intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Ebook Lịch sử Đảng bộ huyện Bình Gia (1930- 2020): Phần 2

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:371

1
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tiếp nội dung phần 1, cuốn sách "Lịch sử Đảng bộ huyện Bình Gia (1930- 2020)" Phần 2 gồm các nội dung chính như sau: Đảng bộ huyện Bình Gia lãnh đạo thực hiện đường lối đổi mới của đảng (1986-1995); đảng bộ huyện Bình Gia lãnh đạo thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa (1996-2005); đảng bộ huyện Bình Gia lãnh đạo đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa (2005-2020). Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Ebook Lịch sử Đảng bộ huyện Bình Gia (1930- 2020): Phần 2

  1. Chương VI ĐẢNG BỘ HUYỆN BÌNH GIA LÃNH ĐẠO THỰC HIỆN ĐƯỜNG LỐI ĐỔI MỚI CỦA ĐẢNG (1986-1995) I. BƯỚC ĐẦU THỰC HIỆN ĐƯỜNG LỐI ĐỔI MỚI (1986-1990) 1. Bước đầu thực hiện đường lối đổi mới vượt qua khó khăn, ổn định và cải thiện đời sống Nhân dân Sau 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ IX của Đảng bộ tỉnh Lạng Sơn, Nghị quyết Đại hội lần thứ XIV của Đảng Bộ huyện (1981-1985), Bình Gia đã đạt được một số kết quả trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa - xã hội, quốc phòng, an ninh… Tổng sản phẩm xã hội tăng 9,7%, thu nhập bình quân đầu người đạt 490 đồng/năm, sản lượng lương thực bình quân hằng năm tăng 5,25%. Diện tích cây công nghiệp, cây thực phẩm hằng năm đạt 1.813ha. Tổng đàn trâu, bò đạt 19.732 con tăng 3,6%, đàn lợn đạt 14.242 con tăng 8,7%, gia cầm đạt 120.000 con tăng 26% so với năm 1981. Sự nghiệp giáo dục, y 207
  2. tế có bước chuyển biến tích cực, các xã, thị trấn trong huyện đều có trường tiểu học, trạm y tế. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên bình quân ở mức 1,8%, so với thời kỳ 1976- 1980 giảm 0,4%. Công tác quốc phòng, an ninh được tăng cường. Đảng bộ huyện Bình Gia đã chú trọng bố trí đội ngũ cán bộ lãnh đạo và đội ngũ cán bộ trẻ có năng lực, chuyên môn, phẩm chất đạo đức vào các cơ quan Đảng, chính quyền từ huyện đến cơ sở. Tuy nhiên, đến năm 1986, tình hình thế giới có nhiều diễn biến phức tạp. Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu xuất hiện những dấu hiệu khủng hoảng kinh tế, chính trị. Bên cạnh đó, các thế lực thù địch ra sức tuyên truyền, xuyên tạc, tiến hành âm mưu “Diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ, bao vây cấm vận, chống phá Việt Nam. Ở trong nước, nhiều chỉ tiêu kinh tế - xã hội đặt ra không hoàn thành, hàng hóa khan hiếm, giá cả tăng cao, đời sống Nhân dân gặp nhiều khó khăn. Cùng với những khó khăn của đất nước, của tỉnh, huyện Bình Gia còn có những khó khăn riêng. Bình Gia là huyện miền núi vùng cao, trình độ dân trí nhìn chung thấp và không đồng đều, điều kiện tự nhiên không thuận lợi, cơ sở hạ tầng lạc hậu, xuống cấp, sản xuất kém phát triển, đời sống Nhân dân gặp nhiều khó khăn. 208
  3. Thực hiện Chỉ thị số 80-CT/TW, ngày 11/3/1986 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về Đại hội Đảng các cấp, tiến tới Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI; Kế hoạch số 55-KH/TU, ngày 15/3/1986 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tiến hành Đại hội Đảng bộ tỉnh Lạng Sơn lần thứ X, Huyện ủy tổ chức Hội nghị Ban Chấp hành mở rộng quán triệt mục đích, yêu cầu, nội dung, xác định phương châm, phương pháp, ban hành kế hoạch thời gian và phân công các đồng chí Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ huyện trực tiếp chỉ đạo các đảng bộ, chi bộ cơ sở thực hiện Chỉ thị của Trung ương Đảng. Các đảng bộ, chi bộ trực thuộc Huyện ủy đã tổ chức xây dựng, triển khai kế hoạch tiến hành thực hiện tự phê bình và phê bình trong tổ chức Đảng. Từ ngày 11 đến ngày 16/9/1986, Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Bình Gia lần thứ XV được tổ chức tại Hội trường Ủy ban nhân dân huyện, Khu 2, thị trấn Bình Gia với sự tham dự của 142 đại biểu thay mặt cho 1.563 đảng viên toàn Đảng bộ. Trên cơ sở đánh giá kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XIV, Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XV đề ra phương hướng, nhiệm vụ của Đảng bộ trong giai đoạn mới là: “Ổn định và phát triển sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, giao thông vận tải, xây dựng cơ bản. Ổn định, cải thiện 209
  4. đời sống vật chất và tinh thần của Nhân dân; sắp xếp, bố trí công việc cho người có sức lao động, thực hiện công bằng xã hội, giảm sự chênh lệch về mức sống giữa các nhóm dân cư; xây dựng nếp sống văn hóa lành mạnh, khắc phục các hiện tượng tiêu cực; tích lũy và sử dụng hiệu quả các nguồn vốn để xây dựng cơ sở vật chất; củng cố và hoàn thiện quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa; củng cố, tăng cường kinh tế quốc doanh, phát triển kinh tế tập thể, kinh tế gia đình. Thực hiện cơ chế quản lý mới, làm cho cơ chế quản lý thực sự phát huy hiệu quả trong sản xuất; đảm bảo quốc phòng, an ninh, đẩy mạnh sản xuất, đảm bảo dự trữ lương thực, thực phẩm thực hiện hậu cần tại chỗ, sẵn sàng chiến đấu và phục vụ chiến đấu”. Đại hội bầu Ban Chấp hành Đảng bộ khóa XV gồm 48 đồng chí (37 chính thức và 11 dự khuyết). Hội nghị Ban Chấp hành lần thứ nhất đã bầu Ban Thường vụ gồm 13 đồng chí: Trần Bường, Nông Ngọc Tăng, Hoàng Minh Giáp, Trần Đức Thái, Lèo Việt Cường, Đặng Ngọc Thanh, Hoàng Thanh Đơ, Hoàng Khiêm, Triệu Vương, Hoàng Ba, Hoàng Diều, Hà Thuận, Hà Nhuận. Đồng chí Trần Bường được bầu giữ chức vụ Bí thư Huyện ủy; đồng chí Nông Ngọc Tăng được bầu giữ chức vụ Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy; các đồng chí Trần Đức Thái và Hoàng Minh Giáp được bầu giữ chức vụ Phó Bí thư Huyện ủy. Hội nghị Ban Chấp hành lần thứ nhất bầu 210
  5. Ủy ban kiểm tra Huyện ủy gồm 5 đồng chí(1), do đồng chí Hoàng Thanh Đơ làm Chủ nhiệm, đồng chí Tô Đông Quan làm Phó Chủ nhiệm. Từ ngày 10 đến ngày 15/10/1986, Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Lạng Sơn lần thứ X được tiến hành tại thị xã Lạng Sơn. Đại hội đề ra mục tiêu tổng quát của nhiệm kỳ mới là: Từng bước xây dựng cơ cấu kinh tế nông - lâm - công nghiệp; gắn chặt với xây dựng lực lượng vũ trang, xây dựng thế trận chiến tranh nhân dân và nền quốc phòng toàn dân, kết hợp chặt chẽ, có hiệu quả giữa quốc phòng với kinh tế và kinh tế với quốc phòng; tiếp tục xây dựng tuyến phòng thủ biên giới vững mạnh toàn diện về chính trị, kinh tế, quốc phòng và an ninh để bảo vệ vững chắc biên cương của Tổ quốc. Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XV và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Lạng Sơn lần thứ X, ngày 20/11/1986. Ban Thường vụ Huyện ủy ban hành Nghị quyết số 192-NQ/HU, về tập trung lãnh đạo, chỉ đạo những công tác cấp bách đến hết năm 1986, triển khai kế hoạch tuyên truyền, tổ chức sinh hoạt chính trị, quán triệt Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XV trong cán 1. Hoàng Thanh Đơ, Hoàng Quyết (Hoàng Văn Quyết), Lèo Việt Cường, Vi Văn Đệ, Tô Đông Quan. 211
  6. bộ, đảng viên và Nhân dân nhằm thực hiện thắng lợi nhiệm vụ kinh tế - xã hội đã đề ra. Quán triệt Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng (họp từ ngày 15 đến ngày 18/12/1986) với đường lối đổi mới toàn diện đất nước, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Lạng Sơn lần thứ X (10/1986)(1), Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XV, Huyện ủy đã tập trung lãnh đạo phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh, xây dựng hệ thống chính trị giai đoạn 1986-1988. Năm 1986, do hậu quả nặng nề của cơn lũ lụt lớn ở nhiều nơi trong tỉnh làm cho giá cả thị trường tăng cao, đời sống Nhân dân gặp nhiều khó khăn. Trước tình hình đó, Đảng bộ huyện đã lãnh đạo Nhân dân các dân tộc huyện Bình Gia ra sức khắc phục khó khăn, phát triển kinh tế - xã hội và đạt nhiều kết quả khả quan. Năm 1986, tổng diện tích gieo trồng đạt 4.517ha, tổng sản lượng lương thực quy thóc đạt 10.250 tấn, tăng 21% so với năm 1981; đàn trâu, 1. “Từng bước xây dựng cho được cơ cấu kinh tế nông - lâm - công nghiệp trên địa bàn huyện, tạo thêm nhiều nhân tố mới để hình thành cơ cấu kinh tế công - nông - lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh; gắn chặt với xây dựng lực lượng vũ trang, xây dựng thế trận chiến tranh Nhân dân và nền quốc phòng toàn dân, kết hợp chặt chẽ và có hiệu quả giữa quốc phòng với kinh tế và kinh tế với quốc phòng; tiếp tục xây dựng tuyến phòng thủ biên giới vững mạnh toàn diện về chính trị, kinh tế, quốc phòng và an ninh để bảo vệ vững chắc biên cương của Tổ quốc”. Báo cáo Chính trị Đại hội Đảng bộ tỉnh Lạng Sơn khóa X. 212
  7. bò có 19.732 con, tăng 3,6% so với năm 1981; đàn lợn có 14.242 con, tăng 8,7% so với năm 1981, đàn gia cầm có 120.000 con, tăng 25% so với năm 1981. Xác định vai trò quan trọng của sản xuất nông - lâm nghiệp trong cơ cấu kinh tế, ngày 09/02/1987, Ban Thường vụ Huyện ủy ban hành Nghị quyết số 09-NQ/HU, về tổ chức lại sản xuất nông - lâm nghiệp trên địa bàn huyện. Nghị quyết xác định nhiệm vụ chủ yếu là: Tập trung sức phát triển sản xuất nông - lâm nghiệp, coi nông nghiệp thực sự là mặt trận hàng đầu, đưa nông nghiệp từng bước tiến lên sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa, trọng tâm là sản xuất lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu, đảm bảo cân đối trên địa bàn huyện. Phát triển cây công nghiệp các loại để tạo nguồn nguyên liệu ổn định cho công nghiệp chế biến; bảo vệ vốn rừng hiện có, tăng nhanh diện tích che phủ bằng trồng cây gỗ lớn. Hoàn thành việc giao đất giao rừng cho hợp tác xã và Nhân dân quản lý. Để việc thực hiện tổ chức lại sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện đạt hiệu quả, trước tình trạng tranh chấp đất đai vẫn diễn ra phức tạp ở một số nơi trước khi bước vào vụ sản xuất mới; trên cơ sở kiểm điểm, đánh giá, cần tăng cường củng cố quan hệ sản xuất, nhất là sản xuất của các hợp tác xã, Ban Thường vụ Huyện ủy ban hành Chỉ thị số 01-CT/HU, ngày 20/3/1987 về tăng 213
  8. cường củng cố các hợp tác xã sản xuất nông nghiệp; Nghị quyết số 75-NQ/HU, ngày 22/9/1987 về chuyển hướng hoạt động của các cơ quan Đảng, chính quyền, đoàn thể trong lãnh đạo, chỉ đạo củng cố sản xuất và củng cố các hợp tác xã; Nghị quyết số 07-NQ/HU về khoán hộ trong nông nghiệp… Huyện ủy nhấn mạnh: Cần chấm dứt ngay tình trạng tranh chấp ruộng đất ở một số hợp tác xã; ruộng đất khoán cho hộ gia đình xã viên trong 5 năm; Ban quản lý đi vào lãnh đạo ổn định, phát triển sản xuất, củng cố hợp tác xã; đổi mới công tác quản lý hợp tác xã, tiến hành khoán gọn kể cả trồng trọt và chăn nuôi theo hướng dẫn của Tỉnh và Huyện. Ban Thường vụ Huyện ủy xét duyệt 12 đề án xây dựng kinh tế cơ sở, phân công tăng cường cán bộ về cơ sở chỉ đạo phong trào. Mỗi đồng chí Ủy viên Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Huyện ủy được phân công phụ trách một khối ngành hay một xã đã mang lại hiệu quả. Một số hợp tác xã bước đầu tiến hành nghiên cứu và thực hiện cơ chế khoán, nâng mức đầu tư, mức khoán hoặc thực hiện khoán gọn theo đơn giá, bỏ chế độ công điểm và được xã viên đồng tình hưởng ứng. Một số hợp tác xã thực hiện khoán gọn trâu bò sinh sản và cày kéo nên đã ngăn chặn được tình trạng thiếu chăm sóc, giảm sút đàn trâu bò tập thể. Tuy gặp nhiều khó khăn, cần tiếp tục phải nghiên cứu điều chỉnh, cải tiến, nhưng bước đầu thí điểm 214
  9. áp dụng cơ chế khoán gọn theo đơn giá đã góp phần phát triển hiệu quả sản xuất của hợp tác xã, xã viên yên tâm đầu tư công sức, chi phí cho phát triển sản xuất. Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Huyện ủy, Ủy ban nhân dân huyện, những năm 1986-1988, sản xuất nông nghiệp có chuyển biến tích cực. Trên địa bàn huyện có 10/45 hợp tác xã thực hiện phân phối theo ngày công, các hợp tác xã còn lại thực hiện khoán gọn theo đơn giá, khoán gọn trâu bò sinh sản; bỏ chế độ công điểm được xã viên đồng tình hưởng ứng, góp phần ổn định sản xuất. Ở một số hợp tác xã, hiệu quả sản xuất chuyển biến rõ rệt, thu nhập của xã viên, hộ nông dân được nâng lên, đời sống được cải thiện, điển hình là: Hợp tác xã Khuổi Hẩu, Hợp tác xã Bắc Hóa (xã Thiện Long), Hợp tác xã Khuổi Y, Hợp tác xã Khuổi Khuy (xã Thiện Thuật), Hợp tác xã Tân Lương (xã Tân Văn), Hợp tác xã Pác Khiếc (xã Hưng Đạo), Hợp tác xã Bằng Giang (xã Hoa Thám)... Hợp tác xã Hoàng Văn Thụ luôn là lá cờ đầu trong phát triển sản xuất nông nghiệp. Tỷ lệ hộ gia đình tham gia vào làm ăn tập thể đạt trên 70%. Tổng sản lượng lương thực toàn huyện năm 1987 là 12.514 tấn, đạt 102,5% so với kế hoạch, bằng 119,9% so với năm 1986, năng suất lúa đạt 28,9 tạ/ha. Diện tích ngô tăng khá, sản lượng đạt 864 tấn, bằng 330% kế hoạch, 215
  10. lương thực bình quân đầu người đạt 305kg/người, đạt mục tiêu Đại hội. Một số cây công nghiệp ngắn ngày như thuốc lá, đỗ tương, lạc... diện tích và sản lượng đều tăng so với năm 1986. Huyện chỉ đạo tập trung công tác giao đất, giao rừng; bảo vệ, cấm đốt phá rừng song song với đẩy mạnh trồng cây công nghiệp có giá trị kinh tế như hồi, trẩu, sở… và khai thác chế biến lâm sản đều vượt so với kế hoạch. Công tác quản lý bảo vệ rừng được tăng cường song việc giao đất, giao rừng còn chậm. Trong 2 năm mới giao được 27.152ha/85.000ha. Do vậy, thế mạnh kinh tế đồi rừng vẫn chưa được khai thác, phát huy, tình trạng đốt phá rừng vẫn xảy ra. Về sản xuất tiểu thủ công nghiệp, để đáp ứng một phần nhu cầu hàng tiêu dùng, nâng cao chất lượng sản phẩm vật liệu xây dựng, Huyện ủy lãnh đạo tập trung sản xuất một số ngành, nghề thế mạnh của địa phương (như khai thác chế biến lâm sản, vật liệu xây dựng, chế biến nông sản) và khuyến khích các hộ gia đình phát triển sản xuất hàng tiêu dùng, vật liệu xây dựng, chế biến nông sản. Trên lĩnh vực thương mại và tài chính, ngân sách, trước tình trạng giá cả tăng nhanh, thị trường không ổn định, đời sống Nhân dân gặp nhiều khó khăn, Huyện ủy 216
  11. đã lãnh đạo tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra, quản lý thị trường, khai thác các nguồn thu, đẩy mạnh liên kết và trao đổi hàng hóa, đổi mới quản lý, hình thức kinh doanh, phục vụ. Đặc biệt, Huyện ủy chú trọng xây dựng đội ngũ cán bộ năng động, chủ động nắm nhu cầu thị trường, tích cực khai thác nguồn hàng, quay vòng đồng vốn nhanh, từng bước đổi mới cơ chế quản lý, thu ngân sách và các khoản chi của địa phương dần được nâng lên. Nhờ đó, thu ngân sách hằng năm đạt 45,6% so với kế hoạch đề ra. Song, huyện chưa cân đối được thu chi ngân sách, tiền lương cán bộ không đảm bảo kịp thời, vẫn còn tình trạng nợ lương, đời sống cán bộ, lực lượng vũ trang và Nhân dân khó khăn. Để giải quyết tình trạng trên, quán triệt Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ X, Huyện ủy đã triển khai thực hiện ba chương trình mục tiêu kinh tế lớn của Đảng, là: Lương thực - thực phẩm, hàng tiêu dùng, hàng xuất khẩu. Trong hai năm 1987-1988, Huyện ủy xác định chương trình lương thực - thực phẩm là trọng tâm, nên tập trung lãnh đạo phát triển sản xuất, đẩy mạnh thâm canh, ứng dụng khoa học kỹ thuật về giống, phân bón. Nhờ đó, tổng sản lượng lương thực vượt kế hoạch và tăng hơn năm 1986. Bình quân lương thực đạt 300kg/ người mỗi năm. Chăn nuôi phát triển mạnh, đàn trâu, 217
  12. bò có 21.384 con, tăng 8,3% so với năm 1986; đàn lợn có 16.041 con, tăng 12,6% so với năm 1986. Công tác trồng rừng được chú trọng, toàn huyện trồng mới được 501ha rừng(1). Đối với chương trình hàng tiêu dùng, Huyện ủy tập trung lãnh đạo thực hiện theo cơ chế mới, tạo sự chủ động hơn cho các doanh nghiệp, xí nghiệp trong quản lý, mở rộng sản xuất, nên giá trị tổng sản lượng sản xuất tiểu thủ công nghiệp năm 1988 đạt 101,7% kế hoạch đề ra. Đối với chương trình hàng xuất khẩu, huyện đã tập trung chỉ đạo thu mua một số nông lâm sản xuất khẩu, mở hội chợ thu mua. Xác định tầm quan trọng của việc xây dựng cơ sở hạ tầng, hệ thống giao thông, thông tin liên lạc, thủy lợi phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, trong hai năm 1987- 1988, huyện đã tu sửa, từng bước mở rộng các tuyến đường: Pác Khuông (xã Thiện Thuật) - Thiện Long, Hòa Bình - Tân Hòa; mở mới tuyến đường Hoa Thám - Hưng Đạo dài 12km; khảo sát và thi công tuyến đường Hoa Thám - Quý Hòa - Vĩnh Yên; hợp đồng với công ty cơ giới huyện Tràng Định khai thông tuyến đường đi các xã Thiện Long, Thiện Hòa, Quang Trung, Hồng Thái và Hoa Thám. Tu sửa mạng lưới thông tin liên lạc 1. Trong đó, có 88ha cây hồi, 400ha cây sở và 23ha cây mỡ. 218
  13. tuyến Bình Gia - Bắc Sơn, Bình Gia - thị xã Lạng Sơn. Tăng vốn đầu tư cho thủy lợi, tu sửa phai đập, kênh mương. Hợp tác xã Văn Mịch (xã Hồng Phong) hoàn chỉnh tuyến mương Khuổi Tường, Hợp tác xã Hoàng Văn Thụ, Hợp tác xã Tô Hiệu hoàn chỉnh hệ thống kênh mương nội đồng. Nhờ đó, nhiều hợp tác xã đã chủ động được nước tưới tiêu, góp phần nâng cao năng suất. Bên cạnh đó, huyện Bình Gia còn tranh thủ vốn của tỉnh, vốn ngân sách cấp và vốn đóng góp của Nhân dân tập trung xây dựng một số công trình trọng điểm như nâng cấp trụ sở làm việc Ủy ban nhân dân huyện, Bệnh viện trung tâm, Trường Trung học phổ thông, Trung học cơ sở xã Tô Hiệu, xã Hoàng Văn Thụ, xây mới một số trụ sở cơ quan, với số vốn đầu tư hơn 100 triệu đồng. Huyện chỉ đạo tăng cường đầu tư xây dựng Trường trung học phổ thông Bình Gia, trường trung học cơ sở ở các xã Tô Hiệu, Hồng Phong, Tân Văn, Hoa Thám, Yên Lỗ và Hoàng Văn Thụ. Chất lượng dạy và học được củng cố, phong trào thi đua dạy tốt, học tốt được duy trì. Tỷ lệ học sinh thi chuyển cấp đạt 84%, lên lớp đạt 80%. Ngành y tế có nhiều cố gắng trong công tác phòng bệnh và khám chữa bệnh. Tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật, từng bước nâng cao chất lượng khám chữa bệnh cho Nhân dân, tuyên truyền thực hiện kế hoạch hóa gia đình, phòng chống bệnh sốt rét. Công tác tiêm chủng mở 219
  14. rộng và uống vácxin phòng bệnh cho trẻ em được thực hiện tốt, đúng kế hoạch, hằng năm đều đạt chỉ tiêu đề ra, như phòng chống dịch bệnh, bại liệt... Song, chất lượng khám và điều trị nhìn chung còn thấp, thuốc và trang thiết bị y tế chưa đáp ứng được yêu cầu. Tỷ lệ tăng dân số vẫn ở mức 1,8%. Phong trào văn hóa, thể dục - thể thao được duy trì thường xuyên ở khối cơ quan, trường học và các xã, thị trấn. Hoạt động của hệ thống thông tin, truyền thanh đã chú trọng vào tuyên truyền phổ biến chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước. Tổ chức các hoạt động chiếu bóng, thi đấu thể thao, Hội khỏe Phù Đổng nhân các ngày lễ lớn; kết hợp với Sư đoàn 347 đóng trên địa bàn huyện tổ chức các hoạt động giao lưu văn nghệ phục vụ Nhân dân. Nhưng do thiếu kinh phí, cơ sở vật chất xuống cấp không đảm bảo cho thi đấu và tập luyện nên hoạt động còn hạn chế. 2. Tăng cường củng cố quốc phòng, an ninh và xây dựng Đảng, hệ thống chính trị Trước tình hình các tệ nạn xã hội như cờ bạc, trộm cắp, buôn bán hàng cấm, nhất là tệ nghiện hút thuốc phiện diễn biến phức tạp, ngày 18/3/1986, Ban Thường vụ Huyện ủy ban hành Nghị quyết số 196-NQ/HU về đẩy mạnh cuộc đấu tranh chống tệ nạn xã hội và các hiện tượng tiêu cực. 220
  15. Để tăng cường đảm bảo an ninh trật tự trong giai đoạn mới đối với các xã xa trung tâm huyện, ngày 18/11/1986, Ban Thường vụ Huyện ủy ban hành Chỉ thị số 47-CT/HU về việc quản lý cán bộ công an huyện phụ trách xã hoặc vùng. Thực hiện Chỉ thị của Huyện ủy, Công an huyện tăng cường lực lượng xuống cơ sở, củng cố các ban công an xã, thị trấn. Phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, phòng gian, bảo mật phát triển mạnh mẽ. Thực hiện Nghị quyết số 07-NQ/TW, ngày 30/11/1987 của Bộ Chính trị “Về nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia và giữ gìn trật tự an toàn xã hội trong tình hình mới” và Chỉ thị số 14-CT/TU, ngày 25/4/1988 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Lạng Sơn “Về nhiệm vụ bảo vệ an ninh Quốc gia và giữ gìn trật tự an toàn xã hội”, Huyện ủy Bình Gia lãnh đạo lực lượng công an xây dựng kế hoạch đảm bảo an ninh; đẩy mạnh công tác bảo vệ an ninh nội bộ và đấu tranh chống tiêu cực nhằm làm trong sạch tổ chức Đảng, cơ quan Nhà nước. Những năm 1986-1988, công an huyện đã xử lý 296 vụ vi phạm pháp luật, góp phần giữ vững an ninh chính trị, đảm bảo trật tự an toàn xã hội, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội. Bên cạnh đó, Ban Chỉ huy Quân sự huyện thực hiện tốt công tác tham mưu cho Huyện ủy, Ủy ban nhân dân huyện xây dựng, củng cố lực lượng dân quân tự vệ, quản lý lực lượng dự bị động viên, kiện toàn bố trí biên 221
  16. chế và tăng cường lực lượng dân quân tự vệ là đảng viên, đoàn viên, quân nhân xuất ngũ hoàn thành nghĩa vụ trở về địa phương. Tổ chức huấn luyện dân quân tự vệ, tập huấn cho cán bộ xã đội, cán bộ phụ trách tự vệ cơ quan theo chương trình, kế hoạch hằng năm do Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh đề ra; phối hợp chặt chẽ với các ban, ngành, đoàn thể chú trọng thực hiện chính sách hậu phương quân đội, chăm lo các gia đình chính sách, người có công. Công tác tuyển quân hằng năm đạt 100% chỉ tiêu được giao. Công tác xây dựng Đảng, chính quyền và tổ chức các đoàn thể chính trị - xã hội được quan tâm với nội dung trọng tâm là đổi mới tư duy, phương thức hoạt động, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, hiệu quả công việc, kiện toàn các cơ quan lãnh đạo và quản lý; đổi mới phong cách lãnh đạo, thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ trong sinh hoạt Đảng, nêu cao tinh thần trách nhiệm của cán bộ, đảng viên; đấu tranh chống các hiện tượng tiêu cực trong Đảng; nâng cao sức chiến đấu của cơ sở Đảng. Thực hiện Chỉ thị số 79-CT/TW, ngày 11/3/1986 của Trung ương Đảng về việc tổ chức đợt tự phê bình và phê bình và Chỉ thị số 80-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng về việc chuẩn bị, tiến tới Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI, Huyện ủy đã phát động đợt sinh hoạt chính trị, tự phê bình và nâng cao kỷ luật, sức 222
  17. chiến đấu trong Đảng; tập trung tổ chức Đại hội các đảng bộ, chi bộ cơ sở, tiến tới Đại hội Đại biểu Đảng bộ huyện khóa XV. Quán triệt Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 (khóa VI) về “Cuộc vận động làm trong sạch và nâng cao sức chiến đấu của tổ chức Đảng, bộ máy Nhà nước, làm lành mạnh các quan hệ xã hội”, Ban Thường vụ Huyện ủy quyết định thực hiện thí điểm ở Đảng bộ xã Hoàng Văn Thụ. Trong 6 tháng đầu năm 1988, toàn huyện có 47/51 cơ sở Đảng với 1.133 đảng viên (chiếm 67,2%) đã tổ chức triển khai học tập. Qua phân loại đảng viên ở 51 chi, đảng bộ trực thuộc, toàn huyện có 41 chi bộ đạt trong sạch vững mạnh, chiếm 77,5%; 10 chi bộ khá, chiếm 22,5%. Từ Đại hội khóa XV, nhận thức của Đảng bộ huyện, nhất là người đứng đầu về cán bộ có thay đổi lớn theo hướng chú trọng cán bộ được đào tạo cơ bản, có trình độ chuyên môn, cán bộ trẻ tham gia Ban Chấp hành, Ban Thường vụ. Từ đó, Đảng bộ đã tập hợp được lực lượng có tri thức, được đào tạo cơ bản, nâng cao được năng lực điều hành, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất và đời sống. Những năm 1987-1988, Đảng bộ huyện kết nạp được 124 đồng chí, đề nghị tặng Huy hiệu 40 năm tuổi Đảng cho 88 đồng chí. 223
  18. Công tác kiểm tra đảng viên được tăng cường, thực hiện đúng theo quy định và Điều lệ của Đảng. Qua kiểm tra đã thi hành kỷ luật Đảng 56 trường hợp, trong đó, khiển trách 45 trường hợp, khai trừ 11 trường hợp do vi phạm kỷ luật, giảm sút ý chí chiến đấu. Tuy nhiên, công tác tuyên truyền, vận động, giúp đỡ đối với đối tượng đảng chưa được quan tâm đúng mức. Một số đảng bộ, chi bộ cơ sở có nguồn quần chúng song chưa phát triển được đảng viên nào; công tác phân loại đảng viên ở một số đơn vị chưa nghiêm túc; một số cấp ủy cơ sở chưa thường xuyên kiểm điểm đánh giá và kiên quyết đưa ra khỏi đảng những đảng viên suy thoái, phai nhạt lý tưởng của Đảng. Thực hiện việc tổ chức lại bộ máy quản lý, Huyện đã chỉ đạo bố trí, sắp xếp lại bộ máy hành chính sự nghiệp theo hướng tinh giản bộ máy, giảm đầu mối và hoạt động hiệu quả. Đối với khối Đảng, sáp nhập Trường Đảng huyện với Ban Tuyên huấn Huyện ủy. Đối với khối cơ quan quản lý nhà nước, hành chính sự nghiệp, 25 phòng ban, sắp xếp còn 11 phòng ban trực thuộc Ủy ban nhân dân huyện. Qua bố trí, sắp xếp lại bộ máy tổ chức, các phòng ban mới bước đầu ổn định và đi vào hoạt động hiệu quả. Huyện đã xem xét giới thiệu ứng cử, bổ nhiệm 27 đồng chí đảm đương các chức vụ lãnh đạo chủ chốt các phòng, ban; cử 5 đồng chí đi học trung cấp lý luận chính trị, 13 đồng chí đi học trường đại học quản lý kinh tế (Bắc Thái). 224
  19. Hội đồng nhân dân từng bước đổi mới về phương thức hoạt động, phát huy vai trò giám sát đối với hoạt động của Ủy ban nhân dân trên các lĩnh vực. Thực hiện Chỉ thị số 03-CT/TW của Bộ Chính trị về chỉ đạo công tác bầu cử Quốc hội khóa VIII, tháng 02/1987, Ban Thường vụ Huyện ủy quyết định thành lập các tiểu ban giúp việc cho Hội đồng bầu cử huyện. Ngày 19/4/1987, cử tri toàn huyện nô nức, phấn khởi thực hiện quyền và nghĩa vụ cử tri với ý thức chính trị cao, dân chủ, đảm bảo đúng pháp luật, lựa chọn bầu ra những đại biểu Hội đồng nhân dân xứng đáng, tiêu biểu cho ý chí và nguyện vọng của Nhân dân. Hoạt động của Ủy ban nhân dân bước đầu phát huy được năng lực quản lý hành chính bằng pháp luật, kế hoạch và chính sách, quản lý sản xuất kinh doanh theo cơ chế quản lý và tư duy kinh tế mới. Ủy ban nhân dân huyện và các xã, thị trấn bắt đầu tạo được sự chỉ đạo đồng bộ, chặt chẽ ba biện pháp hành chính, kinh tế và giáo dục. Tuy nhiên, hoạt động của Ủy ban nhân dân ở một số xã còn yếu kém, chưa tranh thủ được sự lãnh đạo của Đảng, có lúc còn trông chờ, ỷ lại vào cấp trên. Phương thức hoạt động của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội từng bước được đổi mới về nội dung và hình thức. Vận động Nhân dân thực hành tiết kiệm, ổn định đời sống kinh tế, tuyên truyền giáo dục 225
  20. quần chúng thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, tập trung thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương. Đã tập hợp, phát huy được sự tham gia tích cực của các hội viên, đoàn viên thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia về “Xóa đói giảm nghèo”, phong trào “Bảo vệ an ninh Tổ quốc”, “Uống nước nhớ nguồn”, “Tham gia mua công trái xây dựng Tổ quốc”. Qua hơn 2 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ lần thứ XV, trong điều kiện còn nhiều khó khăn nhưng huyện Bình Gia đạt được những kết quả quan trọng. Kinh tế tăng trưởng khá, cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng. Văn hóa - xã hội có nhiều chuyển biến tiến bộ, quốc phòng - an ninh được tăng cường; đời sống Nhân dân được cải thiện. Năng lực lãnh đạo của Đảng, hiệu lực quản lý của chính quyền, vai trò hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị được nâng lên, góp phần tạo tiền đề cho Đảng bộ và Nhân dân trong huyện chuyển sang thời kỳ phát triển mới. Thực hiện Chỉ thị số 37-CT/TW, ngày 17/5/1988 của Ban Bí thư Trung ương Đảng và kế hoạch của Tỉnh ủy Lạng Sơn về tiến hành Đại hội Đảng bộ các cấp, từ ngày 24 đến ngày 27/01/1989, Đại hội Đảng bộ huyện Bình Gia lần thứ XVI được tổ chức tại Hội trường Ủy ban nhân dân huyện (Khu 2, thị trấn Bình Gia) với sự tham 226
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2