intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Ebook Lịch sử Đảng bộ huyện Phú Thiện (1945-2020): Phần 2

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:339

6
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tiếp nội dung phần 1, Ebook Lịch sử Đảng bộ huyện Phú Thiện (1945-2020): Phần 2 cung cấp cho người đọc những kiến thức như: Khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng - an ninh (1975 - 1986); bước đầu thực hiện đường lối đổi mới của Đảng (1986 - 1996); tiếp tục lãnh đạo thực hiện đường lối đổi mới của đảng (1996 - 2007); đảng bộ huyện Phú Thiện thành lập, lãnh đạo phát triển kinh tế - xã hội, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa (2007 - 2020). Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Ebook Lịch sử Đảng bộ huyện Phú Thiện (1945-2020): Phần 2

  1. Chương 5 KHÔI PHỤC VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI, CỦNG CỐ QUỐC PHÒNG - AN NINH (1975 - 1986) Sau giải phóng, theo chủ trương chung, các huyện tiến hành sáp nhập thành huyện lớn. Tháng 7/1975, hai huyện H37 và H2 được sáp nhập để thành lập huyện Cheo Reo. Lúc này, đồng chí Siu Pui (Ama Thương) - Phó Bí thư Tỉnh ủy Đăk Lăk, Chủ tịch Ủy ban quân quản huyện Cheo Reo, được điều về tỉnh công tác; đồng chí Hoàng Lâm - Bí thư H37 được chỉ định làm Bí thư Huyện ủy Cheo Reo. Để có sự lãnh đạo tập trung, thống nhất từ Trung ương đến cơ sở, Trung ương Đảng (khóa III) đã ban hành Nghị quyết số 247-NQ/TW ngày 29/9/1975 về nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam trong giai đoạn mới. Nghị quyết chủ trương thực hiện chế độ quản lý hành chính theo bốn cấp: Trung ương, tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương, huyện và xã. Theo đó, Trung ương Cục miền Nam, các Khu ủy ở cả hai miền giải thể; các tỉnh, huyện hợp nhất thành những đơn vị hành chính - kinh tế với quy mô cần thiết. Tháng 9/1975, hai tỉnh Gia Lai và Kon Tum được hợp nhất thành tỉnh Gia Lai - Kon Tum. Tháng 01/1976, theo quyết định của Chính phủ, huyện Cheo Reo của tỉnh Đăk Lăk được chuyển giao về cho tỉnh Gia Lai - Kon Tum. Ngày 15/01/1976, Hội nghị Tỉnh ủy Gia Lai - Kon Tum ra Nghị quyết về kiện toàn, xây dựng huyện mạnh. 253
  2. Theo đó, huyện Ayun Ba (tức khu 11 cũ và một phần huyện Ia Pa ngày nay) sáp nhập với huyện Cheo Reo thành huyện Ayun Pa gồm 15 xã, thị trấn. Khi được thành lập, huyện Ayun Pa có diện tích tự nhiên 3.283km2 (328.300ha), dân số hơn 72.000 người, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số chiếm hơn 80%, đồng bào dân tộc Jrai chiếm hơn 90% tổng số đồng bào dân tộc thiểu số. Tỉnh ủy Gia Lai - Kon Tum chỉ định một số đồng chí trong Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Cheo Reo và huyện Ayun Ba (khu 11) và bổ sung thêm một số đồng chí để thành lập Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Ayun Pa gồm 20 đồng chí, Ban Thường vụ Huyện ủy gồm 9 đồng chí. Đồng chí Tạ Quang Kim - Tỉnh ủy viên Tỉnh ủy Gia Lai - Kon Tum làm Bí thư Huyện ủy; đồng chí Nay Ang (Ama Hiu) - Tỉnh ủy viên Tỉnh ủy Đăk Lăk làm Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch Ủy ban cách mạng lâm thời huyện; đồng chí Trịnh Văn Cư làm Phó Bí thư Huyện ủy, phụ trách công tác dân vận - Mặt trận. Tiến tới Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IV và Đại hội Đảng bộ tỉnh Gia Lai - Kon Tum lần thứ VI, Đại hội Đảng bộ huyện Ayun Pa lần thứ VI được tổ chức tại thị trấn Ayun Pa1: Vòng 1 từ ngày 23 đến ngày 29/10/1976, vòng hai từ ngày 09 đến ngày 15/6/1977. Tham dự Đại hội có 107 đại biểu thay mặt cho 25 tổ chức cơ sở đảng và 371 đảng viên trong toàn Đảng bộ. Đại hội đã tham gia góp ý vào các văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng và bầu đoàn đại biểu dự Đại hội Đảng bộ tỉnh. Đại hội đã bầu Ban Chấp hành Đảng bộ huyện khóa VI gồm 29 đồng chí, trong đó có 25 Ủy viên chính thức và 4 Ủy viên dự khuyết; bầu Ban Thường vụ Huyện ủy gồm 9 đồng chí. Đồng chí Tạ Quang Kim - Tỉnh ủy viên làm Bí thư Huyện ủy, 1. Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Ayun Pa: Lịch sử Đảng bộ huyện Ayun Pa (1945 - 2005), Sđd, tr.251. 254
