Dự án nghiên cứu nông nghiệp: Xây dựng chiến lược nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ nông thôn trong chuỗi giá trị nông nghiệp: trường hợp ngành thức ăn chăn nuôi - MS10 '
lượt xem 21
download
Mục tiêu của Dự án là: 1) Xây dựng năng lực cho cán bộ IPSARD về nghiên cứu thị trường nông sản, đặc biệt là chuỗi giá trị, tổ chức ngành hàng và kinh tế học sản xuất; 2) Tìm hiểu về vai trò và hoạt động của các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong ngành thức ăn chăn nuôi ở các nước khác và rút ra bài học cho Việt Nam; 3) Đưa ra một đánh giá định lượng đối với những nhân tố ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của ngành công nghiệp thức ăn chăn nuôi ở Việt Nam; và...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Dự án nghiên cứu nông nghiệp: Xây dựng chiến lược nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ nông thôn trong chuỗi giá trị nông nghiệp: trường hợp ngành thức ăn chăn nuôi - MS10 '
- Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn BÁO CÁO DỰ ÁN CARD 030/06 VIE Xây dựng chiến lược nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ nông thôn trong chuỗi giá trị nông nghiệp: trường hợp ngành thức ăn chăn nuôi MS10: Báo cáo hoàn thành dự án 8/ 2010 1
- MỤC LỤC 1. Thông tin về cơ quan nghiên cứu _________________________________________ 2 2. Tóm tắt Dự án ________________________________________________________ 3 3. Sơ lược việc thực hiện __________________________________________________ 3 4. Giới thiệu và Bối cảnh __________________________________________________ 4 5. Tiến độ đến thời điểm hiện tại____________________________________________ 6 5.1 Những điểm nổi bật về hoạt động ___________________________________________ 6 5.2 Lợi ích cho những nhà sản xuất nhỏ _________________________________________ 8 5.3 Xây dựng năng lực _______________________________________________________ 8 5.4 Quảng bá, truyền thông ___________________________________________________ 8 5.5 Quản lý dự án ___________________________________________________________ 9 6. Báo cáo về các vấn đề xuyên suốt _________________________________________ 9 6.1 Môi trường______________________________________________________________ 9 6.2 Các vấn đề về giới và xã hội_______________________________________________ 10 7. Các vấn đề về triển khai thực hiện và tính bền vững _________________________ 10 7.1 Các vấn đề và hạn chế ___________________________________________________ 10 7.2 Các lựa chọn ___________________________________________________________ 10 7.3 Tính bền vững __________________________________________________________ 10 8. Các bước quan trọng tiếp theo __________________________________________ 11 9. Kết luận ____________________________________________________________ 11 10. PHỤ LỤC I________________________________________________________ 12 11. PHỤ LỤC II _______________________________________________________ 13 1
- 1. Thông tin về cơ quan nghiên cứu Xây dựng chiến lược nâng cao tính cạnh Tên Dự án tranh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ nông thôn trong chuỗi ngành hàng nông sản: trường hợp ngành thức ăn chăn nuôi Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Cơ quan phía Việt Nam Nông nghiệp Nông thôn Tiến sĩ Nguyễn Đỗ Anh Tuấn Trưởng nhóm Dự án phía Việt Nam Đại học Tây Úc Cơ quan phía Australia Bà Sally Marsh, Tiến sỹ Donna Brennan, Nhân sự phía Australia Giáo sư John Pluske, Tiến sĩ Greg Hertzler (đã nghỉ làm ở Đại học Tây Úc từ tháng 1/2008), Tiến sĩ Jo Pluske 1/5/2007 Ngày bắt đầu 30/4/2009 Ngày kết thúc (ban đầu) 30/4/2010 Ngày kết thúc (đã điều chỉnh) 1/11/2008 – 30/6/2010 Thời gian báo cáo Đầu mối liên lạc Tại Australia: Trưởng nhóm Bà Sally Marsh Điện thoại: +61 8 6488 4634 Tên: Nghiên cứu viên chính +61 8 6488 1098 Vị trí: Fax: Đại học Tây Úc spmarsh@cyllene.uwa.edu.au Tổ chức Email: Tại Australia: Đầu mối liên lạc về hành chính Bà Jan Taylor +61 8 6488 1757 Tên: Điện thoại: Cán bộ quản lý +61 8 6488 1098 Vị trí: Fax: Khoa Kinh tế nông nghiệp và Jan.Taylor@uwa.edu.au Tổ chức Email: Tài nguyên, Đại học Tây Úc Tại Việt Nam: Cô Nguyễn Thị Thịnh +84-4-37282551 Tên: Điện thoại: Nghiên cứu viên – Phòng Nghiên +84-4-37280489 Vị trí: Fax: cứu thị trường Nông sản Trung tâm Tư vấn Chính sách ntthinh2008@gmail.com Tổ chức Email: Nông nghiệp – Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn (CAP- IPSARD) 2
- 2. Tóm tắt Dự án Mục tiêu của Dự án là: 1) Xây dựng năng lực cho cán bộ IPSARD về nghiên cứu thị trường nông sản, đặc biệt là chuỗi giá trị, tổ chức ngành hàng và kinh tế học sản xuất; 2) Tìm hiểu về vai trò và hoạt động của các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong ngành thức ăn chăn nuôi ở các nước khác và rút ra bài học cho Việt Nam; 3) Đưa ra một đánh giá định lượng đối với những nhân tố ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của ngành công nghiệp thức ăn chăn nuôi ở Việt Nam; và 4) Đưa ra những khuyến nghị chính sách cho chính phủ về hiệu quả của các doanh nghiệp đang hoạt động trong ngành thức ăn chăn nuôi, và đưa ra lời khuyên cho các doanh nghiệp và và nhỏ đang cạnh tranh trong ngành thức ăn chăn nuôi. Các phương pháp chuẩn về kinh tế nông nghiệp được sử dụng để định lượng các đặc điểm đặc trưng của ngành công nghiệp thức ăn chăn nuôi, và để xác định các thách thức cũng như cơ hội cho các doanh nghiệp nhỏ trong chuỗi cung ứng thức ăn chăn nuôi. Hai báo cáo nghiên cứu của dự án đã được hoàn thành, dẫn chứng những kết quả về đánh giá các nhân tố có ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong ngành thức ăn chăn nuôi, và việc sử dụng thức ăn công nghiệp của các hộ chăn nuôi. Bốn tóm lược chính sách đã được hoàn thành với những đề xuất từ các kết quả nghiên cứu theo các chủ đề: Quản lý chất lượng, Khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ, Những khó khăn mà doanh nghiệp vừa và nhỏ đang phải đối mặt, và Việc sử dụng thức ăn của hộ. Báo cáo đánh giá năng lực đã chứng minh rằng, Dự án có tác động tích cực trong việc xây dựng năng lực nghiên cứu của các cán bộ IPSARD/CAP, và một tài liệu tập huấn cũng đã được hoàn thành. 3. Sơ lược việc thực hiện Công việc nghiên cứu và tài liệu của dự án đã được hoàn tất thành công. Hoạt động dự án trong thời gian 20 tháng kể từ tháng 10 năm 2009 đến khi kết thúc bao gồm: • hoàn thành việc phân tích số liệu điều tra doanh nghiệp thức ăn chăn nuôi, và viết báo cáo thống kê mô tả từ số liệu điều tra (bản phác thảo đầu tiên hoàn thành vào tháng 1 năm 2009) • xây dựng các câu hỏi tiếp theo cho điều tra hộ chăn nuôi (cuộc điều tra này đã được thực hiện vào tháng 11 và 12 năm 2008); • nhập, làm sạch và phân tích số liệu điều tra hộ chăn nuôi và và đưa kết quả này vào báo cáo; • cập nhật số liệu thứ cấp vào các báo cáo nghiên cứu; • nghiên cứu và viết 1 báo cáo về vai trò tư vấn chính sách của IPSARD/CAP; • tập huấn cho 2 cán bộ của CAP tại Đại học Tây Úc vào tháng 8/2009 trong 3 tuần; • các hội thảo với các bên liên quan đã được tổ chức ở Hà Nội (12/2009) và thành phố Hồ Chí Minh (1/2010) để thảo luận về kết quả nghiên cứu và lấy ý kiến đóng góp; • hoàn thành một tài liệu tập huấn dựa trên các hoạt động của dự án; và • viết các tóm lược chính sách cho hội thảo cuối kỳ của dự án được tổ chức ở Hà Nội (5/2010) với trọng tâm tập trung vào vấn đề chính sách Các tài liệu nộp cho văn phòng CARD giai đoạn này bao gồm: • 2 báo cáo nghiên cứu chi tiết: o Doanh nghiệp vừa và nhỏ trong ngành thức ăn chăn nuôi ở Việt Nam: Phần I: Sản xuất thức ăn chăn nuôi; và o Doanh nghiệp vừa và nhỏ trong ngành thức ăn chăn nuôi ở Việt Nam: Phần II: Sử dụng thức ăn của những hộ chăn nuôi lợn và gà 3
- • 1 tài liệu tập huấn dựa trên các công việc nghiên cứu đã thực hiện • 1 báo cáo lộ trình chính sách phác thảo vai trò của IPSARD/CAP trong quá trình xây dựng chính sách • 1 báo cáo về tác động của Dự án trong việc xây dựng năng lực nghiên cứu các cán bộ IPSARD/ CAP dựa trên việc cho điểm và đánh giá cuối kỳ của dự án. • 4 tóm lược chính sách trên cơ sở các nghiên cứu: o Kiểm soát chất lượng trong ngành thức ăn chăn nuôi ở Việt Nam; o Khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi ở Việt Nam; o Những khó khăn mà các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi ở Việt Nam đang phải đối mặt; và o Sử dụng thức ăn công nghiệp và thức ăn trộn của các hộ chăn nuôi ở Việt Nam 4. Giới thiệu và Bối cảnh Mục tiêu cơ bản của dự án này là để điều tra các trường hợp mà theo đó các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam có thể hoạt động ở mức hiệu quả và có cạnh tranh với các doanh nghiệp khác hoặc không, đặc biệt trong bối cảnh quá trình toàn cầu hoá. Dự án này hướng tới việc đạt được lợi ích từ sự hợp tác với Australia trong việc đề ra phương pháp luận mà có thể được sử dụng trong các công việc đang diễn ra tại IPSARD. Trong nghiên cứu này, ngành thức ăn chăn nuôi sẽ được sử dụng như một nghiên cứu tình huống, tuy nhiên các phương pháp và bài học được rút ra sẽ được áp dụng vào các lĩnh vực khác của Marketing nông nghiệp. Các tập huấn được đề xuất và những bài tập nghiên cứu có giám sát sẽ cung cấp cho IPSARD/ MARD một phương pháp luận thích hợp cho công việc đang tiến hành theo cách phân tích chính sách định lượng. Cách tiếp cận nghiên cứu của dự án được trình bày trong tài liệu tập huấn. Dự án đã được thực hiện dựa trên sự kết hợp các khoá tập huấn, và các bài tập nghiên cứu có giám sát kết hợp với việc thu thập dữ liệu thứ cấp, điều tra thực địa, phân tích và tổng hợp các kết quả nghiên cứu trong các báo cáo và các bản tóm lược chính sách. Việc tập huấn tập trung vào xây dựng các kỹ năng và kinh nghiệm trong việc phân tích thị trường, bao gồm phân tích chuỗi giá trị, kinh tế học sản xuất, tổ chức ngành hàng và các kỹ thuật phân tích. Điều tra thực địa được thực hiện ở 7 tỉnh thuộc 3 vùng là Đồng bằng sông Cửu Long, Đông Nam Bộ và đồng bằng sông Hồng là những nơi các doanh nghiệp sản xuất thức ăn hoạt động nhiều. Các bên liên quan ở địa phương tham gia suốt quá trình, và các kết quả thu được đã được phổ biến trong các hội thảo tổ chức tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Các hoạt động cụ thể và sản phẩm theo mục tiêu của dự án bao gồm: Mục tiêu 1: Xây dựng năng lực nghiên cứu về thị trường nông nghiệp cho IPSARD, đặc biệt về nghiên cứu chuỗi giá trị, tổ chức ngành hàng, và kinh tế học sản xuất. • Các hội thảo tập huấn được tổ chức ở IPSARD về các kỹ thuật điều tra và thu thập số liệu; và phân tích thị trường, bao gồm phân tích chuỗi giá trị, kinh tế học sản xuất và tổ chức ngành hàng • Tập huấn về các phương pháp quản lý số liệu bao gồm: nhập dữ liệu trong Acces, làm sạch số liệu trong Stata, các thao tác trong Excel và Word 4
- • Tập huấn trong quá trình làm việc cho các cán bộ IPSARD về đánh giá khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng như các doanh nghiệp khác trong chuỗi giá trị thức ăn chăn nuôi ở Việt Nam. • Phát triển cẩm nang về việc làm thế nào để thực hiện một nghiên cứu về khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ, có thể sử dụng được trong các nghiên cứu khác được thực hiện bởi IPSARD trong tương lai Mục tiêu 2: Hiểu được vai trò và hoạt động của các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong lĩnh vực thức ăn chăn nuôi tại các nước khác • Nghiên cứu các tài liệu và xem xét bản chất, các kinh nghiệm và bài học của ngành công nghiệp thức ăn chăn nuôi ở các nước khác, và vai trò của các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong ngành thức ăn chăn nuôi toàn cầu. • Một chuyến khảo sát ở Thái Lan để đánh giá việc tổ chức của ngành thức ăn chăn nuôi và khả năng ứng dụng ở Việt Nam Mục tiêu 3: Đưa ra đánh giá định lượng về các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của ngành thức ăn chăn nuôi ở Việt Nam. • Thu thập số liệu thứ cấp nhằm đưa ra đánh giá cập nhật về ngành thức ăn chăn nuôi ở Việt Nam, các cơ hội và thách thức mà ngành này đang phải đối mặt. • Các cuộc điều tra chi tiết về các doanh nghiệp thức ăn chăn nuôi và các hộ chăn nuôi được thực hiện tại 3 vùng nhằm nghiên cứu chuỗi giá trị của ngành công nghiệp thức ăn chăn nuôi, bao gồm một đánh giá về các đặc điểm đặc trưng và các chi phí sản xuất, bản chất của luồng thông tin và sản phẩm, các tiêu chuẩn và quy trình kiểm soát chất lượng • Biên soạn 2 báo cáo nghiên cứu chi tiết: Doanh nghiệp vừa và nhỏ trong ngành thức ăn chăn nuôi ở Việt Nam: Phần I: Sản xuất thức ăn chăn nuôi và Phần II: Sử dụng thức ăn của các hộ chăn nuôi lợn và gà Mục tiêu 4: Đưa ra những khuyến nghị về chính sách cho chính phủ về tính hiệu quả của các doanh nghiệp đang hoạt động trong ngành thức ăn chăn nuôi, và đưa ra lời khuyên cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong ngành. • 4 tóm lược chính sách về các chủ đề: o Kiểm soát chất lượng trong ngành thức ăn chăn nuôi ở Việt Nam; o Khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi ở Việt Nam; o Những khó khăn mà các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi ở Việt Nam đang phải đối mặt; và o Sử dụng thức ăn công nghiệp và thức ăn trộn của các hộ chăn nuôi ở Việt Nam Những tóm lược chính sách này đã được giới thiệu và đưa ra thảo luận trong hội thảo tổ chức ở Hà Nội vào tháng 5/2010. • Các hội thảo đã được tổ chức ở thành phố Hồ Chí Minh vào tháng 1/2010 và Hà Nội vào tháng 12/2009 để báo cáo và thảo luận các kết quả nghiên cứu với các bên tham gia của địa phương và những nhà hoạch định chính sách. 5
- 5. Tiến độ đến thời điểm hiện tại 5.1 Những điểm nổi bật về hoạt động Các điểm nổi bật về hoạt động kể từ tháng 11/2008 bao gồm: Thực hiện điều tra các hộ chăn nuôi: Một cuộc điều tra các hộ chăn nuôi lợn và gà đã được thực hiện như là một phần của dự án tổng thể. Mục đích chính của cuộc điều tra hộ chăn nuôi là thu thập thông tin tổng quan về đặc điểm của các hộ chăn nuôi và quan trọng hơn là thông tin chi tiết về việc sử dụng thức ăn chăn nuôi. Lựa chọn điều tra các hộ chăn nuôi lợn và gà là vì đây là 2 loại vật nuôi quan trọng nhất ở Việt Nam xét về sản lượng thịt. Các phương pháp điều tra đã được xây dựng và thử nghiệm trước khi điều tra thực tế vào tháng 11 và 12/2008 tại 6 trong tổng số 7 tỉnh đã tiến hành cuộc điều tra doanh nghiệp trước đó, bao gồm: Hà Nội và Hưng Yên ở miền Bắc, Bình Dương, Đồng Nai, Long An và Tiền Giang ở miền Nam. Tổng cộng có 300 hộ chăn nuôi được điều tra, trong đó mỗi tỉnh điều tra 50 hộ và phân chia tương đối đều giữa hộ chăn nuôi gà và hộ chăn nuôi lợn. Việc thiết kế mẫu điều tra 300 hộ chăn nuôi dựa trên dàn mẫu của cuộc Khảo sát mức sống dân cư (VHLSS) năm 2006, vì vậy có thể đại diện cho tình hình chăn nuôi nói chung của cả nước. Ở mỗi tỉnh, mục tiêu đưa ra là phỏng vấn 25 hộ chăn nuôi lợn và 25 hộ chăn nuôi gà. Với sự tư vấn của các cán bộ phòng Chăn nuôi của các Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh (DARD), chúng tôi lựa chọn 1 trong những huyện chăn nuôi lớn nhất của mỗi tỉnh. Từ huyện đó, việc lựa chọn được thu hẹp lại trong 4 xã có trong danh sách VHLSS năm 2006 và có số lượng lớn các hộ chăn nuôi gà và lợn. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, chúng tôi không thể tìm đủ số hộ có tên trong danh sách VHLSS năm 2006, vì một số hộ ở thời điểm điều tra không còn chăn nuôi, hoặc hộ ở quá xa để tiếp cận phỏng vấn trong bối cảnh hạn chế về thời gian cũng như kinh phí điều tra. Thay vào đó, các hộ bổ sung được lựa chọn điều tra ngẫu nhiên, với điều kiện họ có những điểm tương đồng với các hộ chăn nuôi khác trong các địa bàn điều tra. Trong suốt các hoạt động thuộc phạm vi của dự án nghiên cứu này, có một điều rõ ràng là các hộ chăn nuôi nhỏ thường là đối tượng sử dụng thức ăn thô kết hợp, sử dụng nguyên liệu có hàm lượng đạm thấp (một số có chất gây ô nhiễm), thiếu các biện pháp quản lý chất lượng đầy đủ và có cơ sở hạ tầng yếu. Ngược lại, các hộ quy mô lớn thường được cho là chủ yếu sử dụng thức ăn công nghiệp cho chăn nuôi. Rất khó để kết luận được phương thức cho ăn nào là kinh tế hơn đối với hộ, vì chi phí cho thức ăn công nghiệp đắt tiền hơn có thể hoặc không được bù đắp bởi việc giảm thời gian nuôi (nghĩa là, hiệu quả sử dụng thức ăn cao hơn). Do đó, trong nghiên cứu này, mục tiêu chung là hiểu sâu hơn việc sử dụng thức ăn chăn nuôi của các loại hộ khác nhau chia theo quy mô, vùng và giống nuôi. Chúng tôi hi vọng những thông tin này sẽ cung cấp một số gợi ý hữu ích cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong ngành thức ăn chăn nuôi để có thể tồn tại được trên thị trường thức ăn cạnh tranh gay gắt hiện nay. Để đạt được mục tiêu này, nghiên cứu tập trung trả lời các câu hỏi sau: • Hệ thống chăn nuôi và cơ sở hạ tầng chăn nuôi khác nhau như thế nào giữa các hộ khi phân chia theo quy mô và vùng? 6
- • Các kênh marketing thu mua nguyên liệu đầu vào và phân phối sản phẩm đầu ra khác nhau như thế nào giữa các loại hộ? • Các hộ chăn nuôi khác nhau như thế nào trong việc sử dụng thức ăn chăn nuôi: thức ăn công nghiệp so với thức ăn thô/kết hợp, tỷ lệ chuyển đổi thức ăn, chi phí thức ăn trên 1kg tăng trọng? • Chi phí sản xuất và lợi nhuận khác nhau thế nào giữa các nhóm hộ? • Có cơ hội nào cho các hộ chăn nuôi quy mô nhỏ và vừa tiếp cận trực tiếp với các doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ không? Trong khi cuộc điều tra doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi tập trung xem xét việc cung cấp thức ăn chăn nuôi công nghiệp, thì cuộc điều tra này xem xét nhu cầu đối với thức ăn chăn nuôi. Các kết quả thu được về các hình thức chăn nuôi và bán sản phẩm, đặc điểm của các hộ chăn nuôi và quan trọng nhất là việc sử dụng thức ăn công nghiệp và thức ăn thô của hộ sẽ được phân tích riêng rẽ theo quy mô chăn nuôi và vùng. Thông tin này không chỉ cung cấp số liệu về tình hình chăn nuôi nói chung tại Việt Nam mà còn giúp thiết lập mối liên hệ giữa các nhà cung cấp thức ăn chăn nuôi (doanh nghiệp) và người sử dụng thức ăn (hộ chăn nuôi). Qua đó, chúng ta có cơ sở để đưa ra các khuyến nghị chính sách cho các doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi vừa và nhỏ trong việc định hướng hoạt động với cả hộ chăn nuôi quy mô nhỏ - trung bình và các hộ chăn nuôi lớn. Hoàn thành việc phân tích số liệu và viết báo cáo nghiên cứu: Trong suốt thời kỳ báo cáo, việc làm sạch số liệu và phân tích các thông tin thu thập từ cả hai cuộc điều tra: điều tra doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi và điều tra hộ chăn nuôi được thực hiện bởi nhóm nghiên cứu của CAP, dưới sự hướng dẫn của GS. Brennan và Marsh. 