Dự án nghiên cứu nông nghiệp: Ứng dụng nông nghiệp tốt (GAP) để nâng cao chất lượng hạt giống và cây giống rau cho ngành sản xuất rau lai của Việt Nam ' MS6
lượt xem 13
download
Mục đích của dự án là tăng cường năng lực cho 3 cơ quan nghiên cứu của Việt Nam là Viện Nghiên cứu Rau quả, Trường Đại học Nông lâm Huế và Trung tâm Khoa tây, Rau và Hoa Đà Lạt về đánh giá và sử dụng các giống rau lai kháng bệnh như là một phần của quy trình GAP trong sản xuất rau. Các giống cà chua lai kháng tốt bệnh do geminivirus từ Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Rau châu Á cũng như các giống rau họ bầu bí kháng bệnh sương mai và phấn trắng do Viện Nghiên cứu...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Dự án nghiên cứu nông nghiệp: Ứng dụng nông nghiệp tốt (GAP) để nâng cao chất lượng hạt giống và cây giống rau cho ngành sản xuất rau lai của Việt Nam ' MS6
- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (MARD) 025/06 VIE Ứng dụng nông nghiệp tốt (GAP) để nâng cao chất lượng hạt giống và cây giống rau cho ngành sản xuất rau lai của Việt Nam MS6: Báo cáo 6 tháng lần thứ tư Ngày 10 tháng 11 năm 2009 1
- Mục lục TT Nội dung Trang 1 Thông tin về các cơ quan tham gia dự án 3 2 Tóm tắt dự án 4 3 Tóm tắt các nội dung thực hiện 4 4 Giới thiệu và tổng quan 4 5 Tiến độ thực hiện 5 5.1 Các việc chính 5 5.2 Lợi nhuận của nông dân 6 5.3 Tăng cường năng lực 6 5.4 Các ấn phẩm 6 5.5 Quản lý dự án 6 6 Báo cáo các vấn đề khác có liên quan 7 6.1 Môi trường 7 6.2 Giới và xã hội 7 7 Công việc và các bước tiến hành 7 7.1. Vấn đề và khó khăn 7 7.2 7 Lựa chọn 7.3 7 Vấn đề cần giải quyết 8 Các bước tiếp theo của dự án 8 9 Kết luận 8 10 Các xác nhận 9 Phụ lục 10 2
- 1. Institute Information Tên dự án 025/06VIE_Ứng dụng nông nghiệp tốt (GAP) để nâng cao chất lượng hạt giống và cây giống rau cho ngành sản xuất rau lai của Việt Nam Đối tác phía Việt Nam Viện Nghiên cứu Rau quả - Trâu Quỳ - Gia Lâm Chủ trì dự án phía Việt Nam PGS.TS. Trần Khắc Thi Tổ chức phía Australia Trung tâm khoa học cây trồng và Thực phẩm – Đại học Tây Sydney Chủ trì dự án phía Australian Robert Spooner-Hart Oleg Nicetic Tony Haigh Peter Hanson (AVRDC) Tháng 3 năm 2007 Thời gian bắt đầu Tháng 2 năm 2010 Thời gian kết thúc (ban đầu) Thời gian kết thúc (đề nghị) Tháng 9 năm 2007 Báo cáo giai đoạn Các quan chức liên quan Phía Australia: Robert Spooner-Hart Điện thoại: 0245 701429 Họ tên: PGS. Trưởng bộ môn Hệ thống sản xuất Fax: 0245 701103 Chức vụ Email: r.spooner-hart@uws.edu.au Trung tâm khoa học cây trồng và Thực Cơ quan phẩm – Đại học Tây Sydney Mr Gar Jones Họ tên: Telephone: 0247360631 Giám đốc cơ quan dịch vụ nghiên cứu Chức vụ Fax: 024736 0905 Đại học Tây Sydney Email: g.jones@uws.edu.au Cơ quan Phía Việt Nam Trần Khắc Thi Telephone: 84 4 8276316 Họ tên: PGS. TS. Phó Viện trưởng Fax: 84 4 8276148 Chức vụ: Viện Nghiên cứu Rau quả Email: tkthi@vnn.vn Cơ quan 3
- Tóm tắt dự án Mục đích của dự án là tăng cường năng lực cho 3 cơ quan nghiên cứu của Việt Nam là Viện Nghiên cứu Rau quả, Trường Đại học Nông lâm Huế và Trung tâm Khoa tây, Rau và Hoa Đà Lạt về đánh giá và sử dụng các giống rau lai kháng bệnh như là một phần của quy trình GAP trong sản xuất rau. Các giống cà chua lai kháng tốt bệnh do geminivirus từ Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Rau châu Á cũng như các giống rau họ bầu bí kháng bệnh sương mai và phấn trắng do Viện Nghiên cứu rau quả chọn tạo và đánh giá ở miền Bắc sẽ được đánh giá tính thích ứng ở miền Bắc, duyên hải miền Trung và cao nguyên Trung bộ trong 2 mùa vụ. Các giống tốt sẽ được sử dụng trong các thử nghiệm trình diễn tại 5 điểm của mỗi vùng, kết hợp với các biện pháp phòng trừ dịch hại tổng hợp IPDM sử dụng dầu khoáng và ghi chép lưu giữ số liệu. Nông dân sẽ tham gia đánh giá thử nghiệm trình diễn, với sự hỗ trợ của các hoạt động tập huấn FFS do PPD tiến hành. Dự án này còn có sự tham gia của các công ty thương mại chính, những công ty này cũng sẽ tham gia vào xây dựng quy trình GAP cho sản xuất hạt giống và cây giống rau. Tập huấn bao gồm cả chuyến thăm quan học tập của cán bộ Việt Nam tại Úc và các hội thảo. Nguồn gen tốt được tuyển chọn sẽ được chuyển giao cho các công ty giống để sản xuất và phân phối cho nông dân. Dự án sẽ giảm bớt việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất rau, tăng mức độ an toàn sản phẩm rau cũng như thu nhập cho người dân. Dự án cũng sẽ giúp Việt Nam tiết kiệm được một lượng ngoại tệ cho việc nhập khẩu hạt giống rau từ nước ngoài. 