  3. đồng chí Nay Pum (Ama Hlam) và đồng chí Hồ Trọng Tài làm Phó Bí thư Huyện ủy. Tháng 7/1977, đồng chí Tạ Quang Kim được điều động về tỉnh công tác, đồng chí Hoàng Lâm (sau khi đi học trường Đảng Nguyễn Ái Quốc về) được Tỉnh ủy chỉ định làm Bí thư Huyện ủy Ayun Pa1. Từ ngày 14 đến ngày 17/5/1979, Đại hội Đảng bộ huyện Ayun Pa lần thứ VII được tổ chức2. Tham dự Đại hội có 96 đại biểu đại diện cho 432 đảng viên, sinh hoạt tại 23 đảng bộ, chi bộ trực thuộc. Đại hội đã bầu Ban Chấp hành Đảng bộ huyện gồm 28 đồng chí, trong đó có 24 Ủy viên chính thức và 4 Ủy viên dự khuyết; bầu Ban Thường vụ Huyện ủy có 6 đồng chí. Đồng chí Bùi Minh Hoàng được bầu làm Bí thư Huyện ủy; đồng chí Nay Pum (Ama Hlam) được bầu làm Phó Bí thư Huyện ủy. Sau Đại hội, tỉnh điều động đồng chí Ngô Văn Phùng bổ sung vào Ban Thường vụ Huyện ủy, phụ trách quân sự. Từ ngày 27 đến ngày 31/12/1981, Đại hội Đảng bộ huyện Ayun Pa lần thứ VIII (vòng 1) được tổ chức, sau đó vòng 2 được tổ chức từ ngày 10 đến ngày 15/11/1982. Tham dự Đại hội có 117 đại biểu đại diện cho 373 đảng viên của 22 tổ chức cơ sở đảng. Với tinh thần dân chủ và trách nhiệm, Đại hội đã bầu Ban Chấp hành Đảng bộ khóa VIII gồm 31 đồng chí, trong đó có 29 Ủy viên chính thức, 2 Ủy viên dự khuyết; bầu Ban Thường vụ gồm 9 đồng chí. Đồng chí Bùi Minh Hoàng làm Bí thư Huyện ủy và hai đồng chí Vũ Xuân Mân và Nay Pum (Ama Hlam) làm Phó Bí thư. Trong Ban Chấp hành Đảng bộ huyện có 1 đồng chí nữ; 12 đồng chí là người dân tộc thiểu số, 8 đồng chí công tác ở xã, thị trấn; 2 đồng chí trong lực lượng vũ trang, công an; 8 đồng chí trong các cơ quan đảng; 5 đồng chí trong khối dân vận, Mặt trận; 8 đồng chí trong các cơ quan thuộc khối chính quyền. 1, 2. Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Ayun Pa: Lịch sử Đảng bộ huyện Ayun Pa (1945 - 2005), Sđd, tr.253, 258. 255
  4. I. ỔN ĐỊNH TÌNH HÌNH SAU GIẢI PHÓNG (1975 - 1976) Cuối tháng 3/1975, Ủy ban quân quản huyện H37 vừa được thành lập, đã đề ra một số nhiệm vụ cấp bách gồm: Thành lập Ban tự quản ở các ấp, thôn, buôn; nhanh chóng ổn định tình hình vùng mới giải phóng, truy quét tàn quân địch, ngụy quân, ngụy quyền và bọn phản động FULRO; tổ chức cứu đói, cứu đau cho đồng bào địa phương và dân di tản; tạo điều kiện về phương tiện và lương thực để đưa dân di tản còn đang kẹt ở Cheo Reo về lại Kon Tum, Pleiku và các nơi khác; tổ chức phương tiện, lực lượng cán bộ, bộ đội xuống các tỉnh đồng bằng đón dân địa phương về ổn định cuộc sống; thu giữ hồ sơ địch để lại, quản lý các cơ quan, công sở, các kho lương thực; củng cố chính quyền xã, thôn, buôn; tổ chức huy động cơ sở vật chất, phương tiện phục vụ cho cuộc tổng tiến công và nổi dậy giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước. Ngày 30/4/1975, thắng lợi của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975, đỉnh cao là chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, đã kết thúc oanh liệt cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của quân và dân ta, mở ra bước ngoặt mới trong lịch sử dân tộc. Từ đây, cách mạng Việt Nam chuyển sang thời kỳ mới, thời kỳ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Nhân dân Phú Thiện cùng nhân dân cả nước đã được sống trong hòa bình, tự do, độc lập, được làm chủ buôn làng và cuộc sống của mình. Sau giải phóng, huyện H37 (trong đó có huyện Phú Thiện ngày nay) đối diện với rất nhiều khó khăn, phức tạp. Đây là nơi địch tháo chạy nhưng bị quân ta chặn đánh, nên phần lớn lực lượng địch bị tan rã tại chỗ. Ngoài số binh lính, ngụy quân, ngụy quyền và thân nhân, trên địa bàn còn có hàng ngàn người dân nhẹ dạ, cả tin nghe theo lời tuyên truyền mị dân, lừa phỉnh 256
  5. của địch, bỏ nhà đi di tản khiến gia đình ly tán, còn bị cướp bóc dọc đường. Lúc vừa giải phóng, dọc đường 7, “con đường chết” của Quân đoàn 2 ngụy, ngổn ngang xác xe tăng, khí tài của địch bỏ lại cùng xác người dân và xác lính. Cư dân sống tại thị trấn quận lỵ Phú Thiện phần lớn là gia đình binh lính, nhân viên ngụy quân, ngụy quyền, người buôn bán, làm dịch vụ; bị mất đi các nguồn lợi nên đời sống của họ rất khó khăn. Một bộ phận người dân thì lo sợ Mỹ trở lại ném bom bắn phá, chiến tranh tái diễn. Những người từng công tác cho chế độ cũ thì lo sợ bị cách mạng bắt bớ, trả thù. Dân tại chỗ thì lo lắng về đời sống như thiếu lương thực, hàng hóa, các nhu yếu phẩm. Dân di tản hầu như không còn tài sản, cuộc sống rất khó khăn, thiếu thốn. Ở địa bàn nông thôn xa trung tâm của quận Phú Thiện, trước giải phóng, địch tập trung đánh phá ác liệt. Hầu hết cư dân nơi đây là đồng bào dân tộc thiểu số, kinh tế thuần nông, phương thức canh tác thô sơ, lạc hậu, chỉ dùng phương pháp đốt phá rừng làm rẫy, chọc trỉa, nên năng suất thấp. Vì vậy, sau giải phóng, sản xuất chưa kịp khôi phục, nên bị nạn đói giáp hạt đe dọa. Bên cạnh đó, sau giải phóng, một số nơi thuộc địa bàn huyện Phú Thiện ngày nay, bọn tàn quân vẫn ngoan cố lập thành từng nhóm, lẩn tránh ngoài rừng, câu kết với tổ chức phản động FULRO đe dọa quần chúng, tuyên truyền kêu gọi chống phá chính quyền cách mạng, tập kích trụ sở xã, đốt phá kho tàng, giết hại cán bộ. Để giải quyết khó khăn, Ủy ban quân quản huyện H37 xác định nhiệm vụ cấp bách là cứu đói, cứu đau, ổn định đời sống nhân dân, vận động, tổ chức đưa dân di tản trở về. Trước mắt, huyện tổ chức phối hợp với các lực lượng cứu trợ cho dân di tản đang bị lâm vào thảm cảnh đói, đau, chạy lạc trong rừng, 257
  6. bị thương, bị chết dọc đường, trong đó có nhiều trẻ em bị lạc cha mẹ bơ vơ trong rừng. Ủy ban quân quản huyện H37 đã phối hợp với các đoàn cán bộ, bộ đội của tỉnh huy động phương tiện vận tải của các cơ quan, đơn vị bộ đội cùng người dân và cán bộ thôn, làng, xã mang theo nước, lương thực, thuốc chữa bệnh vào rừng kêu gọi, giải thích cho đồng bào yên tâm trở về; đồng thời tổ chức tìm trẻ lạc, cứu đói, chữa thương,.. cho đồng bào. Từ cuối tháng 3 đến giữa tháng 4/1975, ta đã tổ chức đưa hàng ngàn đồng bào di tản trở về quê cũ. Ủy ban quân quản huyện H37 cũng tổ chức các đoàn xuống Phú Yên đưa dân Cheo Reo, Phú Túc, Phú Thiện di tản trở về buôn làng cũ; xuất kho lương thực dự trữ để phân phát ở nhiều nơi trên đường, trong rừng cho đồng bào; tổ chức đưa hàng ngàn đồng bào ở khu dồn Cẩm Ga, Thuần Mẫn (Đăk Lăk) trở về làng cũ; tìm và đưa hàng trăm trẻ em bị lạc gia đình hay cha mẹ chết về, giao cho người thân hoặc các gia đình ở địa phương tự nguyện nhận con nuôi nuôi dưỡng. Được sự hỗ trợ của tỉnh, Ủy ban quân quản huyện H37 đã tổ chức đoàn xuống các thôn, làng phân phát 300 tấn gạo, 20 tấn muối cùng quần áo và thuốc chữa bệnh cho gần 20.000 người, bao gồm cả đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ. Tình hình tuy còn nhiều khó khăn nhưng dưới sự lãnh đạo của cấp ủy đảng, sự điều hành của Ủy ban quân quản huyện H37 và Ban tự quản các cấp cùng với sự đóng góp của các ngành, đoàn thể và quần chúng nhân dân, chỉ một thời gian ngắn sau khi tiếp quản vùng giải phóng, huyện đã nhanh chóng ổn định được tình hình. Lực lượng cán bộ, bộ đội tích cực tuyên truyền, giáo dục nhân dân hiểu về chủ trương, chính sách của Đảng và chính quyền cách mạng; động viên, hỗ trợ để nhân dân tự nguyện trở lại, ở lại địa phương làm ăn sinh sống. 258
  7. Được sự chỉ đạo và tăng cường lực lượng của tỉnh Đăk Lăk ngay sau khi giải phóng, ở huyện H37, chính quyền cách mạng đã kêu gọi được hơn 1.400 ngụy quân, ngụy quyền ra trình diện, giáo dục cải tạo. Số ngụy quân, nhân viên ngụy quyền ra trình diện được phân loại; số sĩ quan từ cấp úy trở lên, nhân viên ngụy quyền từ cấp quận trở lên được đưa về trại của tỉnh để giáo dục cải tạo. Số hạ sĩ quan và nhân viên ngụy quyền cấp xã được cải tạo tại huyện, sau một thời gian thì được thả về. Số dân vệ, phòng vệ dân sự được giáo dục tại xã rồi cho về với gia đình. Số sĩ quan cấp tá, nhân viên ngụy quyền cấp tỉnh, số cầm đầu các đảng phái thì được tập trung giáo dục, cải tạo và khai thác dài ngày theo kế hoạch của Trung ương; sau thời gian giáo dục, phần lớn đều được phóng thích. Nhờ có phương pháp thích hợp, việc giáo dục, cải tạo binh lính người dân tộc thiểu số đạt kết quả tốt. Ta vừa giáo dục chính sách, vừa hướng dẫn họ lao động, rèn lưỡi cày và công cụ sản xuất, làm ruộng nước, bón phân chuồng cho cây trồng. Sau cải tạo, nhiều người trở về đã tự lo được cuộc sống ổn định cho gia đình; đồng thời hướng dẫn thanh niên, bà con trong làng biết cày, cấy lúa nước, học cách làm ăn mới. Có cuộc sống ổn định, họ rất biết ơn chính quyền cách mạng, tích cực tham gia các phong trào của địa phương. Ủy ban quân quản huyện H37 đã chỉ đạo nhanh chóng sửa chữa để vận hành nhà máy điện diesel, khôi phục củng cố lại bệnh viện gồm 100 giường trong thị xã để tổ chức khám, chữa bệnh cho cán bộ và nhân dân. Huyện đã phân công cán bộ các ban, ngành cùng lực lượng vũ trang xuống các xã, thôn, buôn, bám sát địa bàn, dựa vào dân để làm công tác ổn định an ninh trật tự, xây dựng củng cố chính quyền và các đoàn thể, chăm lo đời sống cho nhân dân. Chính quyền cách mạng và các đoàn thể nhân dân được tổ chức hoàn thiện từ huyện đến xã, buôn, làng. 259
  8. Từ tháng 5 đến tháng 7/1975, Đảng bộ huyện H37 đẩy mạnh tuyên truyền, tổ chức học tập sâu rộng trong từng giới về các chủ trương, chính sách của Đảng và Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam. Cán bộ, bộ đội vừa tuyên truyền giải thích, vừa nghiêm chỉnh chấp hành các chính sách, nhất là chính sách đối với vùng mới giải phóng, chính sách giáo dục cải tạo ngụy quân, ngụy quyền đã ra trình diện và gia đình họ, chính sách dân tộc, tôn giáo, chính sách cứu đói, cứu đau, cứu lạt muối, giúp dân sản xuất. Quần chúng tích cực kêu gọi số ngụy quân, ngụy quyền, kể cả người thân trong gia đình ra trình diện; phát hiện bọn ác ôn, báo cho cán bộ, bộ đội nơi cất giấu vũ khí; giới thiệu người tốt để đưa vào đội ngũ cán bộ chính quyền và các đoàn thể cơ sở. Cùng với cứu đói, cứu đau, sắp xếp ổn định đời sống nhân dân, từ tháng 7/1975, huyện Cheo Reo (trên cơ sở sáp nhập hai huyện H37 và H2) đã họp và quyết định: Tập trung mọi lực lượng của quân và dân trong huyện, triển khai thực hiện thắng lợi các nghị quyết của Tỉnh ủy Đăk Lăk, tổ chức phát động phong trào ra quân khai hoang, phục hóa, sản xuất lương thực, cây hoa màu để cứu đói kịp thời, chuẩn bị sản xuất vụ Đông - Xuân 1975 - 1976. Thực hiện chủ trương của huyện, các xã đã dấy lên phong trào quần chúng phát dọn, khai hoang ruộng rẫy do chiến tranh không sản xuất được để đưa vào gieo trồng vụ mùa. Nhiều công trường khai hoang, phục hóa đã thu hút được hàng ngàn cán bộ, học sinh, nhân dân tham gia đóng góp hàng vạn ngày công. Mỗi điểm khai hoang luôn có từ 500 đến 800 thanh niên làm nòng cốt. Với khí thế cách mạng tiến công trên mặt trận sản xuất nông nghiệp, chống đói nghèo trước mắt, chỉ trong vòng 6 tháng, từ tháng 8/1975 đến đầu năm 1976, phong trào khai hoang, phục hóa, sản xuất lương thực được đẩy mạnh, tạo ra bước tiến quan trọng để ổn định 260
  9. đời sống kinh tế - xã hội của nhân dân trong huyện. Kết quả, huyện đã khai hoang được 1.200ha, phục hóa 1.400ha. Tháng 9/1975, thực hiện chủ trương của Đảng và Chính phủ về phát hành tiền Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thay cho tiền Việt Nam Cộng hòa, nhân dân huyện Cheo Reo đã chấp hành triệt để việc đổi tiền, sử dụng tiền mới. Tháng 10/1975, trên địa bàn huyện đã lưu thông đồng tiền Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Tuy đã triển khai thực hiện nhiều giải pháp nhưng tình hình của huyện Cheo Reo từ khi giải phóng đến đầu năm 1976 vẫn còn rất nhiều khó khăn. Khối lượng công việc cần giải quyết lớn và bề bộn, trong lúc đó cán bộ vừa thiếu, vừa chưa có kinh nghiệm. Huyện có địa bàn rộng, giao thông kém phát triển, tình hình an ninh trật tự còn phức tạp. Tư tưởng cán bộ, đảng viên và nhân dân chưa chuyển biến kịp trước tình hình mới. Công tác lãnh đạo của các cấp ủy địa phương còn thiếu sót. Việc truy quét, trấn áp bọn phản động chưa được thực hiện thường xuyên, còn thiếu những biện pháp giáo dục, cảm hóa, đấu tranh khống chế, ngăn ngừa phù hợp, nên có nơi xảy ra tình trạng bọn phản động lôi kéo, giết hại cán bộ, nhân dân, gây ảnh hưởng xấu đến phong trào lao động sản xuất, xây dựng cuộc sống mới của người dân. Việc ổn định đời sống, phát triển sản xuất, cứu đói, cứu đau cho đồng bào dân tộc thiểu số trong huyện còn nhiều khó khăn. Sản xuất lương thực chưa đáp ứng được nhu cầu tại chỗ, đất đai còn bị hoang hóa. Người dân thiếu vật tư, giống, nông cụ, sức kéo. Thời tiết nắng hạn kéo dài. Một số vùng đồng bào dân tộc thiểu số còn thiếu đói gay gắt, cần được cứu trợ khẩn cấp. II. KHÔI PHỤC VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI (1976 - 1986) Bước ra khỏi chiến tranh, bắt tay xây dựng đời sống mới, cán bộ, quân và dân huyện Ayun Pa (hình thành trên cơ sở 261
  10. sáp nhập huyện Cheo Reo của tỉnh Đăk Lăk cũ với huyện Ayun Ba, khu 11 cũ của tỉnh Gia Lai, tháng 01/1976) có nhiều thuận lợi. Thuận lợi cơ bản của Ayun Pa là đất nước được hòa bình thống nhất, tình hình an ninh trật tự của huyện sau giải phóng cơ bản ổn định. Đội ngũ cán bộ đã được rèn luyện, thử thách trong kháng chiến nên có bản lĩnh chính trị vững vàng, nhiệt tình cách mạng, gắn bó với nhân dân. Cán bộ, nhân dân trong huyện rất phấn khởi, tin tưởng bước vào công cuộc xây dựng quê hương ấm no, hạnh phúc. Nhân dân các dân tộc trong huyện có truyền thống đoàn kết, kiên cường đấu tranh chống ngoại xâm, cần cù lao động, được hun đúc qua hai cuộc kháng chiến gian khổ, ác liệt chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược. Huyện Ayun Pa có diện tích đất tự nhiên rộng lớn, địa hình đa dạng, vừa có đồng bằng, vừa có rừng nên rất thuận lợi cho việc sản xuất nông - lâm nghiệp. Việc lưu thông với các huyện phía tây của tỉnh và đồng bằng duyên hải miền Trung thuận tiện. Vùng thị trấn Cheo Reo, Phú Túc, Phú Thiện đã hình thành các cơ sở kinh doanh dịch vụ sửa chữa cơ khí, buôn bán, vận tải hành khách, hàng hóa... Bên cạnh những thuận lợi cơ bản, huyện Ayun Pa cũng phải đối diện với nhiều khó khăn, thách thức. Đội ngũ cán bộ và quần chúng cách mạng của Đảng bộ tuy dày dạn trong kháng chiến nhưng thiếu kiến thức quản lý xã hội, đặc biệt là kiến thức về khoa học - kỹ thuật, do đó gặp nhiều khó khăn trong công tác lãnh đạo, tổ chức thực hiện nhiệm vụ xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội. Tình hình trật tự an ninh còn tồn tại nhiều phức tạp. Bọn tàn quân, bọn FULRO, các tổ chức đội lốt tôn giáo, các đảng phái chính trị phản động bị đánh tan rã tại chỗ chưa được giáo dục cải tạo, đang tìm mọi cách chống phá chính quyền cách mạng, âm mưu khôi phục chế độ cũ. Đại bộ phận nhân dân trong kháng chiến sống trong vùng tạm chiếm của Mỹ - ngụy và bị địch tuyên truyền, lừa phỉnh, chia rẽ 262
  11. dân tộc, nên vẫn duy trì lối sống thực dụng, tôn sùng ngoại bang và sức mạnh Mỹ. Nhiều người còn e ngại khi tiếp xúc với cán bộ; thậm chí một bộ phận còn có tư tưởng chống đối chính quyền, gây bạo loạn, bắt giết cán bộ. Kinh tế của huyện bị chiến tranh tàn phá nên kiệt quệ, trình độ sản xuất thấp, một bộ phận đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng sâu, vùng căn cứ kháng chiến vẫn sản xuất theo kiểu tự cấp, tự túc. Dịch vụ - thương mại, sửa chữa, giao thông - vận tải của người Kinh ở vùng thị trấn còn nhỏ lẻ, trước giải phóng chủ yếu là phục vụ chiến tranh nên cơ sở vật chất hầu như chưa có gì. Cơ sở công nghiệp của huyện chỉ có nhà máy điện diesel công suất 1.200kWh, 1 xưởng sửa chữa cơ khí, 4 xưởng cưa, 20 xe tải và xe khách. Sau khi được thành lập, quán triệt tinh thần và nội dung Nghị quyết Hội nghị lần thứ nhất và thứ hai của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Gia Lai - Kon Tum, vận dụng vào thực tế của địa phương, từ ngày 21 đến ngày 23/01/1976, Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Ayun Pa tổ chức Hội nghị Huyện ủy mở rộng lần thứ nhất. Hội nghị xác định các nhiệm vụ trọng tâm là: Thực hiện định canh, định cư khai hoang đẩy mạnh sản xuất và chăm lo đời sống quần chúng; tích cực khai hoang, định canh xây dựng cánh đồng, định canh đi đôi với thâm canh tăng năng suất, tiến tới thực hiện chuyên canh sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa; giải quyết vấn đề lương thực, phòng và chống đói, trên cơ sở đó cải thiện đời sống cho quần chúng về ăn mặc, nhà ở, sức khỏe và học hành, đặc biệt là đối với đồng bào dân tộc thiểu số; tổ chức tốt các cuộc bầu cử, mà trước mắt là cuộc bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân xã; củng cố tổ chức đoàn thể cơ sở xã, thôn, sắp xếp biên chế huyện bảo đảm yêu cầu, nhiệm vụ trong giai đoạn mới; làm tốt công tác tư tưởng, bồi dưỡng và đào tạo cán bộ, cải tiến lề lối làm việc sát cơ sở, sát dân, có 263
  12. chất lượng; thực hiện chế độ báo cáo thỉnh thị, thường xuyên sơ kết, tổng kết, đúc rút kinh nghiệm. Thực hiện chủ trương của Tỉnh ủy về công tác định canh, định cư, khai hoang, đẩy mạnh sản xuất, huyện Ayun Pa tập trung nhân lực, vật lực cho mặt trận nông nghiệp, cụ thể là các công trường khai hoang, phục hóa, xây dựng cánh đồng. Huyện đã phân công các đồng chí trong Ban Thường vụ, Ban Chấp hành Huyện ủy phụ trách các ban, ngành, địa bàn trọng điểm về kinh tế, an ninh chính trị để bảo đảm chỉ đạo và phối hợp kịp thời trong các mặt công tác. Sau khi tỉnh phát động phong trào đẩy mạnh khai hoang, phục hóa, hàng chục công trình khai hoang trên địa bàn huyện được mở ra, trong đó có những công trường thuộc địa bàn huyện Phú Thiện ngày nay như Ia Hiao, Chư A Thai, Ayun 1 và Ayun 2, mỗi công trường có 500 - 1.000 lao động phát cỏ, chặt cây, đào mương, đắp bờ xây dựng cánh đồng. Vụ mùa năm 1976, toàn huyện đã đưa thêm 7.512ha vào sản xuất, trong đó lúa là 4.340ha (lúa hai vụ có 120ha), ngô là 2.100ha, sắn là 500ha. Tổng diện tích gieo trồng vụ mùa 1976 của huyện Ayun Pa đạt 11.890ha, tăng 4.400ha so với tháng 7/1975, trong đó có 7.526ha lúa, 2.465ha các loại hoa màu. Kết thúc chiến dịch 100 ngày đẩy mạnh khai hoang, phục hóa do tỉnh phát động, huyện Ayun Pa được tỉnh đánh giá là một trong những điển hình của phong trào. Với thế mạnh là nông nghiệp và thâm canh cây lúa, để tạo ra lương thực nuôi sống người dân tại chỗ và đóng góp cho tỉnh, ngay từ những năm đầu giải phóng, Đảng bộ huyện đã xác định rõ phải đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp, định canh, định cư. Để phát triển sản xuất nông nghiệp ổn định và hiệu quả, huyện Ayun Pa xác định công tác thủy lợi là một trong những giải pháp quan trọng hàng đầu. Đảng bộ huyện 264
  13. nêu cao khẩu hiệu: “Xây dựng thủy lợi, định canh, định cư, khai hoang phục hóa, xóa da beo”. Năm 1976, huyện đã tập trung lực lượng xây dựng được 11 công trình thủy lợi nhỏ và vừa, trong đó có các công trình thuộc địa bàn huyện Phú Thiện ngày nay như: Chư A Thai, Ia Hiao, Ia Piar... Người dân trong huyện được phổ biến kỹ thuật làm xe đạp nước, tập huấn cày bừa. Đến giữa năm 1977, toàn huyện có 86 máy bơm nước, bảo đảm tưới cho 1.830ha. Huyện đã tổ chức được 1 đội thi công với 150 lao động chuyên nghiệp; 1 tổ thi công cơ giới được trang bị 3 xe tải. Trong năm 1976, huyện đã huy động được 268.194 ngày công, đào đắp được 158.693m3 đất đá, sử dụng 395 tấn vật liệu xây dựng với tổng chi phí 421.697,9 đồng để làm thủy lợi. Mục tiêu phát triển thủy lợi ở Ayun Pa cũng được tỉnh và Trung ương quan tâm. Ngay sau giải phóng, từ năm 1976, Đoàn quy hoạch thủy lợi Khu V của Viện Quy hoạch Thủy lợi đã tiến hành khảo sát, đo đạc quy hoạch cân bằng nước cho toàn lưu vực sông Ba. Trên cơ sở đó, năm 1978, Binh đoàn 12 thuộc Bộ Quốc phòng được điều đến để khai hoang, mở đường, làm cầu treo, chuẩn bị cho việc xây dựng công trình thủy lợi Ayun Hạ. Nhưng sau đó, do chiến tranh biên giới Tây Nam nổ ra nên việc xây dựng công trình này phải tạm dừng1. Trong năm 1976 và 6 tháng đầu năm 1977, huyện đã tổ chức định canh, định cư cho 1.692 hộ gia đình với 8.859 nhân khẩu. Các điểm khai hoang ở Chư A Thai, Ia Piar, Ia Hiao... đã khai hoang được 60ha; phát hoang, đào gốc được 80ha. Các xã trên địa bàn huyện đều phát động phong trào “Trồng cây nhớ ơn Bác Hồ”. Từ tháng 6 đến tháng 9/1976, toàn huyện trồng được 1.240.000 cây, trong đó có 1.224.600 cây ăn quả, 15.400 cây lấy gỗ. Các xã Chư A Thai, Ia Piar (thuộc địa bàn huyện Phú Thiện ngày nay) đều có vườn cây Bác Hồ. 1. Nguyễn Thị Kim Vân: Địa danh và di tích Gia Lai dưới góc nhìn lịch sử - văn hóa, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 2010, tr.365. 265
  14. Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp được tổ chức lại với định hướng phục vụ sản xuất nông nghiệp, tập trung vào lĩnh vực cơ khí, sửa chữa máy bơm, lò ga chạy than, xe cải tiến, máy cưa, dàn máy phát điện. Đảng bộ huyện đã tích cực chỉ đạo xây dựng một số xí nghiệp quốc doanh như: Xí nghiệp sửa chữa cơ khí, Xí nghiệp chế biến gỗ, Xí nghiệp sản xuất gạch ngói, Xí nghiệp ôtô vận tải. Trong năm 1976, huyện đã sửa chữa, phục hồi được 20 xe cơ giới, 8 đầu máy nổ các loại; sản xuất 3 máy tuốt lúa, 1 máy xát mì, 10 xe cải tiến, 6.595 nông cụ cầm tay. Về vật liệu xây dựng, huyện đã sản xuất được 300.000 viên gạch, 20.000 viên ngói phẩm chất tốt. Nhà máy điện được sửa chữa và đi vào sản xuất phục vụ cho sản xuất, sinh hoạt. Huyện cũng chỉ đạo sửa đường nội thị Ayun Pa. Cuối năm 1976, toàn huyện có 36 xe ôtô các loại (tư nhân có 30 chiếc), trong đó có 17 xe khách. Các ngành nghề thủ công khác bước đầu được khôi phục, tập trung phát triển sản xuất các mặt hàng thiết yếu phục cho đời sống của nhân dân. Trong điều kiện khó khăn, hàng hóa khan hiếm, tỉnh chủ trương phối hợp với huyện tổ chức các cửa hàng mậu dịch, hợp tác xã mua bán phục vụ nhu cầu trao đổi, tiêu dùng các mặt hàng thiết yếu của nhân dân; đồng thời tiếp nhận sự hỗ trợ của Trung ương, của tỉnh để thu mua lương thực, thực phẩm, nắm giữ nguồn hàng. Đến tháng 9/1976, tất cả các xã của huyện Ayun Pa đã nhận được 452 tấn gạo của Nhà nước, trong đó có 212 tấn cứu trợ, cho vay, điều chuyển hoặc bán cho dân thông qua các cửa hàng mậu dịch quốc doanh, hợp tác xã mua bán. Dù kinh tế của huyện mới phục hồi nhưng các cấp ủy đảng và chính quyền huyện luôn quan tâm chăm lo cải thiện đời sống cho nhân dân. Vụ giáp hạt năm 1976, tỉnh và huyện đã cứu tế và bán cho đồng bào vùng căn cứ cách mạng hàng chục tấn gạo, cấp cho mỗi gia đình liệt sĩ và gia đình có 266
  15. công với cách mạng 10kg gạo và 1kg muối. Nhờ vậy, huyện đã giảm được 50% số dân bị đói so với tháng 5/1975. Cùng với đẩy mạnh phong trào sản xuất, khôi phục và phát triển kinh tế, Đảng bộ huyện cũng luôn quan tâm, chăm lo cải thiện đời sống tinh thần của nhân dân, xây dựng đời sống mới. Trong lĩnh vực giáo dục, huyện đã khẩn trương khôi phục và phát triển giáo dục phổ thông đều khắp các xã. Phong trào “xóa mù chữ - bình dân học vụ” được cán bộ, nhân dân hưởng ứng tích cực. Đến tháng 9/1976, 15/15 xã đã có trường cấp I, 5 xã đã có trường cấp II, ở huyện có trường cấp III. Cấp I có 279 lớp với 11.130 học sinh; trường cấp II - III Phú Hòa và trường cấp III của huyện đã có 560 học sinh; trường vừa học vừa làm có 224 học sinh. Huyện đã thành lập trường dân tộc nội trú huyện gồm 5 lớp với 91 học sinh. Phong trào bình dân học vụ, bổ túc văn hóa được đẩy mạnh. Toàn huyện có 8.363 học viên tiếp tục học bình dân học vụ và 11.636 học viên theo học các lớp bổ túc văn hóa. Tháng 9/1976, ngành giáo dục huyện Ayun Pa có 778 giáo viên, trong đó có 21 giáo viên bổ túc văn hóa, 427 giáo viên bình dân học vụ, 200 giáo viên dạy trước giải phóng được trưng dụng lại, 130 giáo viên được tỉnh tăng cường. Trong lĩnh vực y tế, huyện đã phát động phong trào “ba sạch” (ăn sạch, uống sạch, ở sạch) đến khắp các buôn làng. Để chăm lo sức khỏe cho nhân dân, ngăn ngừa và dập tắt các bệnh dịch, bệnh xã hội do hậu quả chiến tranh để lại, huyện thường xuyên quan tâm lãnh đạo phát triển sự nghiệp y tế, phát động phong trào vệ sinh phòng bệnh trong nhân dân. Tổ chức mạng lưới y tế từ huyện đến xã được củng cố. Đến cuối năm 1976, tất cả các xã của huyện đã có trạm y tế. Trong năm 1976 và 6 tháng đầu năm 1977, huyện đã tiến hành tiêm phòng chống dịch cho 73.033 lượt người. Ngoài ra, huyện còn tổ chức các đoàn y tế lưu động đến các buôn, làng khám bệnh cho 51.150 lượt người, cấp phát thuốc cho 97.113 lượt người, 267
  16. đồng thời hướng dẫn cho nhân dân cách sử dụng thuốc nam chữa bệnh. Huyện đã phối hợp với các xã tổ chức hàng trăm buổi tuyên truyền, học tập chính trị, nghị quyết của Đảng, chính sách của Nhà nước; dựng 50 chòi truyền thanh tin tức, khai trương 1 phòng triển lãm tranh ảnh. Đội chiếu bóng lưu động của huyện đã về tận các buôn làng để phục vụ cho nhân dân; năm 1976, các buổi chiếu phim đã thu hút được 132.419 lượt người xem. Huyện đã phát hành trên 15.000 tranh ảnh, áp phích, trên 300 băng rôn khẩu hiệu cỡ lớn, xây dựng được 58 chòi truyền thanh ở các xã, thành lập 13 tổ đọc báo, tổ chức 1 phòng đọc sách báo của huyện với trên 1.000 đầu sách các loại. Phong trào văn nghệ quần chúng phát triển sôi nổi, có nội dung tốt. Năm 1976, huyện đã xây dựng được 13 ngôi nhà cho các gia đình có công với cách mạng. Quán triệt Chỉ thị số 228-CT/TW ngày 03/01/1976 của Bộ Chính trị về lãnh đạo Tổng tuyển cử bầu đại biểu Quốc hội trong cả nước, trước ngày bầu cử, Đảng bộ, chính quyền và các đoàn thể huyện Ayun Pa đã tổ chức học tập, tuyên truyền sâu rộng để nhân dân tích cực tham gia bầu cử, thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ công dân. Cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội chung của đất nước thống nhất theo thể thức phổ thông đầu phiếu đã diễn ra vào ngày 25/4/1976. Huyện Ayun Pa có hơn 98% cử tri đã đi bầu, trong đó có 5 đơn vị có số cử tri tham gia bỏ phiếu đạt 100%. Cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội đã phát huy cao quyền dân chủ của công dân, mọi cử tri đều được tự do lựa chọn những đại biểu xứng đáng mà mình tín nhiệm để bầu vào cơ quan quyền lực cao nhất của Nhà nước. Hơn một năm sau ngày giải phóng, với sự nỗ lực vượt bậc của các cấp ủy đảng, chính quyền và nhân dân các dân tộc huyện Ayun Pa, vùng đất trước đây bị chiến tranh tàn phá, 268
  17. kiệt quệ, gần nửa số dân bị đói phải cứu trợ đã trở lại nhịp sống hòa bình. Kinh tế - xã hội từng bước ổn định. Sản xuất nông nghiệp và các ngành nghề dịch vụ đã được khôi phục và phát triển. Sản lượng lương thực tăng nhanh, nạn đói kinh niên trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số cơ bản được giải quyết. Tình hình an ninh chính trị được bảo đảm. Chính quyền cách mạng các cấp được củng cố một bước. Đồng bào dân tộc thiểu số cũng như đồng bào người Kinh đều được hưởng chính sách tự do, bình đẳng để vươn lên làm chủ cuộc sống. Đại hội Đảng bộ huyện Ayun Pa lần thứ VI đã đánh giá: Tình hình của huyện hai năm sau giải phóng còn gặp nhiều khó khăn do hậu quả chiến tranh để lại; đời sống nhân dân thiếu thốn, nạn đói giáp hạt đe dọa trên diện rộng; chính quyền cách mạng mới được thành lập, còn ít kinh nghiệm trong điều hành, quản lý kinh tế - xã hội; tàn quân địch, các tổ chức phản động và bọn FULRO vẫn lén lút hoạt động chống phá nhiều mặt. Tuy nhiên, với sự nỗ lực vượt bậc của quân và dân các dân tộc trong huyện, sau một thời gian ngắn, tình hình của huyện đã nhanh chóng ổn định; chính quyền cách mạng được củng cố từ huyện đến xã, buôn làng; mọi hoạt động xã hội trên địa bàn đã dần trở lại bình thường; nạn đói, đau trong đồng bào dân tộc thiểu số được đẩy lùi. Huyện đã phát động sâu rộng phong trào khai hoang, phục hóa, xây dựng cánh đồng, làm thủy lợi, đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp, giải quyết nhu cầu lương thực tại chỗ để cứu đói cho người dân. Cùng với khôi phục, phát triển kinh tế, huyện còn quan tâm chăm sóc sức khỏe, giáo dục cho con em các dân tộc thiểu số, xây dựng nếp sống mới, xây dựng tình đoàn kết bình đẳng giữa các dân tộc. Những thành tựu đạt được tuy chưa nhiều nhưng có ý nghĩa rất quan trọng đối với các cấp ủy đảng, chính quyền và nhân dân địa phương. Nhân dân các dân tộc trong huyện được hưởng cuộc sống độc lập, tự do, bình đẳng, yên tâm lao động 269
  18. sản xuất trên quê hương của mình. Những thành tựu bước đầu đã góp phần củng cố niềm tin của các tầng lớp nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng và chế độ mới. Bên cạnh đó, Đại hội cũng chỉ ra những hạn chế, yếu kém trong công tác lãnh đạo quản lý. Tình hình tư tưởng của các giai tầng xã hội còn diễn biến phức tạp. Các tổ chức đoàn thể ở cơ sở nhiều nơi chưa được hình thành, có nơi đã hình thành nhưng hiệu quả hoạt động thấp. Tình hình an ninh chính trị chưa được bảo đảm vững chắc. Ở một số vùng, bọn FULRO và các phần tử phản động vẫn lôi kéo quần chúng gây bạo loạn. Công tác trấn áp bọn phản cách mạng và truy quét FULRO có lúc chưa được chỉ đạo sâu sát, còn chủ quan mất cảnh giác, khiến cán bộ, nhân dân hoang mang. Việc tuyên truyền, giáo dục cho nông dân về con đường làm ăn tập thể chưa được thực hiện sâu rộng, người dân còn thiếu hiểu biết về hợp tác xã. Huyện chưa xác định được cơ cấu kinh tế nông nghiệp gắn với công nghiệp, thương mại - dịch vụ phù hợp với điều kiện của địa phương. Đại hội đã nghiên cứu Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV của Đảng, Nghị quyết Đại hội lần thứ VI của Đảng bộ tỉnh, kiểm điểm đánh giá tình hình trong huyện, trên cơ sở đó đề ra phương hướng, nhiệm vụ và những mục tiêu chủ yếu phấn đấu trong kế hoạch 5 năm (1976 - 1980) và hai năm 1977 - 1978. Đại hội đã đề ra phương hướng và nhiệm vụ chung là: Quyết tâm động viên mọi nỗ lực cao nhất của toàn Đảng bộ, vượt mọi khó khăn, thực hiện nhiệm vụ cải tạo và xây dựng chủ nghĩa xã hội trên địa bàn huyện, kết hợp kinh tế với quốc phòng, bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Đại hội xác định nhiệm vụ trọng tâm là: Tiến hành ba cuộc cách mạng1 để xây dựng chủ nghĩa xã hội theo đường lối 1. Cách mạng về quan hệ sản xuất, cách mạng khoa học - kỹ thuật, cách mạng tư tưởng và văn hóa. 270
  19. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV của Đảng và Nghị quyết Đại hội lần thứ VI Đảng bộ tỉnh Gia Lai - Kon Tum; thực hiện định canh, định cư cho đồng bào dân tộc thiểu số; khai hoang, phục hóa, làm thủy lợi, xây dựng cánh đồng; sắp xếp lại các cơ sở sản xuất dịch vụ; đẩy mạnh các hoạt động văn hóa, giáo dục, y tế; tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với chính quyền, phát huy quyền làm chủ của nhân dân lao động, xây dựng các tổ chức đoàn thể quần chúng vững mạnh; đề cao cảnh giác, chống âm mưu phá hoại của bọn phản động, nhất là của tổ chức phản động FULRO, giữ vững an ninh trật tự trên địa bàn huyện; tập trung xây dựng Đảng bộ các cấp vững mạnh về chính trị và tổ chức; tích cực, chủ động đào tạo, xây dựng đội ngũ cán bộ đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới. Đại hội cũng chỉ ra một số vấn đề cần nắm vững trong chỉ đạo của Đảng bộ gồm: Trong mối quan hệ giữa cải tạo và xây dựng, lấy xây dựng là chủ yếu; nhiệm vụ trung tâm trước mắt là đẩy mạnh khai hoang, xây dựng cánh đồng, làm thủy lợi, phát triển sản xuất nhằm bảo đảm yêu cầu tự túc lương thực, coi trọng lúa, đồng thời phải coi trọng cây màu; chỉ đạo phải toàn diện về tất cả các mặt kinh tế, chính trị, văn hóa, xây dựng quốc phòng; ra sức xây dựng đơn vị cơ sở vững mạnh; khâu quyết định vừa cấp bách vừa cơ bản, lâu dài là phát động quần chúng thành cao trào đồng khởi thi đua lao động xây dựng xã hội chủ nghĩa và đào tạo đội ngũ cán bộ đủ sức bảo đảm nhiệm vụ ở các cấp, nhất là cấp cơ sở. Đại hội Đảng bộ huyện Ayun Pa lần thứ VI có ý nghĩa quan trọng đối với sự nghiệp xây dựng, phát triển của huyện sau chiến tranh, mở ra hướng đi đúng đắn cho quân và dân các dân tộc huyện Ayun Pa thực hiện nhiệm vụ khôi phục, phát triển kinh tế - xã hội, củng cố an ninh - quốc phòng, xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội. 271
  20. Thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ VI của Đảng bộ tỉnh Gia Lai - Kon Tum và Nghị quyết Đại hội lần thứ VI của Đảng bộ huyện Ayun Pa, huyện đã phát động nhân dân tích cực thực hiện đồng thời hai nhiệm vụ sản xuất và sẵn sàng chiến đấu. Phong trào lao động sản xuất, khai hoang, làm thủy lợi, định canh, định cư phát triển rộng rãi và dần đi vào chiều sâu. Huyện tăng cường chỉ đạo, tập huấn bồi dưỡng cán bộ; chỉ đạo các xã, thị trấn tổ chức lực lượng thanh niên xung phong làm nòng cốt để duy trì và phát triển các công trường khai hoang làm thủy lợi. Huyện chú trọng xây dựng và nhân rộng điển hình tiên tiến; tuyên truyền, học tập các đơn vị sản xuất giỏi; phân công cán bộ theo dõi, chỉ đạo sát từng xã. Huyện đã tổ chức 7 đội thanh niên xung kích để tập hợp thanh niên các làng với lực lượng thường trực trên 600 người đồng loạt ra quân tham gia khai hoang, xây dựng các cánh đồng trên địa bàn các xã Ayun Hạ, Chư A Thai, Ia Piar. Bước vào thực hiện kế hoạch nhà nước năm 1977, huyện xác định lấy sản xuất nông nghiệp là trung tâm; lấy công tác khai hoang, mở rộng diện tích xây dựng cánh đồng, làm thủy lợi, định canh, định cư, thâm canh tăng vụ, xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật cho các ngành kinh tế, văn hóa là mục tiêu hàng đầu để trên cơ sở đó thúc đẩy các ngành khác phát triển. Năm 1977, toàn huyện đã khai hoang được 1.573ha, diện tích xây dựng cánh đồng đạt 614ha, trong đó diện tích mới là 326ha, có bờ vùng, bờ thửa và mương tưới tiêu. Sau ngày giải phóng, Ayun Pa là huyện có số lượng dân bị đói nhiều nhất tỉnh. Nhưng nhờ triển khai thực hiện có hiệu quả chủ trương của Tỉnh ủy về đẩy mạnh khai hoang, phục hóa, mở rộng diện tích canh tác, định canh, định cư cho đồng bào dân tộc tại chỗ, nên sản xuất nông nghiệp của huyện ngày càng phát triển, lương thực được bảo đảm, nạn đói từng bước được giải quyết. Trong hai năm 1977 - 1978, huyện Ayun Pa 272
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2