Động thái và thực trạng kinh tế-xã hội tỉnh Phú Thọ 2010-2019
lượt xem 2
download
Nội dung chủ yếu của cuốn sách "Động thái và thực trạng kinh tế-xã hội tỉnh Phú Thọ 2010-2019" bao gồm những thông tin và phân tích về tình hình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong 10 năm (2010 - 2019); các số liệu từ năm 2018 trở về trước là số chính thức, số liệu năm 2019 là số sơ bộ. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Động thái và thực trạng kinh tế-xã hội tỉnh Phú Thọ 2010-2019
- 1
- Chỉ đạo biên soạn: ThS. NGUYỄN HIỀN MINH Q. Cục trưởng Cục Thống kê tỉnh Phú Thọ Tham gia biên soạn: CN. Nguyễn Thị Thúy Hằng CN. Phùng Anh Dũng CN. Nguyễn Phương Linh Phòng Thống kê Tổng hợp, Cục Thống kê tỉnh Phú Thọ Nguồn ảnh trang bìa: Báo Phú Thọ 2
- LỜI NÓI ĐẦU Nhân dịp Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Phú Thọ lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020 - 2025, Cục Thống kê tỉnh Phú Thọ biên soạn và phát hành cuốn sách “Động thái và thực trạng kinh tế - xã hội tỉnh Phú Thọ 2010 - 2019”. Nội dung chủ yếu của cuốn sách bao gồm những thông tin và phân tích về tình hình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong 10 năm (2010 - 2019); các số liệu từ năm 2018 trở về trước là số chính thức, số liệu năm 2019 là số sơ bộ. Trong cuốn sách này, Cục Thống kê tỉnh Phú Thọ đã tổ chức thu thập, xử lý, tổng hợp và phân tích có hệ thống số liệu thuộc các lĩnh vực kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh, phù hợp với quy định hiện hành của Tổng cục Thống kê, Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Qua đó đưa ra một bức tranh tổng thể về tình hình phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2010 - 2019. Tuy đã có nhiều cố gắng, song do thời gian biên soạn có hạn nên khó tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót. Cục Thống kê tỉnh Phú Thọ rất mong nhận được sự góp ý của các cấp, các ngành, các tổ chức, cá nhân để những ấn phẩm xuất bản sau được hoàn thiện hơn. CỤC THỐNG KÊ TỈNH PHÚ THỌ 3
- 4
- MỤC LỤC Trang Lời nói đầu 3 Phần thứ nhất: ĐỘNG THÁI VÀ THỰC TRẠNG KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH PHÚ THỌ 9 GIAI ĐOẠN 2010 - 2019 I. TỔNG QUAN KINH TẾ - XÃ HỘI GIAI ĐOẠN 2010-2019 11 1. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên tỉnh Phú Thọ 11 2. Bối cảnh và phương hướng, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội 13 giai đoạn 2010 - 2019 3. Tổng quan kinh tế - xã hội giai đoạn 2010 - 2019 14 II. THỰC TRẠNG KINH TẾ - XÃ HỘI 2010 - 2019 15 1. Về tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu 15 1.1. Tăng trưởng kinh tế 15 1.2. Chuyển dịch cơ cấu giá trị tăng thêm (chuyển dịch cơ cấu kinh tế) 19 2. Kết quả đạt được trên từng lĩnh vực 22 2.1. Ngân sách nhà nước 22 2.2. Tín dụng ngân hàng 23 2.3. Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản 25 2.3.1. Trồng trọt 26 2.3.2. Chăn nuôi 26 2.3.3. Lâm nghiệp và thủy sản 27 2.4. Sản xuất công nghiệp 28 2.4.1. Hiện trạng cơ sở vật chất, nguồn lực công nghiệp 28 2.4.2. Kết quả đạt được trong hoạt động SXKD công nghiệp 30 2.5. Vốn đầu tư thực hiện 31 2.5.1. Kết quả thực hiện vốn đầu tư 32 2.5.2. Chuyển dịch cơ cấu vốn đầu tư 33 2.5.3. Hiệu quả đầu tư 34 2.6. Thương mại, dịch vụ 34 2.6.1. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ 34 2.6.2. Hoạt động lưu trú, ăn uống, du lịch 36 2.6.3. Diễn biến giá tiêu dùng, giá vàng, giá đô la Mỹ 37 2.6.4. Xuất, nhập khẩu 41 5
- 2.7. Vận tải, Bưu chính Viễn thông 43 2.7.1. Vận tải 43 2.7.2. Bưu chính viễn thông 46 2.8. Một số vấn đề xã hội 47 2.8.1. Dân số, lao động 47 2.8.2. Giáo dục và đào tạo 51 2.8.3. Văn hóa thông tin và thể dục thể thao 53 2.8.4. Y tế và chăm sóc sức khỏe cộng đồng 55 2.8.5. Mức sống dân cư 55 2.8.6. An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội và tai nạn giao thông 56 III. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC 57 IV. HẠN CHẾ 63 V. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU 64 Phần thứ hai: SỐ LIỆU THỐNG KÊ KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH PHÚ THỌ 65 GIAI ĐOẠN 2010 - 2019 6
- DANH MỤC BẢNG Trang Bảng 1. Tốc độ tăng Tổng sản phẩm trong tỉnh giai đoạn 2011-2019 15 Bảng 2. Tăng trưởng giá trị tăng thêm các ngành dịch vụ 17 Bảng 3. Tốc độ tăng trưởng và cơ cấu GTTT nông, lâm nghiệp và thủy sản 20 Bảng 4. Tốc độ tăng trưởng và cơ cấu GTTT công nghiệp 21 Bảng 5. Cơ cấu giá trị tăng thêm các ngành dịch vụ 22 Bảng 6. GTTT nông, lâm nghiệp và thủy sản theo giá so sánh 2010 qua các giai đoạn 25 Bảng 7. Số lượng cơ sở SXKD, lao động Công nghiệp năm 2010, 2018 29 Bảng 8. Tốc độ tăng trưởng GTTT công nghiệp 30 Bảng 9. Chỉ số chung của giá tiêu dùng giai đoạn 2010 - 2019 38 Bảng 10. Dân số trung bình từ 2010 - 2019 phân theo giới tính và khu vực 48 Bảng 11. Tình hình dân số và lao động 50 DANH MỤC BIỂU ĐỒ Trang Biểu đồ 1. Cơ cấu giá trị tăng thêm các năm 2010, 2015, 2019 19 Biểu đồ 2. Tháp tuổi dân số năm 2009 và 2019 49 7
- DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT BQ Bình quân CCN Cụm công nghiệp CNTT Công nghệ thông tin FDI Đầu tư trực tiếp nước ngoài GRDP Tổng sản phẩm trong tỉnh GTTT Giá trị tăng thêm HTX Hợp tác xã KCN Khu công nghiệp KT - XH Kinh tế - xã hội NSNN Ngân sách nhà nước SXKD Sản xuất kinh doanh THPT Trung học phổ thông TP Thành phố TX Thị xã UBND Ủy ban Nhân dân Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên UNESCO Hiệp quốc USD Đô la Mỹ XHCN Xã hội chủ nghĩa XNK Xuất nhập khẩu 8
- Phần thứ nhất ĐỘNG THÁI VÀ THỰC TRẠNG KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH PHÚ THỌ GIAI ĐOẠN 2010 - 2019 9
- Con Lạc cháu Hồng về với cội nguồn Nguồn ảnh: Phương Thanh (Báo Phú Thọ)
- I. TỔNG QUAN KINH TẾ - XÃ HỘI GIAI ĐOẠN 2010-2019 1. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên tỉnh Phú Thọ Ngày 26/01/1968, do yêu cầu phát triển kinh tế và đấu tranh giải phóng miền Nam, theo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, tỉnh Vĩnh Phúc và tỉnh Phú Thọ được hợp nhất thành tỉnh Vĩnh Phú. Tại Kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa IX (tháng 10/1996), tỉnh Vĩnh Phú được chia thành hai tỉnh Phú Thọ và Vĩnh Phúc để phù hợp với đường lối phát triển kinh tế, xã hội trong thời kỳ mới. Từ ngày 01/01/1997, tỉnh Phú Thọ được tái lập và chính thức đi vào hoạt động. Phú Thọ là tỉnh thuộc vùng Trung du và miền núi phía Bắc, nằm ở vị trí cửa ngõ phía Tây Bắc thủ đô Hà Nội. Phía Tây Bắc giáp tỉnh Yên Bái, phía Tây giáp tỉnh Sơn La, Phía Đông Bắc giáp tỉnh Tuyên Quang, phía Đông Nam giáp thủ đô Hà Nội, phía Đông giáp tỉnh Vĩnh Phúc, phía Nam giáp tỉnh Hòa Bình. Với vị trí “ngã ba sông”, nơi trung chuyển hàng hóa thiết yếu của các tỉnh miền núi phía Bắc. Theo đường ô tô, Phú Thọ cách Hà Nội 80 km, cách các tỉnh xung quanh từ 100 km - 300 km. Các hệ thống đường bộ, đường sắt, đường sông từ các tỉnh phía Tây Bắc, Đông Bắc đều đi qua Phú Thọ để tới thủ đô Hà Nội, thành phố Hải Phòng và các tỉnh, thành phố khác trong cả nước,… Phú Thọ nằm trong hành lang kinh tế Côn Minh (Trung Quốc) - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, khu vực có nhiều thuận lợi phát triển thương mại, tăng cường trao đổi hàng hóa hai chiều, giao lưu kinh tế mạnh và nằm trên các trục đường giao thông quan trọng nối liền thủ đô Hà Nội tới các trung tâm kinh tế thương mại, cửa khẩu phía Bắc, nằm trong các trục quốc lộ huyết mạch 2, 2A, 2B, 2C, đường Hồ Chí Minh, đường xuyên Á, đường sắt Hà Nội - Lào Cai, đường sông (hợp lưu của sông Hồng, sông Đà và sông Lô), gần Cảng hàng không quốc tế Nội Bài. Điều kiện tự nhiên: Phú Thọ có tổng diện tích tự nhiên 3.534,5 2 km , trong đó đất nông nghiệp chiếm 33,44%; đất lâm nghiệp chiếm 48,23%; đất chuyên dùng và đất ở chiếm 10,35%; đất chưa sử dụng chiếm 0,73% và được chia thành 13 đơn vị hành chính, bao gồm: Thành phố Việt Trì, thị xã Phú Thọ và 11 huyện (Đoan Hùng, Hạ Hòa, Thanh 11
- Ba, Phù Ninh, Yên Lập, Cẩm Khê, Tam Nông, Lâm Thao, Thanh Sơn, Thanh Thủy và Tân Sơn). Tài nguyên khoáng sản: Toàn tỉnh có 241 mỏ và điểm quặng, trong đó có 20 mỏ lớn và vừa, 52 mỏ nhỏ và 169 điểm quặng. Các loại khoáng sản được phân theo các vùng chủ yếu như: Mica, Caolin, Fenspat ở Thanh Thủy, Tam Nông, Hạ Hòa; Talc, Sắt, Quăczit và Barit ở Thanh Sơn, Cẩm Khê,… Tài nguyên nước: Phú Thọ có tài nguyên nước rất dồi dào, đủ đáp ứng cho yêu cầu phát triển KT - XH với cường độ cao. Song cần có qui hoạch để bảo vệ và khai thác, sử dụng hợp lý để đảm bảo lâu dài, bền vững. Nguồn nước mặt: Tổng diện tích lưu vực của 3 sông lớn (Sông Hồng, Sông Đà và Sông Lô) khoảng 14.575 ha. Kết quả tìm kiếm, thăm dò bước đầu cho thấy trữ lượng khai thác nước ngầm trên phạm vi tỉnh được đánh giá trên 1,4 triệu m3/ngày. Chất lượng nước ngầm nhìn chung khá tốt, đảm bảo các nhu cầu cấp nước sinh hoạt nông thôn. Ở thị trấn La Phù, huyện Thanh Thủy có mỏ nước khoáng nóng, chất lượng đạt tiêu chuẩn quốc tế, phục vụ cho phát triển du lịch nghỉ dưỡng, chữa bệnh quy mô lớn. Tài nguyên rừng: Toàn tỉnh có 170,5 nghìn ha đất lâm nghiệp, trong đó có 120,5 nghìn ha đất rừng sản xuất, 33,5 nghìn ha đất rừng phòng hộ, 16,4 nghìn ha đất rừng đặc dụng. Sản lượng gỗ khai thác năm 2019 ước đạt 678,7 nghìn m3. Rừng tự nhiên lớn nhất trên địa bàn tỉnh là Vườn Quốc gia Xuân Sơn, huyện Tân Sơn với tổng diện tích trên 15 nghìn ha. Tài nguyên du lịch gắn với di tích lịch sử, văn hóa: Phú Thọ được biết đến là cái nôi của nền văn hóa Lạc Việt, trung tâm sinh tụ của người Việt cổ, thời đại các Vua Hùng dựng nước Văn Lang. Trải qua hàng ngàn năm lịch sử, nơi đây vẫn giữ được dấu ấn lịch sử thời dựng nước của dân tộc. Phú Thọ có 50 dân tộc cùng sinh sống, trong đó: Dân tộc Kinh chiếm 82,95%; dân tộc Mường chiếm 14,92%; dân tộc Dao chiếm 1,07%; còn lại là các dân tộc khác. Mỗi dân tộc có bản sắc văn hóa, phong tục, tập quán khác nhau đã tạo nên những sắc thái văn hóa truyền thống đa dạng mang đặc trưng của những truyền thuyết dân gian. 12
- Phú Thọ hiện còn lưu giữ 1.372 di tích lịch sử văn hóa, trong đó có 01 di tích quốc gia đặc biệt, 73 di tích quốc gia, 219 di tích cấp tỉnh và hàng trăm lễ hội dân gian đặc sắc như lễ hội đền Hùng, lễ hội đền Mẫu Âu Cơ, lễ hội Trò Trám, lễ hội rước Chúa Gái, lễ rước kiệu Hùng Lô, hội Phết Hiền Quan... cùng các làn điệu dân ca Xoan, Ghẹo. Trong đó, Hát Xoan đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể; Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ là văn hoá phi vật thể đại diện của nhân loại, là nguồn di sản văn hóa vô giá mang đậm bản sắc văn hóa nguồn cội và đó chính là nguồn tài nguyên du lịch nhân văn độc đáo tạo nên sức hấp dẫn lớn đối với du khách thập phương. Phú Thọ cũng là tỉnh giàu tài nguyên du lịch tự nhiên với nhiều danh lam thắng cảnh kỳ thú như: Vườn Quốc gia Xuân Sơn, mỏ nước khoáng nóng Thanh Thủy, đầm Ao Châu, Ao Giời - Suối Tiên, đầm Vân Hội… 2. Bối cảnh và phương hướng, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2010 - 2019 Trong quá trình thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2010 - 2019 trên địa bàn tỉnh Phú Thọ, có những thuận lợi và khó khăn đan xen. Toàn cầu hóa, hội nhập và phát triển là xu thế lớn trong quan hệ quốc tế, ngày càng được mở rộng, đi vào chiều sâu, nhất là trong quan hệ đối ngoại, đầu tư, thương mại, dịch vụ, lao động, vốn; cách mạng khoa học và công nghệ, xu thế phát triển của kinh tế tri thức tạo cơ hội phát triển ở nhiều lĩnh vực; lợi thế vùng “Đất Tổ”, tiềm năng về đất đai, tài nguyên, lao động; tỉnh Phú Thọ được bổ sung vào quy hoạch Vùng Thủ đô, có nhiều điều kiện, cơ hội mới để tăng cường hợp tác, liên kết phát triển; các giá trị lịch sử, văn hóa vùng Đất Tổ được tôn vinh; thu hút các dự án lớn về đầu tư kết cấu hạ tầng, đầu tư sản xuất, kinh doanh;… Tuy nhiên, tình hình chính trị - kinh tế thế giới và khu vực diễn biến phức tạp, cạnh tranh về kinh tế, thương mại giữa các nước diễn ra gay gắt. Các thế lực thù địch tăng cường hoạt động “Diễn biến hòa bình” chống phá cách mạng nước ta. Biến đổi khí hậu, thiên tai, dịch bệnh diễn biến thất thường. Một số hạn chế, yếu kém chậm được khắc phục, thu 13
- nhập bình quân đầu người thấp, chất lượng nguồn nhân lực chưa đáp ứng được yêu cầu; tình trạng ô nhiễm môi trường, tệ nạn xã hội chưa được ngăn chặn có hiệu quả…, các nhân tố này đã cản trở đến sự phát triển KT- XH của tỉnh trong thời gian qua. Mục tiêu phát triển KT- XH đã được Đảng bộ tỉnh Phú Thọ đặt ra: Khai thác và sử dụng có hiệu quả các tiềm năng, lợi thế của tỉnh; tập trung thực hiện 4 khâu đột phá về đầu tư kết cấu hạ tầng then chốt, cải cách hành chính, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, phát triển du lịch để kinh tế phát triển nhanh và bền vững, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho Nhân dân, tạo nền tảng đến năm 2020 cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp. Các chỉ tiêu chủ yếu trong giai đoạn này về kinh tế, văn hóa, xã hội được đặt ra cụ thể; đồng thời đề ra những nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu nhằm thực hiện thắng lợi các mục tiêu, kế hoạch. 3. Tổng quan kinh tế - xã hội giai đoạn 2010 - 2019 Từ khi tái lập tỉnh tới nay, kinh tế tỉnh Phú Thọ luôn giữ ở mức tăng trưởng cao. Tổng sản phẩm năm 2019 tăng gấp 16 lần so với năm 1997, trong 3 năm đầu (1998-2000), tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân giai đoạn đạt 6,98%, bình quân 10 năm tiếp theo (2001-2010) đạt 10,06%. Từ năm 2010 đến hết năm 2019 kinh tế phát triển ổn định, nhịp độ tăng trưởng cao, tốc độ tăng trưởng kinh tế trung bình đạt 7,58%/năm. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Sản xuất nông nghiệp liên tục được mùa, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 5,00%/năm. Ngành công nghiệp và xây dựng tăng trưởng với tốc độ cao, bình quân mỗi năm giá trị tăng thêm tăng 10,38%. Các ngành dịch vụ đang vươn lên khẳng định vị trí của mình trong công cuộc phát triển kinh tế hiện nay, tăng trưởng bình quân 6,11%/năm. Các KCN, CCN, làng nghề được xây dựng, quy hoạch theo định hướng phát triển kinh tế của tỉnh. Các cơ sở kinh tế trong tỉnh đã và đang phát huy vai trò của mình trong cơ chế quản lý kinh tế mới, trong lộ trình mở cửa và hội nhập kinh tế quốc tế,... Năm 2019 tổng thu NSNN đạt 17.393,3 tỷ đồng, tăng 141,9% so với năm 2010, bình quân giai đoạn tăng 10,32%, tăng cao hơn tốc độ tăng trưởng kinh tế. Tổng vốn đầu tư thực hiện giai đoạn 2010-2019 ước đạt 175.140,1 tỷ đồng, hiệu quả đầu tư ngày càng nâng cao. 14
- Dân số trung bình của tỉnh Phú Thọ năm 2019 là 1.466,4 nghìn người, mật độ dân số đạt 415 người/km2, dân số nông thôn chiếm 81,6%. Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên đạt 850,6 nghìn người, chiếm 58,0% dân số, trong đó có 840,2 nghìn lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế, lao động trong nông nghiệp chiếm tỷ trọng 46,9%. Tổng sản phẩm trong tỉnh bình quân đầu người tăng qua các năm: Năm 2010 là 17,3 triệu đồng, đến năm 2019 con số này là 44,4 triệu đồng, gấp 2,6 lần và tăng bình quân 11,1%/năm. Nhờ đó, thu nhập bình quân đầu người tăng liên tục, góp phần ổn định và nâng cao chất lượng đời sống của Nhân dân. Năm 2019, thu nhập bình quân đầu người một tháng theo giá thực tế đạt 3.181,9 nghìn đồng, gấp 2,8 lần so năm 2010, trung bình mỗi năm tăng 12,2%. Đời sống dân cư được cải thiện rõ rệt, sự nghiệp văn hóa, giáo dục, y tế và các lĩnh vực xã hội khác được củng cố và tăng cường. II. THỰC TRẠNG KINH TẾ - XÃ HỘI 2010 - 2019 1. Về tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu 1.1. Tăng trưởng kinh tế Trong giai đoạn 2011 - 2019, kinh tế của tỉnh Phú Thọ cơ bản duy trì ổn định, có mức tăng trưởng khá cao, liên tục và tương đối toàn diện. Tốc độ tăng trưởng GRDP bình quân 7,58%/năm, cao hơn tốc độ tăng trưởng bình quân cả nước (6,29%/năm). Bảng 1: Tốc độ tăng Tổng sản phẩm trong tỉnh giai đoạn 2011-2019 Đơn vị tính: % BQ BQ BQ giai đoạn giai đoạn giai đoạn 2011-2015 2016-2019 2011-2019 Tổng sản phẩm trong tỉnh (GRDP) 6,95 8,38 7,58 Giá trị tăng thêm (GTTT) 6,78 8,20 7,41 - Nông, lâm nghiệp và thủy sản 5,28 4,65 5,00 - Công nghiệp, xây dựng 9,85 11,05 10,38 - Các ngành dịch vụ 5,14 7,33 6,11 Thuế sản phẩm (trừ trợ cấp sản phẩm) 9,32 10,77 9,96 15
- Sự đóng góp vào tăng trưởng kinh tế được thể hiện qua từng ngành kinh tế, cụ thể như sau: Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản Những diễn biến bất thường của thời tiết, giá hàng nông sản, giá phân bón và thức ăn chăn nuôi, dịch cúm gia cầm, dịch tả lợn châu Phi, diện tích đất nông nghiệp liên tục bị thu hẹp... đã phần nào tác động xấu đến sản xuất của khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản. Tuy nhiên, việc áp dụng mạnh mẽ những tiến bộ khoa học công nghệ về cây, con giống, kỹ thuật chăm sóc, phòng trừ dịch bệnh,... cùng với sự chỉ đạo sát sao của các cấp chính quyền nên sản xuất nông nghiệp và thuỷ sản đã đạt được những kết quả quan trọng. Tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2011-2019 đạt 5,00%/năm, đã góp phần tăng thu nhập cho người dân, đảm bảo an ninh lương thực, ổn định chính trị - xã hội ở nông thôn. Sản xuất công nghiệp và xây dựng Ngày 28/12/2011, UBND tỉnh Phú Thọ ban hành Quyết định số 25/2011/QĐ-UBND về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển công nghiệp tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2011 - 2020, định hướng đến năm 2030. Theo đó, Quy hoạch phát triển công nghiệp phải phù hợp với Quy hoạch phát triển công nghiệp của cả nước, của vùng Trung du và miền núi phía Bắc và Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Tập trung phát triển công nghiệp với tốc độ cao, tạo tiềm lực tăng nhanh quy mô giá trị sản xuất công nghiệp, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa để đưa Phú Thọ cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp vào năm 2020. Phấn đấu đến năm 2020, đạt tiêu chí của tỉnh công nghiệp và đến năm 2030 là tỉnh công nghiệp phát triển theo hướng công nghệ cao. Sau 8 năm thực hiện Quyết định này, kết quả như sau: Giá trị tăng thêm ngành công nghiệp từ năm 2015 đến nay liên tục tăng ở hai con số (tăng cao nhất năm 2015: 23,4%); bình quân giai đoạn 2011 - 2019 tăng 10,1%. Qui mô giá trị tăng thêm ngành công nghiệp cũng tăng lên nhanh chóng, sơ bộ năm 2019 gấp 3,1 lần năm 2010. Giai đoạn 2011 - 2019, hoạt động xây dựng trên địa bàn tỉnh ổn định và ngày càng phát triển. Số lượng các doanh nghiệp hoạt động trong ngành tăng theo từng năm, kỹ thuật xây dựng của nhiều doanh nghiệp và 16
- các cơ sở cá thể đạt trình độ cao. Qui mô giá trị tăng thêm gấp 3,8 lần so năm 2010, tốc độ tăng giá trị tăng thêm bình quân giai đoạn đạt 11,4%. Các ngành dịch vụ Các ngành kinh tế trong khu vực dịch vụ được coi là các ngành “công nghiệp không khói”, đây là các ngành đang được Nhà nước quan tâm và khuyến khích phát triển nhằm thúc đẩy tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đồng thời nâng cao mức sống của các tầng lớp dân cư trong xã hội. Tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn đạt 6,11%/năm. Căn cứ vào tính chất hoạt động của từng ngành có thể phân khu vực dịch vụ thành 3 nhóm1, kết quả hoạt động như sau: Bảng 2: Tăng trưởng giá trị tăng thêm các ngành dịch vụ Đơn vị tính: % BQ 2011-2015 BQ 2016-2019 BQ 2011-2019 TỔNG SỐ 5,14 7,33 6,11 - Nhóm 1 6,44 8,35 7,28 - Nhóm 2 2,84 4,75 3,68 - Nhóm 3 2,41 6,08 4,02 Các ngành thuộc nhóm 1 là ngành chủ đạo (chiếm tỷ trọng lớn) và đóng góp phần lớn cho tăng trưởng chung ngành dịch vụ. Trong thời gian qua, các cấp, các ngành chức năng đã tập trung phát triển các ngành dịch vụ có tiềm năng, tốc độ tăng trưởng giá trị tăng thêm ngày càng cao, bình quân giai đoạn 2011 - 2015 đạt 6,44%/năm, giai đoạn 2016 - 2019 đạt 8,35% và trung bình 9 năm đạt 7,28%. Tăng trưởng và đóng góp của nhóm 2, nhóm 3 phụ thuộc rất lớn vào nguồn kinh phí ngân sách và cơ chế chính sách của Nhà nước. Trong nhóm 2, những năm qua đã xuất hiện thêm một số loại hình, cơ sở tham 1 Nhóm 1, là những ngành dịch vụ kinh doanh có tính chất thị trường như: Bán buôn và bán lẻ, sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy; Vận tải kho bãi; Dịch vụ lưu trú và ăn uống;… Nhóm 2, là những ngành dịch vụ sự nghiệp: Giáo dục và đào tạo; Y tế và các hoạt động trợ giúp xã hội;… Nhóm 3, là dịch vụ hành chính công với một ngành duy nhất là Hoạt động của Đảng Cộng sản, tổ chức chính trị - xã hội, quản lý nhà nước… 17
- gia hoạt động như: Trường mầm non, trường THPT dân lập, dịch vụ giải trí văn hoá thể dục thể thao, phòng khám chữa bệnh tư nhân... đã góp phần đáng kể vào việc giữ vững mức tăng trưởng chung của nhóm, nhất là trong 5 năm gần đây. Nhóm 3 là nhóm phụ thuộc duy nhất vào việc phân bổ kinh phí hàng năm của Nhà nước, tăng trưởng của nhóm này chủ yếu do sự điều chỉnh chính sách tiền lương và số lượng biên chế của các đơn vị. Nhìn chung, khu vực dịch vụ đã có những bước phát triển đáng khích lệ, ngày càng đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế, đồng thời cải thiện và nâng cao chất lượng đời sống của Nhân dân trong tỉnh. Trong thời gian tới cần phải phát triển các ngành dịch vụ vừa theo chiều rộng, vừa theo chiều sâu, nâng cao chất lượng và đa dạng hóa các loại hình dịch vụ gắn với việc phát triển của khoa học công nghệ và vai trò của kinh tế tri thức. Chất lượng tăng trưởng Chất lượng tăng trưởng kinh tế là thuộc tính bên trong của quá trình tăng trưởng kinh tế, thể hiện ở trạng thái, phương thức, hiệu quả của tăng trưởng kinh tế và khả năng duy trì tăng trưởng kinh tế trong dài hạn. Nhìn vào kết quả tăng trưởng kinh tế của tỉnh qua các năm ta thấy: Thứ nhất, duy trì được trạng thái tăng trưởng kinh tế tương đối ổn định, tốc độ tăng trưởng năm 2011, 2012, 2013, 2014 từ 5% đến 6%, từ năm 2015 đến năm 2019 tốc độ tăng trưởng dao động từ 7,8% đến 9,0%, trung bình giai đoạn 2011 - 2019 tăng 7,58%. Cùng với việc duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế là việc kiềm chế được tỷ lệ lạm phát ở mức hợp lý. Thứ hai, tăng trưởng kinh tế đã giảm dần phụ thuộc vào ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản. Đóng góp của ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản vào tăng trưởng GRDP giảm dần qua các năm, năm 2011 đóng góp 1,52 điểm phần trăm giảm xuống còn 0,65 điểm phần trăm năm 2019. Đóng góp vào tăng trưởng của ngành công nghiệp - xây dựng và các ngành dịch vụ ngày càng tăng, năm 2011 đóng góp 3,49 điểm phần trăm, tăng lên 7,03 điểm phần trăm năm 2019. 18
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Thực trạng công tác đào tạo nghề và giải pháp hoàn thiện việc tổ chức thực thi chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn
33 p | 241 | 68
-
Động thái và thực trạng kinh tế - xã hội việt nam 5 năm 2011-2015
404 p | 91 | 11
-
Niên giám Thống kê năm 2020
1056 p | 138 | 9
-
Niên giám thống kê tỉnh Bắc Ninh 2021
544 p | 22 | 7
-
Thực trạng việc làm và giải quyết việc làm cho lao động nông thôn thông qua phát triển kinh tế của huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên
6 p | 73 | 5
-
Động thái và thực trạng kinh tế - xã hội Việt Nam 5 năm 2016-2020
468 p | 29 | 5
-
Khu công nghiệp Thái Bình, thực trạng và giải pháp đầu tư phát triển
4 p | 101 | 4
-
Nâng cao hiệu quả hoạt động của ngành thuế Thái Nguyên theo hướng điện tử hóa
8 p | 45 | 4
-
Động thái và thực trạng kinh tế - xã hội Việt Nam 2016-2018
420 p | 9 | 4
-
Cải cách thể chế ở Việt Nam: Thực trạng - Những vấn đề đặt ra và xu hướng phát triển
10 p | 97 | 4
-
Động thái tăng trưởng GDP và chuyển dịch cơ cấu kinh tế Việt Nam
9 p | 52 | 3
-
Thực trạng phát triển doanh nghiệp công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
8 p | 47 | 3
-
Chuyển giá tại các công ty có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài khi Việt Nam tham gia TPP: Thực trạng và giải pháp
10 p | 38 | 3
-
Thực trạng và các giải pháp thúc đẩy phát triển nguồn nhân lực nữ trong bối cảnh Việt Nam gia nhập hiệp định thương mại tư do
11 p | 62 | 3
-
Niên giám Thống kê 2012: Phần 1
453 p | 19 | 3
-
Thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của các hợp tác xã trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
7 p | 75 | 3
-
Thực trạng lao động tại các doanh nghiệp FDI trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
9 p | 66 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn