intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Dự án nghiên cứu nông nghiệp: Tăng cường năng lực của cán bộ khuyến nông trong việc đánh giá những mặt hạn chế của đất để sản xuất bền vững qua việc sử dụng hệ thống các quyết định hỗ trợ SCAMP '

Chia sẻ: Nguyen Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

61
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trong 6 tháng thứ 2 của dự án, các kết quả được thu thập cho thí nghiệm trình diễn đồng ruộng được sử dụng trong khóa huấn luyện SCAMP tổ chức ở Pleiku, tỉnh GiaLai. Các nghiệm thức bao gồm việc bón cây phân xanh Tithonia diversifolia (một loại cây phân xanh có sẵn tại địa phương) nhằm cải thiện tính độc của nhôm trong đất và cung cấp lượng lân giải phóng chậm, đồng thời đánh giá những ảnh hưởng tồn dư thực vật của sét chất lượng cao đã được bón 2 năm trước nhằm nâng cao khả năng giữ chất dinh dưỡng...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Dự án nghiên cứu nông nghiệp: Tăng cường năng lực của cán bộ khuyến nông trong việc đánh giá những mặt hạn chế của đất để sản xuất bền vững qua việc sử dụng hệ thống các quyết định hỗ trợ SCAMP '

  1. Dự án CARD mã số VIE 009/06 Báo cáo Tiến độ Dự án (MS 3) BÁO CÁO TIẾN ĐỘ 6 THÁNG ĐỢT 2 Viện Khoa Học Kỹ Thuật Nông Nghiệp miền Nam (Tháng 04/2008)
  2. Mục lục 1. Thông tin về đơn vị 2. Trích lược Dự án 3. Báo cáo tóm tắt 4. Giới thiệu và bối cảnh 5. Tiến độ cho đến thời điểm báo cáo 5.1 Những điểm đáng chú ý 5.2 Lợi ích cho đối tượng quy mô nhỏ 5.3 Xây dựng năng lực 5.4 Quảng bá 5.5 Quản lý dự án 6. Báo cáo về các vấn đề đan chéo 6.1 Về môi trường 6.2 Các vấn đề xã hội và giới tính 7. Các vấn đề về thực hiện và tính bền vững 7.1 Những khó khăn và trở ngại 7.2 Giải pháp 7.3 Tính bền vững 8. Các bước quan trọng tiếp theo 9. Kết luận 10. Cam đoan 2
  3. Báo cáo Tiến độ 2. Sáu tháng đợt hai (đến tháng 4 năm 2008) 1. Thông tin về đơn vị Tên dự án Tăng cường năng lực của cán bộ khuyến nông trong việc đánh giá những mặt hạn chế của đất để sản xuất bền vững qua việc sử dụng hệ thống các quyết định hỗ trợ SCAMP Viện Khoa Học Kỹ Thuật Nông Nghiệp miền Nam Đơn vị VN Giám đốc Dự án phía VN Phan Thị Công Sở Tài Nguyên, Khoáng sản và Nước Bang Queensland, Úc Đơn vị Úc Nhân sự Úc Philip Moody Ngày bắt đầu 20 tháng 6 năm 2007 Ngày kết thúc (theo dự Tháng 2009 kiến ban đầu) Ngày kết thúc (đã thay đổi) Tháng 11 năm 2007-Tháng 4 năm 2008 Chu kỳ báo cáo Cán bộ liên lạc Tên: Dr. Philip Moody Tel: 07 3896 9494 Tổ chức: Queensland Department of Email: Phil.Moody@nrw.qld.gov.au Natural Resources and Water Ở Úc:đầu mối liên hệ hành chính Tên: Ms Michele Field Chức vụ: Cán bộ chuyên trách dự án Tel: 07 3896 9833 Tổ chức: Queensland Department of Email: Michele.Field@nrw.qld.gov.au Natural Resources and Water Ở VN Tên: Phan Thị Công Tel:08 9104307 Chức vụ: Phó Trưởng Phòng NC Thổ Fax: 08 8297650 nhưỡng Nông hóa Tổ chức: Viện Khoa Học Kỹ Thuật Nông Email: congphanthi@hcm.vnn.vn Nghiệp miền Nam 3
  4. 2.Trích lược dự án Việc xóa đói giảm nghèo cho vùng nông thôn Việt Nam sẽ không gặt hái được thành công trừ phi khả năng tiếp thu những kỹ thuật tiên tiến và các sản phẩm trí tuệ của người nông dân được nâng cao. Trong dự án LWR1/2002/085 “Sử dụng những dữ liệu cơ bản về đất để quản lý bền vững đất vùng cao Việt Nam và Úc”được tổ chức ACIAR tài trợ, “Hệ thống các quyết định hổ trợ trọn gói’gọi tắt là SCAMP đã được phát triển để xác định những mặt hạn chế từ những quan sát ban đầu những đặc điểm nổi bật của đất, hổ trợ bằng những phân tích hóa học đơn giản trong phòng và ngoài đồng ruộng. SCAMP sử dụng những thông số về lý học (vd: tính thấm, thóat nước) và hóa học đất (vd pH, EC) để phát triển những biện pháp quản lý dinh dưỡng thích hợp, cày bừa, luân canh, và chống xói mòn. Tài liệu SCAMP đã được dịch sang tiếng Việt và đang được sử dụng trong dự án này để huấn luyện các cán bộ khuyến nông và những nông dân giỏi về cơ sở của phát triển bền vững. Trong sáu tháng đầu của dự án, một khóa tập huấn về SCAMP đã được tổ chức ở tỉnh Gia Lai cho cán bộ khuyến nông huyện của các tỉnh thuộc vùng Tây Nguyên. Khóa tập huấn bao gồm thực tập thao tác trên đồng ruộng, sử dụng thí nghiệm đồng ruộng đang được thực hiện để minh họa các biện pháp kỹ thuật canh tác trong thực tế nhằm giải quyết những mặt hạn chế sau khi đã được xác định. Các loại cây trồng cạn được các nông hộ cá thể sử dụng đã được xác định. Những yêu cầu về đất của những cây này đã được ghi nhận và xuất bản để dùng trong các khóa tập huấn. Tương tự, các mặt hạn chế của các hệ thống canh tác chính của tỉnh cũng đã được nghiên cứu. 3. Báo cáo tóm tắt Trong 6 tháng thứ 2 của dự án, các kết quả được thu thập cho thí nghiệm trình diễn đồng ruộng được sử dụng trong khóa huấn luyện SCAMP tổ chức ở Pleiku, tỉnh GiaLai. Các nghiệm thức bao gồm việc bón cây phân xanh Tithonia diversifolia (một loại cây phân xanh có sẵn tại địa phương) nhằm cải thiện tính độc của nhôm trong đất và cung cấp lượng lân giải phóng chậm, đồng thời đánh giá những ảnh hưởng tồn dư thực vật của sét chất lượng cao đã được bón 2 năm trước nhằm nâng cao khả năng giữ chất dinh dưỡng trong đất. Các nghiệm thức được thiết kế nhằm giảm bớt các mặt hạn chế của đất được xác định trong việc đánh giá đất theo SCAMP. Phân tích tỉ suất lợi nhuận/vốn cho thấy rằng hiệu lực tồn dư và việc bón sét chất lượng cao 2 năm trước đây với chi phí chia cho 5 năm mang đến tỉ lệ B/C là 2.1. Tuy nhiên, ảnh hưởng của việc bón Tithonia 2 năm trước lại đạt được tỉ suất lợi nhuận/vốn là 3.9. Nghiệm thức của nông dân tại địa phương cho tỉ lệ B/C chỉ đạt 1.5 (bón phân phức hợp N-P-K thấp, chia làm 3 lần bón). Trọng lượng thân lá khô và các số liệu phân tích thân lá thời kỳ 35 ngày sau khi gieo cho thấy điều này có khả năng là do cây bị thiếu lân ở giai đoạn đầu mới trồng để có thể đáp ứng nhu cầu cây trồng và nêu bật tầm quan trọng của các dạng phân bón và thời kỳ bón đối với hiệu suất của việc sử dụng dinh dưỡng. Ngoài ra, việc khảo sát các học viên của khóa tập huấn (38 Trung tâm Khuyến nông Tỉnh, 41 khuyến nông viên các huyện, 5 nhà kinh tế nông nghiệp và 1 chuyên gia Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn) cho thấy rằng 62% học viên có ý định áp dụng những kiến thức và những khái niệm được hướng dẫn trong khóa tập huấn vào thực tiễn tại địa phương của họ thông qua việc đề nghị 4
  5. các chiến lược quản lý đất đặc thù. Do việc thiếu hụt lân và hiểm họa của xói mòn đất ở vùng cao Tây Nguyên là rất phổ biến, 45% học viên dự định khuyến cáo sử dụng trồng cây phân xanh và/hoặc cỏ vetiver theo đường đồng mức để quản lý xói mòn và, đối với trường hợp trồng cây phân xanh là để cải thiện khả năng hữu dụng của lân. Khóa tập huấn đã nâng cao đáng kể kiến thức/nhận thức của các học viên về sự thiếu hụt lân và ứng dụng thực tiễn của thông số thành phần cơ giới và hàm lượng carbon hữu cơ trên các tính chất chủ yếu của đất. 4. Giới thiệu và bối cảnh Tóm tắt về những mục tiêu và kết quả mong đợi, cách tiếp cận và phương pháp luận Những mục tiêu chính của dự án là: Dựa trên những dữ liệu cơ bản, xác định những mặt hạn chế đến sức sản xuất của • Tây nguyên, Duyên hải Nam Trung Bộ và Đông Nam Bộ. Cung cấp tài liệu hướng dẫn cho việc quản lý những vùng chuyên biệt để sản xuất • bền vững của những loại cây trồng chủ yếu trong vùng mục tiêu. Nâng cao khả năng ứng dụng khoa học và phát triển kỹ thuật bằng cách huấn luyện • một mạng lưới cán bộ khuyến nông (cấp tỉnh và cấp huyện) có khả năng xác định những mặt hạn chế và đưa ra những khuyến cáo về các biện pháp quản lý tổng hợp làm cơ sở cho việc phát triển nông nghiệp bền vững. Những mục tiêu này sẽ gặt hái được qua việc huấn luyện những cán bộ khuyến nông và nông dân giỏi với mong đợi là những cán bộ chủ chốt này sẽ triển khai rộng đến những nông dân cá thể trong mạng lưới của họ. Khóa tập huấn sẽ được thực hành và thí nghiệm trình diễn được thực hiện trong dự án sẽ được sử dụng để cũng cố sức sản xuất của đất và những điểm thuận lợi về mặt kinh tế của những mặt hạn chế đã được xác định qua việc dùng hệ thống các quyết định hỗ trợ SCAMP. Tại diểm trình diễn, sức sản xuất của đất sẽ được đánh giá qua năng suất cây trồng và hiệu quả kinh tế sẽ được nghiên cứu qua phân tích biên tế. Những quá trình học tập có tham dự sẽ đảm bảo rằng sẽ có những sự phản hồi ngược lại cho nhóm thực hiện dự án cho phép SCAMP được chỉnh sửa phù hợp với những đầu vào của từng địa phương. Nhóm thực hiện dự án cho rằng bằng cách tổ chức huấn luyện tốt các cán bộ chủ chốt, việc truyền bá kiến thức cải tạo đất sẽ đạt được hiệu quả tối đa. Do những đóng góp từ phía địa phương có thể được bổ sung vào SCAMP, nó có thể được chỉnh sửa để phù hợp cho từng vùng và từng lọai cây trồng, vì vậy khuyến khích sự sở hữu của kỹ thuật này tại địa phương. 5. Tiến độ cho đến thời điểm báo cáo 5.1 Những điểm đáng chú ý Các câu hỏi trước và sau khóa tập huấn cho thấy một số thay đổi chính yếu trong nhận thức của các khuyến nông viên. Đặc biệt là việc quản lý đất đặc thù và sự am hiểu tốt hơn về những thiếu hụt của một số chất dinh dưỡng đặc biệt dẫn đến việc quản lý đất tốt hơn ở mức độ nông hộ. Rõ ràng là các cán bộ khuyến nông rất mong muốn chuyển tải những kiến thức 5
  6. học hỏi được đến các nông dân tại địa bàn mà họ đảm trách. 5.2 Lợi ích cho đối tượng quy mô nhỏ Người được hưởng lợi cuối cùng của dự án là những hộ nông dân cá thể và việc đánh giá sự tiếp nhận của người dân la việc thay đổi các biện pháp kỹ thuật canh tác ở cấp độ hộ gia đình. Những thay đổi này sẽ là kết quả của sự trao đổi tương tác giửa nông dân cá thể và cán bộ khuyến nông và những nông dân tiên tiến đã được tập huấn trong việc quản lý đất bền vững trong dự án này. Cải thiện các biện pháp quản lý sẽ mang đến đảm bảo an toàn lương thực, nâng cao điều kiện sống và một hệ thống canh tác không bóc lột đất nhưng duy trì sức sản xuất của tài nguyên đất qua việc quản lý đất trong phạm vi những mặt hạn chế cố hữu của nó. 5.3 Xây dựng năng lực Việt Nam có một mạng lưới khuyến nông viên rất là hiệu lực và mạng lưới khuyến nông này được nông dân ủng hộ rộng rãi như là nguồn cung cấp thông tin và cố vấn kỹ thuật quí giá. Tuy nhiên cán bộ khuyến nông thường thiếu cơ sở cơ bản về khoa học đất làm cho việc tiếp thu các thông tin về việc quản lý đất gặp khó khăn. Đây là chỗ trống trong kiến thức của các khuyến nông viên và được quan tâm lấp đầy từ dự án CARD này. Khóa tập huấn về SCAMP thực hiện trong tháng 8/2007 đã hướng dẫn cả cán bộ khuyến nông cấp tỉnh và cấp huyện cách xác định thành phần cơ giới ngoài đồng, pH và EC và cách quan sát và ghi nhận những đặc tính khác như vị trí của lô đất trong địa hình, sự thoát nước, khả năng thấm, màu đất, cấu trúc đất và sự dí dẻ chặt. Việc ứng dụng những đặc tính này để quản lý đất được giải thích và các cán bộ đã được tập huấn này bây giờ đã trở về mạng lưới địa phương với những kiến thức cần thiết để hướng dẫn cho những người khác. 5.4 Quảng bá Đài truyền hình địa phương đã thu hình một đoạn của buổi tập huấn và đã được chiếu trên kênh tin tức thời sự của đài truyền hình của tỉnh một ngày sau đó. 5.5 Quản lý dự án Mặc dù sự khởi đầu của dự án bị trì hoãn do một vài vấn đề giữa người quản lý dự án và cơ quan phía Úc, dự án đã được tiến hành như kế họach. Các cán bộ dự án phía Việt Nam đã thực hiện các nội dung của dự án một cách nhiệt tình và chu đáo và không có vấn đề nào nổi lên. 6. Báo cáo về các vấn đề đan chéo 6.1 Môi trường Dự án này mang lại nhiều lợi ích về môi trường dưới dạng duy trì/cải thiện các chức năng của hệ sinh thái của tài nguyên đất và những lợi ích này đã được nói đến như là một tác động 6
  7. chính trong việc quảng bá. 6.2 Các vấn đề về giới và xã hội Rất là thuyết phục khi mà ghi nhận rằng trong tất cả các buổi hội thảo và tập huấn, nữ cán bộ khuyến nông và nông dân nữ chiếm một tỉ lệ đáng kể so với số lượng người tham dự. 7. Các vấn đề về thực hiện và tính bền vững 7.1 Những khó khăn và trở ngại Không có một khó khăn hay trở ngại nào trong suốt 6 tháng thứ hai của dự án. 7.2 Giải pháp 7.3 Tính bền vững Dự án CARD này sẽ mang lại một mạng lưới cán bộ được đào tạo trong các vùng mục tiêu và những liên hệ thường xuyên giữa các cán bộ này và cán bộ của Viện KHKTNNMN sau đến kết luận của dự án sẽ hạn chế đến mức thấp nhất mối lo ngại SCAMP sẽ không được sử dụng. Lịch đi lại tham viếng của cán bộ phía Việt Nam đến NRW để trợ giúp cho việc chỉnh sửa SCAMP và cuộc viếng thăm của cán bộ từ NRW đến Viêt Nam tham gia giảng dạy trong khóa tập huấn sẽ đảm bảo rằng khi kết thúc dự án, cán bộ của Viện có hoàn toàn khả năng sử dụng và thay đổi công cụ SCAMP phù hợp yêu cầu của từng địa phương. 8. Các bước quan trọng tiếp theo Trong vòng 6 tháng tới, mục tiêu của dự án là tổ chức khóa tập huấn SCAMP tại Phan Rang thuộc vùng Duyên hải Nam Trung bộ (tháng 6 năm 2008). Những dữ liệu hiện có về những nhóm đất chính của vùng sẽ được kết gắn và sử dụng SCAMP để xác định việc quản lý các mặt hạn chế của đất nhằm giảm bớt những mặt hạn chế này dựa trên những chiến lược thích hợp tại địa phương. Các câu hỏi trước và sau khóa tập huấn sẽ được mở rộng dưới ánh sáng của các câu hỏi từ hội thảo ở Gia Lai nhằm có được những cái nhìn thông suốt vào những khó khăn cho đến việc chấp nhận các kỹ thuật đã được cải tiến trong vùng. Những thông tin có được về đất và hệ thống cây trồng vùng Duyên hải Nam Trung bộ sẽ được tổng hợp và đánh giá nhằm cung cấp tư liệu để cải thiện sức sản xuất của đất trong vùng. Một phòng phân tích di động sẽ được trình bày trong hội thảo và sử dụng để phân tích các mẫu đất tại địa phương. Những ứng dụng của các kết quả phân tích được phiên dịch thành các chiến lược quản lý sẽ được thảo luận tại hội thảo. Dựa vào sự đánh giá đất của địa phương theo SCAMP, hội thảo cũng sẽ cho thấy làm thế nào mà kết quả đánh giá này có thể được sử dụng để thiết kế những thí nghiệm đơn giản trên đồng ruộng. 7
  8. 9. Kết luận Cho đến nay dự án theo đúng tiến độ và tất cả những nội dung thực hiện đề ra đã đạt được. 8
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2