2 báo cáo nghiên cứu đã được phối hợp viết và sửa lại sau khi các hội thảo với các bên liên quan được tổ chức vào tháng 12/2009 và tháng 1/2010. Báo cáo cuối cùng đã được nộp cho văn phòng dự án CARD vào tháng 6/2010 như là một phần của gói kết quả 8: • Doanh nghiệp vừa và nhỏ trong ngành thức ăn chăn nuôi ở Việt Nam: Phần I: Sản xuất thức ăn chăn nuôi; và • Doanh nghiệp vừa và nhỏ trong ngành thức ăn chăn nuôi ở Việt Nam: Phân II: Sử dụng thức ăn của những hộ chăn nuôi lợn và gà Tham dự khoá tập huấn tại Đại học Tây Úc của 2 cán bộ nghiên cứu của CAP Tháng 8/2009, 2 cán bộ nghiên cứu của CAP đã đến Đại học Tây Úc trong 3 tuần để tham gia khoá tập huấn chuyên sâu về phân tích số liệu và viết báo cáo. Thông tin này được đề cập chi tiết trong mục 5.3, xây dựng năng lực. Các hội thảo với các bên liên quan được tổ chức ở thành phố Hồ Chí Minh và ở Hà Nội để báo cáco kết quả nghiên cứu: Các hội thảo với các bên liên quan để báo cáo kết quả từ các báo cáo nghiên cứu sơ bộ đã được tổ chức tại Hà Nội vào tháng 12/2009, và thành phố Hồ Chí Minh và tháng 1/2010. Bà Marsh đã tham dự hội thảo ở Hà Nội. Thảo luận trong cả hai hội thảo diễn ra rất sôi nổi, và và sau các hội thảo, các báo cáo đã được chỉnh sửa dựa trên các ý kiến đóng góp của các đại biểu tham dự. Thông tin tóm tắt về các đại biểu tham 7
- dự và các ý kiến thảo luận được trình bày ở Phụ lục I (Hội thảo ở Hà Nội) và II (Hội thảo ở thành phố Hồ Chí Minh). Hội thảo cuối cùng tập trung vào vấn đề chính sách được tổ chức ở Hà Nội Hội thảo cuối kỳ của dự án đã được tổ chức ở Hà Nội vào ngày 21/5/2010. Hội thảo tập trung vào trình bày và thảo luận 4 tóm lược chính sách. Có khoảng 25 đại biểu tham dự và một lần nữa hội thảo diễn ra trong không khí thảo luận sôi nổi. Thông tin chi tiết về các đại biểu tham dự và các ý kiến thảo luận đã được nộp cho văn phòng dự án CARD phản hồi về đánh giá đối với gói kết quả 8. 5.2 Lợi ích cho những nhà sản xuất nhỏ Vào thời điểm kết thúc của dự án, rất khó khăn cho chúng tôi trong việc xác định lợi ích đối với những nhà sản xuất nhỏ, tuy nhiên điều này chắc chắn vẫn là một tác động của dự án trong tầm nhìn trung và dài hạn, thông qua hiệu quả sản xuất và sức cạnh tranh tăng, và kiểm soát chất lượng tốt hơn trong lĩnh vực thức ăn chăn nuôi. Dự án đã vạch ra các chiến lược rõ ràng đối với khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong ngành, và những chiến lược này đã được trình bày cụ thể trong các báo cáo của dự án và các tóm lược chính sách. Dữ liệu từ dự án này rất hữu ích trong nỗ lực mô hình hoá ngành nông nghiệp được thực hiện bởi dự án ACIAR AGB 2005-113 (Thực hiện điều chỉnh cơ cấu của tự do hoá thương mại ở Việt Nam) và điều này cũng được kỳ vọng là có tác động tích cực đối với sản xuất nông nghiệp quy mô nhỏ trong tầm nhìn dài hạn. 5.3 Xây dựng năng lực Tiến sĩ Brennan và bà Marsh đã tiến hành những khóa đào tạo bổ sung tại CAP ở Hà Nội trong thời gian này, tập trung chủ yếu vào thực hành làm sạch dữ liệu, phân tích dữ liệu và viết báo cáo. Tháng 8/2009, 2 cán bộ nghiên cứu của CAP (Phạm Thị Liên Phương và Nguyễn Thị Thịnh) đã đến Đại học Tây Úc trong 3 tuần để tham gia tập huấn chuyên sâu về phân tích số liệu và viết báo cáo. Chuyến đi này đã cung cấp cho 2 cán bộ nghiên cứu trẻ một cơ hội để trải nghiệm phong cách và điều kiện làm việc tại Đại học Tây Úc, và tham gia vào một buổi thảo luận, gặp gỡ với các cán bộ của Khoa cũng như tập trung vào các công việc của dự án. Lịch trình các hoạt động diễn ra trong thời gian 3 tuần được đính kèm ở Phụ lục III. Một tài liệu tập huấn đã được soạn thảo bởi GS. Brennan và bà Marsh đã được nộp trong gói kết quả 9. Tài liệu này cung cấp phương pháp luận được sử dụng trong dự án, và bao gồm các tài liệu từ các khoá tập huấn được thực hiện trong suốt quá trình thực hiện dự án. 2 cán bộ nghiên cứu (Phương và Thịnh) cũng có đóng góp một số phần trong tài liệu tập huấn này. 5.4 Quảng bá, truyền thông Các hội thảo được tổ chức trong suốt thời kỳ báo cáo này đã giúp cho việc quảng bá dự án. Các tài liệu được phát trong các hội thảo này bao gồm: • Tóm tắt của 2 báo cáo nghiên cứu chính • Các bài trình bày powerpoint tóm tắt các kết quả nghiên cứu; và • 4 tóm lược chính sách (ở hội thảo cuối kỳ) 8
- Một buổi thảo luận về các kết quả của dự án đã được tổ chức tại Khoa Kinh tế Nông nghiệp và Tài Nguyên (SARE) ở Đại học Tây Úc và tháng 8/2009 Một buổi họp đã được tổ chức tại CAP (11/12/2009) trước khi diễn ra hội thảo chính thức với các bên có liên quan tại Hà Nội để thống nhất về nội dung và kết quả trình bày. 5.5 Quản lý dự án Tiến sĩ Donna Brennan trở về Australia từ Hà Nội vào tháng mười hai năm 2008 và nghỉ phép từ tháng 1 đến hết tháng 5 năm 2009. Điều này tạo nên áp lực cho tiến độ hoàn thành dự án vì đóng góp của Tiến sĩ là rất lớn trong việc hoàn thành gói kết quả 8 và 9. TS. Brennan không thể đến Việt Nam để tham dự vào các hội thảo với các bên liên quan cũng như hội thảo cuối kỳ. Nguồn ngân quỹ ban đầu cho chuyến công tác của Tiến sĩ Brennan đã chuyển sang cho bà Marsh để bà tới tham dự buổi hổi thảo kết thúc dự án vào tháng 5/2010 (và làm việc cùng với nhóm nghiên cứu ở Hà Nội trước khi diễn ra hội thảo). Do dự án khởi động muộn, bà Marsh có hợp đồng hiện tại với Đại học Tây Úc để làm việc cho dự án CARD (20% thời gian) cho đến cuối tháng 9/2009. Sau thời gian này, bà Marsh chỉ dành một phần thời gian để tham gia dự án CARD và một phần làm việc với Khoa Kinh tế Nông nghiệp và Tài Nguyên. Như đã đề cập trước đó, việc xác định các lựa chọn hỗ trợ từ Khoa Kinh tế Nông nghiệp và Tài nguyên (SARE), sau khi Tiến sĩ Greg Hertzler không còn làm việc ở đây, trở nên khó khăn hơn. Cả Tiến sĩ Brennan và bà Marsh đã đóng góp nhiều hơn thời gian làm việc cho dự án, cộng với việc cung cấp hỗ trợ kỹ thuật và đào tạo cần thiết. Cô Phạm Tuyết Mai đã nghỉ việc ở CAP vào ngày 31/1/2009 và vai trò chính của cô ấy trong dự án đã được chuyển giao cho cô Phạm Thị Liên Phương Từ ngày 4/8/2010, Các gói kết quả 8 và 9 được nộp và nhận bởi văn phòng dự án CARD. 6. Báo cáo về các vấn đề xuyên suốt 6.1 Môi trường Kết quả nghiên cứu cho thấy, các vấn đề và những quan ngại về môi trường không phải là ưu tiên hàng đầu đối với các doanh nghiệp thức ăn chăn nuôi. Điều này có thể phản ánh việc thực thi không đầy đủ luật môi trường. Vấn đề chính mà các doanh nghiệp thức ăn chăn nuôi xác định đó là vấn đề tiếp cận đất, và điều có thể gây áp lực lên khả năng của họ để đáp ứng các yêu cầu về bảo vệ môi trường (ví dụ như vị trí xa khu dân cư). Tương tự như vậy, các vấn đề và những quan ngại về môi trường cũng không được coi là vấn đề chính đối với các hộ chăn nuôi. Tuy nhiên, trong suốt quá trình điều tra, các cán bộ nghiên cứu của dự án để ý thấy rằng hoạt động chăn nuôi thường diễn ra ở gần nơi ở, điều này phản ánh rằng các vấn đề về môi trường là có tồn tại nhưng không được nhận thức tốt. 9
- 6.2 Các vấn đề về giới và xã hội Không có các vấn đề và quan ngại cụ thể nào về giới được xác định bởi nghiên cứu của dự án. Tuy nhiên, trọng tâm chính của nghiên cứu là tập trung vào hoạt động sản xuất, các chuỗi cung ứng và khả năng cạnh tranh, do đó cuộc điều tra chỉ có thể bao gồm một số ít câu hỏi liên quan đến vấn đề giới. Kiểm soát chất lượng đối với các sản phẩm thức ăn chăn nuôi được xác định là vấn đề chính đối với Việt Nam. Các doanh nghiệp nước ngoài và các doanh nghiệp liên doanh có các tiêu chuẩn cao hơn về kiểm soát chất lượng. Các doanh nghiệp trong nước cần được hỗ trợ để cải tiến các tiêu chuẩn kiểm soát chất lượng. Để hướng tới mục tiêu lâu dài là an toàn thực phẩm và xuất khẩu thì Chính phủ Việt nam cần tập trung vào các vấn đề kiểm soát chất lượng gắn với việc sản xuất thức ăn chăn nuôi. Một số lựa chọn để tập trung vào được đưa ra trong báo cáo nghiên cứu của dự án và trong tóm lược chính sách về kiểm soát chất lượng. Rất ít các doanh nghiệp được khảo sát đề nghị hỗ trợ về kỹ thuật, kiểm soát chất lượng, tập huấn hoặc yêu cầu sự trợ giúp từ Chính phủ. Chúng tôi cho rằng quan điểm này có thể bất lợi cho ngành thức ăn chăn nuôi. Kiểm soát chất lượng tốt hơn là cần thiết đối với lĩnh vực này và dường như không chắc chắn rằng sẽ có thể đạt được một cách tự nguyện bởi phần lớn các doanh nghiệp trong nước. 7. Các vấn đề về triển khai thực hiện và tính bền vững 7.1 Các vấn đề và hạn chế Dự án khởi động muộn, và các vấn đề về nhân sự từ phía Úc đặt ra sức ép lên thời gian hoàn thành dự án. Tuy nhiên, các hoạt động của dự án đã được hoàn thành tốt đẹp vào tháng 5/2010. Những diễn biến gần đây trong ngành thức ăn chăn nuôi thế giới, trong đó việc chi phí năng lượng và nguyên liệu thô để sản xuất thức ăn tăng mạnh, có khả năng làm sai lệch số liệu từ cuộc khảo sát các bên tham gia cũng như đặt áp lực lên các doanhnghiệp vừa và nhỏ trong ngành nói chung. Đặc biệt, kể từ khi công tác khảo sát được hoàn thành, nhập khẩu nguyên liệu cho thức ăn chăn nuôi đã tăng lên đáng kể tại Việt Nam. Các vấn đề liên quan đến việc mua nguyên liệu rõ ràng là mối quan tâm chính của người tham gia trong các hội thảo với các biên liên quan và hội thảo cuối kỳ của dự án. Vấn đề này, cùng với các giải pháp có thể đưa ra cho doanh nghiệp nhỏ, là xứng đáng với nỗ lực nghiên cứu xa hơn. 7.2 Các lựa chọn Khi dự án hoàn thành, có các lựa chọn (được trình bày ở mục 8) đối với việc công bố rộng rãi các báo cáo nghiên cứu và các tóm lược chính sách của dự án. Một hoặc hai bài báo trên tạp chí cũng có thể được xem xét. 7.3 Tính bền vững Việc Tiến sĩ Brennan làm việc tại CAP trong phần lớn thời gian của dự án đã đóng góp vào việc phát triển kỹ năng và kiến thức của các thành viên tham gia vào dự án. Các kỹ năng và kiến thức thu được của các cán bộ IPSARD/CAP trong suốt quá trình thực hiện dự án được đánh giá và báo cáo trong 1 phần của gói kết quả 9. 10
- 8. Các bước quan trọng tiếp theo Các hoạt động của dự án và các tài liệu trình bày kết quả nghiên cứu đã được hoàn thành tốt đẹp. Sau khi hoàn tất việc thanh toán của dự án (sau khi hoàn thành và nhận gói kết quả 10), nhóm nghiên cứu dự định in và phát hành các báo cáo nghiên cứu. IPSARD/CAP cũng có kế hoạch tập hợp các kết quả nghiên cứu chính và các khuyến nghị chính sách từ dự án CARD, cùng với một số các dự án khác về chăn nuôi để xuất bản thành một cuốn sách và công bố rộng rãi. 9. Kết luận Dự án đã kết thúc thành công với tất cả các hoạt động được thực hiện và tất cả các tài liệu dự án được hoàn thành. Các đánh giá đầu kỳ và cuối kỳ của dự án đã được sử dụng để đánh giá tác động của dự án đối với các cán bộ nghiên cứu của IPSARD/ CAP về mặt kiến thức, kỹ năng và thái độ (KSA). Các kết quả đánh giá ở hai thời kỳ này được đem ra so sánh, bên cạnh đó, đối với kết quả đánh giá cuối kỳ của dự án, chúng tôi cũng so sánh giữa những người có tham gia sâu vào dự án so với những người ít tham gia. Đối với 1 tổ chức nghiên cứu như là IPSARD/ CAP –sự thay đổi năng lực nghiên cứu của cán bộ có thể là do tác động của nhiều nguồn khác nhau- thì việc đưa ra những thay đổi cụ thể do sự can thiệp của một dự án kéo dài 2.5 năm là rất khó khăn. Tuy nhiên, những kết quả của đánh giá này ủng hộ ý kiến cho rằng dự án CARD 030/06 VIE có tác động tích cực đến năng lực nghiên cứu của cán bộ ở IPSARD/ CARD. Việc so sánh giữa các kết quả đánh giá đầu kỳ và cuối kỳ của dự án đối với các cán bộ nghiên cứu ở IPSARD/ CARD cho thấy, rõ ràng năng lực nghiên cứu có được cải thiện ở nhiều lĩnh vực (Xem "Đánh giá sự cải thiện năng lực trong IPSARD / CAP: Khảo sát đầu kỳ: về kiến thức, kỹ năng và thái độ (KSA) so với cuộc khảo sát cuối kỳ của dự án" được trình bày trong gói kết quả 9). Cụ thể hơn nữa, kết quả so sánh giữa những người tham gia sâu vào dự án so với những người tham gia ít hơn chỉ ra rằng một số kiến thức và kỹ năng có liên hệ trực tiếp với dự án thì những người tham gia sâu có sự cải thiện rõ rệt hơn so với những người ít tham gia, điều đó chứng tỏ tác động tăng cường năng lực nghiên cứu của dự án. Trong thăm dò thái độ, những người không tham gia có xu hướng có được những tiến bộ nhiều hơn. Những người được hỏi có xu hướng là những cán bộ cấp cao, và có khả năng là họ đã tiếp xúc với kết quả dự án trong thời gian 2,5 năm qua (cũng như nhiều cuộc thảo luận chính sách khác), và có lẽ là tốt hơn để có thể nhận ra những tác động chính sách. Ở giai đoạn này rất khó xác định lợi ích trung và dài hạn của dự án đến các bên liên quan ngoài IPSARD/CAP, bao gồm những doanh nghiệp vừa và nhỏ trong lĩnh vực thức ăn chăn nuôi và những hộ chăn nuôi nhỏ. Tuy nhiên, chúng tôi tin tưởng rằng các báo cáo nghiên cứu sẽ đóng góp vào quá trình đàm thoại chính sách liên tục về các vấn đề liên quan đến sự phát triển và cải tiến của ngành thức ăn chăn nuôi tại Việt Nam, và vai trò của các doanh nghiệp nhỏ trong ngành. 11
- 10. PHỤ LỤC I Hội thảo thảo luận CARD ngày 10/12/ 2009 1. Thời gian/ địa điểm: Thứ 5, ngày 10/12/2009, 8.30-11.30, khách sạn Bảo Sơn 2. Đại biểu tham dự: Tổng số 40 đại biểu tham dự hội thảo, bao gồm: - Các cục, ban, ngành có liên quan của MARD. IPSARD (Agroinfo, các đơn vị) - Chương trình CARD - Viện Chăn nuôi, Viện quy hoạch và thiết kế Nông nghiệp - Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư quốc gia - Các hiệp hội: Hiệp hội thức ăn chăn nuôi Việt Nam (VAFA), Hiệp hội chăn nuôi gia cầm Việt Nam (VIPA) - Đại học Nông nghiệp I Hà Nội - Vụ Chính sách Thương mại đa biên – Bộ Công thương - Các Sở Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn - Các doanh nghiệp thức ăn chăn nuôi, các hộ nông dân - Các viện tổ chức quốc tế (Oxfam Anh, ILRI) Nhóm nghiên cứu: Sally, Phương, Thịnh, Nguyên, Phong, Hoa, Quế Nga 3. Mục đích: - Trình bày những kết quả sơ bộ từ hai cuộc điều tra chính cho các bên có liên quan và các đại biểu tham dự để lấy ý kiến đóng góp trước khi hoàn thành các báo cáo 4. Trình bày: - Khai mạc hội thảo : Huế, Phong, Sally - Tổng quan dự án: Phong - Thông tin nền: Sally - Kết quả điều tra doanh nghiệp vừa và nhỏ: Phương - Kết quả điều tra hộ chăn nuôi: Thịnh 5. Các câu hỏi và ý kiến đóng góp được đưa ra bởi: Ông. Nguyễn Văn Hưởng (Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư quốc gia) Ông Trần Công Xuân (VIPA) Ông Lê Bá Lịch(Chủ tịch VAFA) Ông. Nguyễn Văn Hưởng (Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư quốc gia) Ông Ngô Minh Hải: Đại học Nông nghiệp I Hà Nội Đại diện khác của VAFA 12
- 11. PHỤ LỤC II Hội thảo thảo luận CARD ngày 20/1/ 2010 1. Thời gian/ địa điểm: Thứ tư, ngày 20/1/2010, 8.30-12.00, khách sạn Duxton, thành phố Hồ Chí Minh 2. Đại biểu tham dự: Tổng số 30 đại biểu tham dự hội thảo, bao gồm: - Các sở Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn có liên quan (Đồng Nai, Tiền Giang) - Chương trình CARD program (ông Keith Milligan) - Hiệp hội Khoa học - Kỹ thuật chăn nuôi Việt Nam - Đại học An Giang; Đại học Nông lâm thành phố Hồ Chí Minh (Khoa chăn nuôi, Khoa kinh tế) - Viện Chính sách & Chiến lược phát triển Nông nghiệp Nông thôn cơ sở phía Nam - Các doanh nghiệp thức ăn chăn nuôi - Các đại lý thức ăn chăn nuôi, các hộ chăn nuôi Nhóm nghiên cứu: Phong, Hoa, Phương, Thịnh, Thúy (hỗ trợ về hành chính). 3. Mục đích: - Trình bày những kết quả sơ bộ từ hai cuộc điều tra chính cho các bên có liên quan và các đại biểu tham dự để lấy ý kiến đóng góp trước khi hoàn thành các báo cáo 4. Trình bày: - Khai mạc hội thảo : Phong, Keith Milligan - Tổng quan dự án: Phong - Thông tin nền: Hoa - Kết quả điều tra doanh nghiệp vừa và nhỏ: Phương - Kết quả điều tra hộ chăn nuôi: Thịnh 5. Các câu hỏi và ý kiến đóng góp được đưa ra bởi: Ông Chung Kim (Doanh nghiệp thức ăn chăn nuôi Kim Long) Ông Mai Ngọc Tiến (Doanh nghiệp thức ăn chăn nuôi Long Châu) Ông Lê Thanh Hải: Phó chủ tịch Hiệp hội chăn nuôi Việt Nam Ông Dương Duy Đông – Đại học Nông lâm – chuyên gia dinh dưỡng thức ăn Ông Nguyễn Thành Long– Đại học An Giang Ông Keith Milligan, văn phòng dự án CARD, Hà Nội Ông Nguyễn Hoàng Trọng – Trang trại chăn nuôi lợn ở huyện An Phước – Bình Dương - đồng thời cũng là đại lý thức ăn chăn nuôi 13
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Dự án nghiên cứu nông nghiệp: Ứng dụng nông nghiệp tốt (GAP) để nâng cao chất lượng hạt giống và cây giống rau cho ngành sản xuất rau lai của Việt Nam - MS9 '
61 p | 168 | 36
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " Quy trình nông nghiệp an toàn GAP ... chìa khóa thành công cho rau quả tươi Việt Nam "
7 p | 129 | 26
-
Dự án nghiên cứu nông nghiệp: Thiết lập vườn ươm và đào tạo nhằm nâng cao chất lượng cây giống mắcca và xây dựng những mô hình trồng Mắcca tại 03 tỉnh miền bắc việt nam - MS2 '
11 p | 178 | 23
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " CÁC HOẠT ĐỘNG VỀ TRỒNG CỎ, CHẾ BIẾN, DỰ TRỮ THỨC ĂN CHO DÊ TRONG CÁC HỘ DỰ ÁN - PHẦN 1 "
48 p | 133 | 23
-
Dự án nghiên cứu nông nghiệp: Thay thế phân bón hoá học N bằng chế phẩm vi sinh cố định đạm cho cây họ đậu để tăng thu nhập cho nông dân và bảo vệ môi trường - MS7 '
73 p | 133 | 22
-
Dự án nghiên cứu nông nghiệp: Thiết lập vườn ươm và đào tạo để nâng cao hiệu quả chất lượng cây giống và thử nghiệm các mô hình trồng Macadamia tại 3 tỉnh phía Bắc Việt Nam - MS7 '
46 p | 128 | 21
-
Dự án nghiên cứu nông nghiệp: TĂNG CƯỜNG KỸ NĂNG VÀ CẢI TIẾN CÔNG NGHỆ CHO CÁC XƯỞNG XẺ QUY MÔ NHỎ Ở VÙNG NÔNG THÔN VIỆT NAM ' MS6
9 p | 121 | 15
-
Dự án nghiên cứu nông nghiệp: Ứng dụng nông nghiệp tốt (GAP) để nâng cao chất lượng hạt giống và cây giống rau cho ngành sản xuất rau lai của Việt Nam ' MS6
16 p | 110 | 13
-
Dự án nghiên cứu nông nghiệp: Xây dựng chiến lược nâng cao tính cạnh tranh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ nông thôn trong chuỗi ngành hàng nông sản: trường hợp ngành thức ăn chăn nuôi ' Ms5
9 p | 111 | 11
-
Dự án nghiên cứu nông nghiệp: Thay thế phân bón hoá học N bằng chế phẩm vi sinh cố định đạm cho cây họ đậu để tăng thu nhập cho nông dân và bảo vệ môi trường '
49 p | 97 | 11
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " DỰ ÁN NUÔI THÂM CANH CÁ BIỂN TRONG AO BẰNG MƯƠNG NỔI - MS7 "
10 p | 107 | 11
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " Xây dựng chiến lược nâng cao tính cạnh tranh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ nông thôn trong chuỗi ngành hàng nông sản: trường hợp ngành thức ăn chăn nuôi " MS7
13 p | 105 | 9
-
Dự án nghiên cứu nông nghiệp: Tạo giống cá chép (Cyprinus carpio L.) chất lượng cao Phục vụ nuôi cá quy mô nhỏ - MS8 '
9 p | 83 | 8
-
Dự án nghiên cứu nông nghiệp: Xây dựng biện pháp nuôi tốt cho cá Tra ở đồng bằng sông Cửu Long, Việt Nam ' MS6
14 p | 98 | 7
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " CHẨN ĐOÁN VÀ KHỐNG CHẾ BỆNH TIÊU CHẢY Ở LỢN CON TRƯỚC CAI SỮA - MS4 Thiết lập và thực hành hệ thống quản lý theo dõi dữ liệu tại trang trại "
8 p | 88 | 6
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " DỰ ÁN NUÔI THÂM CANH CÁ BIỂN TRONG AO BẰNG MƯƠNG NỔI - MS10 "
10 p | 85 | 5
-
Dự án nghiên cứu nông nghiệp: Tăng cường năng lực của cán bộ khuyến nông trong việc đánh giá những mặt hạn chế của đất để sản xuất bền vững qua việc sử dụng hệ thống các quyết định hỗ trợ SCAMP '
8 p | 60 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn