Đổi mới pháp luật trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư: Phần 1
lượt xem 7
download
Phần 1 cuốn sách "Pháp luật trong bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ tư" trình bày các nội dung: Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và mối liên hệ với pháp luật, tổng quan pháp luật trong bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đổi mới pháp luật trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư: Phần 1
- Chịu trách nhiệm xuất bản GIÁM ĐỐC - TỔNG BIÊN TẬP PGS.TS. PHẠM MINH TUẤN Chịu trách nhiệm nội dung ỦY VIÊN HỘI ĐỒNG BIÊN TẬP - XUẤT BẢN TS. VÕ VĂN BÉ Biên tập nội dung: VĂN THỊ THANH HƯƠNG NGUYỄN THỊ HẢI BÌNH TRẦN HÀ TRANG NGUYỄN THỊ THU HÒA NGUYỄN VIỆT HÀ Trình bày bìa: ĐẶNG THU CHỈNH Chế bản vi tính: NGUYỄN THỊ HẰNG Đọc sách mẫu: NGUYỄN THỊ THU HÒA TRẦN PHAN BÍCH LIỄU ________________________________________________ Số đăng ký kế hoạch xuất bản: 2650-2022/CXBIPH/31-106/CTQG. Số quyết định xuất bản: 1561-QĐ/NXBCTQG, ngày 09/8/2022. Nộp lưu chiểu: tháng 8 năm 2022. Mã ISBN: 978-604-57-7959-0.
- 5 TẬP THỂ TÁC GIẢ PGS.TS. ĐẶNG MINH TUẤN - Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội (Chủ biên): Chương I (3-I; III); Chương II (I; II); Chương III (VII) PGS.TS. TRỊNH TIẾN VIỆT - Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội: Chương II (III) PGS.TS. NGUYỄN HOÀNG ANH - Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội: Chương I (II) PGS.TS. LÊ THỊ HOÀI THU - Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội: ThS.NCS. NGUYỄN NGỌC LAN Chương II (VI) PGS.TS. CHU HỒNG THANH - Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội: Chương III (IX) PGS.TS. VŨ CÔNG GIAO - Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội: TS. NGUYỄN VĂN QUÂN Chương III (III) ThS. NGUYỄN ANH ĐỨC - Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội: PGS.TS. VŨ CÔNG GIAO Chương III (I) TS. NGUYỄN BÍCH THẢO - Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội: TS. ĐỖ GIANG NAM Chương II (IV) TS. BÙI TIẾN ĐẠT - Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội: Chương III (VI) NCS. TRỊNH THĂNG QUYẾT - Đại học Luật Hà Nội: Chương III (V) TS. MAI VĂN THẮNG - Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội: Chương III (V)
- 6 TS. PHAN THỊ THANH THỦY - Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội: Chương II (V) PGS.TS. TÔ VĂN HÒA - Trường Đại học Luật Hà Nội: Chương I (1, 2 - I) TS. VŨ THỊ PHƯƠNG LAN - Trường Đại học Luật Hà Nội: Chương II (VII) TS. LÊ THỊ ANH ĐÀO - Trường Đại học Luật Hà Nội: Chương II (VIII) TS. NGUYỄN THỊ THU HIỀN - Khoa Luật - Đại học Kinh tế Thành phố ThS.NCS. LÊ HƯNG LONG Hồ Chí Minh: Chương II (IX) PGS.TS. TRƯƠNG HỒ HẢI - Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh: Chương III (II, IV) TS. ĐẶNG VIẾT ĐẠT - Học viện Chính trị khu vực IV: Chương III (II, IV) TS. NGUYỄN MINH KHUÊ - Viện Khoa học pháp lý - Bộ Tư pháp: Chương III (X) TS. NGUYỄN ANH TUẤN Chương III (VIII)
- 7 LỜI NHÀ XUẤT BẢN C ách mạng công nghiệp lần thứ tư hay Cách mạng công nghiệp 4.0 được Giáo sư Klaus Schwab, sáng lập kiêm Chủ tịch điều hành Diễn đàn kinh tế thế giới, đưa ra lần đầu tiên tại Diễn đàn kinh tế thế giới năm 2016 tại Davos, Thụy Sĩ, gắn với những thay đổi về tốc độ, phạm vi và ảnh hưởng của các công nghệ mới so với Cách mạng số hóa từ những năm 1960. Cách mạng công nghiệp lần thứ tư tạo ra những giá trị chưa từng có tác động đến sự phát triển của lực lượng sản xuất, tác động sâu sắc đến đời sống kinh tế, chính trị, xã hội thế giới, song cũng gây ra không ít hệ lụy, tác động xấu đối với con người và xã hội. Vì thế, cần làm gì để tận dụng những giá trị mà Cách mạng công nghiệp lần thứ tư mang lại, đồng thời có những giải pháp để giải quyết hay hạn chế tối đa các tác động tiêu cực của Cách mạng công nghiệp lần thứ tư là yêu cầu cấp thiết đặt ra cho các nhà nước trên thế giới hiện nay. Trong bối cảnh đó, pháp luật đóng vai trò then chốt bằng việc tạo ra hành lang pháp lý cho các quan hệ xã hội mới phát sinh, giải quyết các vấn đề mới đặt ra trong cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Ở Việt Nam, Cách mạng công nghiệp lần thứ tư là vấn đề mới được nghiên cứu trong giới học thuật và nhận được sự quan tâm lớn của Đảng, Nhà nước, trở thành một vấn đề được ghi nhận trong chính sách, đường lối của Đảng, Nhà nước. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam đã nhiều lần nhắc đến “Cách mạng công nghiệp lần thứ tư” vừa là cơ hội, thách thức, yêu cầu thúc đẩy, đổi mới, vừa là quan điểm phát triển,
- 8 PHÁP LUẬT TRONG BỐI CẢNH CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP... đặc biệt nhấn mạnh: “Đẩy mạnh nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo, nhất là những thành tựu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư,... Thúc đẩy mạnh mẽ chuyển đổi số quốc gia, phát triển kinh tế số, xã hội số để tạo bứt phá về nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế”; huy động, phân bổ, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, tạo động lực để phát triển kinh tế nhanh và bền vững; hoàn thiện hệ thống pháp luật... khắc phục những điểm nghẽn cản trở sự phát triển của đất nước. Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật xuất bản cuốn sách Pháp luật trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp lần thứ tư nhằm góp phần nâng cao nhận thức, tiếp cận và cập nhật những vấn đề lý luận và thực tiễn thời sự về pháp luật trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp 4.0. Đây là công trình chuyên khảo nghiên cứu một cách có hệ thống những vấn đề lý luận cơ bản, kinh nghiệm quốc tế, thực tiễn chính sách, pháp luật của Việt Nam trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, trên cơ sở đó đề xuất, khuyến nghị các giải pháp hoàn thiện chính sách, pháp luật đáp ứng các yêu cầu mới đặt ra. Cuốn sách xuất bản ở thời điểm này đã bắt nhịp với vấn đề tiêu điểm của thời đại và được xem là một trong những công trình đầu tiên ở nước ta đề cập riêng đến chủ đề này. Vì vậy, cuốn sách không chỉ là tài liệu tham khảo cần thiết cho các nhà hoạch định chính sách, xây dựng pháp luật, các nhà nghiên cứu, sinh viên, học viên chuyên ngành luật tại các cơ sở đào tạo luật, mà còn dành cho các cán bộ thực tiễn và bất kỳ ai quan tâm đến lĩnh vực này. Xin trân trọng giới thiệu cuốn sách với bạn đọc Tháng 9 năm 2021 NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA SỰ THẬT
- 9 Chương I CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP LẦN THỨ TƯ VÀ MỐI LIÊN HỆ VỚI PHÁP LUẬT I. TỔNG QUAN CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP LẦN THỨ TƯ 1. Cách mạng công nghiệp lần thứ tư - Thời kỳ phát triển nhảy vọt tiếp theo của loài người Cách mạng công nghiệp lần thứ tư hay Cách mạng công nghiệp 4.0 được Giáo sư Klaus Schwab, sáng lập kiêm Chủ tịch điều hành Diễn đàn kinh tế thế giới, đưa ra lần đầu tiên tại Diễn đàn kinh tế thế giới năm 2016 tại Davos, Thụy Sĩ1. Trong cuốn sách The fourth industrial revolution được giới thiệu tại Diễn đàn kinh tế thế giới năm 2016, Schwab viết: __________ 1. Mark Skilton, Felix Hovseplan: The 4th Industrial Revolution: Responding to the impact of artificial inteligence and cognition, Springer, 2017, tr.9; Bộ Khoa học và Công nghệ: “Nhận diện các công nghệ cốt lõi của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và dự báo những tác động đến chính sách và pháp luật”, Hà Nội, 2019; Bộ Tư pháp: Kỷ yếu hội thảo khoa học cấp quốc gia “Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và những vấn đề pháp lý đặt ra cho việc xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam”, Nxb. Tư pháp, Hà Nội, 2020, tr.29-49.
- 10 PHÁP LUẬT TRONG BỐI CẢNH CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP... “Chúng ta đang ở giai đoạn bắt đầu của một cuộc cách mạng đang thay đổi về căn bản cách thức chúng ta sống, làm việc và liên quan tới nhau. Cái mà tôi gọi là cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư là thứ mà nhân loại chưa bao giờ trải nghiệm trước đó cả về quy mô, mức độ và sự phức tạp”1. Schwab dùng thuật ngữ “cách mạng” để mô tả sự thay đổi cơ bản và nhanh chóng đối với loài người. Cách mạng công nghiệp lần thứ tư là sự thay đổi căn bản tiếp theo của lịch sử loài người đang diễn ra không giống bất cứ sự thay đổi nào trước đó. Thực tế, Klaus Schwab không phải là người đầu tiên nói về sự thay đổi đó. Trước đó, năm 2011, Chính phủ Cộng hòa Liên bang Đức đã khởi động Chương trình công nghiệp 4.0 (Industry 4.0 - I 4.0). Đây là chương trình mang tầm cỡ chiến lược quốc gia nhằm mục đích tận dụng công nghệ số để tăng cường mức độ số hóa, tăng cường sự kết nối phức hợp giữa sản phẩm, chuỗi giá trị và mô hình kinh doanh, qua đó duy trì sự lãnh đạo của Cộng hòa Liên bang Đức trong sự phát triển công nghệ. Trong Chương trình đầy tham vọng này, số hóa đóng vai trò cốt lõi. Năm 2003, Robert Olson và David Rejeski trong một đề tài bảo vệ môi trường với công nghệ đã đề cập viễn cảnh một cuộc cách mạng công nghiệp tiếp theo sẽ xảy ra mà trong đó các nền tảng cho cuộc cách mạng này là công nghệ sinh học, công nghệ nano và các hệ thống thông tin2. __________ 1. Klaus Schwab: The fourth industrial revolution, World Economic Forum, Davos, 2016, tr.5. 2. Xem Robert Olson và David Rejeski: Environmentalism and the technology of tomorrow: Shaping the next industrial revolution, Nxb. Island, 2004.
- Chương I: CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP LẦN THỨ TƯ... 11 Không sử dụng thuật ngữ “Cách mạng công nghiệp” hay “Cách mạng công nghiệp lần thứ tư”, Thomas Siebel, một học giả nổi tiếng người Hoa Kỳ, lại mô tả sự thay đổi đang diễn ra dưới hình thức một cuộc chuyển đổi số với quy mô toàn cầu. Trong cuốn sách Chuyển đổi số - Sống sót và bứt phá trong kỷ nguyên sụp đổ hàng loạt, Siebel cho rằng loài người đang tiến tới một điểm thay đổi nhảy vọt, mà ông gọi là điểm bùng phát, nơi mà các công nghệ số như điện toán đám mây (cloud computing), dữ liệu lớn (big data), trí tuệ nhân tạo (artifical intelligence - AI) và Internet kết nối vạn vật (Internet of things - IoT) sẽ kích hoạt mọi sự thay đổi. Ông ví cuộc chuyển đổi này như sự thay đổi đột biến toàn bộ môi trường mà nếu người nào không thích nghi hoặc không bắt kịp được sẽ bị loại bỏ. Sự chuyển đổi số này (digital transformation) đang diễn ra và có nhiều điều chưa dự đoán được, song, chắc chắn quy mô thay đổi đang và sẽ rất ấn tượng, có thể ảnh hưởng tới sự tồn vong của một số dòng sản phẩm, một số nhóm doanh nghiệp hoặc thậm chí toàn bộ ngành công nghiệp. Quan điểm của Siebel là sự phát triển quan điểm của Daniel Bell, một trong những học giả nổi tiếng nhất thế kỷ XX của Hoa Kỳ1. Từ năm 1976, Bell đã tiên đoán giai đoạn tới loài người sẽ bước vào “xã hội hậu công nghiệp”, xã hội được định nghĩa bởi chất lượng sống và các dịch vụ, tiện nghi __________ 1. Xem Thomas Siebel: Chuyển đổi số - Sống sót và bứt phá trong kỷ nguyên sụp đổ hàng loạt (Digital Transformation - Survive and thrive in an era of mas-distinction), Phạm Anh Tuấn dịch, Nxb. Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh, 2020, tr.17-24.
- 12 PHÁP LUẬT TRONG BỐI CẢNH CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP... sức khỏe, giáo dục, giải trí và nghệ thuật có sẵn cho tất cả mọi người1. Nguồn lực quan trọng nhất và đem lại sức mạnh tài chính, tiền tệ, quyền lực lớn nhất trong xã hội hậu công nghiệp là dữ liệu2. Có những học giả đồng ý với Schwab rằng nhân loại đang ở ngưỡng cửa một cuộc thay đổi tầm cỡ cách mạng công nghiệp, song, lại không đồng ý về cách đặt thứ tự của cuộc cách mạng công nghiệp đó. Jeremy Rifkin nhấn mạnh tiêu chí sử dụng năng lượng trong cuộc cách mạng công nghiệp lần này, song ông cho rằng lúc này vẫn chỉ đang trong một giai đoạn của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ ba với ba trụ cột là viễn thông (communication), năng lượng (energy) và hậu cần/vận tải (logistics/transportation)3. Schwab, Olson, Bell, Siebel đều đã nhận thấy có một sự thay đổi lớn lao đang đến với loài người và đặt tên cho sự thay đổi đó từ góc nhìn của mình. Gọi đó là cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, Schwab muốn nhấn mạnh rằng những gì đang xảy ra mang dáng dấp một cuộc cách mạng, tức là một sự thay đổi vô cùng lớn, căn bản và nhanh chóng, đối với loài người xuất phát từ sự phát triển đột phá trong kỹ thuật, __________ 1. Xem Daniel Bell: The coming of post-industrial society: A Venture in social forecasting, Nxb. Basic Books, 1976, tr.127. 2. Xem Thomas Siebel: Chuyển đổi số - Sống sót và bứt phá trong kỷ nguyên sụp đổ hàng loạt, Sđd, tr.22. 3. Xem Jeremy Rifkin: The third industrial revolution - how lateral power is transforming energy, the economy, and the world, Palgrave Macmillan, 2011.
- Chương I: CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP LẦN THỨ TƯ... 13 công nghệ1. Đây chắc chắn không phải là sự phát triển tuần tự từ những gì đã có trước đó. Từ trước tới nay những cuộc cách mạng mang quy mô nhân loại không có nhiều. Cuộc cách mạng nông nghiệp diễn ra cách đây 11.000 năm được thúc đẩy bởi kỹ thuật nuôi cấy, ươm trồng đã đem nông nghiệp đến với con người, đưa con người từ thời kỳ hái lượm, săn bắt, ở trong hang đá tới thời kỳ định canh, định cư, ở trong nhà, nuôi gia súc và canh tác nông nghiệp. Tiếp đó là bốn cuộc cách mạng công nghiệp bắt đầu từ thế kỷ XVIII với sự xuất hiện của những khám phá khoa học dẫn tới sự ra đời của những thành tựu đột phá về kỹ thuật, công nghệ, đưa con người đến với những sự phát triển nhảy vọt và thành tựu văn minh mới2. Mỗi cuộc cách mạng công nghiệp xảy ra đều bắt nguồn từ những sáng chế công nghệ đột phá trong từng thời kỳ, chính những công nghệ đột phá dẫn tới sự phát triển vượt bậc của kinh tế, từ sự phát triển vượt bậc về kinh tế lan tỏa ra những thay đổi căn bản khác trong đời sống xã hội (xem Sơ đồ 1). Những quốc gia xuất phát điểm hoặc là tâm điểm của mỗi cuộc cách mạng công nghiệp đều nhờ thành quả của cách mạng công nghiệp mà trở thành bá chủ thế giới. Những quốc gia hòa mình một cách thành công __________ 1. Xem Klaus Schwab: The fourth industrial revolution, World Economic Forum, Davos, Tlđd, tr.11. 2. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất kéo dài từ giữa thế kỷ XVIII tới nửa đầu thế kỷ XIX. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai diễn ra từ giữa thế kỷ XIX đến nửa đầu thế kỷ XX. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba bắt đầu từ khoảng năm 1960 đến đầu thế kỷ XXI.
- 14 PHÁP LUẬT TRONG BỐI CẢNH CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP... vào mỗi cuộc cách mạng công nghiệp đều trở thành những quốc gia phát triển. Sơ đồ 1: Bốn cuộc cách mạng công nghiệp và các yếu tố làm nên các cuộc cách mạng đó1 Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đã bắt đầu từ đầu thế kỷ XXI. Trung tâm của cuộc cách mạng này là chuyển đổi số với 4 công nghệ chủ đạo là điện toán đám mây (cloud computing), dữ liệu lớn (big data), trí tuệ nhân tạo (artifical intelligence - AI) và Internet kết nối vạn vật (Internet of things - IoT). Bên cạnh đó Cách mạng công nghiệp lần thứ tư cũng được dẫn dắt bởi các công nghệ khác như in 3D, điện toán quantum, công nghệ sinh học, công nghệ rô bốt nâng cao... Tóm lại, công nghệ dẫn tới Cách mạng công nghiệp lần thứ tư là công nghệ có xu hướng tích __________ 1. Nguồn tham khảo (có chỉnh sửa, bổ sung): https://www.inray.de/ en/news/the-way-from-industry-1-0-to-industry-4-0 (truy cập ngày 24/02/2021).
- Chương I: CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP LẦN THỨ TƯ... 15 hợp cả thế giới vật lý, thế giới số và thế giới sinh học1. Cách mạng công nghiệp lần thứ tư mới chỉ ở giai đoạn ban đầu. Mặc dù rất nhiều thành tựu của nó đã làm cho con người kinh ngạc như công nghệ xe tự lái, các phần mềm chạy bằng trí tuệ nhân tạo trên Internet, song, con người vẫn chưa thể hình dung một cách đầy đủ quy mô và tác động của nó tới đời sống của con người. Schwab thì cho rằng cuộc cách mạng lần này sẽ chưa từng có tiền lệ trong trải nghiệm của con người, rằng Cách mạng công nghiệp lần thứ tư dẫn tới sự chuyển dịch vô cùng lớn về kinh tế, kinh doanh, xã hội và cả từng cá nhân, Cách mạng công nghiệp lần thứ tư sẽ không chỉ đem lại những sản phẩm mới, ngành kinh doanh mới, không chỉ thay đổi cách mà con người làm việc mà nó sẽ còn thay đổi chính bản thân con người2. Siebel thì ví von rằng cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư sẽ tạo ra sự thay đổi trong môi trường kinh doanh tương tự như sự kiện thay đổi __________ 1. Xem Klaus Schwab: The fourth industrial revolution, World Economic Forum, Davos, Tlđd; Mark Skilton, Felix Hovseplan: The 4th Industrial Revolution: Responding to the impact of artificial inteligence and cognition, Springer, 2017, tr.6; Trần Thị Vân Hoa (Chủ biên): Cách mạng công nghiệp 4.0 - Vấn đề đặt ra cho phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế của Việt Nam, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2018; Bộ Khoa học và Công nghệ: “Nhận diện các công nghệ cốt lõi của Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư và dự báo những tác động đến chính sách và pháp luật”, Hà Nội, 2019; Bộ Tư pháp: Kỷ yếu hội thảo khoa học cấp quốc gia “Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và những vấn đề pháp lý đặt ra cho việc xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam”, Sđd, tr.29-49. 2. Xem Klaus Schwab: The fourth industrial revolution, World Economic Forum, Davos, Tlđd, tr.5.
- 16 PHÁP LUẬT TRONG BỐI CẢNH CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP... môi trường tự nhiên dẫn tới sự tuyệt chủng hàng loạt đầu tiên trên thế giới - sự kiện thảm họa Ôxy (Great Oxidation) diễn ra cách đây 2,5 tỷ năm mà chủ thể nào không kịp thích ứng sẽ bị đào thải1. Tóm lại, Cách mạng công nghiệp lần thứ tư là cuộc cách mạng công nghiệp tiếp theo trong lịch sử loài người và hiện đang ở giai đoạn bắt đầu, nó được dẫn dắt bởi các công nghệ mới thuộc cả lĩnh vực số, vật lý và sinh học, trong đó trung tâm là các công nghệ chuyển đổi số, qua đó hứa hẹn đem lại những tác động vô cùng to lớn và toàn diện đối với cách thức con người làm việc, kinh doanh, sinh sống. 2. Những tác động của Cách mạng công nghiệp lần thứ tư Với những gì đang diễn ra, cho dù mới chỉ ở giai đoạn đầu, song, các nhà khoa học dự báo Cách mạng công nghiệp lần thứ tư có tác động hết sức mạnh mẽ đến mọi lĩnh vực đời sống của con người. Dưới đây chỉ đề cập sự tác động trên một số lĩnh vực chính cần được quan tâm dưới góc độ pháp luật. Về mặt kinh tế, các nhà kinh tế học đều nhận định các công nghệ của Cách mạng công nghiệp lần thứ tư sẽ định nghĩa lại nhiều ngành nghề, lĩnh vực trong nền kinh tế và giúp tăng trưởng kinh tế một cách vượt bậc cả ở tầm toàn cầu và quốc gia. Đến năm 2030, chỉ với việc ứng dụng trí tuệ nhân tạo đã có thể đem lại mức tăng trưởng 14% cho tổng GDP toàn __________ 1. Xem Thomas Siebel: Chuyển đổi số - Sống sót và bứt phá trong kỷ nguyên sụp đổ hàng loạt, Sđd, tr.60.
- Chương I: CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP LẦN THỨ TƯ... 17 cầu so với năm 2018 (tương đương khoảng 15,7 nghìn tỷ USD). Một số nền kinh tế hiện chú trọng nghiên cứu ứng dụng trí tuệ nhân tạo cũng được ước đạt mức tăng trưởng vượt bậc, ví dụ GDP của Trung Quốc có thể tăng 26% vào năm 2030 (tương đương 7 nghìn tỷ USD) trong khi đó khu vực Bắc Mỹ có thể tăng trưởng 14,5% (tương đương 3,7 nghìn tỷ USD). Các quốc gia phát triển ở châu Á cũng có thể đạt mức tăng trưởng GDP 10,4% (tương đương 0,9 nghìn tỷ USD) và phần còn lại của thế giới có thể tăng trưởng thêm 1,2 nghìn tỷ USD nhờ vào trí tuệ nhân tạo1. Khác với tác động về kinh tế, các tác động về xã hội của Cách mạng công nghiệp lần thứ tư khó có thể dự đoán đầy đủ bởi vào thời điểm hiện tại cuộc cách mạng này mới đang ở giai đoạn đầu tiên và sẽ tiếp tục diễn ra với những xu hướng khó lường trước, tác động tích cực và tiêu cực đan xen. Trước tiên, Cách mạng công nghiệp lần thứ tư rất có khả năng đào sâu hố ngăn cách bất bình đẳng thu nhập giống như các cuộc cách mạng công nghiệp trước đó. Cùng với sự phát triển của Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, con người cũng dễ tìm đến với nhau để hình thành những cộng đồng ảo trên môi trường ảo, ở đó họ tương tác mật thiết với nhau hơn bất kể văn hóa, điều kiện kinh tế, chính trị, tôn giáo mà không cần tiếp xúc vật lý. Trong môi trường đó, với sự hỗ trợ của công nghệ số, con người dễ thể hiện mình hơn, dễ gây ảnh hưởng __________ 1. Florin Bonciu: “Ipact of the 4th Industrial Revolution on the world order”: Romanian Journal of European Affairs Vol. 19, No. 2, 2019, tr.51- 62, 55.
- 18 PHÁP LUẬT TRONG BỐI CẢNH CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP... với người khác hơn và dễ bị ảnh hưởng bởi người khác hơn. Trên môi trường ảo, ranh giới địa lý bị xóa nhòa hoàn toàn. Khi cuộc sống con người được “chuyển” lên mạng nhiều hơn thì thế giới đối với con người thậm chí trở nên “phẳng” hơn so với hiện tại. Tác động sâu sắc nhất, đáng kinh ngạc nhất và cũng khó lường nhất của Cách mạng công nghiệp lần thứ tư có lẽ là tác động đến con người. Như Schwab đã nhấn mạnh, Cách mạng công nghiệp lần thứ tư sẽ thay đổi chính bản thân con người, tác động đến những yếu tố định nghĩa con người với tư cách cá nhân. Dữ liệu lớn (big data) - một trong những công nghệ lõi của chuyển đổi số và Cách mạng công nghiệp lần thứ tư - được hình thành trên cơ sở thu thập tất cả các dữ liệu liên quan tới con người. Điều đó có nghĩa là tất cả các thông tin về một con người, từ sở thích, thói quen giải trí, thói quen ăn uống, đọc, nghe, lịch trình... đều có thể bị lộ và bị khai thác. Con người dễ bị bộc lộ hơn và dễ bị tổn thương hơn trước. Các công nghệ số của Cách mạng công nghiệp lần thứ tư sẽ làm cho con người dành nhiều thời gian hơn nữa trên môi trường ảo kết nối toàn cầu. Môi trường sống nói chung của con người, như vậy, đã có sự thay đổi cơ bản. Môi trường ảo đã trở thành một phần môi trường sống của con người. Khi mức độ kết nối càng thường xuyên, hoạt động ngày càng nhiều thì con người sẽ có những “tài sản” của mình trên môi trường ảo. Những tài sản đó có thể trở thành một phần danh tính của con người cần được bảo vệ. Như vậy, tác động của Cách mạng công nghiệp lần thứ tư tới con người có thể sâu sắc đến nỗi vào
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đời sống xã hội và vai trò của pháp luật: Phần 1
199 p | 762 | 75
-
Pháp luật về đất đai - Cẩm nang tra cứu: Phần 1
306 p | 96 | 19
-
Tài liệu bồi dưỡng đối với công chức ngạch chuyên viên chính và tương đương (2022)
727 p | 53 | 15
-
Hệ thống pháp luật Việt Nam trong tiến trình đổi mới và phát triển đất nước
8 p | 96 | 13
-
Hoàn thiện pháp luật lao động Việt Nam trong bối cảnh thực thi Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP)
16 p | 66 | 9
-
Thực trạng áp dụng pháp luật về bồi thường thiệt hại do xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp
7 p | 87 | 8
-
Đổi mới pháp luật trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư: Phần 2
280 p | 15 | 7
-
Pháp luật Việt Nam về quyền riêng tư cá nhân trong bối cảnh chuyển đổi số và một số giải pháp hoàn thiện
17 p | 21 | 6
-
Bồi thường thiệt hại trong pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
6 p | 85 | 5
-
Kiến thức về pháp luật bồi thường thiệt hại, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất: Phần 2
157 p | 30 | 4
-
Về khả năng lựa chọn pháp luật áp dụng cho quan hệ hợp đồng và bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng có yếu tố nước ngoài trong dự thảo bộ Luật Dân sự sửa đổi
8 p | 64 | 4
-
Đề cương chi tiết học phần Quyền con người trong pháp luật Dân sự (Mã học phần: LUA112070)
8 p | 13 | 3
-
Bảo vệ dữ liệu cá nhân bằng pháp luật hình sự - Kinh nghiệm các nước và những vấn đề pháp lý đặt ra cho Việt Nam
13 p | 6 | 3
-
Pháp luật về quản lý hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu môi trường trong bối cảnh chuyển đổi số
11 p | 42 | 3
-
Hành vi trái pháp luật xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế so sánh với luật sáng chế Hoa Kỳ
3 p | 28 | 3
-
Chiến thuật tham gia, bảo vệ của luật sư đại diện bị hại trong Tố tụng hình sự ở Nga và những gợi mở cho Việt Nam trong bối cảnh hiện nay
10 p | 75 | 3
-
Thực trạng pháp luật hành chính trong bối cảnh chuyển đổi số và thực tiễn xây dựng chính phủ điện tử và chính phủ số trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
21 p | 4 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn