intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

ĐỘT BIẾN NHÂN TẠO

Chia sẻ: Nguyen Uyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

207
lượt xem
19
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Các loại tia phóng xạ (tia X, tia gamma, tia bêta, chùm nơtron) đã kích thích và iôn hoá các nguyên tử khi chúng đi xuyên qua các mô sống. Các phân tử ADN, ARN trong tế bào đã chịu tác động trực tiếp của các tia phóng xạ hoặc chịu tác động gián tiếp của chúng qua quá trình tác động lên các phân tử nước trong tế bào. Ngoài việc gây đột biến gen, các tia phóng xạ cũng gây đột biến NST. Trong chọn giống thực vật, người ta đã chiếu xạ với cường độ, liều...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: ĐỘT BIẾN NHÂN TẠO

  1. ĐỘT BIẾN NHÂN TẠO GÂY ĐỘT BIẾN NHÂN TẠO BẰNG CÁC TÁC NHÂN VẬT LÝ 1. Các loại tia phóng xạ (tia X, tia gamma, tia bêta, chùm nơtron) đã kích thích và iôn hoá các nguyên tử khi chúng đi xuyên qua các mô sống. Các phân tử ADN, ARN trong tế bào đã chịu tác động trực tiếp của các tia phóng xạ hoặc chịu tác động gián tiếp của chúng qua quá trình tác động lên các phân tử nước trong tế bào. Ngoài việc gây đột biến gen, các tia phóng xạ cũng gây đột biến NST. Trong chọn giống thực vật, người ta đã chiếu xạ với cường độ, liều lượng thích hợp trên hạt khô, hạt nảy mầm hoặc đỉnh sinh trưởng của thân, cành, hoặc hạt phấn, bầu nhuỵ... 2. Tia tử ngoại là loại bức xạ có bước sóng ngắn, từ 1000Å đến 4000Å, nằm ở phía ngoài tia tím trong quang phổ ánh sáng mặt trời. Tia tử ngoại cũng có
  2. tác dụng kích thích nhưng không gây iôn hoá, đặc biệt bước sóng 2570 Å được ADN hấp thụ nhiều nhất. Tuy nhiên, tia tử ngoại không có khả năng xuyên sâu nên người ta chỉ dùng nó để xử lí vi sinh vật, bào tử và hạt phấn, gây các đột biến gen va` đột biến NST. 3. Sốc nhiệt là sự tăng hoặc giảm nhiệt độ môi trường một cách đột ngột, làm cho cơ chế nội cân bằng của cơ thể để tự bảo vệ không khởi động kịp, gây chấn thương trong bộ máy di truyền. GÂY ĐỘT BIẾN NHÂN TẠO BẰNG CÁC TÁC NHÂN HÓA HỌC Một số hoá chất, khi thấm vào tế bào sẽ thay thế hoặc làm mất một nuclêôtit trong ADN, gây đột biến gen. Ví dụ 5 - brômuraxin (5 BU) thay thế T, biến đổi cặp A - T thành cặp G - X (A - T  A - 5BU  G - 5BU  G - X); EMS (êtylmêtal sunfonat) thay G bằng T hoặc X, hậu quả là cặp G - X bị thay bằng cặp T - A hoặc X - G.
  3. Các hoá chất cũng gây đột biến NST. Để tạo thể đa bội người ta dùng dung dịch cônsixin cản trở sự hình thành thoi vô sắc, làm cho NST không phân li. Để gây đột biến hoá học ở cây trồng, người ta ngâm hạt khô hay hạt đang nảy mầm trong dung dịch hoá chất có nồng độ thích hợp, hoặc tiêm dung dịch vào bầu nhuỵ, hoặc quấn bông có tẩm dung dịch hoá chất vào đỉnh sinh trưởng thân hay chồi. Cũng có thể dùng hóa chất ở trạng thái hơi. Đối với vật nuôi, có thể cho hóa chất tác dụng lên tinh hoàn hoặc buồng trứng, chẳng hạn như dùng NMU (nitrôzô mêtyl urê) trên thỏ. Ngày nay đã phát hiện được những hóa chất mà hiệu quả gây đột biến vượt cả các tác nhân lí học (siêu tác nhân đột biến) như NMU, EMS... Trong tương lai, có thể tìm ra những hóa chất phản ứng một cách có chọn lọc với từng loại nuclêôtit xác định, hứa hẹn khả năng chủ động gây các loại đột biến mong muốn. SỬ DỤNG ĐỘT BIẾN NHÂN TẠO TRONG CHỌN GIỐNG
  4. 1. Trong chọn giống vi sinh vật, phương pháp gây đột biến và chọn lọc đóng vai trò chủ yếu. Xử lí bào tử của nấm Penicillum bằng tia phóng xạ rồi chọn lọc, người ta đã tạo được chủng Penicillum có hoạt tính pênixilin tăng gấp 200 lần dạng ban đầu. Trên nấm men, vi khuẩn, người ta đã chọn tạo được các thể đột biến sinh trưởng mạnh để sản xuất sinh khối.Cũng đã chọn được những chủng vi sinh vật không gây bệnh ma` đóng vai trò một kháng nguyên, gây miễn dịch ổn định cho kí chủ chống loài vi sinh vật đó, trên nguyên tắc này đã tạo được những vacxin phòng bệnh cho người và gia súc. 2. Trong chọn giống cây trồng, những thể đột biến có lợi được chọn lọc và trực tiếp nhân thành giống mới hoặc được dùng làm dạng bố, mẹ để lai tạo giống. Viện di truyền nông nghiệp xử lý giống lúa Mộc tuyền bằng tia gamma, chọn tạo được giống lúa MT1 chín sớm, thấp và cứng cây,chịu phân, chịu chua, năng suất tăng 12-25% so với dạng gốc (1989). Giống "táo má hồng" do Viện cây lương thựcthực phẩm chọn ra từ việc xử lí đột biến hóa chất NMU trên giống táoGia Lộc (Hải Dương) đã cho 2 vụ quả/năm, quả tròn, ngọt, dòn, thơm, bên má quả táo phía hướng về ánh nắng khi gần chín xuất hiện sắc tím hồng, trung bình 50-60 quả/kg. Giống ngô DT6 do Viện di truyền nông nghiệp tạo ra năm 1989 là kết quả lai giống có chọn lọc giữa 12
  5. dòng đột biến từ giống M1.DT6 chín sớm, năng suất cao, hàm lượng prôtêin tăng 1,5%, tinh bột giảm 4%. Hướng tạo thể đa bội được chú trong nhiều đối với các giống cây trồng thu hoạch chủ yếu về thân, lá như cây lấy gỗ,cây lấy sợi, cây rau. Giống dâu tằm tam bội số 11 và 34 do Công ti dâu - tằm - tơ trung ương tạo ra năm 1990 có lá to và dày hơn dạng gốc lưỡng bội. Dương liễu 3n lớn nhanh, cho gỗ tốt. Dưa hấu 3n có sản lượng cao, quả to, ngọt, không hạt. Rau muống tứ bội có lá và thân to, sản lượng 300 tạ/ha, gấp đôi dạng lưỡng bội. Để tăng hiệu quả, người ta đã xử lí phối hợp tia phóng xạ với hoá chất hoặc phối hợp gây đột biến với lai giống. Dùng tia gamma phối hợp với NMU tác động lên các giống lúa Nông nghiệp 5, Nông nghiệp 8, Trân châu lùn, các nhà chọn giống nước ta đã thu được một số dòng đột biến có lợi như nhiều hạt, hạt ít rụng, chín sớm. 3. Đối với vật nuôi, phương pháp gây đột biến chỉ được sử dụng hạn chế ở một số nhóm động vật thấp, khó áp dụng cho các nhóm động vật bậc cao vì cơ quan sinh sản của chúng nằm sâu trong cơ thể. Chúng phản ứng rất nhạy và dễ bị chết khi xử lí bằng các tác nhân lí hoá.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2