intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Ebook Lịch sử Đảng bộ huyện Phú Lộc (1975 - 2005): Phần 1

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:62

15
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Ebook Lịch sử Đảng bộ huyện Phú Lộc (1975 - 2005): Phần 1 cung cấp cho người đọc những kiến thức như: Đảng bộ Phú Lộc lãnh đạo khắc phục hậu quả chiến tranh, xây dựng quê hương những năm đầu giải phóng (1975-1977); Đảng bộ Phú Lộc trong thời kỳ hợp nhất 1977-1990. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Ebook Lịch sử Đảng bộ huyện Phú Lộc (1975 - 2005): Phần 1

  1. BAN CHẤP HÀNH ĐẢNG BỘ HUYỆN PHÚ LỘC LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ HUYỆN PHÚ LỘC (1975 - 2005) NHÀ XUẤT BẢN THUẬN HÓA
  2. LỜI NÓI ĐẦU Đảng bộ Đảng Cộng sản Việt Nam huyện Phú Lộc có nhiệm vụ lịch sử lãnh đạo nhân dân Phú Lộc đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc XHCN, vun đắp nên huyện anh hùng chống ngoại xâm và đạt những thành tựu quan trọng trong sự nghiệp đổi mới CNH - HĐH đất nước, quê hương. Thường vụ Huyện uỷ đã tổ chức biên soạn, xuất bản cuốn “Lịch sử Đảng bộ huyện Phú Lộc - Tập I (1930-1975)”, góp phần tích cực vào công tác giáo dục truyền thống, công tác xây dựng Đảng và công tác nghiên cứu lịch sử của Đảng bộ Thừa Thiên Huế trong cách mạng và kháng chiến. Nghị quyết về nhiệm vụ công tác chính trị tư tưởng của Huyện uỷ Phú Lộc năm 2002 đã đề ra: “Tiếp tục bổ sung hoàn chỉnh lịch sử Đảng bộ giai đoạn 1930 - 1975 và tổ chức biên soạn lịch sử Đảng bộ huyện thời kỳ 1975 - 2005”. Thường vụ Huyện uỷ đã quyết định biên soạn Lịch sử Đảng bộ Tập II(1975-2005) - 30 năm thực hiện nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ quê hương, Tổ quốc Việt Nam XHCN. Ba mươi năm sau ngày đất nước, quê hương giải phóng, mặc dù gặp nhiều khó khăn thử thách, công tác tổ chức, cán bộ, quản lý hành chính của huyện có lúc thay đổi, song Đảng bộ và nhân dân đã phát huy truyền thống anh hùng cách mạng, nhanh chóng khắc phục hậu quả chiến tranh, thực hiện đường lối đổi mới, sự nghiệp CNH - HĐH nông nghiệp - nông thôn đạt nhiều thành tựu trên tất cả các lĩnh vực đời sống xã hội. Bộ mặt nông thôn, đô thị được khởi sắc. Với vị thế địa chính trị, kinh tế thuận lợi, có thiên nhiên đẹp, cảnh đẹp và con người đẹp lại được cả trong và ngoài nước quan tâm hợp tác, đầu tư, nhân dân cần cù, sáng tạo, quê hương Phú Lộc đang trên đà đi lên xây dựng CNXH ở mảnh đất cửa ngõ phía Nam tỉnh Thừa Thiên Huế văn hiến và cách mạng. Lịch sử Đảng bộ huyện Phú Lộc - Tập II tiếp tục tái hiện phong trào hành động cách mạng của nhân dân, những sự kiện lịch sử quan trọng dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ huyện giai đoạn 1975 - 2005, những thành tựu trên các lĩnh vực trong sự nghiệp đổi mới, góp phần kết nối, vun đắp những trang sử vẻ vang của Đảng bộ 75 năm qua, viết tiếp những trang sử mới thế kỷ XXI. 2
  3. Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện biên soạn, song những sự kiện diễn ra trong thời kỳ này nhanh chóng và liên tục, khó tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót nhất định. Mong các đồng chí lãnh đạo huyện qua các nhiệm kỳ, các tổ chức cơ sở Đảng, cán bộ, đảng viên và bạn đọc tiếp tục tham gia, đóng góp ý kiến để Thường vụ Huyện uỷ tổ chức hoàn chỉnh trong những lần xuất bản sau này. Thường vụ Huyện uỷ Phú Lộc xin chân thành cảm ơn các đồng chí lãnh đạo huyện thời kỳ 1975 - 2005, các ban, UBKT, Văn phòng Huyện uỷ; các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể và các đồng chí trong Ban chỉ đạo, Ban biên soạn, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Nhà xuất bản Thuận Hóa đã giúp đỡ, tạo điều kiện để chúng tôi hoàn thành biên soạn, xuất bản cuốn sách này. Phú Lộc, ngày 19 tháng 5 năm 2015 T/M BAN THƯỜNG VỤ HUYỆN ỦY PHÚ LỘC Hoàng Văn Giải Tỉnh uỷ viên, Bí thư Huyện uỷ, Chủ tịch HĐND huyện 3
  4. CHƯƠNG I ĐẢNG BỘ PHÚ LỘC LÃNH ĐẠO KHẮC PHỤC HẬU QUẢ CHIẾN TRANH, XÂY DỰNG QUÊ HƯƠNG NHỮNG NĂM ĐẦU GIẢI PHÓNG (1975-1977) I. PHÚ LỘC NHỮNG NGÀY ĐẦU GIẢI PHÓNG THÁNG 3-1975 Trên mảnh đất cửa ngõ phía Nam của tỉnh Thừa Thiên Huế, quân dân Phú Lộc cùng quân chủ lực của Bộ và của tỉnh đã anh dũng, chiến đấu ngoan cường đến sáng ngày 24/3/1975, lá cờ bách chiến bách thắng của quân và dân Phú Lộc đã tung bay phất phới trên cột cờ trụ sở hành chính, quân sự của quận lỵ Phú Lộc. Phú Lộc đã hoàn toàn giải phóng, góp phần quan trọng giải phóng toàn tỉnh, giành thắng lợi cho chiến dịch Huế - Đà Nẵng, một trong 3 chiến dịch quyết định đại thắng mùa Xuân năm 1975. Đại thắng mùa Xuân 1975 mà đỉnh cao là chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử đã giải phóng hoàn toàn miền Nam, mở ra một giai đoạn mới của cách mạng Việt Nam: Đất nước hoà bình thống nhất, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Đảng bộ và nhân dân Phú Lộc vô cùng phấn khởi, tự hào đã bền bỉ chiến đấu trong gian khổ, ác liệt 30 năm ròng rã với bao mất mát, hy sinh góp phần vào giải phóng quê hương, để các thế hệ nối tiếp được sống trong hoà bình, xây dựng, vun đắp quê hương ngày càng giàu đẹp. Không khí xóm thôn rộn rã, tưng bừng từ vùng ven núi đến ven biển. Nhân dân nô nức tham gia lễ hội mừng quê hương giải phóng. Phụ nữ phấn khởi trong những ngày đoàn tụ gia đình, làng xóm. Nam nữ thanh niên hăng hái tham gia biểu diễn văn nghệ cho các cuộc sinh hoạt các giới, nhất là cho các cuộc mít tinh ra mắt chính quyền cách mạng. Học sinh chuẩn bị tựu trường đầu tiên dưới chế độ mới, kết thúc năm học 1974-1975. Đảng bộ Phú Lộc, 30 năm kiên cường, gian khổ lãnh đạo nhân dân qua các chặng đường lịch sử khó khăn, thử thách đã hoàn thành nhiệm vụ giải phóng dân tộc trên địa bàn. Lớp lớp cán bộ, đảng viên và nhân dân anh dũng hy sinh, thương tật, tù đày trong kháng chiến chống xâm lược. Số cán bộ, chiến sĩ chiến đấu trong chiến dịch Xuân 1975 trở về trong sự khâm phục, thương yêu của nhân dân. 4
  5. Niềm vui lớn lao là thuận lợi cơ bản trong thời kỳ mới để khôi phục lại cuộc sống, ổn định sản xuất, khắc phục hậu quả chiến tranh. Từ đó, Đảng bộ và nhân dân Phú Lộc xây dựng chính quyền cách mạng, quản lý, điều hành xã hội, tổ chức mặt trận, đoàn, hội giải phóng, đoàn kết toàn dân vượt qua những khó khăn thử thách của buổi đầu xây dựng chế độ dân chủ nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng. Những thuận lợi cơ bản của Đảng bộ và nhân dân Phú Lộc trong thời kỳ mới là: Dưới sự lãnh đạo của Đảng, trực tiếp là Tỉnh uỷ Thừa Thiên Huế với những đường lối, chủ trương của hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, Đảng bộ Phú Lộc sẽ vận dụng cụ thể vào địa bàn huyện để xây dựng tổ chức cách mạng, lãnh đạo nhân dân bước vào thời kỳ mới. Chính quyền cách mạng huyện, xã được thành lập, quản lý điều hành xã hội, nhân dân làm chủ, thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân trong công cuộc phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh. Phát huy truyền thống đoàn kết trong giải phóng dân tộc, Mặt trận Giải phóng dân tộc và các đoàn thể giải phóng hình thành, tập hợp, đoàn kết lực lượng xây dựng cuộc sống, chống lại âm mưu, thủ đoạn của kẻ thù. Lòng trung thành, niềm tin vào Đảng của nhân dân Phú Lộc đã vượt qua mọi thử thách, hoàn thành nhiệm vụ trong gian khổ, bom đạn. Đây là một lực lượng to lớn, kiên cường, dũng cảm vượt qua những khó khăn của thời kỳ đầu để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Lực lượng và tập quán lao động của nhân dân Phú Lộc sẽ khai thác tốt tiềm năng, thế mạnh của các vùng đồng bằng, ven núi, ven biển. Sự chỉ đạo hướng dẫn của các ban, ngành của Tỉnh uỷ, chính quyền tỉnh, sự giúp đỡ của các địa phương miền Bắc, sự phối hợp, hỗ trợ của các đơn vị bộ đội, các huyện và thành phố trong tỉnh tạo thêm thuận lợi, giảm bớt khó khăn cho huyện Phú Lộc. Song, bên cạnh những thuận lợi cơ bản, huyện Phú Lộc cũng đứng trước những khó khăn to lớn: 5
  6. Chủ nghĩa thực dân mới đã thất bại nhưng ảnh hưởng của nó còn rất nặng nề trong từng thôn xóm, gia đình và trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, tư tưởng, văn hoá xã hội. Ruộng đồng, vùng biển, rừng núi bị chiến tranh tàn phá nặng nề, ruộng đất bị bỏ hoang. Do bom đạn liên tục nên nhiều gia đình phải bỏ làng đi làm ăn, sinh sống nơi khác. Bom mìn của địch dày đặc, nhất là vùng núi và các xã giáp núi. Nông dân sản xuất trong cảnh “trên bom, dưới đạn”, không có hệ thống tưới tiêu, không có điều kiện thâm canh, áp dụng kỹ thuật dù là theo cách làm ăn truyền thống lâu đời. Sau giải phóng, hàng vạn nhân dân trong huyện kể cả số người di tản trở về và số ở lại tại chỗ đều không có lương thực và các nhu cầu đời sống khác. Nhà cửa, vườn tược hoang tàn...Đời sống nhân dân hết sức khó khăn. Chính quyền cách mạng mới hình thành nhưng công việc cấp bách là phải cứu dân, tổ chức cung cấp gạo, muối, vải, dầu, thuốc men, sách vở và vật tư, vật liệu để xây dựng, sửa sang nhà cửa, sản xuất ... cho từng gia đình. Tuy nhiên, vẫn chưa thể đáp ứng được yêu cầu tối thiểu của nhân dân. Huyện uỷ, Uỷ ban Nhân dân cách mạng Phú Lộc đã tổ chức các đoàn đi vận động hỗ trợ lương thực ở tỉnh Quảng Nam và một số nơi khác. Đồng thời, vận động trong nhân dân “nhường cơm xẻ áo” và phát động đợt trồng rau màu ngắn ngày trong toàn huyện để giảm bớt khó khăn về lương thực. Lãnh đạo kinh tế - xã hội theo con đường XHCN ở cấp huyện thì hoàn toàn mới mẻ, phức tạp. Nhất là thời gian đầu gặp không ít khó khăn, vấp váp trong khắc phục hậu quả chiến tranh, trong xây dựng hệ thống chính trị, đặc biệt là quản lý Nhà nước ở địa phương, đối phó với các âm mưu phá hoại; giải quyết tư tưởng, cải tạo những người tham gia chế độ cũ. Trong lúc đó, cán bộ lãnh đạo ở các lĩnh vực chưa có kinh nghiệm giải quyết những vấn đề phát sinh từ cuộc sống mới. Bộ máy chiến tranh của địch tuy bị đập nát, tan rã nhưng vẫn còn một số phần tử ngoan cố, vốn có nợ máu với nhân dân nên tiếp tục tìm cách gây rối, phá hoại như các vụ bắn lén cán bộ ở Vinh Mỹ, Lộc An... Đảng bộ huyện Phú Lộc đã phát huy những thuận lợi, vượt qua khó khăn thử thách, lãnh đạo nội dung thi đua, lao động sản xuất, mừng quê hương đất nước hoàn toàn giải phóng. 6
  7. Đầu tháng 4-1975, nhân dân các xã đã tham gia các cuộc mít tinh ra mắt chính quyền xã, dự lễ tuyên bố thành lập Mặt trận Dân tộc Giải phóng, Đoàn Thanh niên Nhân dân cách mạng, Hội Phụ nữ, Hội Nông dân giải phóng và dự lễ ra mắt chính quyền cách mạng huyện Phú Lộc tại thị trấn. Ngày 21-4-1975, đoàn nhân dân Phú Lộc lên Huế cùng với nhân dân toàn tỉnh tham gia cuộc mít tinh trọng thể trước quảng trường Ngọ Môn, diễu hành qua các đường phố chào mừng Thừa Thiên Huế hoàn toàn giải phóng. Ngày 6-5-1975, Thường vụ Tỉnh uỷ ra chỉ thị về tổ chức trọng thể lễ mừng chiến thắng miền Nam hoàn toàn giải phóng, tiến tới thống nhất đất nước, cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội. Chỉ thị đề ra nội dung tuyên truyền giáo dục: Nêu bật ý nghĩa thắng lợi của cuộc cách mạng chống Mỹ, cứu nước của dân tộc ta. Đẩy mạnh tuyên truyền về Đảng, về Quân đội nhân dân. Ra sức thực hiện những nhiệm vụ trong giai đoạn cách mạng mới, quản lý tốt các vùng giải phóng, đẩy mạnh sản xuất ổn định đời sống nhân dân. Thực hiện chủ trương của Tỉnh uỷ, Huyện uỷ Phú Lộc về tuyên truyền giải phóng quê hương, các đồng chí Huyện uỷ viên được phân công về các xã để tuyên truyền thắng lợi công cuộc giải phóng miền Nam, đem lại niềm vui, niềm tin về Đảng. Tự hào về Đảng và Quân đội Nhân dân Việt Nam anh hùng, chính quyền và nhân dân đoàn kết xây dựng lại quê hương, thi đua sản xuất, ổn định đời sống tinh thần và vật chất cho từng gia đình, thôn xóm. Huyện uỷ Phú Lộc chỉ đạo các chi bộ xã tổ chức lễ mừng chiến thắng với những hoạt động tuyên truyền, văn hoá, văn nghệ, thể thao phong phú, đa dạng. Trên các trục đường liên xã ở khu 1, khu 2, khu 3, trụ sở các xã, các đường làng đều có những cổng chào với cờ hoa rực rỡ. Các cuộc mít tinh, biểu diễn văn nghệ, hoạt động thể thao với hội đua thuyền mang cờ Tổ quốc tung bay trên sông nước được tổ chức đều ở các xã. Đảng bộ và nhân dân Phú Lộc ghi sâu công lao các liệt sĩ đã đổ máu xương cho quê hương giải phóng, cho nhân dân được sống trong hoà bình, độc tập, tự do, nên sau ngày miền Nam giải phóng đã tổ chức xây dựng tượng đài 7
  8. Tổ quốc ghi công của huyện. Đại diện huyện và các xã đã tổ chức thăm viếng các gia đình liệt sĩ, các đồng chí thương binh và gia đình có công với cách mạng. Ngày 15-5-1975, đoàn đại biểu nhân dân Phú Lộc lên Huế cùng 5 vạn người trong toàn tỉnh tham dự cuộc mít tinh mừng miền Nam hoàn toàn giải phóng, giang sơn thu về một mối, đất nước thống nhất hoà bình, đi lên CNXH. Nhân dân Phú Lộc cũng như nhân dân toàn tỉnh vô cùng sung sướng, xúc động với lời tiên đoán của Bác Hồ “Bắc Nam sum hợp Xuân nào vui hơn” và thấy “như có Bác trong ngày vui đại thắng”. Tình hình Phú Lộc sau ngày giải phóng là niềm vui lớn lao của nhân dân mừng quê hương, đất nước hoàn toàn giải phóng, được sống trong Độc lập - Tự do - Hoà bình - Thống nhất. Cùng với những thuận lợi cần nỗ lực phát huy là những khó khăn, thách thức đòi hỏi chính quyền và nhân dân phải quyết tâm, đoàn kết để từng bước khắc phục trên con đường xây dựng quê hương sau 30 năm khói lửa, chiến tranh. II. XÂY DỰNG ĐẢNG, CHÍNH QUYỀN, MẶT TRẬN DÂN TỘC GIẢI PHÓNG VÀ CÁC ĐOÀN THỂ Đảng bộ Phú Lộc đã nỗ lực lãnh đạo nhân dân trong huyện nhanh chóng ổn định tình hình chính trị để bước vào thời kỳ khắc phục hậu quả chiến tranh, xây dựng cuộc sống mới. Huyện uỷ đã khẩn trương củng cố tổ chức hệ thống chính trị, nhất là Uỷ ban Nhân dân cách mạng huyện và các xã - chính quyền cách mạng của nhân dân, bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng trên địa bàn huyện. Huyện Phú Lộc đã chuẩn bị mọi mặt để đúng ngày 14/4/1975 tổ chức mit tinh ra mắt chính quyền cách mạng và lực lượng lãnh đạo chính trị sau giải phóng. Đồng chí Đặng Minh Hường, Tỉnh uỷ viên, Tỉnh Đội trưởng, trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo chiến dịch 1975 được tỉnh cử làm Bí thư Huyện uỷ Phú Lộc, đồng chí Trương Thị Châu làm Chủ tịch UBND, đồng chí Trần Thị Oanh làm Chủ tịch Mặt trận Dân tộc Giải phóng. Tháng 8/1975 đồng chí Dương Thanh Sinh, Quyền Bí thư Huyện uỷ. Đến đầu tháng 9/1975 bàn giao chức vụ Bí thư Huyện uỷ cho đồng chí Lê Thái Tâm (Lê Quý Mỹ). Ban Thường vụ Huyện uỷ Phú Lộc gồm có các đồng chí: - Lê Thái Tâm (Lê Quý Mỹ) Bí thư Huyện uỷ 8
  9. - Võ Lạng Uỷ viên Thường vụ - Trương Thị Châu Uỷ viên Thường vụ - Trương Văn Lộc (Công an) Uỷ viên Thường vụ - Trần Việt Hà (Huyện đội) Uỷ viên Thường vụ Huyện uỷ đã thành lập các ban Đảng: Ban Tổ chức, Ban Tuyên huấn, Ban Dân vận, Ban Kiểm tra, Văn phòng Huyện uỷ, phân công các đồng chí Uỷ viên Thường vụ, Huyện uỷ viên làm Trưởng các Ban Đảng. Một số Uỷ viên Thường vụ phụ trách chính quyền, Huyện đội, Công an... Huyện uỷ cũng đã khẩn trương tiến hành soát xét về công tác tổ chức, có kế hoạch xây dựng cơ sở Đảng trong huyện. Những chi bộ của Đội công tác các xã vùng trên và các Chi bộ mật chuyển thành chi bộ ở các xã. Ở các xã chưa có đảng viên thì đưa số đảng viên ở cơ quan huyện, lực lượng vũ trang về dựa vào lực lượng cốt cán, xây dựng tổ chức mới. Ở các cơ quan, đơn vị huyện đã tổ chức kết nạp số đảng viên có thành tích trong chiến đấu. Với thủ đoạn bôi lem của địch, những phần tử xấu đã tung tin cán bộ, cơ sở và gia đình có quan hệ với chính quyền cũ gây khó khăn cho công tác tổ chức xây dựng Đảng, bảo vệ chính trị nội bộ. Vì vậy, thái độ của Huyện uỷ phải rất bình tĩnh, xem xét các mối quan hệ biện chứng và những hoạt động, hiệu quả thực tế trong kháng chiến. Ban Kiểm tra Huyện uỷ đã xác minh từ cơ sở đối với cán bộ, đảng viên và cơ sở dự kiến phát triển Đảng theo mấy vấn đề cơ bản: - Đã được thử thách trong chiến đấu và lập trường, quan điểm trong công tác sau giải phóng. - Dư luận quần chúng nhất là cơ sở cách mạng. - Không vi phạm các điều kiện không đủ tiêu chuẩn kết nạp Đảng của Trung ương. Đội ngũ cán bộ được tăng cường từ các nguồn: - Cán bộ từ Trường Sơn về được bồi dưỡng nghiệp vụ phụ trách. - Cán bộ quê Phú Lộc từ miền Bắc trở về xây dựng quê hương. - Cán bộ lãnh đạo do Thường vụ Tỉnh uỷ quyết định tăng cường. 9
  10. Tổ chức cơ sở Đảng hình thành ở các xã và các cơ quan Huyện uỷ, Uỷ ban Nhân dân huyện, Công an, Huyện đội... Về công tác tư tưởng trong giai đoạn cách mạng mới, Huyện uỷ Phú Lộc tiếp thu Chỉ thị của Tỉnh uỷ Thừa Thiên Huế tháng 6-1975: “Trong giai đoạn cách mạng mới, nhiều cán bộ, đảng viên sau nhiều năm lăn lộn trong chiến đấu nay lại lao vào công cuộc quản lý xã hội, chăm lo đời sống quần chúng, nhân dân đòi hỏi đảng viên phải có tinh thần vì Đảng, vì dân trong công cuộc hàn gắn vết thương chiến tranh, giữ vững đạo đức cách mạng, chịu khó học hỏi, rèn luyện để hoàn thành nhiệm vụ được giao.”. Huyện uỷ đã mở đợt sinh hoạt chính trị trong toàn Đảng bộ với các lớp học ở xã, cơ quan huyện, giáo dục về mục đích lý tưởng của Đảng, nhiệm vụ của Đảng trong giai đoạn cách mạng theo Nghị quyết 24 của Trung ương Đảng tháng 9-1975 về: - Hoàn thành thống nhất Tổ quốc và đưa cả nước đi lên CNXH. - Về cách mạng XHCN ở miền Nam, nghị quyết nhấn mạnh phải kết hợp chặt chẽ cải tạo và xây dựng, trong một thời gian nhất định ở miền Nam, còn nhiều thành phần kinh tế. - Đợt sinh hoạt chính trị trong Đảng bộ đã nâng cao nhận thức về cuộc chiến đấu mới không kém phần quyết liệt gian khổ, tăng cường sức chiến đấu của tổ chức và mỗi đảng viên ở các lĩnh vực công tác. - Huyện uỷ cũng đã tổ chức sinh hoạt chính trị cho đội ngũ giáo viên, công nhân viên chức và lực lượng vũ trang nhân dân toàn huyện nhằm nâng cao lòng tự hào về đất nước, quê hương, ý thức làm chủ và trách nhiệm công dân trong nhiệm vụ của mình. Phương châm của Huyện uỷ đề ra cho mỗi cán bộ, đảng viên: “Nói đi đôi với làm, phải làm được việc, đề cao tinh thần học hỏi, rèn luyện trong công tác, phấn đấu hoàn thành công việc được giao”. Trong buổi đầu, Tỉnh uỷ đã chỉ đạo, hướng dẫn Huyện uỷ trên các lĩnh vực xây dựng, quản lý kinh tế, quy hoạch cán bộ các ngành. Những đồng chí trưởng ban, trưởng ty đưa về hỗ trợ huyện xây dựng các ngành bưu điện, giáo dục, xây dựng quy hoạch, tổ chức hợp tác và nông nghiệp... 10
  11. Trong công tác xây dựng Đảng, song song với công tác tổ chức tư tưởng, Huyện uỷ đã rất coi trọng công tác kiểm tra, bảo vệ chính trị nội bộ để đưa vào Đảng những đảng viên có chất lượng. Huyện uỷ cũng đã xác minh, kết luận, khôi phục Đảng cho các đồng chí bị tù, các đảng viên kết nạp tại chỗ (Đảng viên mật). Đồng thời, kiên quyết xử lý một số trường hợp đảng viên bị mua chuộc, nhận việc của địch. Qua công tác kiểm tra, bảo vệ chính trị nội bộ, đội ngũ cán bộ, đảng viên Phú Lộc bảo đảm tiêu chuẩn chính trị, đoàn kết một lòng, vượt qua thời kỳ đầu xây dựng quê hương, đất nước để thực hiện 2 nhiệm vụ chiến lược của Đảng: Xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN. Giành chính quyền về tay nhân dân là mệnh lệnh chiến đấu, là sự hy sinh của cả dân tộc trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Chính quyền cách mạng là quyền lực của nhân dân, vai trò làm chủ xã hội của nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng. Bao nhiêu năm sống đọa đày, nô lệ dưới chính quyền tay sai đế quốc, nhân dân Phú Lộc đã giành lại chính quyền dân chủ - nhân dân đã tồn tại từ Cách mạng Tháng Tám và kháng chiến chống thực dân Pháp. Thực hiện Chỉ thị khẩn cấp của Thường vụ Tỉnh uỷ Thừa Thiên Huế ngày 28-3-1975 về tổ chức chính quyền cách mạng các cấp, Huyện uỷ Phú Lộc đã đề ra nhiệm vụ cấp bách: - Hình thành chính quyền cách mạng ở các xã, tổ chức Uỷ ban Nhân dân cách mạng thật sự có hiệu lực. Thành lập các phòng chuyên môn của UBND huyện, thành lập các tổ chức dân quân, an ninh cơ sở, thi hành các chính sách, các thông cáo của chính quyền cách mạng. Uỷ ban Nhân dân huyện Phú Lộc do đồng chí Trương Thị Châu, Uỷ viên Thường vụ Huyện uỷ, một cán bộ tại chỗ, trưởng thành trong phong trào cách mạng quần chúng được nhân dân trong huyện yêu mến, tin cậy làm Chủ tịch. Phó Chủ tịch là đồng chí: Trương Văn Lộc, phụ trách khối nội chính; đồng chí Nguyễn Công Phu, phụ trách công thương, tài mậu Uỷ viên thư ký là đồng chí Nguyễn Câu Và một số Uỷ viên Uỷ ban như: Huyện đội Trưởng, Trưởng Công an huyện. 11
  12. Các phòng chuyên môn được thành lập: Văn phòng Uỷ ban Nhân dân, Phòng Tài chính, Ngân hàng huyện, Phòng Công thương, Phòng Giáo dục, Phòng Văn hoá-Thông tin, Phòng Bưu điện, Giao thông, Phòng Nông nghiệp. Các cơ quan tư pháp như Viện Kiểm sát, Toà án huyện hình thành. Các cơ quan chuyên môn đã triển khai công tác nghiệp vụ trên các lĩnh vực đời sống xã hội như sản xuất nông nghiệp, ngành nghề, các ngành dịch vụ tài chính, bưu điện, giao thông, tổ chức trường lớp cho con em từ mẫu giáo đến học sinh tiểu học, trung học cơ sở theo phân cấp quản lý thuộc UBND huyện. Phối hợp với Sở Giáo dục tỉnh tổ chức học tập cho các trường phổ thông trên địa bàn huyện như trường An Lương Đông, Vinh Hưng. Huyện uỷ, Ủy ban Nhân dân Cách mạng huyện đã khẩn trương tuyển chọn những thanh niên bảo đảm các chỉ tiêu về chính trị và sức khoẻ để bổ sung cho lực lượng an ninh của tỉnh, huyện. Đồng thời, xây dựng lực lượng an ninh xã, bảo đảm số lượng và chất lượng cũng như bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở cơ sở. Cơ quan an ninh huyện hình thành với các bộ phận nghiệp vụ theo quy định ngành Công an. Lực lượng vũ trang huyện được củng cố, hình thành Ban Chỉ huy huyện đội gồm các cơ quan: tham mưu, chính trị, hậu cần, xây dựng đơn vị tập trung và hình thành Ban chỉ huy các xã đội với 1 trung đội dân quân xã. Bộ máy chính quyền cấp xã gồm một số đồng chí trong Đội vũ trang công tác, cán bộ huyện tăng cường về giữ chức chủ tịch, phó chủ tịch Uỷ ban Nhân dân Cách mạng xã. Ở thôn, chủ yếu lập Ban Cán sự thôn, lựa chọn một số cơ sở cốt cán đảm nhiệm. Huyện đã đưa đi tập huấn ở tỉnh những cán bộ chủ chốt ở chính quyền và các ngành chuyên môn nhằm bồi dưỡng kiến thức quản lý Nhà nước cấp huyện, tổ chức các lớp tập huấn cho cán bộ xã về chức năng, nhiệm vụ, nguyên tắc tổ chức, lề lối sinh hoạt, công tác của chính quyền cơ sở. Trong cách mạng dân tộc dân chủ, Đảng bộ Phú Lộc đã xây dựng khối đoàn kết toàn dân vững mạnh để vượt qua mọi thử thách, gian nguy giành thắng lợi. Sau ngày giải phóng, khối đại đoàn kết của nhân dân Phú Lộc, thông qua tổ 12
  13. chức Mặt trận Dân tộc Giải phóng để tập hợp lực lượng toàn dân dưới sự lãnh đạo của Đảng nhằm động viên, cổ vũ, nhân dân thực hiện đường lối chính sách của Đảng trong giai đoạn cách mạng mới. Huyện uỷ đã chỉ đạo hình thành Uỷ ban Mặt trận huyện, các xã. Uỷ ban Mặt trận Dân tộc Giải phóng huyện gồm có 3 thành viên, do đồng chí Trần Thị Oanh, Huyện uỷ viên làm Chủ tịch, đồng chí Đặng Ngọc Luyện, Phó Chủ tịch. Uỷ ban Mặt trận Dân tộc Giải phóng huyện đã quán triệt và phát động phong trào nhân dân thực hiện chính sách 12 điểm đối với vùng mới giải phóng, chính sách 10 điểm đối với nhân viên, sĩ quan, binh lính chế độ cũ, chính sách tự do tín ngưỡng và tự do không tín ngưỡng, chính sách đại đoàn kết dân tộc. Hoạt động tuyên truyền, giáo dục, vận động của Mặt trận đã động viên được các tầng lớp nhân dân góp phần tích cực vào việc xây dựng và bảo vệ chính quyền cách mạng, ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội, tạo nên khí thế mới, sức mạnh của khối đoàn kết dân tộc. Các đoàn thể chính trị hình thành, thành viên của Mặt trận là lực lượng nòng cốt trong khối đại đoàn kết toàn dân huyện Phú Lộc. Công đoàn giải phóng tập hợp cán bộ, công nhân viên Nhà nước ở các cơ quan, trường học, bệnh viện, xí nghiệp thực hiện nghĩa vụ, quyền lợi đoàn viên tham gia xây dựng lực lượng công đoàn, khẳng định vai trò của một bộ phận giai cấp công nhân. Đoàn Thanh niên Nhân dân Cách mạng chuyển sang Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh huyện Phú Lộc, đã hình thành bộ máy Huyện đoàn, các xã Đoàn, tổ chức Đoàn ở các cơ quan, lực lượng vũ trang bao gồm những thanh niên hăng hái, xung kích trong công tác, đồng thời Đoàn đã quan tâm tập hợp, giáo dục thiếu niên, nhi đồng, tập hợp và tổ chức sinh hoạt cho thanh niên ngoài Đảng bằng phương pháp thuyết phục, hình thức giáo dục phù hợp, khơi dậy được tính tích cực trong thanh niên, nhất là thanh niên nông thôn. Hội Phụ nữ Giải phóng huyện, một lực lượng của 3 mũi giáp công, đội quân tóc dài đi đầu trong phong trào đấu tranh chính trị của quần chúng trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước đã hình thành hệ thống tổ chức từ Hội 13
  14. cấp huyện, xã, chi hội thôn, các Ban nữ công của các Công đoàn, Ban nữ công của lực lượng vũ trang, Công an huyện. Nông dân Phú Lộc ngày đêm sản xuất trong mưa bom bão đạn, chịu đựng cuộc càn quét của địch cướp của, bắt người hòng dập tắt ý chí chống xâm lược của nông dân, nông thôn nhưng nông dân Phú Lộc có khoảng hơn 80% nhân dân toàn huyện đã kiên cường bám đất giữ làng, quyết tâm chiến đấu và phục vụ cuộc chiến đấu kiên trì bền bỉ tiếp sức người, sức của cho chiến trường. Hội Nông dân giải phóng huyện, các xã hình thành, là lực lượng chủ yếu hàn gắn, khôi phục hậu quả chiến tranh trong sản xuất nông nghiệp và nông thôn trong huyện. Hội phụ lão giải phóng được thành lập ở cơ sở nông thôn, trực tiếp với Mặt trận Dân tộc giải phóng các xã, động viên, giáo dục con em hăng hái phục vụ nhiệm vụ chính sách trong giai đoạn mới, bảo vệ và giáo dục thuần phong mỹ tục làng xã, họ tộc, gia đình, xã hội. Đồng bào theo đạo Thiên chúa, đạo Phật được tổ chức sinh hoạt tôn giáo trong hoà bình, trở thành thành viên của Mặt trận Dân tộc Giải phóng. Huyện uỷ, Mặt trận Dân tộc Giải phóng huyện đã tổ chức cho chức sắc tôn giáo nghiên cứu, nắm vững chính sách tự do tín ngưỡng và chức quyền tạo điều kiện cho các tôn giáo khôi phục, hoạt động tôn giáo tốt đời, đẹp đạo. Tình hình sau ngày quê hương giải phóng ở Phú Lộc cũng như các huyện khác đứng trước những khó khăn, thử thách. Huyện uỷ Phú Lộc đã nêu cao tinh thần chiến đấu của những người cộng sản trong hoàn cảnh mới, nhận thức xây dựng hệ thống chính trị là nhiệm vụ hàng đầu để lãnh đạo và quản lý xã hội thực hiện nhiệm vụ xây dựng, bảo vệ Tổ quốc, quê hương trong giai đoạn cách mạng mới. III. CÔNG TÁC TIẾP QUẢN VÙNG GIẢI PHÓNG VÀ CẢI TẠO NHÂN VIÊN, BINH LÍNH CHẾ ĐỘ CŨ Ngay sau ngày giải phóng, Huyện uỷ Phú Lộc đã thành lập Ủy ban Tiếp quản từ huyện đến xã và tổ chức lực lượng tiếp quản bao gồm cả cán bộ chiến sĩ lực lượng vũ trang, chính trị của huyện, truyền đạt 12 chính sách đối với vùng mới giải phóng, nhiệm vụ của cán bộ tiếp quản. 14
  15. Trong thời gian ngắn, UBND Cách mạng Lâm thời đã tiếp quản cơ quan hành chính quân sự hai huyện Phú Lộc và Vinh Lộc cùng kho tàng, các trụ sở, chi khu quân sự xã, trường học các cấp trên địa bàn các điểm. Các trụ sở của chính quyền cũ được dọn dẹp, sửa sang chuyển thành cơ quan hành chính của chính quyền cách mạng của huyện, của các xã. Các trường hợp học sinh phải nghỉ giữa chừng, phải ổn định cơ sở và tổ chức để các em tiếp tục đi học vào cuối tháng 4 đầu tháng 5-1975 và kéo dài thời gian năm học đến tháng 7-1975 để các em hoàn thành chương trình năm học, dự các kỳ thi cuối cấp và từng bước áp dụng chương trình giáo dục mới ở các môn học xã hội. Công việc tiếp quản trên địa bàn Phú Lộc được tiến hành khẩn trương, nhanh chóng ổn định các hoạt động xã hội, đưa dần vào nề nếp quản lý xã hội của chế độ mới dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ huyện. Trong kháng chiến, Phú Lộc là một địa phương thực hiện tốt công tác binh vận, đã giáo dục, kêu gọi những người trong quân đội Sài Gòn trở về với cách mạng hoặc xây dựng được nội tuyến trong các sắc lính và nhân viên chính quyền Sài Gòn ở cấp xã. Sau giải phóng với chính sách khoan hồng của Đảng, Chính phủ, công tác cải tạo, giáo dục binh lính, nhân viên chế độ cũ là nhiệm vụ rất quan trọng, nhằm đưa một bộ phận nhân dân trong hàng ngũ địch trở về chung sức xây dựng quê hương. Đảng bộ và chính quyền cách mạng đã tổ chức cho nhân dân học tập 10 chính sách của Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hoà Miền Nam và 6 thông cáo của Uỷ ban Nhân dân cách mạng tỉnh Thừa Thiên Huế đối với nhân viên, binh lính chế độ Sài Gòn về các vấn đề trình diện, khai báo, thu nạp vũ khí, phân loại đưa đi giáo dục các cấp: tỉnh, huyện, xã. Đến cuối tháng 4-1975, toàn huyện đã có 11.618 nhân viên, binh lính chế độ cũ ra trình diện, giao nộp vũ khí, trong đó có 100 sĩ quan. Huyện cũng đã mở lớp giáo dục cải tạo tại huyện 537 người, đưa đi lên tỉnh là 376 người. Nhân dân đã phát hiện và báo cáo cho cơ quan chức năng những tên có nhiều nợ máu, lẩn trốn, không chịu cải tạo. Phần lớn số cải tạo ở huyện được trở về gia đình sớm. Với quan điểm: “ Chuyện cũ bỏ qua, cùng nhau lo xây dựng đất nước”. Huyện đã tổ chức đi 15
  16. thăm, động viên những người trở về, sau này trở thành người tốt, đóng góp vào sự đoàn kết, xây dựng quê hương. Không từ bỏ âm mưu chống phá Đảng, chống phá cách mạng, chống phá nhân dân một số ngụy quân ngụy quyền không chịu cải tạo tập hợp hình thành tổ chức chống đối đang tập hợp lực lượng và nhen nhóm hoạt động. Công an huyện phân loại để đối phó. Nhân dân đấu tranh vạch mặt kêu gọi cơ quan chức năng cảnh báo, tổ chức họp dân, một số tên ra đầu thú, giao nộp vũ khí, tài liệu chế độ cũ như ở các xã Lộc An, Lộc Sơn... Biết được âm mưu của một số tên định gây vụ nổ phá hoại Tết cổ truyền trên địa bàn huyện, chính quyền đã tập trung số binh lính, nhân viên chế độ cũ vào chiều 30 Tết, tổ chức ăn tết chu đáo, mặc dù nhân dân và quê hương đang khó khăn, khơi dậy tình quê hương, nghĩa giống nòi đã làm cho họ cảm thấy ân hận, nhận tội. Chính quyền địa phương đã phá được kế hoạch bạo động định khởi sự vào sáng mồng một Tết. Công tác tiếp quản và cải tạo nhân viên, binh lính chế độ cũ, huyện Phú Lộc đã triển khai khẩn trương, tích cực, thực hiện đúng quan điểm của Đảng và Nhà nước, nhanh chóng ổn định tình hình góp phần vào nhiệm vụ khắc phục hậu quả chiến tranh, khôi phục kinh tế-xã hội những năm 1975-1976. IV. KHÔI PHỤC KINH TẾ - XÃ HỘI BẢO ĐẢM QUỐC PHÒNG, PHÁT HUY SỨC MẠNH HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ (1976 - 1977) Sau khi lãnh đạo thực hiện những nhiệm vụ cấp bách trước mắt, ổn định tình hình, thiết lập trật tự xã hội mới ở huyện Phú Lộc, Huyện uỷ đã tập trung chỉ đạo các lĩnh vực đời sống xã hội theo con đường cách mạng xã hội chủ nghĩa, theo chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Trong sản xuất nông nghiệp, cùng với việc khai hoang, phục hoá, vùng ô trũng làm ruộng, vùng gò đồi để trồng sắn, vùng sa van để trồng màu, Huyện uỷ đã tập trung chỉ đạo khôi phục ruộng ô đầm, tập trung lực lượng nhân dân toàn huyện làm bầu đầm Lộc Sơn với diện tích 300 mẫu. Nhân dân hăng hái góp nguyên vật liệu để xây đập với khí thế lao động hăng say, nhiệt tình. Trụ sở chỉ đạo của Huyện uỷ tại miếu Mộc Bài-Hà Nam, xã Lộc An. Đồng thời, tổ chức khai thác vùng cát Lộc Tụ- Phước Hưng từ khu vực Chân Mây đến đèo Phú Gia đưa vào sản xuất nông nghiệp. Diện tích gieo trồng của toàn huyện 1976 đạt trên 12.500 ha vượt kế hoạch năm 1975 về lúa và hoa màu hơn 5300 ha. Bình 16
  17. quân diện tích gieo trồng đầu người đã từ 0,05 ha năm 1975 lên 0,125 ha năm 1976. Chỉ tính riêng 1 vụ Đông Xuân năm 1976-1977 (trước khi nhập huyện) diện tích lúa, màu đã tăng hơn vụ Đông Xuân 1975-1976 khoảng hơn 2000 ha. Đi đôi với mở rộng diện tích, Huyện uỷ, UBND Cách mạng huyện đã đưa các biện pháp thâm canh như các phong trào : làm phân xanh “nhà nhà làm phân, người người làm phân, cơ quan đoàn thể làm phân xanh”, đắp đê ngăn mặn, xây dựng kênh mương tưới tiêu…, áp dụng kỹ thuật trong quá trình chăm sóc cây lúa và hoa màu như xen canh, bón phân, bón vôi, từng bước đưa giống lúa mới vào diện tích cấy lúa. Đây là chuyển biến tích cực trong sản xuất nông nghiệp. Trước đây, ở nông thôn có tập quán không làm cỏ, bón phân. Áp dụng từng bước khoa học kỹ thuật trong nông nghiệp, bảo đảm khâu chăm bón, phòng trừ sâu bệnh đã đưa năng suất lúa bình quân 9-10 tạ/ha trước giải phóng lên 16 tạ/ha, riêng vụ chiêm xuân 1976 đạt trên 20 tạ/ha. Tổng sản lượng lương thực quy ra thóc toàn huyện năm 1976 là 19.000 tấn, bình quân lương thực quy ra thóc theo đầu người năm 1976 là 118kg/người. Tuy vẫn còn thiếu lương thực nhưng từ cuối năm 1975 huyện không chỉ hỗ trợ lương thực cho dân mà còn huy động đóng góp, thu mua lương thực trong dân để đảm bảo một phần cho lực lượng công nhân viên chức và lực lượng vũ trang huyện. Chăn nuôi, từng bước được khôi phục. Phong trào nuôi gia cầm, gia súc được phát động trong nhân dân và trong cơ quan, lực lượng vũ trang. Số lượng heo, gà, vịt, trâu, bò ... ngày càng tăng, huyện đã có đàn heo nái trên 4.500 con, góp phần cung cấp thực phẩm trên địa bàn. Sản xuất ngư nghiệp cũng là một thế mạnh của huyện Phú Lộc. Huyện đã phát động ngư dân tận dụng mọi phương tiện ngư cụ, tập trung vào khâu đánh bắt là chính. Ngư dân tích cực tận dụng các nghề cổ truyền, cải tiến nghề lộng, từng bước phát triển nghề khơi, duy trì những nghề đánh bắt hợp lý ở sông, đầm phá như sáo, đáy, lưới, không dùng các vật đánh bắt có tính huỷ diệt, tổn thương môi trường thuỷ sản. Đi đôi với sản xuất, việc quản lý thu mua, chế biến sản phẩm và khâu phân phối được quy định thuận lợi giữa chủ và bạn, giữa ngư dân và Nhà nước. Chính quyền cũng đã giải quyết kịp thời yêu cầu của ngư dân như bán lương thực, nhiên liệu, ngư cụ... đưa dần hoạt động ngư dân sản xuất theo nghề, phân phối theo lao động, từng bước tiến đến hợp tác sản xuất ngư 17
  18. nghiệp. Năm 1976, ngư dân vùng ven biển đã đánh bắt được trên 3720 tấn cá cung cấp cho thị trường các vùng lân cận, trong đó huyện đã thu mua được 350 tấn. Về lâm nghiệp, huyện đã phát động phong trào khôi phục bảo vệ rừng cũ, trồng rừng mới với 1 triệu 55 vạn cây các loại, vượt kế hoạch 20 ha. Đồng thời, vận động nhân dân trồng cây ăn quả, trồng cây phòng hộ ven biển, ven phá, khai thác lâm sản phụ góp phần giải quyết công ăn việc làm và đời sống nhân dân. Huyện cũng bước đầu tổ chức các đội sơn tràng và quản lý xe reo (có cần trục) tổ chức khai thác 3000 m3 gỗ theo kế hoạch của tỉnh, phục vụ xây dựng cơ bản sau ngày quê hương giải phóng. Thực hiện chính sách của Đảng ở vùng mới giải phóng, chính quyền huyện đã chia cho nông dân 800 ha ruộng đất công từ ruộng vắng chủ, ruộng tịch thu và một số hiến điền, từng bước xoá bỏ quan hệ chiếm hữu và bóc lột đối với nông dân. Huyện đã chủ trương xây dựng tập đoàn sản xuất trong nông nghiệp nhằm tiến tới xây dựng hợp tác xã - mô hình kinh tế tập thể, lấy xã Lộc An làm điểm để xây dựng tập đoàn sản xuất. Đến ngày 10-12-1976, toàn huyện đã hoàn thành cuộc vận động tổ chức nông dân làm ăn tập thể trong các tập đoàn sản xuất. Phân bổ lại dân cư, để giải quyết công ăn việc làm, nâng cao đời sống cho nhân dân, huyện Phú Lộc và chính quyền đã vận động nhân dân đi xây dựng vùng kinh tế mới với hơn 5000 người ở Buôn Hồ - Đắc Lắc và 5264 người lên Khe Tre lập xã Hương Lộc, vùng Khe Lốt, Vũng Vàng xã Xuân Lộc. Các vùng kinh tế mới của nhân dân Phú Lộc ngày càng ổn định và phát triển góp phần vào phát triển kinh tế-xã hội ở Buôn Hồ cũng như Nam Đông. Nhân dân các xã Lộc An, Lộc Bổn tổ chức khai hoang phục hoá vùng Đồn điền ông Ngô Đình Khôi xã Lộc Điền, tăng thêm diện tích và sản phẩm nông nghiệp, thực hiện “một cảnh hai quê”. Công tác đưa dân đi vùng kinh tế mới được Đảng bộ vận động, tuyên truyền, tư tưởng thông suốt, tổ chức chu đáo từ lúc đi cũng như lúc đến nơi mới, nhất là làm tốt việc hỗ trợ ban đầu để nhân dân sớm ổn định theo quy định của Chính phủ. Huyện cũng đã cử cán bộ nhân dân đi Buôn Hồ, xã Phú Lộc, tỉnh Đắc Lắc lo công tác tư tưởng, tổ chức cho đến khi nhân dân ổn định cuộc sống đi vào sản xuất thì cán bộ mới trở lại huyện. 18
  19. Về tiểu thủ công nghiệp, huyện chủ trương khôi phục các ngành nghề truyền thống như rèn, mộc, đan lát, sản xuất gạch ngói, vôi hàu, đá chẻ... và đã được nhân dân hưởng ứng tích cực, đáp ứng công tác xây dựng cơ bản, tạo công ăn việc làm tăng thu nhập, góp phần giải quyết đời sống cho người dân. Huyện đã tổ chức được một cơ sở cơ khí, hai cơ sở cưa mộc, 2 trạm máy kéo, 1 cơ sở sản xuất đá có năng suất chẻ hàng ngàn m3 đá, 6 vườn ươm cây giống, 1 cơ sở khai thác và nghiền vôi hàu hàng vạn tấn; xây dựng hệ thống lò vôi và cơ sở sản xuất gạch ngói ở các xã. Thương mại: Hoạt động lưu thông phân phối được mở rộng khi hình thành Phòng Thương nghiệp. Các cửa hàng công-thương-nông nghiệp ở huyện, các hợp tác xã mua bán ở các xã để tiến hành thu mua nông sản, hàng thủ công... cung cấp, trao đổi hàng hoá với các địa phương. Hàng công nghệ phẩm năm 1976 bán ra vượt kế hoạch 20%. Huyện uỷ, UBNDCM huyện đã chỉ đạo kế hoạch đăng ký kinh doanh công thương nghiệp và dịch vụ tư nhân, tiến hành kiểm kê hàng hoá, thực hiện chính sách thuế, tăng nguồn thu của huyện. Phòng Tài chính huyện thu ngân sách vượt kế hoạch 40%, thu mua lương thực, thu nợ, thu đảm phụ yêu nước có nhiều cố gắng. Ngân hàng: Ngân hàng Nhà nước huyện được thành lập, bố trí các điểm ngân hàng ở khu vực 3, khu 1 (Truồi). Năm 1976, toàn huyện phấn đấu vượt và đạt chỉ tiêu Nhà nước về đầu tư dài hạn, ngắn hạn, cho vay và quản lý tiền mặt, huy động tiền tiết kiệm được các cơ quan và nhân dân ủng hộ, phát huy tác dụng cơ quan Ngân hàng Nhà nước chế độ mới hình thành ở vùng mới giải phóng. Bưu điện: Bưu điện huyện đã triển khai mạng lưới thông tin liên lạc thông suốt từ các xã, cơ quan đơn vị trên địa bàn huyện cũng như vùng phụ cận đến tỉnh nhằm phục vụ công tác chỉ đạo, nghiệp vụ của huyện. Bưu điện đã phát hành công văn, thư từ, báo chí, tổ chức các trạm bưu điện khu vực. Bưu điện huyện phấn đấu vượt kế hoạch 50%. Văn hoá-thông tin: Huyện uỷ Phú Lộc rất chú trọng tới công tác thông tin - văn hoá và thực hiện các chính sách xã hội phục vụ tích cực cho phong trào cách mạng của nhân dân, bảo vệ và xây dựng chính quyền cách mạng, góp phần ổn định chính trị trong huyện. 19
  20. Huyện đã huy động hàng ngàn học sinh, thanh thiếu niên làm nhiệm vụ tuyên truyền cổ động, biểu diễn văn nghệ tạo không khí vui tươi, phấn khởi chào mừng quê hương giải phóng. Huyện đã thành lập Đài Truyền thanh huyện và mạng lưới truyền thanh về các xã, hệ thống chòi truyền thanh và cán bộ văn hóa thôn để đưa thông tin về tận cơ sở và người dân, đồng thời tiếp sóng Đài Phát thanh Huế, Đài Tiếng nói Việt Nam. Phòng Văn hoá - Thông tin huyện đã tổ chức các Ban Văn hoá thông tin xã, tổ chức các đội văn nghệ, thể thao ở cơ sở và các cơ quan, đơn vị thu hút sự hưởng ứng, tham gia tích cực của nhân dân trong phong trào bài trừ văn hoá nô dịch. Các Ban Văn hoá-thông tin cùng với cơ quan Công an và các đoàn thể quần chúng, nhất là Đoàn Thanh niên Nhân dân cách mạng đã tổ chức thu hồi ấn phẩm, sách báo phản động, đồi truỵ của chế độ cũ, làm sạch môi trường văn hoá, đẩy lùi các tệ nạn xã hội. Huyện uỷ đã chỉ đạo xây dựng nếp sống văn hoá, yêu thương đùm bọc nhau trong tình làng nghĩa xóm, uống nước nhớ nguồn, đền ơn đáp nghĩa trong nhân dân. Xã hội: Huyện đã giải quyết công ăn việc làm cho hàng ngàn người dân. tổ chức cho nhân dân không có công ăn việc làm, đất đai để sản xuất, đông con khó khăn, đặc biệt là số người tham gia chế độ cũ về đi xây dựng quê hương mới ở các tỉnh Tây Nguyên, Nam Đông, Xuân Lộc - Phú Lộc. Những người buôn bán nhỏ được chuyển sang sản xuất nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. Hàng trăm lao động được tuyển vào nông trường, lâm trường, xây dựng cơ bản đem lại cuộc sống ổn định cho người lao động. Nhân dân trong huyện đã gắn bó, yêu thương trong tình làng nghĩa xóm, đoàn kết tương trợ, giúp đỡ nhau trong những lúc giáp hạt “ngày ba tháng tám”. Bà con đã giúp nhau trên 110 tấn khoai sắn và một số tấn thóc, góp phần giúp đỡ những gia đình thiếu đói, giảm bớt khó khăn, tạo điều kiện cho nhau trong lao động, sản xuất, ổn định cuộc sống. Đảng bộ và nhân dân trong huyện đặc biệt quan tâm đến công tác thương binh, liệt sĩ, gia đình có công với cách mạng. Các xã, ban ngành đã nắm lại số liệt sĩ trên địa bàn, đơn vị để tổ chức giúp đỡ thân nhân liệt sĩ ổn định nơi ăn, 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2