thực hiện quyết định 28/2004/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, nhà máy đường đã được chuyển đổi sở hữu doanh nghiệp nhà nước sang công ty cổ phần, mối quan hệ hợp tác giữa nhà máy và người trồng mía và các địa phương trồng mía, trong việc xây dựng vùng nguyên liệu có nhiều triển vọng mới. Hơn một thập kỷ qua (1995-2006) tuy thời gian chưa nhiều, được sự hỗ trợ và bằng sự tác động có hiệu quả bởi các chính sách của Chính phủ, ngành mía đường non trẻ của Việt Nam đã đóng góp một phần vào sự tăng trưởng nền kinh tế quốc dân, và phần quan trọng hơn là góp phần lớn về mặt xã hội, giải quyết việc làm ổn định hàng triệu nông dân trồng mía và hơn 2 vạn công nhân ổn định làm việc trong các nhà máy, có đời sống vật chất tinh thần ổn Lương Thu Hà B14KTH 1
  2. Kinh tế vi mô TS. Nguyễn Ngọc Quý định ngày một cải thiện, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế tạo nên các vùng sản xuất hàng hoá lớn.Nhưng trong giai đoạn gần đây ngành mía đường của Việt Nam đã phải đương đầu với nghiều tháh thức. II- THỰC TRẠNG CỦA NGÀNH MÍA ĐƯỜNG VIỆT NAM. Ngành mía đường Việt Nam đang đứng trước những thách thức lớn là: 1. Các nhà máy đường Việt Nam phần lớn vừa mới được xây dựng với quy mô vừa và nhỏ.Hiện tại còn 37 nhà máy đường đang hoạt động, gồm 6 nhà máy có vốn ầu tư nước ngoài với tổng công suất 27.000TMN, bình quân một nhà máy 4500TMN, 31 nhà máy là vốn đầu tư rong nước (trong đó có 25 nhà máy cổ phần hoá) tổng công suất 48.800TMN, bình quân 1.575TMN/nhà máy; phần lớn các nhà máy có quy mô nhỏ từ 700 – 1.000 TMN, thiết bị và công nghệ lạc hậu, năng suất thiết bị và lao động, hiệu quả và chất lượng sản phẩm thấp, giá thành cao. 2. Vùng nguyên liệu quy mô nhỏ bé, phân tán, chưa được đầu tư tương xứng với yêu cầu sản xuất công nghiệp. Đặc biệt là diện tích trồng mía bình quân cho mỗi hộ nông dân quá thấp (0.3 – 0.5 ha/hộ). Một nhà máy đường phải quan hệ hợp đồng với 20 – 30 ngàn hộ nông dân bán mía, bình quân mỗi hộ chỉ bán được từ 30-40 tấn mía/vụ; năng suất và chất lượng mía thấp; bình Lương Thu Hà B14KTH 2
  3. Kinh tế vi mô TS. Nguyễn Ngọc Quý quân năng suất chỉ đạt khoảng 50 tấn/ha và dưới 10ccs (độ đường). Xét cả về năng suất nông nghiệp và nâng suất công nghiệp chế biến, ngành mía đường Việt Nam còn thấp, thua quá nhiều so với các ngành míađường lớn của khu vực và thế giới. Bình quân ở Việt Nam chỉ mới đạt 4-5 tấn đường/ha, trong khi đó ở Thái Lan là 7-8 tấn/ha, ở Úc và Brazil là 9-12 tấn/ha. 3. Rất đáng lưu ý là ngành mía đường Việt Nam chịu tác động rủi ro rất lớn bởi thời tiết hạn hán và bão lũ, các vùng nguyên liệu phần lớn nằm ở các vùng trung du và miền núi, nông dân và nông thôn vốn là những vùng khó khăn, chưa được đầu tư các công trình thuỷ lợi, giao thông… 4. Ngành mía đường Việt Nam cũng đang chịu tác động lớn bởi quan hệ cung cầu và giá đường của thị trường thế giới. Phần lớn trong số 60 quốc gia sản xuất đường lớn trên thế giới đều có chính sách trợ giá đường nội tiêu thông qua thuế nhập khẩu cao và chính sách hạn ngạch thuế quan. Với Việt Nam, những bảo hộ này không có nhiều, chỉ riêng có hạn ngạch và thuế nhập khẩu thì theo lộ trình hội nhập AFTA thuế suất nhập khẩu đường sẽ giảm dần từ Lương Thu Hà B14KTH 3
  4. Kinh tế vi mô TS. Nguyễn Ngọc Quý 30% năm 2007 xuống còn 5% năm 2010. Với việc gia nhập WTO, Việt Nam sẽ phải mở cửa nhập khẩu trong hạn ngạch là 25% vớI đường thô, ngoài hạn ngạch là 65%, khối lượng nhập khẩu trong hạn ngạch còn tăng 5% mỗi năm. 5. Giá đường thị trường thế giới, cho đến nay, không thực sự phản ánh quan hệ cân bằng cung cầu mà chịu tác động bởi chính sách trợ cấp sản xuất trực tiếp hay gián tiếp của nhiều nước, nhất là các nước EU trong 40 năm qua luôn duy trì giá đường cao gấp 4 lần so với giá đường trung bình trên thế giới (tháng 8/2005 là 631,9 Euro, tương tương 764,1 USD) đã bóp mép thị trường đường của các nước đangphát triển. Việt Nam cũng không nằm ngoài chịu sự tác động này. Lương Thu Hà B14KTH 4
  5. Kinh tế vi mô TS. Nguyễn Ngọc Quý III-PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG NGÀNH MÍA ĐƯỜNG VIỆT NAM. 1.Ngành mía đường trước nguy cơ phá sản. Ngành mía đường Việt Nam đang tồn tại 3 vấn đề lớn cần giải quyết triệt để, nếu không, nguy cơ phá sản là khó tránh khỏi. Vì theo cam kết AFTA và theo lộ trình hội nhập Việt Nam sẽ mở cửa hoàn toàn thị trường đường trong nước. Và hiện đường Việt Nam cũng đang bị đường Thu mua mía nguyên nhập lậu Thái Lan "lấn sân". liệu. Từ năm 2000, ngành mía đường đã được Đảng và Nhà nước xác định là một trong những ngành kinh tế quan trọng của Việt Nam. Tuy nhiên, trong suốt 6 năm qua ngành mía đường không thể vươn lên trở thành ngành kinh tế quan trọng như yêu cầu. Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, niên vụ mía 2006/2007, cả nước làm ra 1,4 triệu tấn đường, tăng 27% so với năm trước, đủ đáp ứng nhu cầu tiêu dùng, chế biến thực phẩm và dự trữ. Lương Thu Hà B14KTH 5
  6. Kinh tế vi mô TS. Nguyễn Ngọc Quý Các nhà máy chế biến mía đường dự kiến đạt sản lượng 1,25 triệu tấn, tăng 31%. Hiện nay, các nhà máy đường đều hoạt động quá tải, vì vào mùa khô hạn các ruộng mía trên đồng đang trổ bông, nông dân muốn thu hoạch nhanh, bán nhanh. Tỉnh Tây Ninh với 38 ngàn ha mía, 3 nhà máy có kế hoạch ép 2 triệu tấn mía cây, đến nay đã tiêu thụ 1,1 triệu tấn, với giá bình ổn 34.000 đồng/tấn, hỗ trợ 40.000 đồng/tấn vận chuyển. Giá đường RE xuất xưởng tại nhà máy đã xuống còn 7.050 đồng/kg, tương đương giá đường nhập khẩu với mức thuế 30% theo lộ trình AFTA, các nhà máy đang nỗ lực tiếp thị tiêu thụ hàng sản xuất. Hiện ngành mía đường cũng đang đứng trước những khó khăn của quá trình hội nhập, trong khi nội lực còn yếu kém, kinh nghiệm sản xuất, kinh doanh còn thấp. Cả nước hiện có trên 40 nhà máy đường với tổng công suất thiết kế khoảng 82 ngàn tấn mía/ngày, nhưng tổng sản lượng thì liên tục giảm. Niên vụ 2004-2005, tổng sản lượng mía ép đạt 9,3 triệu tấn, thấp hơn 1,3 triệu tấn so với niên vụ 2003-2004. Có đến 16 nhà máy đường chỉ sử dụng dưới 80% công suất, thậm chí có 5 nhà máy chưa sử dụng hết 50% công suất. Đầu tư thiếu đồng bộ giữa vùng nguyên liệu mía và xây dựng nhà máy đường, đã dẫn đến tình trạng không đảm bảo công suất hoạt động, gây thua lỗ của 32 nhà máy. Nông dân mất lòng tin vào cây mía, đã có hiện tượng bỏ trồng mía chuyển sang trồng cây khác có lợi ích cao hơn ngay khi giá mía trên thị trường tăng cao. PGS-TS. Mai Thành Phụng - Trung tâm Khuyến nông Quốc gia cho biết, hiện ngành mía đường của Việt Nam đang đứng trước ba khó khăn lớn. Thứ nhất, đối với cây mía, cây mía muốn có năng suất cao phải tưới nước, đa số cây mía của chúng ta được trồng ở những vùng không có nước, nhưng thuỷ lợi giải quyết cho cây mía thì còn rất trầy trật, những vùng trồng mía nếu có nước bà con sẽ trồng cây khác mà không trồng mía, như vậy sự cạnh tranh có nước giữa cây mía và nhóm cây khác cũng rất quyết liệt. Thứ hai, vùng ĐBSCL thì đầy nước, những lúc thừa nước, bà con nông dân Lương Thu Hà B14KTH 6
  7. Kinh tế vi mô TS. Nguyễn Ngọc Quý phải chặt mía sớm nếu không thì cây mía bị ngập úng, chặt mía sớm thì chữ đường thấp. Do đó, ĐBSCL dù có đủ nước nhưng không đủ thời gian để cho cây mía tích luỹ đường do mùa lũ khống chế. Vì vậy, năng suất cây mía ở ĐBSCL dù rất cao nhưng chữ đường lại thấp. Yêu cầu trong thâm canh mía công nghiệp là năng suất đường phải cao, nông dân trồng mía có bán mía được giá cao hay không tuỳ thuộc vào năng suất đường chứ không phụ thuộc vào năng suất cây. Từ đó cho thấy, ĐBSCL bị hạn chế bởi mùa lũ nên không đủ thời gian để cây mía tích luỹ đường, nên năng suất đường ở miền tây rất thấp, trong khi cây mía được trồng ở các tỉnh miền đông chữ đường cao nhưng không có nước tưới. Vấn đề tồn tại thứ ba là thiết bị máy móc ở các nhà máy đường. Hiện nay, thiết bị của chúng ta đa số là cũ kỹ, lạc hậu nên tỉ lệ thu hồi đường của chúng ta là 9/1, trong khi đó tỉ lệ thu hồi đường của các nước tiên tiến là 13/1, chỉ bấy nhiêu chúng ta đã thua các nước tiên tiến đến 4 giá. Tỉ lệ hao hụt trong quá trình sản xuất của ngành mía đường Việt Nam còn rất cao do thiết bị cũ kỹ, công nghệ chế biến quá lạc hậu. 2.Những yếu kém trong chính sách mía đường Theo báo cáo của Bộ Thương mại, mối lo thiếu hụt 15 vạn tấn đường cho 2005 đã tạm ổn khi hiện tại đã nhập được 10 vạn tấn. Tuy nhiên, từ 2006 trở đi, cả nước sẽ ước thiếu khoảng 20 vạn tấn mỗi năm do nhu cầu tiêu dùng và đáp ứng các ngành công nghiệp chế biến. Hiện trạng trên cho thấy ngành hàng này đang thiếu đi một chiến lược tổng thể bên cạnh tính cạnh tranh sản phẩm không cao. Đường lậu vừa rẻ vừa "ngon" hơn? Nếu như giá đường trên thế giới hiện đang giảm: đường trắng giao tháng 10/2005 từ 289,3 USD/tấn xuống 284 USD/tấn so với giá giao tháng 9/2005 thì giá đường trong nước vẫn phố biến quanh 9.000 đồng/kg, cao hơn đường của nước láng giềng Thái Lan từ 2.500 - 3.000 đồng/kg. Và theo quy luật "nước chảy chỗ trũng", thị trường đường Việt Nam do thiếu hụt nguồn cung, đã dẫn đến hiện tượng đường Trung Quốc và Thái Lan thi nhau tràn vào Việt Nam cả năm nay. Những ngày qua, khi nước lũ tràn về ĐBSCL và biên giới Việt Nam - Lương Thu Hà B14KTH 7
  8. Kinh tế vi mô TS. Nguyễn Ngọc Quý Campuchia trắng xóa trong biển nước, đã trở thành cơ hội cho đường Thái thẩm lậu theo lũ. Vào sáng 31/8, Chi cục quản lý thị trường Kiên Giang "vồ" được 4.250 kg đường... "Made in Thailand" tại cơ sở sản xuất sirô Thịnh Phát, phường Vĩnh Thanh, thành phố Rạch Giá. Mới đây, Hải quan An Giang đã tóm được 2,2 tấn đường nhập lậu. Tính từ đầu năm tới nay, Hải quan An Giang bắt giữ được khoảng 20 tấn đường nhập lậu. Theo báo cáo của Bộ Thương mại, để đáp ứng nhu cầu cho dịp tết Trung thu và Nguyên đán, cả nước ước thiếu khoảng 5 vạn tấn đường. Và mặc dù số lượng nói trên đã nằm trong "khuôn viên" cho phép nhập khẩu của Chính phủ nhưng nhiều doanh nghiệp vẫn trong tình trạng vừa nhập vừa... run! Lý do được đưa ra: khi nhập về với số lượng lớn, lại đúng vào vụ thu hoạch mía đường ở nhiều vùng trọng điểm, giá đường tụt xuống, cộng thêm với nạn đường lậu hoành hành, rất có thể sẽ bị lỗ. Nhưng liệu có phải đường lậu chảy vào Việt Nam chỉ xuất phát từ nguyên nhân cung thiếu? Trên thực tế, chất lượng đường chủ yếu phụ thuộc vào chất lượng nguyên liệu đầu vào. Cây mía nội địa phần chỉ đạt 9 chữ đường (CCS), cao nhất cũng chỉ 10 chữ đường. Nhưng mía Thái Lan luôn đạt 12 - 13 chữ đường. Sở dĩ có điều này là tập quán canh tác của mía nội vẫn quanh quẩn với giống mía có chất lượng thấp, yếu kém trong áp dụng khoa học kỹ thuật để tăng năng suất. Mặt khác, ngoài ưu thế về giá rẻ hơn (khoảng 3.000 đồng/kg), đường Thái còn mịn, trắng và tinh khiết hơn, mùi thơm hơn. Nói không ngoa rằng, kể cả khi mức giá ngang bằng, cũng chưa hẳn đã chấm dứt tình trạng buôn lậu, nếu chất lượng đường Việt Nam vẫn "bảo thủ" như hiện nay. Yếu ớt từ thượng nguồn đến hạ nguồn. Nhìn lại toàn bộ thị trường đường Việt Nam từ khâu nguyên liệu đến sản xuất trong các nhà máy, sẽ chỉ thấy đi từ lo âu này đến lo âu khác. Một thời, với chủ trương phát triển chương trình mía đường một cách vội vã, thiếu quy hoạch tổng thể đã kéo theo khủng hoảng thừa, khiến cho hàng loạt nông dân và nhà máy lâm vào cảnh nợ nần và chính phủ không còn cách nào khác là khoanh và xóa nợ. Tiếp đến, khi thấy trồng mía không ăn nhằm, hàng loạt nông dân đã chặt phá bỏ mía, trồng các loại cây khác có hiệu quả hơn. Thứ trưởng Bộ Thương mại, ông Phan Thế Ruệ nói: "Bắt đầu từ 1996, diện tích mía đường Lương Thu Hà B14KTH 8
  9. Kinh tế vi mô TS. Nguyễn Ngọc Quý cả nước khoảng 200 ngàn ha, sản lượng đường hơn 600 ngàn tấn. Niên vụ 2003 - 2004, diện tích cả nước đạt gần 300 ngàn ha, cho sản lượng xấp xỉ 1,1 triệu tấn. Nhưng đến 2004- 2005, sản lượng chỉ còn 928.145 tấn". Trong khi không đủ mía cho sản xuất thì một thực trạng khác cũng rất nan giải là phần lớn các nhà máy đườngcó công nghệ rất lạc hậu. Theo thống kê, cả nước hiện nay có 37 nhà máy đường nhưng chỉ có 6 nhà máy từ nguồn vốn FDI, có công suất khoảng 6 ngàn tấn mía đường/ngày là đủ năng lực cạnh tranh. Phần còn lại, chủ yếu dùng các thiết bị của Trung Quốc, chỉ có công suất từ 1 đến 2 nghìn tấn mía/ngày, chất lượng sản phẩm thấp. Thực trạng ngành mía đường trong vài năm gần đây cho thấy hàng loạt bất ổn, và có 6 vấn đề cần giải quyết. + Thứ nhất, vùng nguyên liệu và tập quán canh tác chưa đảm bảo yếu tố chuyên nghiệp cho một ngành công nghiệp. Trên thực tế, diện tích trồng mía bị phân tán rải rác, không khuyến khích nông dân và không trở thành vùng nguyên liệu vệ tinh tập trung. Những yếu tố này sẽ trở thành mối nguy cho nhà máy khi giá thành sản xuất bị đội cao do giá xăng dầu đắt đỏ và chi phí vận chuyển trung gian. + Thứ hai, không có một quy chuẩn kỹ thuật tối thiểu hay tối đa nào cho các nhà máy sản xuất đường. Bởi thế, mới có quá nhiều nhà máy đường với thiết bị lạc hậu, công suất thấp mọc lên khắp nơi. + Thứ ba, khâu lưu thông nguyên liệu và sản phẩm đường lâu nay dường như bỏ ngỏ. Hiện nay, do các nhà máy không thiết kế được hệ thống thu mua và vận chuyển nguyên liệu nên bị giới trung gian hè nhau đẩy giá mía lên. + Thứ tư, chưa chú trọng khâu tái chế phế phẩm. Trong hoàn cảnh các nhà máy với công nghệ lạc hậu, tỷ lệ thu hồi đường thấp, đầu ra phi sản phẩm quá lớn, trong khi khâu tái chế phế phẩm yếu kém đã gây nên lãng phí rất lớn. + Thứ năm, chính sách điều hành vĩ mô cân đối cung cầu đường còn bị động: thiếu thì nhập khẩu và được bổ sung bằng... nhập lậu. Thừa thì nông dân thay mía bằng lúa, ngô hay trồng cây khác; cơ quan chức năng luôn tỏ ra yếu thế trong chống buôn lậu. Lương Thu Hà B14KTH 9
  10. Kinh tế vi mô TS. Nguyễn Ngọc Quý + Thứ sáu, khâu dự báo nhu cầu thị trường đường được xem là khâu yếu. Theo tính toán trước đây, nhu cầu chỉ cần 1 triệu tấn đường/năm nhưng thực tế nhu cầu đã vọt lên 1,2 triệu tấn/năm và năm 2020 con số này ước tính khoảng 2 triệu tấn/năm. Để giải quyết những vấn đề này, theo Thứ trưởng Phan Thế Ruệ: "Rất cần thiết phải xây dựng chương trình đường giai đoạn 2006 - 2010, tầm nhìn đến 2020". 3.Đường nhập lậu “bóp chết” đường trong nước Tình trạng đường nhập lậu với số lượng lớn đang đe dọa sự tồn vong của các nhà máy, doanh nghiệp và hàng vạn nông dân ngành mía đường. Ông Lê Văn Tam - Chủ tịch Hiệp hội mía đường VN cho biết. Tính đến hết niên vụ 2005 – 2006, sản lượng mía nguyên liệu cả nước đạt 8,57 triệu tấn, tương đương khoảng 800.000 tấn đường. Như vậy, so với kế hoạch, sản lượng niên vụ này đã giảm 20%; so với niên vụ 2004 - 2005, giảm 25%; cân đối nhu cầu tiêu dùng trong nước, năm nay VN thiếu khoảng 300.000- 380.000 tấn. Sau khi cân đối nhu cầu, Hiệp hội đã đề nghị Bộ Thương mại, Chính phủ và Chính phủ đã đồng ý cho nhập khẩu 300.000 tấn đường. Tính đến 13/7, Bộ Thương mại đã cấp phép cho các đơn vị được nhập khẩu lượng đường 250.000 tấn.Thế nhưng, thực tế mới nhập được chừng 175.000 tấn.Số còn lại, các doanh nghiệp không dám nhập tiếp, vì ảnh hưởng của đường nhập lậu. Trước hết là ảnh hưởng đến các nhà máy đường. 37 nhà máy đường trên cả nước đang đứng trước nguy cơ phá sản vì không tiêu thụ được sản phẩm. Hiện, lượng đường tồn kho khoảng 250.000 tấn (30% sản lượng). Hầu hết các nhà máy đường đều vay ngân hàng để thu mua mía nguyên liệu; nếu không bán được đường thì rất nguy hiểm. Lượng đường nhập lậu quá lớn còn ảnh hưởng đến các DN kinh doanh đường. Các DN này cũng phải thế chấp tài sản để vay tiền ngân hàng nhập khẩu đường, hoặc mua đường của các nhà máy trong nước.Giá đường tụt thê thảm, các DN không bán được đường, nguy cơ phá sản khó tránh khỏi. Lương Thu Hà B14KTH 10
  11. Kinh tế vi mô TS. Nguyễn Ngọc Quý Đường nhập lậu khiến Nhà nước mất khoản thu không nhỏ từ thuế (40% thuế nhập khẩu và 5% thuế VAT). Đặc biệt, hàng vạn nông dân sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Trước đó, giá thu mua mía nguyên liệu ngày càng cao khiến nông dân ồ ạt trồng mía. Nhiều nơi, nông dân phá nhãn, vải, ao nuôi tôm để trồng mía. Nay, do đường của các nhà máy không tiêu thụ được nên người dân sẽ khó bán mía nguyên liệu hoặc nếu bán được thì giá rất thấp. Người dân rất dễ trắng tay… -Hiện nay chúng ta bó tay. Các cơ quan chức năng đã vào cuộc nhưng chưa thực sự quyết tâm hoặc đây đó các đầu nậu nhập lậu đã mua chuộc được các cán bộ chức năng. Các DN đã phải tự khảo sát bằng cách quay phim, chụp ảnh, ghi chép tình hình nhập lậu đường tại nhiều cửa khẩu (đặc biệt các cửa khẩu thuộc các tỉnh Kiên Giang, An Giang, Đồng Tháp, Long An), báo cáo các bộ, ngành liên quan và Chính phủ. Ngành đường đang cầu cứu Chính phủ và các cơ quan chức năng khẩn trương có biện pháp chống thẩm lậu đường, để cứu hàng vạn nông dân và DN… Bộ Công thương cho biết, đường nhập lậu tràn về nhiều với giá rẻ đang gây sức ép lớn cho các nhà máy sản xuất trong nước. Nhiều nhà máy sản xuất đường đang đối mặt với tình trạng tồn kho lớn và có nguy cơ thua lỗ trong niên vụ này. Báo cáo mới đây cho biết, hiện nay, mỗi ngày có 200 - 300 tấn đường nhập lậu qua biên giới Tây Nam; trong khi đó, ở Lao bảo - Quảng Trị cũng có khoảng 60 - 70 tấn nhập lậu mỗi ngày. Số đường nhập lậu này có giá bán rẻ hơn đường trong nước nên đã ảnh hưởng đến sản xuất và tiêu thụ của các nhà máy sản xuất. Lương Thu Hà B14KTH 11
  12. Kinh tế vi mô TS. Nguyễn Ngọc Quý Đường là mặt hàng có nhiều biến động mạnh. Năm ngoái thiếu đường năm nay lại dư thừa. Nếu niên vụ trước thiếu đường, các nhà máy có lãi thì nay các nhà máy lại đang rơi vào tình trạng tồn kho lớn, kéo theo đó là giá bán mía của nông dân hạ xuống, lượng mía đến kỳ thu hoạch không được tiêu thụ hết, nông dân gặp nhiều khó khăn. Hiện nay, do ảnh hưởng từ đường nhập lậu, các nhà máy sản xuất khó khăn, giá bán đường đã giảm 300 - 500 đồng/kg và phổ biến mức 7.500 - 7.800 đồng/kg Hiệp hội Mía đường Việt Nam cho biết, tính từ đầu năm đến hết tháng 4/2008, cả nước đã 1,053 triệu tấn đường. Trong khi đó, lượng bán ra đang có xu hướng giảm. Trong tháng 4 chỉ bán được 78 ngàn tấn, giảm 20 ngàn tấn so với mức bình thường. Lượng hàng tồn kho tại các nhà máy là khoảng 360 ngàn tấn. Nguyên nhân chính được xác định là do ảnh hưởng của đường nhập lậu. Theo dự báo, kết thúc niên vụ đường 2007/2008, cả nước sẽ sản xuất khoảng 1,138 triệu tấn đường, giảm 13 ngàn tấn nhưng vẫn sẽ đáp ứng nhu cầu trong nước. Khả năng giá đường tăng mạnh là không có vì cả trong nước và trên thế giới đều có xu hướng dư thừa đường. Lương Thu Hà B14KTH 12
  13. Kinh tế vi mô TS. Nguyễn Ngọc Quý DN sản xuất đường đã báo động như vậy tại một cuộc họp của Hiệp hội Mía đường VN tổ chức ở TPHCM tuần trước, nhất là khi ngành mía đường VN còn lúng túng trong quản lý, điều hành sản xuất - kinh doanh mặt hàng quan trọng này... Tính đến tháng 10/2007, vụ mía 2007-2008, VN chế biến được 13,8 triệu tấn mía và sản xuất được hơn 1,3 triệu tấn đường. Như vậy, sau 2 vụ trước (2004-2005 và 2005-2006), sản xuất của ngành mía đường giảm sút, thì 2 niên vụ mía gần đây, sản xuất đường đã tăng khá, với sản lượng cao nhất từ trước đến nay. So với niên vụ 2006-2007, số lượng mía chế biến của niên vụ 2007- 2008 tăng 1,4 triệu tấn và số lượng đường sản xuất tăng 162.026 tấn. Một năm qua, lượng đường luôn đáp ứng nhu cầu thị trường và chế biến công nghiệp trong nước,không xảy ra thiếu đường cục bộ. Tuy nhiên, ông Võ Thành Đàng - Chủ tịch Hiệp hội Mía đường VN - cho biết: Đối thủ cạnh tranh của đường VN trong năm 2007 sẽ là đường nhập chính ngạch theo cam kết WTO và AFTA. Tiếp theo là đường nhập lậu. Thời gian qua, có một số NM chế biến công nghiệp, tuy được Bộ Thương mại (nay là Bộ Công Thương) cấp phép NK 55.000 tấn đường theo cam kết WTO. Song đến nay, các DN mới nhập về khoảng 10.000 tấn, chưa đủ tác động mạnh đến đường nội, nên thị trường vẫn không xảy ra xáo trộn gì. Trong khi đó, số lượng đường nhập lậu qua biên giới Tây Nam và miền Trung vẫn xảy ra, nhưng chưa cơ quan nào thống kê số lượng bao nhiêu. Theo cam kết WTO, năm 2008, VN phải mở cửa NK, với hạn ngạch tăng Lương Thu Hà B14KTH 13
  14. Kinh tế vi mô TS. Nguyễn Ngọc Quý thêm 5%, nâng tổng số đường NK theo cam kết này thành 55.000 tấn + 5%. Thuế NK không thay đổi (60% với đường tinh luyện, 25% với đường thô). Theo cam kết AFTA, thuế NK giảm từ 30% năm 2007, xuống còn 20% vào năm 2008, với đường tinh luyện lẫn đường thô. Tất cả những yếu tố trên đã và đang đặt ra cho ngành mía đường VN nhiều thách thức. Không ít lao đao. Muốn tồn tại, duy trì được sản xuất và ổn định thị trường như hiện nay, các DN, NM đường phải không ngừng nỗ lực, giảm chi phí sản xuất, giữ giá thành đủ cạnh tranh với giá đường thế giới. Một điều may mắn, trong cam kết WTO, phía VN còn được quyền phân bổ hạn ngạch cho đối tượng sử dụng cuối cùng. Nên năm 2008, cũng như năm 2007, nhằm bảo hộ ngành mía đường trong nước, Chính phủ chỉ cấp phép cho các NM chế biến công nghiệp nhập đường tinh luyện (hoặc đường cát trắng) làm nguyên liệu sản xuất. Nhờ vậy mà không xảy ra NK đường tràn lan, gây ảnh hưởng đến sản xuất đường trong nước. Nhưng theo một số chuyên gia, khi giá đường thế giới và Thái Lan giảm xuống bằng hoặc thấp hơn giá đường trong nước, ngành đường VN sẽ gặp không ít lao đao... Vì vậy, ngay từ bây giờ, các DN, NM sản xuất đường phải hết mình cải tổ sản xuất, thiết bị công nghệ, quy trình sản xuất... mới có thể tồn tại và cạnh tranh bình đẳng. Bằng không, trong một thời gian không xa, đường NK theo cam kết WTO và AFTA sẽ thật sự trở thành mối đe doạ cho đường nội. V- Kết luận. Nhìn chung, hiện tại ngành mía đường của nước ta cần có những bứoc đi đột phá, có tính quyết định nhằm giải quyết hêt những thách thức mà thị trường mía đường nói chung đã và sẽ gây nhiều sức ép cho ngành mía đường Việt Nam.Tiềm năng nội sinh của ngành mía đường Việt Nam còn rất lớn, nếu biết khai thác chắc chắn sẽ tạo ra năng lực cạnh tranh và hội nhập một cách bền vững.Nếu chúng ta tập trung đầu tư xây dựng các vùng mía tăng năng suất hiện tại từ 50 tấn/ha lên 100 tấn/ha, nâng cấp thiết bị công nghệ và tay nghề công nhân cùng công tác quản lý thì với 300.000 ha mía hiện có chúng ta cũng có thể đạt được 3-3,5 triệu tấn đường/năm, tức là đạt mức 10-12 tấn đường/ha. Lúc đó, Việt Nam sẽ không chỉ tự túc sản xuất đường ăn mà còn có thể trở thành nước xuất khẩu đường mỗi năm từ 1-1,5 triệu tấn, thu về cho đất nước 500-600 triệu USD/năm. Lương Thu Hà B14KTH 14
  15. Kinh tế vi mô TS. Nguyễn Ngọc Quý • NGUỒN TÀI LIỆU: 1) http://www.tin247.com 2) http://tintuc.timnhanh.com/kinh_te/20080316/35A73263/ 3) http://www.longdinh.com/home.asp?act=chitiet&ID=404&catID=3 Lương Thu Hà B14KTH 15
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2