intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đổi mới phương pháp dạy học Đại số ở trường THCS

Chia sẻ: Hanh My | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

320
lượt xem
72
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Hướng đổi mới phương pháp dạy học môn toán ở trường THCS hiện nay Hướng đổi mới phương pháp dạy học hiện nay là: 1. Tích cực hóa hoạt động của học sinh, khơi dậy và phát triển khả năng tự học nhằm hình thành tư duy tích cực, độc lập, sáng tạo; 2. Nâng cao năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề; 3. Rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; 4. Tác động đến tình cảm, đem lại niềm tin, hứng thú học tập cho học sinh. Do đặc trưng riêng của phân...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đổi mới phương pháp dạy học Đại số ở trường THCS

  1. Đổi mới phương pháp dạy học Đại số ở trường THCS Hướng đổi mới phương pháp dạy học môn toán ở trường THCS hiện nay Hướng đổi mới phương pháp dạy học hiện nay là: 1. Tích cực hóa hoạt động của học sinh, khơi dậy và phát triển khả năng tự học nhằm hình thành tư duy tích cực, độc lập, sáng tạo; 2. Nâng cao năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề; 3. Rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; 4. Tác động đến tình cảm, đem lại niềm tin, hứng thú học tập cho học sinh. Do đặc trưng riêng của phân môn đại số, việc dạy học cần chú trọng: 1. Kết hợp giữa ôn cũ và giảng mới. 2. Thực hiện vừa giảng vừa luyện, kết hợp ôn tập, từng bước hệ thống hóa kiến thức. 3. Rèn luyện các kĩ năng cơ bản của phân môn Đại số: 1. Kĩ năng tính toán không dụng cụ và có dụng cụ (bảng số, máy tính bỏ túi), lập bảng, biểu. 2. Kĩ năng thực hiện các phép biến đổi đồng nhất. 3. Kĩ năng giải phương trình, bất phương trình và hệ phương trình. 4. Kĩ năng đọc và vẽ đồ thị của hàm số. 5. Kĩ năng chứng minh: đẳng thức, bất đẳng thức, tính chia hết... 6. Kĩ năng toán học hóa các tình huống thực tế, giải bài toán bằng cách lập phương trình, vẽ đồ thị... Đặc trưng cơ bản của phương pháp dạy học đổi mới
  2. Phương pháp dạy học đổi mới trong môn Toán nói chung, phân môn Đại số nói riêng cần thể hiện các đặc trưng cơ bản sau: Dạy học thông qua các hoạt động của học sinh Dạy học toán thực chất là dạy hoạt động toán học. Học sinh là chủ thể của hoạt động học, cần phải được cuốn hút vào những hoạt động học tập do giáo viên tổ chức và chỉ đạo, qua đó, học sinh tự lực khám phá điều mình chưa biết chứ không phải thụ động tiếp thu những tri thức đã được sắp đặt. Giáo viên không cung cấp, áp đặt kiến thức có sẵn mà hướng dẫn học sinh phát hiện và chiếm lĩnh tri thức, rèn luyện kĩ năng thông qua các hoạt động, hình thành thói quen vận dụng kiến thức toán học vào học tập các môn học khác và vào thực tiễn. Dạy học chú trọng rèn luyện phương pháp tự học Trong hoạt động dạy học theo phương pháp đổi mới, giáo viên giúp học sinh chuyển từ thói quen học tập thụ động sang tự học chủ động. Muốn vậy, cần truyền thụ những tri thức phương pháp để học sinh biết cách học, biết cách suy luận, biết cách tìm lại những điều đã quên, biết cách tìm tòi để phát hiện kiến thức mới. Trong phân môn Đại số, các tri thức phương pháp thường là những quy tắc, quy trình, nói chung là các phương pháp có tính chất thuật toán. Tuy nhiên, cũng cần coi trọng các phương pháp có tính chất tìm đoán (ví dụ phương pháp tổng quát của Polya để giải bài tập toán học). Học sinh cần được rèn luyện các thao tác tư duy: phân tích, tổng hợp, đặc biệt hóa, khái quát hóa, tương tự, quy lạ về quen,...Việc nắm vững các tri thức phương pháp nói trên tạo điều kiện cho học sinh có thể tự đọc hiểu được tài liệu, tự làm được bài tập, nắm vững và hiểu sâu các kiến thức cơ bản đồng thời phát huy được tiềm năng sáng tạo của bản thân. Tăng cường học tập cá thể phối hợp với học tập hợp tác Phương pháp dạy học đổi mới yêu cầu học sinh ”nghĩ nhiều hơn, làm nhiều hơn, thảo luận nhiều hơn”. Điều đó có nghĩa là học sinh phải có sự
  3. cố gắng trí tuệ và nghị lực cao trong quá trình tự lực tiếp cận tri thức mới, phải thực sự suy nghĩ và làm việc một cách tích cực, độc lập, đồng thời phải có mối quan hệ hợp tác giữa các cá nhân. Lớp học là môi trường giao tiếp: thày-trò, trò-trò, do đó cần phát huy tích cực của mối quan hệ này bằng các hoạt động hợp tác, tạo điều kiện cho mỗi người nâng cao được trình độ qua việc vận dụng vốn hiểu biết và kinh nghiệm của từng cá nhân và tập thể.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2