Ebook Lịch sử Đảng bộ huyện Ia Grai (1945-2014): Phần 1
lượt xem 0
download
Cuốn sách "Lịch sử Đảng bộ huyện Ia Grai (1945-2014)" Phần 1 gồm các nội dung chính như sau: Huyện Ia Grai- điều kiện tự nhiên, đặc điểm dân cư và truyền thống lịch sử - văn hóa; tham gia khởi nghĩa giành chính quyền tháng 8-1945 và kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945-1954); xây dựng, phát triển lực lượng, góp phần đánh bại chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của đế quốc Mỹ (1954 -1965). Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Ebook Lịch sử Đảng bộ huyện Ia Grai (1945-2014): Phần 1
- BAN CHẤP HÀNH ĐẢNG BỘ HUYỆN IA GRAI LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ HUYỆN IA GRAI (1945 - 2014) (Bản thảo lần 2) NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA 1
- BAN CHỈ ĐẠO BIÊN SOẠN BAN THƯỜNG VỤ HUYỆN ỦY KHÓA XIV Ban biên soạn: (Lịch sử Đảng bộ huyện Ia Grai 1945-2005) TS. NUYỄN VĂN CHIẾN (CHỦ BIÊN) LÊ PHAN LƯƠNG TRẦN THỊ THỦY TS NGUYỄN THỊ KIM VÂN VŨ THỊ VIỆT HÀ TỐNG THỚI MỐC Với sự đóng góp của công tác viên ĐỖ HẰNG ĐẶNG MINH CHÂU (XIỀNG) NGÔ THÀNH (CHINH) LÊ TAM CHỈ ĐẠO BIÊN SOẠN Ban Thường vụ Huyện ủy Khóa XVI 1. Đ/c Trần Thị Thuỷ Tỉnh ủy viên, Bí thư Huyện uỷ 2. Đ/c Ksor Oét Phó Bí thư Thường trực 3. Đ/c Bùi Văn Tuấn Phó Bí thư 4. Đ/c Huỳnh Quang Thái Phó Bí thư 5. Đ/c Thái Hồng Minh Ủy viên Thường vụ 6. Đ/c Hoàng Xuân Thủy Ủy viên Thường vụ 7. Đ/c Dương Xuân Quang Ủy viên Thường vụ 8. Đ/c Ksor Phơn Ủy viên Thường vụ 2
- 9. Đ/c Nguyễn Quang Hoạt Ủy viên Thường vụ 10. Đ/c Dương Măh Tiệp Ủy viên Thường vụ 11. Đ/c Huỳnh Tấn Đoan Ủy viên Thường vụ 12. Đ/c Hoàng Trung Thông Ủy viên Thường vụ 13. Đ/c Tăng Năng Ái Ủy viên Thường vụ BAN BIÊN SOẠN TS. Nguyễn Thị Kim Vân (Chủ biên) ẢNH CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH TS. Nguyễn Văn Chiến CN. Vũ Thị Việt Hà CN. Hoàng Xuân Thủy CN. Tống Thới Mốc Với sự cộng tác của các đồng chí: Ngô Thành, Đỗ Hằng, Rơ Châm Kóp, Rơ Châm Phớt và một số đồng chí lãnh đạo huyện qua các thời kỳ. Các nhân chứng lịch sử cung cấp tư liệu: Rơchâm Phial, Siu Bơng, Rơchâm Chích, Ksor Blim, Rơchâm Vích, Ksor Hiếu, Siu Tăn, Rơlan Ieo, Siu Phơng, Puih Phương… 3
- BẢN ĐỒ HÀNH CHÍNH HUYỆN IA GRAI TỈNH GIA LAI 4
- LỜI NHÀ XUẤT BẢN 5
- LỜI GIỚI THIỆU Ia Grai là tên gọi mới của vùng đất trung tâm một huyện được hình thành sớm trong lịch sử tỉnh Gia Lai. Từ khu 4 trong những năm chống Mỹ, huyện Chư Păh những năm đầu giải phóng, gần 40 năm qua, triền cao nguyên bao la phía tây tỉnh Gia Lai này đã qua hai lần chia tách để tạo lập nên huyện Đức Cơ ở phía nam, huyện Chư Păh ở phía bắc và giữ lại cho mình trọn vẹn một Ia Grai ở vị trí trung tâm. Tên gọi Ia Grai đi vào lịch sử huyện nhà từ năm 1997, sau lần chia tách để hình thành huyện Chư Păh mới. Là huyện biên giới phía tây tỉnh Gia Lai, Ia Grai có tọa độ địa lý từ 13050'19’’ đến 14008’14’’ vĩ độ bắc; và từ 107027'30’’ đến 108001'19’’ kinh độ đông, với diện tích diện tích diện tích 1.122,29 km2. Phía bắc Ia Grai giáp huyện Chư Păh và Sa Thầy (tỉnh Kon Tum); Phía nam giáp huyện Chư Prông và Đức Cơ; Phía đông giáp thành phố Pleiku; Phía tây giáp tỉnh Ratanakiri (Vương quốc Campuchia). Ở vị trí địa lý này, Ia Grai là địa bàn quan trọng về kinh tế, chính trị và đặc biệt là an ninh - quốc phòng của tỉnh và khu vực. Nằm trên cao nguyên Pleiku đất đỏ, với nguồn nước tưới dồi dào, nơi cư trú từ lâu đời của những người Jrai cần mẫn, lam lũ, Ia Grai trở thành một trong những địa điểm sớm được các nhà tư bản Pháp để mắt trong "cơn khát" tìm kiếm đất đai, nhân công, lập đồn điền trồng cây công nghiệp. Đồn điền Ia Châm (SAPKO) đã ra đời trong hoàn cảnh ấy. Ia Châm cũng là địa điểm đầu tiên của Ia Grai có người Kinh sinh sống từ những năm 20 của thế kỷ XX. Lợi thế này cũng được chính quyền Sài Gòn quan tâm, vì vậy mà hàng loạt các dinh điền như Sùng Lễ, Bảo Đức, Thạnh Đức, Sanh Đức, Sùng Thiện… tiếp tục mọc lên trên địa bàn Ia Grai trong “quốc sách dinh điền” của Ngô Đình Diệm từ năm năm 1957 - 1962. Chín năm kháng chiến chống thực dân Pháp, hai mươi mốt năm chống đế quốc Mỹ, Ia Grai - nơi có đường hành lang bắc nam - đường Hồ Chí Minh huyết mạch chạy qua, đồng bào dân tộc Jrai ở các xã B11, B 12, B13… luôn sát cánh cùng bộ đội, du kích ngày đêm vận chuyển hàng hóa, chi viện cho chiến trường. Đôi bờ Sê San, Pô Kô không chỉ ghi dấu những bãi cát dày chông chống biệt kích nhảy dù, những chiến công đánh Mỹ, những chuyến hàng tấp nập hàng đêm qua phà 8, phà 10… mà còn là nơi tôi luyện để những người con kiên cường của Ia Grai như Puih San (A Sanh) trở thành hình ảnh người lái đò đẹp nhất trên dòng Pô Kô “mênh mông, đôi bờ xanh thẳm” trong những năm chống Mỹ. Là địa bàn tiếp giáp với Pleiku - Trung tâm đầu não của quân đoàn II ngụy, nơi che chở cho lực lượng B3 (Mặt trận Tây Nguyên) ở vùng biên giới phía tây, Ia Grai cũng là địa bàn thường xuyên phải đối mặt với sự tàn khốc của chiến tranh. Lãnh đạo, du kích và nhân dân các xã B5, B6, B7, B14, B15 luôn phải tổ chức 6
- chống lại những trận càn quét ác liệt của quân thù, đi kèm mưa bom, bão đạn… dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ huyện, đồng bào các dân tộc Ia Grai đã đoàn kết, kiên cường, sát cánh cùng du kích, bộ đội trong những cuộc chiến đấu cam go giữa ta và địch, ngăn quân thù đánh vào những vị trí có nhiều kho tàng, nơi trú quân của Mặt trận Tây Nguyên… Trên mặt trận này, đã nổi lên những du kích táo bạo, kiên cường như Rơchâm Ơk và 141 dũng sĩ diệt Mỹ. Thành tích của các anh chị, cùng toàn huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai đã góp phần "đánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào", giải phóng miền Nam, thống nhất nước nhà. Đại thắng mùa xuân năm 1975 đã đưa Ia Grai cùng cả nước bước ra khỏi cuộc chiến tranh tàn khốc. Từ đây, những người Jrai đã sinh sống lâu đời trên quê hương mình cùng những người Kinh đến từ Bình Định, Hải Dương… nguyện coi Ia Grai là quê hương thứ hai đã cùng nhau xây đắp, làm cho một phần dải đất biên cương phía tây của đất mẹ Việt Nam ngày càng đẹp, càng giàu. Gần 40 qua, sau bao thăng trầm cùng non nước, dải đất biên cương phía tây này nay đã thẫm màu của cà phê, cao su; những con đường lấm bụi mùa khô, lầy lội mùa mưa xưa nay đã được thay bằng những con đường nhựa, bê tông… làm cho khoảng cách giữa Ia Grai với phố núi Pleiku và các trung tâm kinh tế - xã hội của cả nước thêm gần lại. Dòng Sê San xưa oai hùng trong chống Mỹ, nay đã hòa dòng điện Sê San 3A, Sê San 4…thắp sáng khắp thôn làng…, cuộc sống của những người Jrai, người Kinh và nhiều dân tộc anh em khác đã và đang cùng nhau khai phá, làm giàu cho Ia Grai bao năm qua nay đã thật sự bước sang trang mới. Thực hiện Chỉ thị 15, ngày 28-8-2002 của Ban Bí thư Trung ương Đảng - Khóa IX, về tăng cường và nâng cao chất lượng nghiên cứu, biên soạn Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam; được sự cho phép của Tỉnh ủy Gia Lai, Ban Thường vụ Huyện ủy Ia Grai (khóa XVI) đã ra Nghị quyết tổ chức, biên soạn và xuất bản cuốn "Lịch sử Đảng bộ huyện Ia Grai (1945 - 2014)" để ghi lại và phản ánh chân thực những chặng đường lịch sử của Đảng bộ và nhân dân các dân tộc trong huyện; tổng kết những bài học kinh nghiệm lãnh đạo phong trào cách mạng của Đảng bộ; biểu dương những tấm gương tiêu biểu trong chiến đấu, lao động, sản xuất qua các thời kỳ; nâng cao lòng tự hào và động viên nhân dân các dân tộc trong huyện không ngừng phát huy truyền thống cách mạng anh hùng, đoàn kết, quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ của công cuộc đổi mới đất nước theo con đường mà Đảng và Bác Hồ đã chọn, quyết tâm xây dựng Ia Grai đạt các tiêu chí của nông thôn mới. Dưới sự lãnh đạo của Ban Thường vụ Huyện ủy, sự giúp đỡ nhiệt tình của các nhân chứng lịch sử, các đồng chí lãnh đạo huyện qua các thời kỳ, gần một năm qua, Ban biên soạn đã nỗ lực trong việc tập hợp, sưu tầm, xử lý một khối lượng lớn tư liệu, hình ảnh… để có được một công trình lịch sử Đảng đảm bảo tính khách quan, toàn diện. Tuy nhiên, do thời gian có hạn, một số nhân chứng quan trọng nay đã không còn… nên cuốn sách khó tránh khỏi thiếu sót. Chúng tôi rất mong nhận 7
- được những ý kiến đóng góp của đồng bào, đồng chí, Ban Thường vụ Huyện ủy sẽ tiếp thu và chỉ đạo chỉnh sửa để công trình Lịch sử Đảng bộ huyện Ia Grai được hoàn thiện hơn trong lần tái bản sau. Ban Thường vụ Huyện ủy xin chân thành cảm ơn Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, các sở, ban, ngành của tỉnh, các huyện bạn và các đồng chí lão thành cách mạng, các đồng chí lãnh đạo chủ chốt của huyện qua các thời kỳ, các nhân chứng lịch sử đã nhiệt tình cung cấp tư liệu trong thời gian thực hiện cuốn sách. Để thiết thực chào mừng kỷ niệm 60 năm ngày thành lập Đảng bộ huyện (15/9/1954-15/9/2014), Ban Thường vụ Huyện ủy Ia Grai trân trọng giới thiệu đến đồng bào, đồng chí trong huyện, trong tỉnh và cả nước cuốn sách Lịch sử Đảng bộ huyện Ia Grai (1945 - 2014). TM. BAN THƯỜNG VỤ HUYỆN ỦY TRẦN THỊ THỦY Ủy viên BCH Đảng bộ tỉnh Gia Lai Bí thư Huyện ủy Ia Grai 8
- Đồng chí Tổng bí thư Đỗ Mười về thăm và làm việc tại Huyện Ia Grai năm 1997 Đồng chí Nguyễn Minh Triết Chủ tịch nước ( nhiệm kỳ 2006-2011) Đến thăm và làm việc tại huyện Ia Grai tháng 4/2007( ảnh Phương Loan) 9
- Pô Kô – Dòng sông gắn với tên tuổi anh hùng Asanh Một góc thị trấn Ia Kha 10
- Chương I HUYỆN IA GRAI - ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, ĐẶC ĐIỂM DÂN CƯ VÀ TRUYỀN THỐNG LỊCH SỬ - VĂN HÓA I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN 1.1. Vị trí địa lý - giao thông Huyện Ia Grai hiện nay có diện tích 1.122,29 km2, là một phần của huyện Chư Păh rộng lớn trước kia1. Trung tâm của huyện là thị trấn Ia Kha, cách thành phố Pleiku 17 km. Đây cũng là huyện lỵ của huyện Chư Păh (cũ) được thành lập ngay trong những năm đầu giải phóng trên cơ sở diện tích và dân số của khu 4 trong những năm chống Mỹ. Ia Grai có tọa độ địa lý từ 13050'19’’ đến 14008’14’’ vĩ độ bắc; và từ 107027'30’’ đến 108001'19’’ kinh độ đông2 phía tây bắc của tỉnh Gia Lai. Phía bắc giáp huyện Chư Păh và Sa Thầy (tỉnh Kon Tum); Phía nam giáp huyện Chư Prông và Đức Cơ; Phía đông giáp thành phố Plei ku; Phía tây giáp tỉnh Ratanakiri (Vương quốc Campuchia), với đường biên giới trên sông (Sê San) có chiều dài 14,6 km, qua các xã Ia O, Ia Chía (Việt Nam) và xã Nhang, huyện Đum Mia (Campuchia). Ngày nay, giao thông của huyện đã khá thuận lợi với 2 tuyến đường chính là: - Tỉnh lộ 664: có chiều dài 52 km, chạy theo hướng đông - tây, bắt đầu từ thành phố Pleiku qua huyện Ia Grai và nối vào quốc lộ 14C tại xã Ia O. Đây là tuyến giao thông quan trọng nhất của huyện. Từ thành phố Pleiku đi về phía tây, đường 664 chạy qua địa bàn: xã Ia Dêr, Thị trấn Ia Kha và các xã: Ia Tô, Ia Krăi, Ia O. Đây cũng là tuyến đường chạy qua nhiều nông tường, công ty cao su, cà phê của tỉnh như công ty ca phê Ia Pếch, Ia Châm, Ia Blan, 705 và nhà máy thủy điện Sê San 4. Toàn bộ tuyến đường hiện đã được trải nhựa, khá thuận lợi cho giao thông trong cả hai mùa mưa, khô. Trước giải phóng, tuyến đường này được gọi là tỉnh lộ 5A. Ở thời điểm năm 1964, đây là đường tỉnh duy nhất trên địa bàn tỉnh Gia Lai có cây cầu bằng sắt bắc qua suối Ia Châm3. - Quốc lộ 14C chạy dọc tuyến biên giới Việt Nam - Campuchia (theo hướng bắc - nam). Đoạn qua huyện Ia Grai có chiều dài 47 km. Điểm từ huyện Sa Thầy tỉnh Kon Tum vào huyện Ia Grai là điểm đầu tiên của tuyến đường Trường 1 Huyện Chư Păh (cũ) được hình thành sau giải phóng (năm 1975) trên cơ sở của huyên 4 trong những năm chống Mỹ cứu nước gồm toàn bộ huyện Ia Grai, một phần huyện Đức Cơ, phần lớn huyện Chư Păh và một phần của huyện Chư Prông hiện nay. 2 UBND huyện Ia Grai, Báo cáo quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế- xã hội huyện Ia Grai – tỉnh Gia Lai thời kỳ 2006-2015, tr. 2 3 Khi đó, toàn bộ cầu trên hệ thống các tỉnh lộ trong tỉnh Gia Lai mới chỉ là cầu gỗ. 11
- Sơn - đường Hồ Chí Minh trên địa bàn Gia Lai. Đi qua địa bàn xã Ia O, tuyến đường này có nhiều ngầm, phà nối thông 2 tuyến đường vận tải chiến lược thuộc đường 559 trong những năm chống Mỹ cứu nước như phà 10, phà 8, phà 6 (trên địa bàn huyện Ia Grai ngày nay). Đường 14C hiện là đường đất, đang được nâng cấp, thông tuyến, đi lại còn khó khăn. - Đến nay, đường huyện của Ia Grai có tổng chiều dài 216 km. Hầu hết các tuyến đường huyện (ĐH) đã được trải nhựa, gồm: 1. Tuyến thị trấn Ia Kha – Ia Sao (ĐH.41), có chiều dài 31 km. 2. Tuyến thị trấn Ia Kha - Ia Pếch (ĐH.42), có chiều dài 12 km. 3. Tuyến thị trấn Ia Kha – Ia Grăng (ĐH.43), có chiều dài 8 km. 4. Tuyến thị trấn Ia Kha – Ia Hrung (ĐH.44), có chiều dài 6 km. 5. Tuyến tỉnh lộ 664 – giáp thành phố Pleiku (ĐH.45), có chiều dài 10 km. 6. Tuyến Ia Dêr - Ia Ia Hrung (ĐH.45B), có chiều dài 8 km. 7. Tuyến Ia Bă – Ia Dêr (ĐH.45C), có chiều dài 14 km. 8. Tuyến Ia Tô - Ia Chía (điểm cuối là cầu Lệ Kim, ĐH.45D), có chiều dài 4 km. 9. Tuyến Ia Tô - Ia Grăng (ĐH.45E), có chiều dài 7 km. 10. Tuyến Ia Pếch – Ia Tô (ĐH.45F), có chiều dài 17 km. 11. Tuyến từ xã Ia Krăi – Thủy điện Sê San 3A (ĐH.45G), có chiều dài 18 km. 12. Tuyến Ia Krăi - Ia Chía (ĐH.45H), có chiều dài 6 km. 13. Tuyến Ia Chía - Ia O (từ giáp huyện Đức Cơ – giáp quốc lộ 14C cũ - làng Kloong, ĐH.45I) , có chiều dài 34 km. 14. Tuyến Ia O – Ia Chía (ĐT 664 tại Làng Lân – đường liên xã Ia O – Ia Chía, ĐH.45K), có chiều dài 9 km. 15. Tuyến Ia O – Ia Chía (giáp QL 14C mới – giáp huyện Đức Cơ, ĐH.45L), có chiều dài 24 km. 16. Tuyến ĐT 664 – Ia Pếch (ngã ba gần hồ Cu Toong, ĐH.45M), có chiều dào 8 km. - Một số tuyến giao thông trên địa bàn huyện hình thành khá sớm, nối Ia Grai với địa bàn huyện Đức Cơ hiện nay như: 12
- + Đường Đức Cơ (Chư Ti) - Ia Châm, hình thành từ thời thuộc Pháp. Ở thời điểm năm 1964, con đường này được gọi là hương lộ, có chiều dài 20 km. + Đường Ia Chía - Lệ Kim (trước giải phóng là hương lộ Lệ Kim - Sùng Lễ), có chiều dài 13,3 km4. Đến nay, huyện Ia Grai có tổng chiều dài đường bộ là 679 km, mật độ đường đạt 0,6 km/km2. 100% số xã của huyện đã có đường nhựa đến trung tâm, lưu thông tốt trong cả mùa mưa và mùa khô. Nhìn chung, Ia Grai là huyện có mật độ đường và chất lượng đường giao thông khá tốt so với các huyện trong tỉnh. Là huyện tiếp giáp với thành phố Pleiku, trung tâm của huyện chỉ cách cảng hàng không Pleiku hơn 20 km, nên việc giao lưu bằng đường hàng không từ Ia Grai đến các trung tâm kinh tế - xã hội lớn của cả nước như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng cũng khá thuận tiện. Nằm bên bờ Sê San, giao thông đường thủy cũng khá phổ biến trong bộ phận người Jrai ở các làng ven sông. Cùng với huyện Chư Păh, người Jrai ở Ia Grai cũng là chủ nhân của những con thuyền độc mộc, được khoét từ một thân cây lớn, rất điển hình trong giao thông sông nước ở Tây Nguyên. Tuy nhiên ngày nay, những chiếc thuyền độc mộc đã dần thưa vắng, thay vào đó là những chiếc thuyền gắn máy đã ngày càng phổ biến trên sông nước Sê San. 1.2. Đặc điểm địa hình Do nền địa chất của huyện Ia Grai chủ yếu là bazan có cấu trúc dạng khối, dễ bị phá hủy và tạo thành lớp vỏ phong hóa dày hàng chục mét, hình thành trên đó lớp đất đỏ vàng (feralit) dày, tơi xốp, bở rời, dung trọng thấp, độ rỗng và hệ số rỗng cao, hệ số nén lún tương đối, lực dính kết nhỏ nên các công trình xây dựng, các công trình hạ tầng kỹ thuật cần lưu ý chống lún. Nhưng đây lại là một trong những loại đất màu mỡ, thích hợp với việc trồng các loại cây công nghiệp dài ngày. Ia Grai nằm trong khu vực địa hình tây cao nguyên Pleiku, tiếp giáp với vùng núi thấp nam Sa Thầy ở phía tây bắc và vùng đồi núi thấp khu vực biên giới Campuchia ở phía tây. Ranh giới giữa cao nguyên và vùng núi thấp là sông Ia Grai và Sê San. Địa hình chung thoải dần từ đông sang tây trong phạm vi ranh giới Ia Grai có 2 dạng địa hình chính sau: - Địa hình cao nguyên: phân bố ở khu vực trung tâm và phía đông của huyện. Diện tích 62.653 ha, chiếm 55,8% tổng diện tích tự nhiên từ huyện. Độ cao từ 800 - 200 m theo hướng thấp dần từ đông sang tây. Bề mặt cao nguyên bằng phẳng, sườn bị chia cắt tạo thành các dải đồi lượn sóng, có hướng đông - tây. Đỉnh các dải đồi bằng phẳng, độ dốc từ 3-80, sườn dốc từ 15-200, chân các dải đồi là các 4 Tòa hành chánh Pleiku, Pleiku ngày nay, 1964, tr. 21. 13
- thung lũng hẹp, ven các hợp thủy và suối nhỏ đổ ra sông Ia Grai và Sê San. Loại đất chủ yếu trên vùng cao nguyên là đất đỏ và nâu phát triển trên đá bazan, tầng dày >100cm, độ phì cao, rất lý tưởng cho việc trồng các loại cây công nghiệp lâu năm, có giá trị kinh tế cao như cà phê, cao su, điều cùng những đồi lúa và màu trên địa hình thấp ven suối. - Địa hình đồi núi thấp: Phân bố ở phía bắc và tây nam huyện, có diện tích 48.377 ha, chiếm 43,1% tổng diện tích tự nhiên, độ cao từ 800-1.000m (thuộc dẫy chí O ở phía bắc); và từ 400-7000 (thuộc dãy chí Gou Ngot ở phía tây nam). Địa hình có dạng núi khối tảng, chia cắt vừa ở phía bắc và dạng đồi núi sót, chia cắt ít ở phía tây nam. Độ dốc trung bình từ 20-250 ở phía tây nam; 20-300 ở phía bắc. Loại đất chủ yếu là đất xám, tầng mỏng (30-50cm) và đất xói mòn trơ sỏi đá. Thảm thực vật chủ yếu là rừng thường xanh. 1.3. Tài nguyên thiên nhiên Tài nguyên đất: Trên địa bàn huyện Ia Grai có 5 nhóm đất chính (gồm 11 loại đất). - Nhóm đất đỏ: Phân bố ở hầu hết các xã, trên địa hình đồi liền dải của cao nguyên. Trong nhóm này có 3 loại đất là: đất đỏ chua rất nghèo bazơ chiếm 59,443 ha; đất đỏ rất nghèo bazơ, sỏi sạn nông có 975 ha; đất nâu đỏ, nghèo bazơ có 1.117 ha. Đất đỏ trên bazan có thành phần cơ giới nặng (tỉ lệ sét >40%), tơi xốp khi ẩm, thoáng khí, thoát nước tốt. Khi ướt, đất này thường dẻo dính, khả năng chống chịu xói mòn tốt, hàm lượng mùn trong đất cao (>1,4%) tới độ sâu 100 cm. Khả năng cung cấp dinh dưỡng của đất cho cây trồng chủ yếu từ thành phần hữu cơ, còn thành phần khoáng thì rất thấp. Đất đỏ có tầng dày cao, độ phì tốt, phân bố trên địa hình liền dải, độ dốc từ 3-8 , thoát nước tốt, thích hợp cho cây trồn lâu năm, nhất là cây công nghiệp như: 0 cà phê, cao su, tiêu, điều. - Nhóm đất xám: Phân bố tập trung trên địa hình đồi núi thấp ở phía bắc và tây nam huyện gồm các loại đất: đất xám rất chua, có 495 ha; đất xám tầng mỏng 7.917 ha; đất xám nghèo bazơ có 31.544 ha; đất xám nghèo bazơ, sỏi sạn nông có 7.152 ha; đất xám nghèo bazơ, sỏi sạn sâu có 555 ha. Đất xám hình thành trên đá mácma axit có thành phần cơ giới nhẹ, tầng đất mỏng (30-50 cm), độ phì thấp, rất chua và nghèo lân, độ dốc lớn hơn 200. Hiện trạng chủ yếu là rừng tự nhiên, cây bụi, cỏ và nương rẫy. - Nhóm đất glây: Phân bố trong thung lũng thấp, đầu nguồn suối Ia Dơnil và Ia Harăng thuộc xã Ia Dêr và Ia Sao. Trong nhóm này có loại đất glây chua hình thành trong điều kiện bị ngập nước thường xuyên, nên thường có màu xám xanh. Đất giàu mùn, rất chua, thành phần cơ giới nặng, có thể trồng lúa nước. 14
- - Nhóm đất nâu thẫm: Phân bố trên địa hình đồi bằng thấp, vùng rìa bazan, thuộc xã Ia Chía. Trong nhóm này có loại đất nâu thẫm, sỏi sạn nông. Loại đất này hình thành trên đá bọt, ở vùng rìa bazan, tầng đất mỏng (
- Hệ thống suối của Ia Grai bắt nguồn và chảy trên sườn tây của cao nguyên Pleiku có lượng mưa lớn nên tầng thổ nhưỡng rất dày, nguồn nước khá dồi dào, địa hình thuận lợi cho xây dựng các hồ chứa, đập dâng nhỏ để lấy nước bơm, tưới cho cà phê trên các đồi và tưới cho lúa nước trên địa hình thấp ven suối. Vùng hạ lưu các suối nhánh và Ia Grai dốc, có nhiều ghềnh thác, thuận lợi cho xây dựng các công trình thủy điện nhỏ. Ngoài ra, vùng phía tây huyện còn có các suối nhỏ, bắt nguồn nội vùng, đổ ra sông Sê San như: Ia Bol, Ia Klei, Ia Hai, Ia Krel. Những suối này có nước quanh năm, có khả năng xây dựng các hồ chứa nhỏ, lấy nước tưới cho cây trồng và phục vụ sinh hoạt. Nước ngầm: Phần lớn đất đai của huyện Ia Grai nằm trên cao nguyên bazan, với khả năng chứa nước khá dồi dào. Lưu lượng các giếng khoan thường đạt 3-5 l/s, chất lượng nước rất tốt. Nước ngầm trong bazan thường xuất lộ trên mặt đất ở đầu nguồn các suối. Đây là các mỏ nước ngầm tự nhiên, thường được đồng bào tự khai thác, phục vụ sinh hoạt. Tài nguyên rừng: Tại thời điểm năm 2006, diện tích đất có rừng của Ia Grai là 26.141,9 ha, chiếm 23,3% tổng diện tích tự nhiên, chủ yếu là rừng non, rừng nghèo. Rừng gỗ cấp trữ lượng III có khả năng cho khai thác 169,5 ha, chiếm 0,7% diện tích rừng tự nhiên. Rừng trồng có trữ lượng cho khai thác có 86,1 ha. Rừng tự nhiên ở Ia Grai chủ yếu là rừng gỗ thường xanh, trên địa hình núi cao dốc và rừng thường xanh xen nửa rụng lá trên địa hình thấp, ít dốc. Ngoài ra, trên địa hình ít dốc, trên đất sau nương rẫy, còn có rừng le với diện tích 376,8 ha. Tổng trữ lượng gỗ rừng Ia Grai có khoảng 2,08 triệu m3. Trong đó, khả năng cho khai thác là 30.680,8 m3 rừng tự nhiên và 8.592,6 m3 rừng trồng. Ngoài ra, huyện còn có diện tích 28.668,2 ha đất trống, chiếm 22,6% tổng diện tích tự nhiên, trong đó, đất cây gỗ tái sinh nhiều có 11.977,6 ha; đất cây bụi, cây gỗ rải rác 15.986,2 ha; đất cỏ lau lách có 704,4 ha. Ia Grai nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa cao nguyên, có đặc điểm nhiệt và ẩm khá phong phú, nhưng phân hóa sâu sắc theo mùa và địa hình. - Theo phân vùng khí hậu tỉnh Gia Lai, huyện Ia Grai nằm trong hai tiểu vùng khí hậu có mưa nhiều ở phía tây tỉnh là: + Tiểu vùng khí hậu N1A3: thuộc khu vực đông bắc huyện, có yếu tố nhiệt độ hơi hạn chế, nhưng ẩm độ rất phong phú. Nhiệt độ trung bình từ 21-220C, tổng nhiệt độ năm 7.500-8.0000C. Lượng mưa trung bình từ 2.000-2.400mm. Khí hậu 16
- mưa ẩm và mát mẻ, thích hợp với các loại cây trồng, vật nuôi có nguồn gốc á nhiệt đới và nhiệt đới. + Tiểu vùng khí hậu N2A3: gồm các xã phía tây của huyện. Yếu tố nhiệt rất phong phú. Nhiệt độ trung bình 22-250C, tổng nhiệt độ /năm từ 8.000-9.0000C. Lượng mưa từ 2.400-2.800mm. Khí hậu của vùng nóng, ẩm, thích hợp với những cây trồng vật nuôi có nguồn gốc nhiệt đới như: cao su, điều, bò thịt. Trong địa phận huyện Ia Grai, ranh giới tương đối giữa hai tiểu vùng khí hậu là cao trình 600m. Độ cao trên 600m thuộc tiểu vùng thứ nhất, gồm các xã: Ia Sao, Ia Dêr, Ia Hrung, Ia Yok, Ia Kha, Ia Pếch. Độ cao dưới 600m thuộc tiểu vùng 2 gồm các xã: Ia Tô, Ia Krăi, Ia Khai, Ia O, Ia Chía. Ia Grai có sự phân hóa khí hậu theo mùa rất sâu sắc: Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, lượng mưa chiếm 90% tổng lượng mưa năm. Các tháng mưa tập trung là từ tháng 7-9, có thời gian mưa từ 25-27 ngày/tháng, cường độ lớn nên thường xảy ra xói lở đất và lũ quét ven sông suối. Đây là mùa cây trồng phát triển, sinh trưởng tốt. Mùa Khô: từ tháng 11 năm trước đến tháng 4 năm sau (6 tháng), thời gian kéo dài, lượng mưa ít, chỉ chiếm 10% tổng lượng mưa năm, lại gặp gió mùa đông bắc khô, hanh, nên rất khô hạn, ảnh hưởng đến sản xuất và sinh hoạt. Khoáng sản ở Ia Grai không nhiều, một số khoáng sản có ý nghĩa kinh tế đối với huyện được khai thác là đá, cát, sỏi; đá xây dựng gồm đá bazan và đá gra nit, phân bố ở các núi độc lập và ven sông suối lớn. Hiện vùng Ia Dêr, Ia Krăi đang được tập trung khai thác. Cát sỏi phân bố ven sôn Sê San, sông Ia Grai và các suối lớn. Sét gạch ngói phân bố ven suối Ia Blang, địa phận xã Ia Tô. Than bùn phân bố chủ yếu ở Ia Dêr và Ia Hrung. Tài nguyên du lịch: Ia Grai có những yếu tố có khả năng thu hút du khách dựa trên đặc điểm tự nhiên và các yếu tố lịch sử, văn hóa. Từ nhiều năm trước, thác Lệ Kim đã một thắng cảnh nổi tiếng của tỉnh Gia Lai. Đây là ngọn thác trên suối Blang, ranh giới giữa xã Ia Tô (B14 huyện Ia Grai) và xã Ia Dơk (B9, huyện Đức Cơ). Tên Lệ Kim có từ khi người Kinh được đưa lên lập khu dinh điền cùng tên. Còn với người Jrai thì từ lâu đời, đồng bào vẫn gọi thác nước này là Ia Grai Glong Blang nghĩa là Thác nước cao trên suối Blang. Thác có độ cao khoảng 30 m. Vì nước suối Blang không bao giờ cạn nên thác cũng đổ quanh năm. Từ xa nhìn lại, len lỏi giữa 2 sườn đồi xanh thẫm, con thác như dải lụa trắng vắt qua vai người thiếu nữ núi rừng. Đến gần hơn, bụi nước giăng giăng như mưa bụi mùa xuân mang lại cho du khách cảm giác sảng khoái, mát lạnh ngay cả giữa trưa hè oi ả. Từ bãi cát bồi dưới chân thác, men theo bờ bên phải hoặc bơi qua vùng nước tĩnh lặng khoảng 200 m là bạn đã ở ngay dưới chân thác nước rồi. Đồng bào địa phương cho biết: trước kia ở góc phía tây thác có một 17
- mái đá khá lớn nhô ra che chắn, tạo thành một hang rộng khoảng 20 m2. Dưới hang có một mặt đá phẳng lỳ như chiếc bàn cờ tiên và là bàn ăn tuyệt vời cho khách tham quan trong những chuyến dã ngoại. Từ chân thác Lệ Kim xuôi theo dòng suối chừng 500 m còn có một thác nước khác. Tuy không cao bằng thác Lệ Kim nhưng thác phía dưới cũng không kém phần thi vị6. Trước đây, hai bên bờ thác Lệ Kim có rất nhiều mai vàng. Mùa xuân về, tiếng chim hót, tiếng thác reo càng làm cho khoảng rừng này thêm thơ mộng. Bên cạnh đó, ở vị trí cận kề thành phố tỉnh lỵ Pleiku với khu du lịch Suối Nguồn, thác 9 tầng, những di tích lịch sử - văn hóa trên trục tỉnh lộ 664, đường Hồ Chí Minh (phà 6 phà 8, phà 10...); tái hiện hình ảnh “Người lái đò trên sông Pô Kô”; hệ thống các hồ đập thủy điện trên sông Sê San… cùng di sản văn hóa độc đáo của các dân tộc trên địa bàn huyện, trong đó có không gian văn hóa cồng chiêng, nghề làm thuyền độc mộc… của người Jrai cũng hứa hẹn sự hấp dẫn của một tuyến du lịch trong tương lai không xa. II. ĐỊA GIỚI, ĐỊA DANH VÀ ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH QUA CÁC THỜI KỲ 2.1. Những thay đổi về địa giới - địa danh Trước năm 1945: Vùng đất Ia Grai ngày nay là địa bàn cư trú từ lâu đời của người Jrai thuộc nhóm địa phương Tbuăn và Hdrung. Ngày 30-10-1893, hiệp ước Xiêm - Pháp được ký kết, Xiêm thừa nhận quyền bảo hộ của Pháp trên tả ngạn sông Mê Kông. Từ toàn bộ vùng đất nay thuộc Ia Grai nằm trong vùng đất Tây Nguyên nói chung, Gia Lai nói riêng được Pháp sáp nhập vào đất Hạ Lào. Sau nhượng bộ của triều đình nhà Nguyễn theo yêu sách của Khâm sứ Trung kỳ là Bulôsơ (Boulloche) ngày 16-10-1898, Tây Nguyên là vùng đất thuộc quyền bảo hộ trực tiếp của thực dân Pháp. Cũng trong năm này, tòa đại lý hành chính Kon Tum, bao gồm cả địa phận Gia Lai, Ia Grai được thành lập và giao cho linh mục thừa sai Viallenton (cha Truyền) cai quản. Sự kiện này được xem như dấu 6 Người Jrai trong vùng có truyền thuyết giải thích nguồn gốc 2 thác nước này: Ngày xưa, có một làng Jrai sống bên dòng suối này. Những người đàn ông và đàn bà trong làng luôn tranh cãi bất phân thắng bại vì bên nào cũng cho rằng mình có sức mạnh hơn. Cuối cùng, 2 bên đồng ý mở một cuộc thi: Trên dòng Ia Blang, những người đàn ông ở khúc dưới, những người đàn bà ở khúc trên, hai bên cùng thi nhau đào suối. Trong vòng 1 đêm, bên nào đào được sâu hơn thì bên đó thắng. Đợi đêm trăng lên, cuộc thi chính thức bắt đầu. Trời gần sáng, trong khi những người đàn ông ở khúc suối dưới còn hì hục đào thì đã nghe ở phía trên tiếng thác đổ ầm ầm. Những người đàn ông vội vã bỏ dở công việc chạy lên coi, biết đã thua nên họ không quay lại khúc suối của mình đào tiếp nữa. Câu chuyện cũng chỉ là một truyền thuyết như bao sự tích khác khi người ta muốn giải thích một điều gì đó, nhưng nó đã làm cho cụm thác này thêm một chút lung linh, hư ảo của phần hồn. 18
- mốc hoàn tất việc chinh phục vùng đất bắc Tây Nguyên của thực dân Pháp. Ngày 4-7-1905, Nghị định Toàn quyền Đông Dương thành lập tỉnh tự trị Plei-Kou-Der vùng đất nay là Ia Grai thuộc tỉnh này. Ngày 25-4-1907, Nghị định Toàn quyền đã xoá tỉnh Plei-Kou-Der. Đất đai của Ia Grai và Gia Lai ngày nay thuộc đại lý hành chính Kon Tum, nhập vào tỉnh Bình Định. Theo Nghị định Toàn quyền Đông Dương ngày 9-2-1913 (số 214 và 215), thực dân Pháp lập tỉnh Công Tum (từ đây viết là Kon Tum) thì địa bàn huyện Ia Grai cùng toàn tỉnh Gia Lai ngày nay cũng thuộc tỉnh này. Theo Nghị định Toàn quyền ngày 24-5-1925, đại lý hành chính Pleiku thuộc tỉnh Kon Tum được thành lập thì vùng đất Ia Grai ngày nay thuộc đại lý hành chính Pleiku. Ngày 24-5-1932, Nghị định Toàn quyền Đông Dương tách một phần đất phía nam tỉnh Kon Tum (gồm đại lý hành chính Pleiku và đại lý hành chính Cheo Reo) để thành lập tỉnh Pleiku thì phần đất của Ia Grai ngày nay cũng thuộc về tỉnh Pleiku. Trước Cách mạng Tháng Tám năm 1945, địa bàn huyện Ia Grai ngày nay thuộc huyện Chư Ti7, tỉnh Gia Lai. Nhưng do dân cư sinh sống phân tán, nên thực dân Pháp giao địa bàn này cho các đồn binh quản lý theo làng. Từ ngày 27-5-1946, vùng đất Ia Grai ngày này nằm trong tỉnh Gia Lai và thuộc Ủy phủ Liên bang phụ trách các dân tộc sơn cước miền nam Đông Dương cùng với các tỉnh Đak Lak, Đồng Nai Thượng, Lâm Viên và Kon Tum. Ngày 4-6- 1947, thực dân Pháp đổi Tòa Uỷ viên Liên bang sơn cước thành Tòa phụ trách các dân tộc sơn cước miền nam Đông Dương. Ngày 25-7-1950, chính quyền bù nhìn Bảo Đại ký sắc lệnh số 3, đặt các tỉnh Đak Lak, Đồng Nai Thượng, Lâm Viên, Pleiku và Kon Tum thành một địa phận hành chính riêng biệt gọi là Cao nguyên miền Nam thuộc Hoàng triều cương thổ. Ngày 21-5-1951, Bảo Đại với tư cách là Quốc trưởng đã ban hành đạo dụ số 10, ấn định quy chế riêng biệt cho đồng bào các dân tộc ít người Tây Nguyên8. Giai đoạn 1954 - 1975 Về phía chính quyền Sài Gòn Từ năm 1954 - 1958, phần lớn vùng đất nay thuộc huyện Ia Grai nằm trong quận Pleiku, tỉnh Pleiku. 7 Tỉnh Pleiku lúc đó có 5 đơn vị hành chính là: thị xã Pleiku, huyện An Khê, huyện Pleikly, huyện Chư Ti và huyện Cheo Reo. 8 UBND tỉnh Gia Lai, Địa chí Gia Lai, Nxb Văn hóa Dân tộc, 1999, Tr. 45-46 19
- Ngày 25-6-1958, Nghị định số 340-BNV/HC/NĐ của Bộ trưởng Nội vụ - Việt Nam cộng hòa chia quận Pleiku thành 2 quận mới là Lệ Trung và Thuận Đức thì hầu hết phần đất đai của huyện Ia Grai ngày nay thuộc quận Lệ Trung. Thời điểm năm 1964, tỉnh Pleiku có 3 quận là Lệ Trung, Lệ Thanh và Phú Nhơn thì hầu hết diện tích của huyện Ia Grai ngày nay thuộc quận Lệ Thanh và một phần nhỏ diện tích và dân số thuộc quận Lệ Trung. Cụ thể là: - Quận Lệ Thanh: + Các xã Kinh: Thạnh Đức (nay là vùng Ia Tô), Sùng Lễ (Ia Chía). + Các xã người dân tộc thiểu số: Plei Mơnú, Glan, Plei Kueng, Ia Grai (thuộc tổng Plei Dơnao); Plei Del, Plei De Ia Lung... (thuộc tổng Plei Del) - Quận Lệ Trung có 1 xã Kinh là Bảo Đức (nay là vùng trung tâm thị trấn Ia Kha) và các ấp người dân tộc thiểu số: Plei Klah (1, 2, 3), Plei Bang Yam, Plei Krăi9; Sau năm 1965, hầu như những vùng sâu, vùng xa của quận Lệ Thanh, chính quyền Sài Gòn không còn kiểm soát được nữa. Phần lớn các xã người Kinh được hình thành trên cơ sở các dinh điền thuộc địa bàn Ia Grai tan rã. Về phía chính quyền cách mạng: - Trong kháng chiến chống thực dân Pháp (1946 -1954), các xã nay thuộc huyện Ia Grai thuộc vùng Tây Đường 14, thuộc địa bàn hoạt động xây dựng cơ sở chính trị, phát động phong trào du kích chiến tranh, chưa có chính quyền kháng chiến. Đầu năm 1951, khi tỉnh sắp xếp lại địa bàn hoạt động, sáp nhập các khu nhỏ thành huyện lớn. Riêng địa bàn phía Tây Đường 14 (trong đó có huyện Ia Grai) vẫn là vùng đang xây dựng cơ sở chính trị của các đội vũ trang tuyên truyền. Từ năm 1954-1975, địa bàn tỉnh được chia làm 9 khu (tương đương huyện), toàn bộ khu vực nông thôn phía tây đường 14 trước kia (trong đó có huyện Ia Grai ngày nay) thuộc khu 4. Tháng 7-1960, tỉnh sáp nhập khu 4 và 5 ở phía tây đường 14 (khu vực các huyện Ia Grai, Chư Păh, Đức Cơ và Chư Prông hiện nay) thành khu 45. Giữa năm 1961, khu 45 lại được tách ra thành khu 4 (nay là địa bàn huyện Ia Grai, phần lớn huyện Chư Păh và phía tây huyện Đức Cơ) và khu 5 (nay là huyện Chư Prông và phía đông huyện Đức Cơ), phía tây Chư Sê. Đầu năm 1962, do yêu cầu thống nhất chỉ đạo công tác đinh điền ở khu vực 9 Tòa hành chánh Pleiku, Pleiku ngày nay, 1964, tr. 32-34 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Ebook Lịch sử Đảng bộ huyện Yên Minh (1944-2020): Phần 2
271 p | 8 | 4
-
Ebook Lịch sử Đảng bộ huyện Mèo Vạc (1962-2015): Phần 2
191 p | 14 | 3
-
Ebook Lịch sử Đảng bộ huyện Sơn Hà (1945-1990): Phần 1
118 p | 3 | 3
-
Ebook Lịch sử Đảng bộ huyện Mèo Vạc (1962-2015): Phần 1
74 p | 11 | 3
-
Ebook Lịch sử Đảng bộ huyện Yên Minh (1944-2020): Phần 1
203 p | 8 | 2
-
Ebook Lịch sử Đảng bộ huyện Núi Thành (1975-2020): Phần 1
162 p | 13 | 2
-
Ebook Lịch sử Đảng bộ huyện Hoàng Su Phì (1947-2017): Phần 1
57 p | 14 | 2
-
Ebook Lịch sử Đảng bộ huyện Hoàng Su Phì (1947-2017): Phần 2
79 p | 10 | 2
-
Ebook Lịch sử Đảng bộ huyện Phú Lương (1946-2015): Phần 1
280 p | 9 | 2
-
Ebook Lịch sử Đảng bộ huyện Đồng Văn (1944-2020): Phần 2
365 p | 10 | 2
-
Ebook Lịch sử Đảng bộ huyện Đồng Văn (1944-2020): Phần 1
124 p | 10 | 2
-
Ebook Lịch sử Đảng bộ huyện Thăng Bình (1930-1975): Phần 1
122 p | 14 | 2
-
Ebook Lịch sử Đảng bộ huyện Quế Sơn (1975-2000): Phần 1
139 p | 12 | 2
-
Ebook Lịch sử Đảng bộ huyện Phước Sơn (1975-2005): Phần 1 (Tập 2)
231 p | 11 | 2
-
Ebook Lịch sử Đảng bộ huyện Đông Giang (1945-2005): Phần 2
240 p | 12 | 2
-
Ebook Lịch sử Đảng bộ huyện Tuy Phong (1975-2000): Phần 2 (Tập 3)
123 p | 10 | 2
-
Ebook Lịch sử Đảng bộ huyện Núi Thành (1975-2020): Phần 2
286 p | 11 | 2
-
Ebook Lịch sử Đảng bộ huyện Thạnh Trị (1975-2000): Phần 1 (Tập 2)
109 p | 6 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn