intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đồng quê, dân quê, tình quê trong sáng tác của Phi Vân Phần 1.

Chia sẻ: Milu Nguyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

119
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

1. Đề tài nông thôn trong sáng tác của các nhà văn không phải là điều gì mới lạ. Tuy nhiên, để khắc họa được một bức tranh quê với đủ các diện mạo, màu sắc của nó không phải là điều dễ dàng.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đồng quê, dân quê, tình quê trong sáng tác của Phi Vân Phần 1.

  1. Đồng quê, dân quê, tình quê trong sáng tác của Phi Vân Phần 1
  2. 1. Đề tài nông thôn trong sáng tác của các nhà văn không phải là điều gì mới lạ. Tuy nhiên, để khắc họa được một bức tranh quê với đủ các diện mạo, màu sắc của nó không phải là điều dễ dàng. Có thể nói, phần lớn chủ đề tác phẩm của các nhà văn miền Nam đều gắn liền với đời sống nông thôn. Nhưng, đọc những tác phẩm của họ mà chúng ta có thể nhận diện được một bối cảnh nông thôn miền Nam toàn diện, thì có lẽ không ai khắc họa được rõ nét cho bằng Phi Vân. Phi Vân (1917-1977), nhà văn xuất thân trong một gia đình trung lưu ở Bạc Liêu, đã có ba tác phẩm viết về miền quê Nam Bộ, mà có lẽ nhiều độc giả cũng đã biết đến. Đó là bức tranh quê toàn diện: Đồng quê, Dân quê và Tình quê. Bản thân Phi Vân là một nhà báo lớn thời ấy. Ông có điều kiện đi và tiếp xúc nhiều, bởi đó ông mới có được 3 tác phẩm quý giá này. Đồng quê được Lâm Thế Nhơn (tên thật của Phi Vân) cho xuất bản năm 1942. Dân quê và Tình quê đều được xuất bản năm 1949. Trong ba tác phẩm này, Đồng quê được nhiều người biết đến hơn - Đồng quê được giải nhất cuộc thi văn chương của Hội khuyến học Cần Thơ 1943. 2.1. Đồng quê - thiên tiểu thuyết phóng sự - có hai phần: phần thứ nhất bao gồm nhiều phóng sự ngắn; phần thứ hai là một phóng sự dài. Ở phần thứ nhất, có các phóng sự ngắn đáng chú ý như: Muốn ăn trứng nhạn, Châu Xương, cử thanh long đao!, Trao thân con khỉ mốc!, Cành tre cũ gặp gió xưa, Đổng Trác biết sập giàn, Ông tướng “thầy Ba”, Đạo, Quỷ vương, Tiếng hò trong đêm vắng, Chợ hay quê?, Các trò ơi! Thầy phen này thọ tử, Sanh nghề tử nghiệp. Ở phần thứ hai, một phóng sự dài Dưới đồng sâu có những tiểu truyện: Câu cá, Cá mắc câu, Tôn sư, Đạo phù thần, Ôm mà xơ rốp,... Mà ha xơ rốp, Oan...!, Nghiệt!, Muộn màng, Tử thù, Trăng thah, Hận nghìn đời, Đoạn kết... Trong các phóng sự ngắn, hình ảnh một vùng quê sông nước bao la với vô số những sản vật mà thiên nhiên ban tặng: trúc, rái, chồn, rùa, kì đà, ong
  3. mật, cá tôm... đã quy tụ về đây những con người thiện có, ác có, nhưng vẫn toát lên một nét quê mùa, chất phác, và những sinh hoạt cũng mang tính đặc thù của một vùng đất: di chuyển bằng ghe xuồng, sinh hoạt tinh thần là vọng cổ, điệu hò, câu hát (Muốn ăn trứng nhạn)... Vùng đất hoang sơ buổi đầu con người mới đặt chân đến khai phá lại là mảnh đất tốt cho bọn ông đồng, bà cốt, lợi dụng sự thiếu hiểu biết của người dân, cộng thêm vẻ huyền bí của tự nhiên buổi đầu mà tha hồ ăn trên ngồi trước (Châu Xương, cử thanh long đao! Ông tướng “thầy Ba”). Vùng quê sông nước, tuy là ít lễ nghi, phong tục, nhưng không phải là không có những tập tục ràng buộc quá khắt khe, khiến cho nhiều người phải bực m ình. Ông Hương Ba nào đó đại diện cho nhà trai, tuy rằng cũng khéo “nhẫn”, nhưng cuối cùng cũng không chịu được những đòi hỏi quá quắt của nhà gái, đành phải cộc lốc trả lời: “- Trao thân... con khỉ mốc!” rồi cho “anh tài công tàu giựt chuông mở máy” (Trao thân con khỉ mốc!). Cũng như bao vùng quê khác, đời sống của người dân nghèo luôn chịu cảnh thua thiệt do bọn hương chức, hội tề làng, xã dùng thế lực và tiền bạc để bóc lột sức lực, tình cảm của họ hoặc đàn áp họ. Miền quê Nam Bộ buổi đầu mới đến khai phá, người dân lao động cũng không tránh khỏi tình cảnh khốn quẫn ấy (Cành tre cũ cặp giò xưa). Sinh hoạt tinh thần của họ cũng nghèo như đời sống vật chất của họ, dù là được thiên nhiên “hào phóng” ban tặng cho miếng ăn. Vốn không lo toan nhiều đến đời sống vật chất, mà có lo hơn thì cũng chẳng được gì; bù lại, họ luôn khao khát có được niềm vui, cuộc sống tinh thần, từ những buổi cúng đình, có ghe hát đến giúp vui: “Đình đang buổi lỳ yên. Người ta dọn sẵn sàng tất cả, chỉ chờ ghe hát đến là lên giàn” (Đổng Trác biết sập giàn), hoặc những buổi xem diễn tuồng ở rạp trở thành thói quen không thể thiếu:
  4. “Rồi tối đến, người ta đem theo cắc bạc bỏ vào cái thùng của cô Tám, con ông Hội trưởng và vô để xem một đệ nhất anh hùng của thời Tam Quốc! Đêm sau, rồi đêm sau... Thói quen, thằng Tám Méo cũng quen. Cả xóm đều quen. Cả Cà Mau quen luôn! Hát bóng nói ở các tỉnh lớn dễ đã được hoan nghinh hơn!” (Chợ hay quê?). Buổi đầu đến khai phá, con người chắc có nhiều tâm sự; vả lại, cuộc sống đơn điệu gói gọn trong hai chữ “mần ăn”, nên rượu là người bạn thân thiết với dân lao động. Rượu đã làm nên lễ, nhưng rượu cũng gây ra bao nhiêu tai họa. Rượu thắt chặt quan hệ tình cảm, làm người ta hiểu đạo hơn. Nhưng quá chén, quá lời dễ làm cho bạn biến thành thù (Đạo). Một chút văn minh đô thị đến sớm có thể làm cho thiên hạ ngỡ ngàng, thiếu thái độ phản ứng tích cực. Nhưng điều này, phải đợi thêm một thời gian nữa (Quỷ vương). Tiếng hò có lẽ đáp ứng được nhu cầu chia xẻ tâm sự của con người ở miệt đồng quê sông nước. Đôi khi người ta dùng nó như một thứ dẫn dụ tình cảm. Đã là tình cảm, con người khó lòng mà cưỡng lại, và không lường hết mọi hậu quả (Tiếng hò trong đêm vắng). Người dân quê ở đây thiếu chữ, nên bị đám thầy pháp lộng hành bày vẽ. Nhưng họ vẫn ham học, hiếu học: “Tuy nhiên trong các nghề kiếm ăn, nghề “dạy học” vẫn giữ một địa vị quan trọng ở đồng, đâu đâu cũng không dám coi thường. Thế nên, là thầy giáo thì ở đâu cũng dám tới” (Các trò ơi! Thầy phen này thọ tử). Nhờ có chữ, người dân miền quê dần bớt được cái “quê mùa”, nhưng một thời họ đời sống của họ đã bị “khống chế” bởi bọn pháp sư, trong đó có cả thầy
  5. tà, thầy bói. Dân gian có câu: “Sanh nghề tử nghiệp” cũng là đúng. Còn luật nhân quả thì nói “Gieo gió thì gặt bão”. Câu chuyện Sanh nghề tử nghiệp của Phi Vân kết thúc phần thứ nhất của phóng sự Đồng quê như gián tiếp phê phán một lớp người ác bên cạnh lớp người hiền, buổi đầu đã đến khai khẩn vùng đất, mà theo ông họ cũng có một chút công nào đó cho sự góp phần khai phá, ngoài cái tội ăn bám: “- Vậy mà cũng đoán số! Sao mày không đoán cái số mày... chết về tao, thằng kia?... Hai hôm sau, “Mét Văn Quang” đoán số mình không sống nổi nữa, nên đã trút linh hồn tại xứ Năm Căn: cái xứ mà “Mét” đã phụ vào một chút công làm trôi mất tiếng quê mùa!”. Phần thứ hai - phóng sự dài Dưới đồng sâu nói về tình cảnh mẹ góa con côi của anh chàng nông dân nghèo có tên là Sáu. Bà mẹ hiền và bản chất của Sáu cũng chân chất, lại có thêm biệt tài đờn ca cổ và sự cần cù chịu khó của Sáu, nên cuộc sống của họ ban đầu khi đến với vùng đất mới xem ra cũng dễ chịu, dù ở đâu thì họ cũng bị bóc lột. Điều này Sáu cũng ý thức rõ: “Tôi đến đâu cũng được người ta niềm nở, ân cần... Tiếng ca giọng đờn làm trung gian gây ra biết bao nhiêu tình thân ái đậm đà”. Nhưng sự thiếu học ở vùng đất mới, đã đẩy Sáu và những gia đình khác vào một đam mê tai họa đó là “đạo búa”, để rồi phải chứng kiến cái chết thảm thương của cô Yến, con của lão thầy pháp Mạnh. Đó cũng là thực trạng đau lòng ở vùng đất mới, vì kẻ thù của người nông dân không chỉ có địa chủ mà còn là giới thầy pháp, ông đồng bà cốt. Sáu lại còn thêm cái tính đêm ngày cứ “lo đờn địch ca xang”, nên hơi chểnh mảng việc đồng áng, để rồi cái nghèo nó vẫn đeo đẳng quanh quẩn, như lời nhận xét của chủ điền: “Thím coi, đêm ngày nó cứ lo đờn địch ca xang. Thím la rầy nó chớ! Tôi nghe đâu nó lại nhà ông thầy pháp Mạnh thường lắm. Đố khỏi nó bị người
  6. ta dụ dỗ, sa đà rồi quên hết việc ruộng nương”. Cái gì đến rồi cũng sẽ đến. Bản chất của chủ điền là làm giàu trên công sức của nông dân; còn “tình nghĩa” nếu có là phương tiện để đạt được mục đích. Sự giúp đỡ của chủ điền đối với mẹ con anh Sáu chẳng qua là lòng ham muốn chiếm đoạt thể xác mẹ của Sáu. Nên kết cục là gia đình anh Sáu tan nát: mẹ chết, còn anh phải ngồi tù, vì sự ham muốn bất chính của kẻ có quyền lực. Trước khi chết, mẹ anh cũng kịp nhận ra điều này: “- Người đánh má là... bà chủ! Thảm thiết chưa con, nhục nhã chưa con!... Thằng Hai Hóa lúc nãy đi rồi, ông chủ lại đây, ổng ngồi lân la chuyện vãn, ổng mở lời chọc ghẹo má... ổng ôm đại má... thì bà chủ ở đâu nhảy xổ vào... Bả níu đầu má, bả chửi, bả rủa... cùng với con ở trói má vô gốc cột, đánh má, đập má tơi bời... Mà con ơi..., má đâu có tội tình gì... Con... con...!”. Ở tù ra, đi biệt xứ, Sáu cũng đã có được ít chữ nghĩa, hiểu biết về cuộc đời và có cái nhìn đời một cách sâu sắc hơn, đúng như anh nhận định: “Năm năm trong tù, tôi học rành chữ quốc ngữ và mon men được chút đỉnh chữ Tây. Mười năm biệt xứ khiến tôi có dịp dày dạn với cuộc đời và nới rộng tầm con mắt”. Từ sự nhận thức này, ông không oán trách họ, mà có cái nhìn độ lượng về họ: “Họ không phải là người gây nên tội ác, họ chỉ là nạn nhân của hoàn cảnh xã hội và của một thời k ì...”. 2.2. Dân quê là một truyện dài khái quát được tình cảnh của người dân nghèo dưới ách thống trị của bọn hội đồng, hương quản, ở ấp Bình Thạnh, làng Long Sơn, quận (huyện) Thanh Bình, thuộc vùng quê Nam Bộ. Hiện thân của sự xung đột này: một bên là ông hội đồng Thế, có sự trợ lực của bọn hương quản, còn bên kia là dân nghèo, mà điển hình là gia đình ông giáo Thiện. Ông hội đồng Thế không từ bỏ một thủ đoạn nào để thực hiện cho được những âm mưu đen tối và tội lỗi của m ình. Từ chuyện cướp đất của nông daan ấp Bình Thạnh để làm của riêng, biến họ thành tá điền của mình, lúc ông còn làm hương cả trong làng, với thủ đoạn: “Để cho một đám dân khai phá đất ấy
  7. gần xong xuôi, ông mới vào đơn xin khẩn. Ông bảo đảm người kia làm mướn cho ông, chính ông xuất tiền nuôi họ. Ông vận động thế nào mà đến khi ông đứng địa bộ hẳn hoi, đám dân mới hay là tự thuở giờ, họ làm mọi không công cho ông hương cả...”, đến thủ đoạn hại gia đình ông giáo Thiện phải có người tù tội, làm cho em rể giáo Thiện vợ chồng phải li tán vì phải ở tù để trừ tiền đóng phạt: “Thợ Tám không nỡ để anh vợ mình mang họa tiêu tan sự nghiệp, đánh liều làm đơn nhận tội về mình”. Tội ác của ông hội đồng Thế không dừng lại ở đó. Ông còn tìm kế để thỏa mãn lòng ham muốn dục vọng của ông và chánh hương quản, bằng cách lập mưu kế để ông cưỡng hiếp được em giáo Thiện là vợ của thợ Tám; còn thầy hương quản thì ngủ được với vợ của tằng khạo Lành. Sự việc đổ bể ra, khi chánh hương quản bị khạo Lành chém, thì hội đồng Thế đã dùng tiền ém nhẹm, và ép khạo Lành man khai cho giáo Thiện mướn chém, để hương quản làm tờ phúc bẩm về trên đưa ông giáo Thiện và khạo Lành vào tù, còn bọn chúng thì nhân đó xin ban thưởng. Thật là quỷ kế của bọn thống trị làng ấp: “Tờ phúc bẩm gởi đi rồi, thầy nằm nhắm mắt lại hả hê: “Như vậy thế nào thằng cha giáo Thiện và khạo Lành cũng bị ở tù chung thân. Thằng cha giáo Thiện bị tù, ông hội đồng sẽ mang ơn m ình nhiều hơn nữa, ông sẽ mở rộng túi đưa cho m ình như lời ổng hứa. Khạo Lành vô khám, mình mới được tự do lên xuống với vợ nó...”. Rồi vụ này, mình làm đơn xin thưởng mề đay, chắc chắn không còn hụt nữa...”. Tức nước thì vỡ bờ. Tình cảnh nông dân đã đến tận cùng của sự ngột ngạt. Chàng thanh niên Tâm, con ông giáo Thiện, đã nghĩ tới thù nhà mà định liều mạng đổi mạng: “Dưới cái chế độ bất công ấy, cháu chỉ còn có cách liều mình. Dầu cháu không giết được chúng đi nữa, chúng nó cũng tởn tới già và không còn dám húng hiếp ai...”. Nhưng, điều ấy không xảy ra vì sự giác ngộ của dượng Tám với Tâm: “Phải làm sao tận diệt cho được chế độ đó, tức nhiên, họ sẽ không còn. Chế độ đó bị tiêu diệt là mình đã trả thù - không phải chỉ cho
  8. riêng mình - mà cho tất cả dân quê của xứ sở...”; Hơn nữa, vì tình yêu trong sáng và tiến bộ của Quyến, con gái ông hội đồng, Tâm đã có một cách hành xử “hợp lí” hơn, khi anh cùng dân chúng bắt trói hương quản và hội đồng Thế, và đốt hết giấy nợ cho dân chùng: “- Hồi nãy tôi có nói sẽ tặng cho anh em một món quà quý giá để kỉ niệm ngày tôi đi ở tù... Thì đây, món quà ấ y là những giấy nợ này mà tôi buộc ông hội đồng phải đưa hết cho tôi. Nó là dấu vết của bao nhiêu sự bóc lột. Đời sống của anh em bị trói buộc mãi vào đời sống của ông hội đồng cũng vì nó. Giờ không lí nào để nó còn tồn tại được nữa...”. Kết thúc tác phẩm là quang cảnh khu ấp Bình Thạnh chìm trong biển lửa. Nó dự báo một giai đoạn quyết liệt giữa chủ điền và nông dân. Và đó cũng là đêm trước của cuộc Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở vùng quê Nam Bộ nói chung: “Từ đó, ấp Bình Thạnh âm ỉ mãi cho đến ngày cách mạng nổ bùng...”. 2.3. Tình quê lại là một truyện dài năm chương, khắc họa một tình cảm thủy chung của một đôi trai gái không “môn đăng hộ đối”. Đó là mối tình của cô Nhạn, con gái ông Hương kiểm với Giác, anh chàng nông dân nghèo, tình nguyện đi ở rể theo sự “cam kết hai năm” với cha cô Nhạn. Tuy nhiên, với bản chất coi trọng tiền của hơn người, ông Hương kiểm chỉ nghĩ tới chuyện lợi dụng công sức của Giác hơn là quan tâm đến hạnh phúc cho đôi trẻ. Nên khi thấy có quyền lợi nào hơn thì ông sẵn sàng phá bỏ sự cam kết, bất chấp lẽ phải và đạo lí, mà ngay cả vợ con ông cũng không thể nào chịu nổi: “Ông ác quá, tôi làm sao chịu nổi tiếng đời?”.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2