intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Dùng phụ gia thực phẩm: Khó tiêu, trẻ chậm lớn.

Chia sẻ: Mucnuong Sate | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

157
lượt xem
28
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Không mấy khó khăn để có được các chất phụ gia không hướng dẫn sử dụng, thậm chí không nhãn mác, xuất xứ… Trong chất phụ gia có nhiều thành phần hóa học có hại cho người. Mua phụ gia dễ như mua kẹo Theo chỉ dẫn của người làm nghề, chúng tôi tìm đến phố Hàng Bồ (Hà Nội) mua phụ gia bảo quản thực phẩm ngày

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Dùng phụ gia thực phẩm: Khó tiêu, trẻ chậm lớn.

  1. Dùng phụ gia thực phẩm: Khó tiêu, trẻ chậm lớn... Không mấy khó khăn để có được các chất phụ gia không hướng dẫn sử dụng, thậm chí không nhãn mác, xuất xứ… Trong chất phụ gia có nhiều thành phần hóa học có hại cho người. Mua phụ gia dễ như mua kẹo Theo chỉ dẫn của người làm nghề, chúng tôi tìm đến phố Hàng Bồ (Hà Nội) mua phụ gia bảo quản thực phẩm ngày
  2. Tết. Chủ cửa hàng đưa chúng tôi những túi hương thịt, bột giòn dai... nhưng toàn tiếng Trung, Nhật. Tại chợ Bắc Qua, Hà Nội khi chúng tôi hỏi mua bột chống mốc giá rẻ, người bán hàng tên Hoa nhiệt tình: "Có 3 loại, loại 25.000đ, nhưng chỉ có trước kia thôi, bây giờ bán người ta bắt chết. Còn loại "xịn" có dạng bột và dạng cánh. Dạng bột độc hơn, nhưng rẻ hơn, mấy hôm nay không nhập được hàng. Dùng loại cánh này, đắt hơn một tý nhưng không độc bằng, giá 60.000đ/1kg..." "Cái này bán theo cân, theo túi, không có vỏ bao đâu. Chị chuyên bán cho bọn làm giò chả, bọn nó biết hết, ai chẳng dùng, nhưng nó toàn mua cả yến, vài kg chứ ai mua ít thế này...", chị Hoa dặn thêm. Theo PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, Viện Công nghệ Sinh học & Công nghệ Thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội, thuốc chống mốc, chống thiu có chứa axit Sorbic có khả năng tiêu diệt vi khuẩn, một số vi trùng có thể tiêu diệt được, diệt và kìm hãm sự phát triển của các vi sinh vật có
  3. chứa trong thức ăn. Nhưng theo quy định chỉ được phép dùng với tỷ lệ 0,1% tức là 1.000g sản phẩm sử dụng 1g chất phụ gia này, còn chất hương thịt chỉ dùng với tỷ lệ 0,01%. Trong thực tế, nhiều người sử dụng vượt quá định mức 0,1% để nhằm kéo dài thời gian sản phẩm mình làm ra. Đây là một chất mạch vòng, nếu ăn nhiều thì chất này rất độc hại, gây ra một số bệnh mãn tính như viêm gan, viêm tụy hoặc gây ô nhiễm trong máu. Sử dụng phụ gia cho thực phẩm có an toàn? Theo BS Trần Văn Ký, Ủy viên ban chấp hành TW Hội Khoa học kỹ thuật an toàn thực phẩm Việt Nam, phụ gia thực phẩm (PGTP) là chất có hoặc không có giá trị dinh dưỡng được bổ sung vào thành phần thực phẩm giúp cải thiện đặc tính nào đó của thực phẩm. Bột ngọt, là chất tạo vị thường dùng để nêm vào thức ăn.
  4. Tuy nhiên nếu sử dụng nhiều có thể ảnh hưởng đến trí nhớ của người lớn và sự phát triển não bộ của trẻ nhỏ. Nguồn: Images. Một số người nhạy cảm đặc biệt với bột ngọt khi ăn có thể có những triệu chứng: Nóng bừng mặt, cứng gáy, chóng mặt, tê lưỡi, nhức đầu, buồn nôn...
  5. Lưu ý, không sử dụng bột ngọt cho trẻ em dưới 12 tháng tuổi, người lớn không dùng quá 2g (tương đương với nửa muỗng cà phê) trong một ngày. Nên tạo vị ngon ngọt của các món ăn bằng chất đạm thật sự có trong thực phẩm tự nhiên (thịt, cá, rau củ, hải sản...). Đường hóa học, là những chất không có giá trị dinh dưỡng, không tạo năng lượng cho cơ thể, được sử dụng với một lượng rất ít nhưng có độ ngọt rất cao. Có rất nhiều loại đường hóa học rẻ trên thị trường. Loại rẻ tiền như saccarin (ngọt gấp 300 lần đường thường), nếu dùng thường xuyên có thể bị chứng khó tiêu. Loại đắt tiền hơn là aspartam (ngọt gấp 180 lần), acesulfame K (ngọt gấp 150 lần), sucralose (ngọt gấp 600 lần). Những loại đường hóa học tốt, an toàn cho sức khoẻ thường được bán tại các nhà thuốc Tây như aspartam (sử dụng cho người bệnh tiểu đường, béo phì...). Mới nhất có loại sucralose khá an toàn khi sử dụng. Độc tính của đường hóa học, đường saccharine được sử dụng
  6. cho người ăn kiêng trong một số bệnh lý, dùng lâu dài với lượng lớn có thể ảnh hưởng đến sức khoẻ, đường cyclamate bị cấm không cho sử dụng vì gây tổn thương gan, khi thí nghiệm trên chuột có ảnh hưởng đến tính di truyền của thế hệ con cái. Hàn the, là một loại phụ gia trước đây thường được cho vào các loại thực phẩm như giò chả, bánh susê, bánh da lợn, nem chua, mì sợi, dưa chua... để làm tăng tính dai, giòn. Ngoài ra, một số người còn dùng hàn the cho vào các thực phẩm tươi sống như thịt, cá, tôm... để chắc thịt, lâu ươn. Tuy nhiên, các nhà khoa học đã phát hiện hàn the sau khi được sử dụng sẽ tích lũy trong cơ thể gây khó tiêu, chán ăn, mệt mỏi, gây độc cho thai nhi, ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ em, thậm chí có thể gây tử vong nếu được sử dụng với liều lượng lớn hơn 5g trong một lần. Hàn the tích luỹ trong óc và gan nhiều nhất rồi đến tim, phổi, dạ dày, thận ruột. Các bà nội trợ có thể thay thế hàn the bằng các chất phụ gia an toàn PDP hoặc polyphotphat -
  7. không độc, được chế tạo từ vỏ ốc, tôm, cua, sò... Nếu cần tạo màu cho thực phẩm, nên chọn màu tự nhiên (lá dứa, gấc, cà phê…) hoặc phẩm màu tổng hợp dùng trong thực phẩm. Người tiêu dùng cần hạn chế sử dụng thực phẩm chế biến sẵn có màu sặc sỡ vì có khả năng chứa phẩm màu công nghiệp.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2