2. Tóm tắt dự án Mục đích của dự án là tăng cường năng lực cho 3 cơ quan nghiên cứu của Việt Nam là Viện Nghiên cứu Rau quả, Trường Đại học Nông lâm Huế và Trung tâm Khoa tây, Rau và Hoa Đà Lạt về đánh giá và sử dụng các giống rau lai kháng bệnh như là một phần của quy trình GAP trong sản xuất rau. Các giống cà chua lai kháng tốt bệnh do geminivirus từ Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Rau châu Á cũng như các giống rau họ bầu bí kháng bệnh sương mai và phấn trắng do Viện Nghiên cứu rau quả chọn tạo và đánh giá ở miền Bắc sẽ được đánh giá tính thích ứng ở miền Bắc, duyên hải miền Trung và cao nguyên Trung bộ trong 2 mùa vụ. Các giống tốt sẽ được sử dụng trong các thử nghiệm trình diễn tại 5 điểm của mỗi vùng, kết hợp với các biện pháp phòng trừ dịch hại tổng hợp IPDM sử dụng dầu khoáng và ghi chép lưu giữ số liệu. Nông dân sẽ tham gia đánh giá thử nghiệm trình diễn, với sự hỗ trợ của các hoạt động tập huấn FFS do PPD tiến hành. Dự án này còn có sự tham gia của các công ty thương mại chính, những công ty này cũng sẽ tham gia vào xây dựng quy trình GAP cho sản xuất hạt giống và cây giống rau. Tập huấn bao gồm cả chuyến thăm quan học tập của cán bộ Việt Nam tại Úc và các hội thảo. Nguồn gen tốt được tuyển chọn sẽ được chuyển giao cho các công ty giống để sản xuất và phân phối cho nông dân. Dự án sẽ giảm bớt việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất rau, tăng mức độ an toàn sản phẩm rau cũng như thu nhập cho người dân. Dự án cũng sẽ giúp Việt Nam tiết kiệm được một lượng ngoại tệ cho việc nhập khẩu hạt giống rau từ nước ngoài. 3. Tóm tắt các nội dung thực hiện Cho đến nay dự án đã hoàn thành gần hết các báo cáo tiến độ. Đã tiến hành thành công hội thảo GAP vào tháng 12 năm 2008 tại Hà Nội.Thí nghiệm đánh giá giống cà chua và dưa chuột được bắt đầu từ năm 2007 tại 3 vùng của dự án: đồng bằng sông Hồng (FAVRI), duyên hải miền trung (HUAF) và cao nguyên trung bộ (PVFC), nhưng do mưa lớn đã phá hủy toàn 4
- bộ thí nghiệm ở Huế và Lâm Đồng. Sự gián đoạn này cũng đã được trình bày phần phụ lục trong báo cáo này với những số liệu đã được bổ sung. Thí nghiệm đánh giá giống thứ 2 cũng đã được tiến hành ở vụ tiếp theo với cả 3 vùng như đã nêu trên và có bổ sung thí nghiệm đánh giá giống dưa chuột ở Củ Chi (thành phố Hồ Chí Minh) do Viện Khoa học Nông nghiệp miền Nam (IAS) thực hiện. Tất cả các thí nghiệm ở vụ thứ 2 nhìn chung là tốt trừ thí nghiệm tại Lâm Đồng do mưa lớn và bệnh sương mai đã phá hủy toàn bộ thí nghiệm. Một số giống cà chua chịu bệnh của AVRDC và dưa chuột của FAVRI đã sinh trưởng tốt ở một số vùng. Báo cáo được trình bày trong phần phụ lục của báo cáo này. Lớp đào tạo tiểu giáo viên (TOT) đầu tiên được tiến hành với các cán bộ của các chi cục thuộc đồng bằng sông Hồng và miền Trung vào tháng 4 năm 2008 và lớp đào tạo tương tự được tiến hanhg ở Lâm Đồng vào tháng 6 năm 2008. Cùng với đó là hội thảo ngành sản xuất hạt giống và cây giống ở đồng bằng sông Hồng và Lâm Đồng và chuyến du học của các nhà khoa học Việt Nam đến Úc vào tháng 9-10 năm 2008. 4. Nguồn gốc dự án và các vấn đề liên quan Trong thập kỷ qua, sản xuất rau của Việt Nam có mức tăng trưởng khá cao khoảng 30% với diện tích canh tác năm 2005 là 614.500 ha . Năng suất trung bình năm 2004 là 14,8 tấn/ha với tổng sản lượng vượt 9 triệu tấn. Với khối lượng này, sản lượng cao hơn làm tăng mức tiêu thụ bình quân đầu người của Việt Nam cũng như xuất khẩu một số loại rau chủ lực. Sản phảm rau đóng góp 60% tổng kim ngạch xuất khẩu rau hoa quả và cây cảnh trung bình trong 5 năm (2000-2004) là 224,4 triệu USD và mục tiêu đến 2010 sẽ đạt 690 triệu USD. Cà chua, dưa chuột và cây họ bầu bí khác là những sản phẩm rau xuất khẩu ổn định nhất. Cà chua có thể được trồng 9 tháng trong năm và mang lại lợi nhuận cao hơn nhiều so với trồng lúa (30 triệu đồng/ha với trồng cà chua và 15 triệu đồng cho trồng lúa), qua đó đưa sản xuất cà chua thành sự lựa chọn phổ biến nhất của nông dân. Mặc dù sản xuất rau của Việt Nam có những thành công lớn và liên tục trong những năm qua, nhưng sản xuất rau vẫn còn đang phải đổi mặt với nhiều vấn đề, đặc biệt là sản xuất hạt giống, cây giống và rau an toàn có chất lượng. Mỗi năm ở Việt Nam sử dụng hết khoảng 8000 tấn hạt giống rau . Hơn một nửa trong số này được nhập khẩu, 41% do người dân tự sản xuất và chỉ có 7% là do các công ty giống trong nước cung cấp. Hạt giống do người dân tự sản xuất nói chung có chất lượng kém, do vậy cho năng suất thấp, còn hạt giống nhập khẩu làm tổn thất cho nền kinh tế của Việt Nam hàng triệu đô la. Cây giống sản xuất trong vườn ươm hoặc do người dân tự sản xuất sử dụng công nghệ rất đơn giản với chi phí lao động cao, điều này càng làm cho năng suất và hiệu quả sản xuất thấp hơn. Với nhu cầu sản xuất rau tăng nhanh, thì những lo ngại về sự an toàn của sản phẩm rau cũng ngày càng tăng, đặc biệt là việc sử dụng một lượng lớn thuốc bảo vệ thực vật (10 -12 lần/ vụ trồng) và phân bón cho một diện tích trồng rau nhỏ, đặc biệt là ở vùng ngoại ô, nơi đang có gắng để thúc đẩy sản xuất tăng sản lượng rau. Việc thiếu các giống kháng sâu bệnh đã làm cho vấn đề này càng đáng lo ngại . Những nghiên cứu gần đây cho thấy ở Hà Nội 9% các mẫu rau vượt quá ngưỡng cho phép về dư lượng thuốc bảo vệ thực vật 5-10 lần và 7% mẫu rau phân tích có dư lượng của thuốc bảo vệ thực vật cấm sử dụng. Và kết quả là hàng năm có hàng ngàn vụ ngộ độc thực phẩm do ăn phải rau có dư luợng thuốc bảo vệ thực vật cao (MALICA, 2003). Bên cạnh đó, việc sử dụng quá mức thuốc bảo vệ thực vật cũng là nguyên nhân làm gia tăng sâu bệnh hại vì nó làm hủy diệt nguồn thiên địch tự nhiên và phát triển những loài có khả năng kháng thuốc. Quy trình nông nghiệp tiên tiến (GAP), cùng với kết quả của một số dự án quốc tế mà đặc biệt là dự án CARD 004/04VIE “ Nghiên cứu xây dựng mô hinh sản xuất rau an toàn dạng công nghệ cao và tăng cường năng lực về kiểm tra chất lượng, quản lý sau thu hoạch cho ngành sản xuất rau của Việt Nam", dự án ACIAR CS2/1998/078 “ Phòng trừ bọ phấn – 5
- một loài côn trùng – một vecto truyền bệnh Virus ở châu Á (pha 2) và pha III của dự án phòng trừ tổng hợp bọ phấn vùng nhiệt đới được điều phối bở trung tâm nông nghiệp nhiệt đới quốc tế (CIAT) tại Columbia, cung cấp những cơ sở vững chắc để sản xuất hạt giống, cây giống sẽ tăng cường năng lực sản xuất rau an toàn chất lượng cao. Mục đích của dự án là sẽ sử dụng những kết quả của dự án trước để phát triển những mô hình sản xuất hạt giống và cây giống cà chua, dưa chuột, có sử dụng những giống cà chua kháng tốt với bệnh xoăn vàng lá do Virus mà nguồn gen được cung cấp từ trung tâm Rau Thế giới (AVRDC) và giống dưa chuột kháng bệnh sương mai, phấn trắng được cung cấp từ Viện Nghiên cứu rau quả (FAVRI). Dự án này cũng sẽ xây dựng quy trình nông nghiệp tiên tiến (GAP) cho sản xuất cà chua và dưa chuột và tập huấn kỹ thuật cho các cán bộ Cục Bảo vệ thực vật về sản xuất rau an toàn. Dự án này cũng sẽ cung cấp các địa chỉ liên hệ cho lãnh đạo dự án phía Việt Nam và Úc các công ty sản xuất hạt giống và cây giống cũng như các thiết bị sản xuất công nghệ cao đến Việt Nam. 5. Tiến độ thực hiện đến nay 5.1. Các nội dung đã thực hiện Về đào tạo 1. Tổ chức thành công hội thảo đánh giá các tiểu giáo viên của các chi cục BVTV đã được đào tạo vào ngày 12-13 tháng 2 năm 2009 tại Hà Nội. Với tổng số XX đại biểu từ khắp các chi cục BVTV của các tỉnh tham dự (ngoại trừ chi cục BVTV Đà Nẵng). Chi tiết chương trình hội thảo, danh sách các đại biểu tham dự được trình bày ở phụ lục 1. 2. Tiến hành các lớp đào tạo nông dân (FFS) vụ thứ nhất. 15 lớp FFS đã được tiến hành thành công với tổng số XXX nông dân tham dự. Số lớp FFS thực hiện tại đồng bằng sông Hồng là (Thái Bình 1 lớp cà chua, 1 lớp dưa chuột, Hải Phòng 1 lớp cà chua, 1 lớp dưa chuột, Hà Nam 1 lớp cà chua, 1 lớp dưa chuột, Vĩnh Phúc 1 lớp cà chua, 1 lớp dưa chuột, Hưng Yên 1 lớp cà chua, Hà Nội 1 lớp cà chua, 1 lớp dưa chuột), Quảng Nam 1 lớp cà chua, Đà Nẵng 0, Lâm Đồng 2 lớp cà chua. Danh sách nông dân ở các lớp FFS được trình bày ở phần phụ lục 2. Phân tích thí nghiệm đánh giá giống ở vụ thứ 2. 3. Trong báo cáo tiến độ 4 (Báo cáo kết quả thực hiện dự án 6 tháng lần thứ 2 và phần phụ lục đính kèm) đã báo cáo kết quả đánh giá giống ở 2 thời vụ đó là 1 phần của dự án ví dụ 2 vụ cà chua được đánh giá tại Viện Nghiên cứu Rau quả (FAVRI). Chúng tôi cũng đã báo cáo rằng những thí nghiệm đầu tiên ở Huế và Lâm Đồng không có kết quả do mưa bão cũng như bệnh hại. Chúng tôi cũng đã báo cáo kết quả khảo nghiệm giống ở vụ thứ hai của Huế và kết quả đánh giá giống dưa chuột ở Củ Chi, nội dung này không có trong bản thuyết minh dự án. Trong báo cáo tiến độ này chúng tôi có kết quả đánh giá giống dưa chuột ở vụ thứ hai tại FAVRI (thực tế, kết quả vụ trước được báo cáo ở báo cáo tiến độ 4) và thí nghiệm đánh giá giống của Công ty giống cây trồng Việt Nam (SSC). Chi tiết kết quả được trình bày trong phụ lục 3. Những hoạt động với các dự án khác 4. Nhóm cán bộ dự án của Úc cũng đến Việt Nam trong suốt giai đoạn này. Robert Spooner- Hart và Oleg Nicetic đến tháng 2 năm 2009 và tham dự hội thảo kiểm tra đánh giá các tiểu giáo viên. 6
- Các đối tượng được hưởng lợi Trong thời gian vừa qua 360 nông dân được tham dự lớp huấn luyện nông dân (FFS) của 11 huyện thuộc 7 tỉnh trong đó có 6 tỉnh đồng bằng sông Hồng (Hà Nội, Hải Phòng, Thái Bình, Hà Nam, Vĩnh Phúc, Hưng Yên) và Quảng nam Tăng cường năng lực XXX của các chi cục thuộc Bộ Nông nghiệp và PTNT được nâng cao trình độ và kỹ năng do tham dự thội thảo đánh giá tiểu giáo viên vào tháng 2 năm 2009 tại Hà Nội. Hội thảo đã tạo cơ hội cho các cán bộ chi cục chia sẻ kinh nghiệm từ lớp đào tạo tiểu giáo viên TOT đầu tiên và cũng tạo cơ hội để gặp gỡ các chuyên gia và xây dựng khung chương trình huấn luyện nông dân (FFS) ở vụ thứ 2. Trong báo cáo này có bao gồm chương trình hội thảo và danh sách đại biểu tham dự hội thảo. Các ấn phẩm Bản dự thảo GAP cho sản xuất cà chua và dưa chuột an toàn được dùng làm tài liệu cho hội nghị khuyến nông @ “SẢN XUẤT RAU AN TOÀN VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG” được tổ chức tại Hải Phòng ngày 30 tháng 9 năm 2009. Quản lý dự án Một cán bộ dự án, Phạm Mỹ Linh đã hoàn thành bản luận án Tiến sỹ, một phần bản luận án cũng là một phần hoạt động của dự án CARD025. Như thế có nghĩa là cô ấy đã dành nhiều thời gian để hoàn thành bản luận án đó và như vậy nên cô ấy đã không thể có nhiều thời gian cho dự án CARD. Cả nhóm dự án chúc mừng thành công của cô ấy. Cả nhóm dự án vẫn làm việc tốt, quan hệ giữa các thành viên trong dự án tốt. Nhóm thực hiện dự án phía Việt Nam có kỹ năng quản lý dự án tốt. Báo cáo các vấn đề phát sinh Môi trường Cây giống cà chua ghép được sử dụng cho các lớp huấn luyện nông dân (FFS). Ở đồng bằng sông Hồng (RRD) CÂY CÀ CHUA GHÉP DO Viện Nghiên cứu Rau quả cung cấp, cà chua ghép lên gốc cà tím do thời vụ trồng cà chua ghép ở đây mưa lớn. Cà chua ghép dùng ở Lâm Đồng , Quảng Nam và Đà Nẵng là cà chua ghép lên cà chua để chống bệnh héo xanh vi khuẩn cây giống được cung cấp bởi công ty cây giống Phong Thúy. Điều này đã được thảo luận từ báo cáo tiến độ trước. Cây ghép sinh trưởng phát triển tốt và cho năng suất cao ở các mô hình FFS đặc biệt trong trái vụ hoặc mùa mưa. 7
- Vấn đề về giới và xã hội Số học viên nam và nữ tham gia trong các lớp FFS là: 220 nữ và 140 nam Tiến hành và các vấn đề giải quyết Tiến hành Trong hội thảo đánh giá tiểu giáo viên tất cả cũng đã thảo luận và nhất trí không cần đến 5 lớp FFS tại Quảng Nam, Đà Nẵng và Lâm Đồng, và sẽ bổ sung thêm ở đồng bằng sông Hồng. Vì FFS ở 1 số địa phương chỉ tiến hành được trên cà chua và một số huyện chỉ tiến hành được trên dưa chuột ví dụ như ở Lâm Đồng chỉ trồng cà chua. Do vậy mà vụ thứ hai chúng tôi tiến hành 12 FFS ở đồng bằng sông Hồng, 2 ở Đà Nẵng, 1 ở Quảng Nam và 2 ở Lâm Đồng. Tuy nhiên, cho đến nay FFS ở Đà Nẵng chưa tiến hành và cũng không có người ở Đà nẵng đến tham dự hội thảo. Chúng tôi sẽ tìm hiểu và nhất định sẽ thực hiện FFS tại Đà Nẵng trong vụ tới. Vấn đề cần giải quyết Cho đến nay chưa có vấn đề gì. Những nội dung kế tiếp Các lớp FFS vụ thứ 2 được bắt đầu từ tháng 6 năm 2009 tùy vào từng vùng. Vào cuối vụ của các lớp FFS chúng tôi sẽ tiến hành hội nghị đầu bờ với cả những nông dân không được tham dự lớp FFS để cho họ thấy được kết quả của mô hình và hiệu quả của dự án. Kết luận Dự án vẫn tiến hành rất tốt, đúng tiến độ. Sổ tay GAP đang được hoàn thiện và sẽ hoàn thành vào giữa năm 2009. 8
- DANH SÁCH ĐẠI BIỂU THAM DỰ HỘI THẢO CHO CÁC TIỂU GIÁO VIÊN DỰ ÁN CARD 025/06 VIE, TẠI HÀ NỘI Ngày 12-13/02/2009 STT HỌ VÀ TÊN CƠ QUAN 1. Oleg Nicetic Đại học Tây Sydney 2 Robert Spooner Hart Đại học Tây Sydney 3 Lê Tiến Bình Cục BVTV Ngô Tiến Dũng Cục BVTV 3 4 Trịnh Thanh Hương Chi cục BVTV Hà Nam 5 Trần Văn Niềm Chi cục BVTV Hà Nam 6 Phạm Thị Hoa Chi cục BVTV Hải Phòng 7 Nguyễn Hồng Thủy Chi cục BVTV Hải Phòng 8 Nguyễn Hồng Tuyển Chi cục BVTV Hà Nội 9 Giang văn Hùng Chi cục BVTV Vĩnh Phúc 10 Nguyễn Ngọc Khánh Chi cục BVTV Vĩnh Phúc 11 Hoàng Đình Hùng Chi cục BVTV Hưng Yên 12 Ngô Tiến Dũng Chi cục BVTV Hưng Yên 13 Nguyễn Đức Kiên Chi cục BVTV Hải Phòng 14 Nguyễn Tiến Hưng Chi cục BVTV Hải Phòng 15 Vũ Văn Nho TT BVTV phía Bắc 16 Đỗ Đức Ngãi TT BVTV phía Bắc 17 Trần Út Chi cục BVTV Quảng Nam 18 Phan xuân Long Chi cục BVTV Quảng Nam 19 Lưu Thị Hằng Chi cục BVTV Hà Nội 20 Nguyễn Hồng Tuyển Chi cục BVTV Hà Nội 21 Vũ Văn Minh Chi cục BVTV Thái Bình 22 Phí Ngọc Hùng Chi cục BVTV Thái Bình 23 Trần Khắc Thi Viện NC Rau Quả 24 Trịnh Khắc Quang Viện NC Rau Quả 25 Phạm Văn Dùng Viện NC Rau Quả 26 Nguyễn Xuân Điệp Viện NC Rau Quả 27 Trương Văn Nghiệp Viện NC Rau Quả 28 Tô Thu Hà Viện NC Rau Quả 29 Phạm Mỹ Linh Viện NC Rau Quả 9
- 30 Ngô Thị Hạnh Viện NC Rau Quả PHỤ LỤC 1 CHƯƠNG TRÌNH HỘI THẢO CHO CÁC TIỂU GIÁO VIÊN DỰ ÁN CARD 025/06 VIE, TẠI HÀ NỘI Ngày 12-13/02/2009 Ngày thứ nhất Thứ năm ngày 12/2/2009 Thời gian Nội dung Người chịu trách nhiệm 08:00-08:30 Đăng ký đại biểu Ngô Thị Hạnh 08:30-08:40 Phát biểu lời chào mừng và tuyên bố lý do Viện trưởng Viện NCRQ. TS. Trịnh Khắc Quang 08:40-09:00 Báo cáo sơ lược kết quả đã đạt được và hoạt động - PGS.TS. Trần Khắc Thi trong thời gian tới của dự án - GS. Robert Spooner-Hart 09:00-10:00 Chuyên đề 1: đánh giá các FFS đã tiến hành trong năm 2008 a) những kết quả chính thu được qua các lớp FFS (tất cả các đại biểu tham dự) 10:00-10:30 Nghỉ giải lao và chụp ảnh tư liệu - Mr Nguyễn Tiến Dũng, 10:30-11:15 Chuyên đề 1: đánh giá các FFS đã tiến hành trong - Oleg Nicetic, năm 2008 - Robert Spooner-Hart b) những kết quả chính thu được qua các lớp FFS - Phạm Mỹ Linh và đề nghị bổ sung, thay đổi trong năm 2009. (thảo luận nhóm) 11:15-12:00 c) báo cáo kết quả thảo luận nhóm (tất cả các đại biểu tham dự) 12:00-13:00 Ăn trưa 13:00-13:45 Chuyên đề 2: Đánh giá các thí nghiệm đồng ruộng của nông dân trong năm 2008 – các thí nghiệm này có tác dụng như thế nào? Họ có thấy cần phải tiếp tục trong năm tới không? (thảo luận nhóm) 13:45-14:45 Chuyên đề 2: Đánh giá các thí nghiệm đồng ruộng của nông dân trong năm 2008 – báo cáo kết quả thảo luận nhóm (tất cả các đại biểu tham dự) 14:45-15:00 Nghỉ giải lao 15:00-16:30 Chuyên đề 3: Ngày bế giảng lớp FFS bao gồm cả những người không tham gia lớp FFS. Kế hoạch thực hiện trong ngày hội nghị đầu bờ. (tất cả các đại biểu tham dự) 10
- Ngày thứ 2 Thứ 6, 13 /2/ 2009 Thời gian Nội dung Người chịu trách nhiệm 08:00-8:45 Chăm sóc cây cà chua: ThS. Phạm Mỹ Linh - sau ghép, sau trồng và vận chuyển cây từ Viện rau quả đến các Chi cục BVTV - Tỉa nhánh cà chua và dưa chuột - các biện pháp ngăn ngừa rụng hoa, quả non. 08:45-09:30 Bệnh hại do virus và sử dụng dầu khoáng Oleg Nicetic 09:30-10:00 Giải lao 10:00-11:30 Xây dựng khung chương trình giảng dạy cho năm 2009 Chi tiết chương trình cho 14 buổi FFS (không bao gồm ngày khai giảng và bế giảng) - Mr Nguyễn Tiến Dũng, (thảo luận nhóm): - Oleg Nicetic, 11:30-13:00 Ăn trưa - Robert Spooner-Hart 13:30-15:00 Trình bày khung chương trình do các nhóm xây - Phạm Mỹ Linh dựng và thảo luận 15:00-15:30 Nghỉ giải lao 15:30-16:00 - Chỉnh sửa và hoàn thiện khung chương trình cho FFS năm 2009 - Thảo luận về kinh phí cho FFS 16:00 - PGS.TS. Trần Khắc Thi Bế mạc hội thảo - GS. Robert Spooner-Hart 11
- PHỤ LỤC 3 BÁO CÁO KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ GIỐNG VỤ THỨ 2 1. Thí nghiệm đánh giá giống dưa chuột vụ đông năm 2007 tại Viện Nghiên cứu Rau quả, Hà Nội Ngày gieo: 22/10/ 2007 Ngày trồng: 29/10/2007 Ngày kết thúc thu hoạch: 19/1/2008 Kết quả nghiên cứu và thảo luận Bảng 1: đặc điểm sinh trưởng của các giống tham gia thí nghiệm Thời gian từ trồng đến..... (ngày) Đặc điểm sinh trưởng STT Giống 50% hoa Kết thúc Số cành Chiều dài cái Thu quả đầu thu cấp 1 thân (cm) 1 CV1 29-32 33-37 80 3,20 226,.4 2 CV5 30-32 34-38 80 2,70 278,9 3 CV7 30-32 35-40 80 3,50 247,3 4 CV8 30-32 35-38 80 2,80 236,2 5 CV11 31-33 36-38 80 3,10 298,9 6 CV15 32-35 38-41 80 1,90 231,5 7 Ninja 179 30-32 36-38 80 3,40 265,1 8 Amata 765 31-33 36-39 80 3,10 253,9 9 Trangnong 20 31-34 36-40 80 3,70 216,4 10 Hung Thinh 32-36 48-42 80 2,90 237,8 Bảng 2: Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất Năng suất ST Khối lượng TB Năng suất tổng Tên giống Số quả/cây (g) thương phẩm T quả (g) số (tấn/ha) (tấn/ha) 1 CV1 8.6 136.2 39.49 32.77 2 CV5 12.6 171.1 70.00 46.60 3 CV7 12.2 150.5 59.91 35.14 4 CV8 12.1 138.1 54.37 35.71 5 CV11 12.4 165.0 68.46 39.82 6 CV15 11.5 142.1 52.65 35.91 7 Ninja 179 10.5 127.1 42.17 36.13 8 Amata 765 10.4 189.5 68.34 39.20 9 Trangnong 20 7.5 214.8 45.38 30.55 10 Hung Thinh 8.3 118.0 33.77 24.32 12
- Bảng 3: Mức độ bệnh hại Bệnh hại STT Tên giống Bệnh sương mai Bệnh phấn trắng Virus (mức 0-5) (mức 0-5) (% cây) 1 CV1 1 1 4.17 2 CV5 1 0 1.39 3 CV7 2 1 5.56 4 CV8 2 1 4.17 5 CV11 2 1 2.78 6 CV15 2 1 4.17 7 Ninja 179 2 2 6.94 8 Amata 765 2 2 8.33 9 Trangnong 20 2 2 9.72 10 Hung Thinh 2 3 11.11 Phân cấp bệnh hại theo 6 mức 0: không có cây bị hại < 1% diện tích lá bị hại 1: 2: >1-10% diện tích lá bị hại 3: >10-25% diện tích lá bị hại 4: >25-50% diện tích lá bị hại 5: > 50% diện tích lá bị hại Bảng 4: Đặc điểm quả Đường kính Dài quả quả Dày thịt quả Màu sắc vỏ STT Tên giống (cm) (cm) (cm) quả 1 CV1 18.30 3.10 0.84 Xanh sáng 2 CV5 22.30 3.80 1.46 Xanh sáng 3 CV7 15.20 3.40 0.86 Xanh 4 CV8 16.40 3.70 1.04 Xanh sáng 5 CV11 17.20 3.90 1.30 Xanh 6 CV15 16.60 3.20 1.20 Xanh 7 Ninja 179 17.84 4.10 1.23 Xanh sáng 8 Amata 765 18.36 4.00 1.30 Xanh 9 Trangnong 20 16.35 4.20 1.20 Xanh đậm 10 Hung Thinh 16.42 4.00 1.20 Xanh Kết quả nghiên cứu cho thấy các giống tham gia thí nghiệm điều sinh trưởng phát triển tốt trong điều kiện của vụ đông năm 2007 tại đồng bằng sông Hồng. Giống CV5 bị nhiễm bệnh sương mai ở mức nhẹ, không bị bệnh phấn trắng và tỷ lệ bệnh virus thấp nhất so với tất cả các giống thí nghiệm.Giống Hưng Thịnh là giống mẫn cảm với bệnh hại nhất so với các giống thí nghiệm. 13
- Về đặc điểm quả: màu sắc quả của các giống thí nghiệm được phân làm 3 loại màu: màu xanh, xanh sáng và xanh đậm. Dưa chuột có màu xanh sáng phù hợp với thị trường tiêu thụ ở miền Bắc hơn so với màu xanh hay màu xanh đậm. Về năng suất: giống CV5 cho năng suất thương phẩm cao nhất (46.60 tấn/ha) và giống cho năng suất thấp nhất là giống Hưng Thịnh (24.32 tấn/ha). Như vậy: giống CV5 cho năng suất cao, màu sắc quả phù hợp thị hiếu tiêu dùng và đặc biệt ít bị nhiễm bệnh hại nên hạn chế được việc sử dụng thuốc BVTV và cũng đã góp phần sản xuất sản phẩm an toàn, làm trong lành cho môi trường sản xuất. 2. Kết quả đánh giá giống cà chua tại Công ty giống cây trồng miền Nam (SSC) - Địa điểm: Huyện Bình Nai – tỉnh Bến Tre – Đồng bằng sông Cửu Long - Ngày gieo: 24/12/ 2007 và 26/12/ 2007 - Ngày trồng: 13/1/ 2008 - Thời gian thu hoạch: Từ 15/3 đến 14/4 năm 2008 Bảng 1: Đặc điểm sinh trưởng của cây STT Giống Ngày thu Thời gian cho Chiều cao Dạng hình sinh quả đầu thu hoạch cây trưởng (NSG) (ngày) (cm) 1 WVCT-1 82 20 70 Hữu hạn 2 WVCT-2 83 19 75 Hữu hạn 3 WVCT-3 82 20 60 Hữu hạn 4 WVCT-4 83 19 60 Hữu hạn 5 WVCT-5 83 19 60 Hữu hạn 6 WVCT-6 83 19 70 Hữu hạn 7 WVCT-7 84 18 72 Hữu hạn 8 WVCT-8 82 20 72 Hữu hạn Đố i VL 2190 82 20 65 Hữu hạn chứng 1 Đố i CLN 2679 F 86 16 67 Hữu hạn chứng 2 9 CLN 3111 80 20 74 Hữu hạn 10 CLN 3125 80 20 55 Hữu hạn 11 CLN 3149 83 17 70 Hữu hạn 12 CLN 3166 82 18 105 Bán hữu hạn 13 CLN 3167 82 18 105 Bán hữu hạn 14 CLN 3168 81 19 95 Bán hữu hạn 15 CLN 3169 83 17 105 Bán hữu hạn NSG: Ngày sau gieo 14
- Bảng 2: Đặc điểm quả STT Tên giống Khối Kích thước Chỉ số Độ cứng Brix Màu sắc quả lượng quả (cm) hình quả (kg/cm2) quả dạng H D Lúc xanh Lúc ( g) chín 1 WVCT-1 86 5.6 5.1 1.10 2.2-2.5 5.6-6.1 Quả trắng xanh vai xanh Đỏ 2 WVCT-2 85 5.2 5.3 0.98 2.1-4.2 6.1-6.6 Quả trắng xanh vai xanh Đỏ 3 WVCT-3 85 5.8 5.1 1.14 1.5-2.9 5.7-6.1 Quả trắng xanh vai xanh Đỏ 4 WVCT-4 76 5.7 5.1 1.12 2.4-2.6 5.5-5.7 Xanh Đỏ 5 WVCT-5 68 4.8 4.9 0.98 1.2-1.8 5.6-6.3 Xanh sáng Đỏ 6 WVCT-6 75 5.4 4.9 1.10 2.2-4.2 6.9-7.2 Xanh sáng Đỏ 7 WVCT-7 77 5.4 5 1.08 1.9-2.6 6.0-6.5 Quả trắng xanh vai xanh Đỏ 8 WVCT-8 91.2 5.7 5.1 1.12 2.9-3.6 6.3-6.7 Xanh sáng Đỏ Check 1 VL 2190 91 5.8 5.4 1.07 1.9-2.8 4.8-5.7 Xanh sáng Đỏ Check 2 CLN 2679 F 112 6.2 5.6 1.11 1.7-3.6 5.0-6.8 Xanh trắng Đỏ 9 CLN 3111 108 5.2 5.9 0.88 1.8-2.1 4.8-5.2 Quả trắng xanh vai xanh Đỏ 10 CLN 3125 92 5.1 5.7 0.89 2.4-3.7 5.3-5.7 Quả trắng xanh vai xanh Đỏ 11 CLN 3149 115 5.3 6.1 0.87 2.0-2.6 5.3-5.6 Light green Đỏ 12 CLN 3166 99 5 6 0.83 2.6-2.7 6.1-6.4 Quả trắng xanh vai xanh Đỏ 13 CLN 3167 100 4.9 5.9 0.83 2.4-2.8 6.9-7.0 Quả trắng xanh vai xanh Đỏ 14 CLN 3168 95 4.8 5.8 0.83 1.6-3.0 6.0-6.5 Quả trắng xanh vai xanh Đỏ 15 CLN 3169 84.4 4.7 5.6 0.84 2.3-2.6 5.8-6.1 Quả trắng xanh vai xanh Đỏ Bảng 3: Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất STT Giống Khối Tỷ lệ cây Tỷ lệ cây Số Tỷ lệ quả Năng suất Năng lượng cho thu không bị quả/cây thương thương suất tổng số (t/ha) quả (g) hoạch nhiễm bệnh phẩm phẩm (%) (%)* (%) (t/ha) 1 WVCT-1 86.0 96.7 57.6 29.5 55.0 10.9 19.8 2 WVCT-2 85.0 93.4 68.4 24.4 34.5 5.2 15.0 3 WVCT-3 85.0 80.0 52.1 32.3 59.1 10.7 18.0 4 WVCT-4 76.0 80.3 55.1 31.4 61.3 11.3 18.4 5 WVCT-5 68.0 90.0 64.8 36.2 38.6 7.3 18.9 6 WVCT-6 75.0 93.4 57.9 26.2 30.3 4.3 14.3 7 WVCT-7 77.0 90.0 59.3 18.9 35.1 3.5 10.1 8 WVCT-8 91.2 91.7 63.6 21.3 48.9 7.6 15.5 Check 1 VL 2190 91.0 48.3 44.8 28.7 80.0 10.1 12.6 Check 2 CLN 2679 F 112.0 86.9 62.3 13.7 67.5 7.9 11.6 9 CLN 3111 108.0 96.7 72.4 25.8 62.2 11.8 18.9 10 CLN 3125 92.0 88.3 71.7 24.8 55.4 9.3 16.7 11 CLN 3149 115.0 91.8 82.1 16.0 53.2 8.5 15.9 12 CLN 3166 99.0 86.7 61.5 15.2 64.1 7.4 11.6 13 CLN 3167 100.0 83.6 41.2 16.2 52.0 5.6 10.7 14 CLN 3168 95.0 83.9 44.2 17.6 66.6 8.5 12.7 15 CLN 3169 84.4 82.3 39.2 12.0 57.2 4.6 8.0 * Tỷ lệ cây không bị nhiễm bệnh = số cây không nhiễm bệnh/tổng số cây*100 15
- Kết luận: • Kết quả nghiên cứu cho thấy các giống tham gia thí nghiệm của dự án CARD025 sinh trưởng phát triển rât tốt. • WVCT-1, WVCT-8, CLN3111, CLN3125, CLN3149 chống chịu tốt với bệnh xoăn vàng lá do virusTYLCV và bệnh đốm lá. Có một vài cây bị nhiễm bệnh xoăn vàng lá do virus TYLCV nhưng vẫn cho thu hoạch • WVCT-1: chống chịu tốt với virus cho quat nhỏ trung bình và cứng • WVCT-8: cho quả rất đẹp, hấp dẫn độ cứng tốt và chất lượng quả ngon. • Dòng CLN 3111, CLN 3125 and CLN 3149: chống chịu bệnh tốt, quả tròn dẹt chất lượng tốt và cứng. • .Những giống còn lại có tỷ lệ đậu quả kém cho quả nhỏ (đặc biệt là những quả ở phía trên ngọn) nên tỷ lệ quả thương phẩm thấp. • Công ty giống cây trồng miền Nam (SSC) có nguyện vọng nhận thêm số lượng giống cà chua lai WVCT-1 và WVCT-8, cũng như dòng CLN 3111, CLN 3125 và CLN 3149, cho những thí nghiệm đánh giá tiếp theo. 16
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Dự án nghiên cứu nông nghiệp: Ứng dụng nông nghiệp tốt (GAP) để nâng cao chất lượng hạt giống và cây giống rau cho ngành sản xuất rau lai của Việt Nam - MS9 '
61 p | 168 | 36
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " Quy trình nông nghiệp an toàn GAP ... chìa khóa thành công cho rau quả tươi Việt Nam "
7 p | 128 | 26
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " CÁC HOẠT ĐỘNG VỀ TRỒNG CỎ, CHẾ BIẾN, DỰ TRỮ THỨC ĂN CHO DÊ TRONG CÁC HỘ DỰ ÁN - PHẦN 1 "
48 p | 132 | 23
-
Dự án nghiên cứu nông nghiệp: Thiết lập vườn ươm và đào tạo nhằm nâng cao chất lượng cây giống mắcca và xây dựng những mô hình trồng Mắcca tại 03 tỉnh miền bắc việt nam - MS2 '
11 p | 176 | 23
-
Dự án nghiên cứu nông nghiệp: Thay thế phân bón hoá học N bằng chế phẩm vi sinh cố định đạm cho cây họ đậu để tăng thu nhập cho nông dân và bảo vệ môi trường - MS7 '
73 p | 133 | 22
-
Dự án nghiên cứu nông nghiệp: Xây dựng chiến lược nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ nông thôn trong chuỗi giá trị nông nghiệp: trường hợp ngành thức ăn chăn nuôi - MS10 '
14 p | 111 | 21
-
Dự án nghiên cứu nông nghiệp: Xây dựng chiến lược nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ nông thôn trong chuỗi giá trị nông nghiệp: trường hợp ngành thức ăn chăn nuôi '
94 p | 110 | 20
-
Dự án nghiên cứu nông nghiệp: TĂNG CƯỜNG KỸ NĂNG VÀ CẢI TIẾN CÔNG NGHỆ CHO CÁC XƯỞNG XẺ QUY MÔ NHỎ Ở VÙNG NÔNG THÔN VIỆT NAM ' MS6
9 p | 120 | 15
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " Nghiên cứu tham dò khả năng trồng cà chua, dựa chuột dựa trên giá cụ thể trong nhà màng Polyethylene tại Lâm Đồng "
3 p | 126 | 14
-
Dự án nghiên cứu nông nghiệp: Xây dựng chiến lược nâng cao tính cạnh tranh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ nông thôn trong chuỗi ngành hàng nông sản: trường hợp ngành thức ăn chăn nuôi ' Ms5
9 p | 110 | 11
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " DỰ ÁN NUÔI THÂM CANH CÁ BIỂN TRONG AO BẰNG MƯƠNG NỔI - MS7 "
10 p | 104 | 11
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " Xây dựng chiến lược nâng cao tính cạnh tranh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ nông thôn trong chuỗi ngành hàng nông sản: trường hợp ngành thức ăn chăn nuôi " MS7
13 p | 104 | 9
-
Dự án nghiên cứu nông nghiệp: Tạo giống cá chép (Cyprinus carpio L.) chất lượng cao Phục vụ nuôi cá quy mô nhỏ - MS8 '
9 p | 83 | 8
-
Dự án nghiên cứu nông nghiệp: Xây dựng biện pháp nuôi tốt cho cá Tra ở đồng bằng sông Cửu Long, Việt Nam ' MS6
14 p | 98 | 7
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " CHẨN ĐOÁN VÀ KHỐNG CHẾ BỆNH TIÊU CHẢY Ở LỢN CON TRƯỚC CAI SỮA - MS4 Thiết lập và thực hành hệ thống quản lý theo dõi dữ liệu tại trang trại "
8 p | 87 | 6
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " DỰ ÁN NUÔI THÂM CANH CÁ BIỂN TRONG AO BẰNG MƯƠNG NỔI - MS10 "
10 p | 85 | 5
-
Dự án nghiên cứu nông nghiệp: Tăng cường năng lực của cán bộ khuyến nông trong việc đánh giá những mặt hạn chế của đất để sản xuất bền vững qua việc sử dụng hệ thống các quyết định hỗ trợ SCAMP '
8 p | 60 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn