Ebook Lịch sử Đảng bộ huyện Quản Bạ (2000-2020): Phần 2 (Tập 3)
lượt xem 2
download
Quản Bạ là một trong bốn huyện vùng cao, núi đá phía Bắc của tỉnh Hà Giang, nằm ở vị trí “cửa ngõ” Công viên địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn, là địa bàn chung sống của 18 dân tộc. Cùng tìm hiểu huyện Quản Bạ thông qua cuốn Lịch sử Đảng bộ huyện Quản Bạ (2000-2020) Tập 3 dưới đây nhé!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Ebook Lịch sử Đảng bộ huyện Quản Bạ (2000-2020): Phần 2 (Tập 3)
- Chương II ĐẢNG BỘ HUYỆN LÃNH ĐẠO NHÂN DÂN ĐẨY NHANH TỐC ĐỘ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI, PHẤN ĐẤU THOÁT KHỎI HUYỆN ĐẶC BIỆT KHÓ KHĂN (2010 - 2020) I- ĐẨY MẠNH CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ, THỰC HIỆN CÓ HIỆU QUẢ CHƯƠNG TRÌNH GIẢM NGHÈO NHANH VÀ BỀN VỮNG, XÂY DỰNG THỊ TRẤN TAM SƠN THÀNH ĐIỂM DU LỊCH CỦA TỈNH (2010 - 2015) Bước sang năm 2010, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc huyện Quản Bạ tiếp tục kế thừa và phát huy những kết quả đạt được sau hơn 20 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng. Kinh tế tăng trưởng khá, lĩnh vực văn hóa - xã hội có bước phát triển đáng kể; đời sống nhân dân được cải thiện trên nhiều mặt; quốc phòng - an ninh được tăng cường và giữ vững, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo; sức mạnh đại đoàn kết các dân tộc được phát huy. Năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của các tổ chức đảng từng bước được nâng lên, tinh thần đoàn kết thống nhất trong Đảng được giữ gìn và phát huy. Bộ máy chính quyền từ huyện đến cơ sở thường xuyên được củng cố, kiện toàn. Công tác cải cách hành chính có nhiều chuyển biến tích cực; trình độ của đội ngũ cán bộ từng bước được nâng lên. Mặt trận 53
- Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội đã nêu cao vai trò trong công tác tuyên truyền thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, những kết quả đạt được chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh của huyện; việc đẩy mạnh phát triển kinh tế vùng động lực tại thị trấn Tam Sơn và các xã Quyết Tiến, Nghĩa Thuận, Tùng Vài, Đông Hà, Quản Bạ chưa có sự chuyển biến mạnh mẽ; việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng sản xuất hàng hoá còn chậm… Những khó khăn đó đặt ra những nhiệm vụ rất lớn cho Đảng bộ huyện Quản Bạ trong giai đoạn mới. Từ ngày 07/6 - 09/6/2010, Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Quản Bạ lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2010 - 2015 được tổ chức. Tham dự Đại hội có 250 đại biểu đại diện cho trên 2.600 đảng viên của 58 tổ chức đảng trong huyện. Đại hội được đồng chí Triệu Tài Vinh - Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó bí thư Tỉnh ủy đến dự và chỉ đạo Đại hội. Với tinh thần dân chủ, khách quan, Đại hội đã tập trung đánh giá tình hình và kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XVI, đề ra mục tiêu, phương hướng, nhiệm vụ và các giải pháp chủ yếu nhiệm kỳ mới (2011 - 2015); kiểm điểm sự lãnh đạo, chỉ đạo của Ban Thường vụ, Ban Chấp hành Đảng bộ huyện (khóa XVI); thảo luận và đóng góp ý kiến vào dự thảo các văn kiện trình Đại hội Đại biểu tỉnh Hà Giang lần 54
- thứ XV, dự thảo các Văn kiện trình Đại hội lần thứ XI của Đảng. Đại hội đã đề ra Chủ đề: “Đoàn kết - Đổi mới - Đột phá - Giảm nghèo nhanh và phát triển bền vững”, đề ra phương hướng: Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng du lịch - thương mại - dịch vụ, công nghiệp - xây dựng, nông - lâm nghiệp. Thu hút đầu tư, tạo bước đột phá trong phát triển du lịch - thương mại - dịch vụ; xây dựng thị trấn Tam Sơn thành điểm du lịch của tỉnh. Tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo. Sử dụng hiệu quả nguồn vốn 30a và các nguồn vốn đầu tư khác kết hợp với phát huy tối đa nội lực trong nhân dân để phát triển kinh tế - xã hội; thực hiện có hiệu quả chương trình giảm nghèo nhanh và bền vững. Gắn kết chặt chẽ giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội với bảo đảm quốc phòng - an ninh. Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của các tổ chức đảng; hiệu lực, hiệu quả quản lý, điều hành của chính quyền các cấp. Đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội. Đại hội đề ra mục tiêu chủ yếu đến năm 2015: Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân đạt 18%/năm. Cơ cấu kinh tế: Du lịch - Thương mại - Dịch vụ chiếm 35%; công nghiệp - xây dựng chiếm 35%; nông - lâm nghiệp chiếm 30%. Thu nhập bình quân đầu người đạt 15 triệu đồng trở lên. Thu ngân sách trên địa bàn đạt 50 tỷ đồng trở lên. Bình quân lương thực đầu người đạt trên 720 55
- kg/người/năm. Tổng đàn đại gia súc (trâu, bò) hàng năm tăng từ 6% trở lên. Phấn đấu có 2 xã, thị trấn đạt chuẩn quốc gia về phổ cập giáo dục bậc Trung học phổ thông. Hạ tỷ lệ tăng dân số tự nhiên xuống còn dưới 1%. Giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống còn dưới 15%. Tỷ lệ chi bộ đạt trong sạch vững mạnh 95% trở lên, 90% tổ chức cơ sở đảng trong sạch, vững mạnh, không có tổ chức đảng yếu kém. Hàng năm, kết nạp từ 150 đảng viên mới trở lên. Đại hội bầu ra Ban Chấp hành Đảng bộ gồm 45 đồng chí. Tại phiên họp thứ nhất, Ban Chấp hành Đảng bộ đã bầu ra Ban Thường vụ Huyện ủy gồm 13 đồng chí. Đồng chí Phạm Hồng Thu - Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh được bầu giữ chức Bí thư Huyện ủy; đồng chí Lệnh Xuân Kiềm - Chủ tịch Hội đồng nhân dân huyện và đồng chí Nguyễn Hồng Hải - Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện được bầu giữ chức Phó bí thư Huyện ủy. Đại hội bầu ra Ủy ban kiểm tra Huyện ủy gồm 7 đồng chí; đồng chí Trần Ngọc Chung được bầu giữ chức vụ Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Huyện ủy. Đại hội đã bầu 14 đại biểu chính thức và 1 đại biểu dự khuyết đi dự Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XV. Trong nhiệm kỳ, công tác cán bộ của Đảng bộ huyện có sự thay đổi, tháng 10/2014, đồng chí Nguyễn Hồng Hải - Phó bí thư, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Quản Bạ được chỉ định giữ chức Bí thư Huyện ủy thay đồng chí Phạm Hồng Thu được điều động về tỉnh nhận nhiệm vụ mới. 56
- Ngay sau Đại hội, Ban Chấp hành Đảng bộ huyện đã ban hành Chương trình số 01-CTr/HU, ngày 12/01/2011 về thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Quản Bạ lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2010 - 2015, Chương trình số 06-CTr/HU, ngày 20/4/2011 về Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Hà Giang lần thứ XV, nhiệm kỳ 2010 - 2015. Bám sát Nghị quyết Đại hội và Chương trình hành động đã đề ra, Đảng bộ huyện Quản Bạ xác định những điều kiện thuận lợi và khó khăn trong quá trình triển khai thực hiện Nghị quyết. Về thuận lợi, huyện tiếp tục nhận được sự quan tâm, hỗ trợ từ các nguồn vốn đầu tư của Nhà nước; kết cấu hạ tầng được quan tâm đầu tư xây dựng; sự nghiệp văn hóa - xã hội có bước phát triển; quốc phòng - an ninh được giữ vững; hệ thống chính trị tiếp tục được tăng cường; sức mạnh đại đoàn kết dân tộc được phát huy, niềm tin của nhân dân đối với sự lãnh đạo của Đảng bộ, chính quyền huyện ngày một nâng lên... Tuy nhiên, huyện còn gặp nhiều khó khăn do xuất phát điểm kinh tế còn thấp; trình độ, năng lực, nhận thức của một bộ phận cán bộ, đảng viên và nhân dân còn hạn chế. Trước những thuận lợi và khó khăn đó, Đảng bộ và nhân dân các dân tộc huyện Quản Bạ đã không ngừng nỗ lực phấn đấu, phát huy nội lực, quyết tâm thực hiện mục tiêu đã đề ra. Trong phát triển kinh tế, cụ thể hóa “4 đổi mới, 8 đột phá, 15 chương trình trọng tâm” của Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XV đề ra, Đảng 57
- bộ huyện đã xây dựng nghị quyết, chương trình, kế hoạch và có cơ chế hỗ trợ nhằm tạo động lực cho người dân phát triển kinh tế. Qua đó, giai đoạn 2010 - 2015, kinh tế trên địa bàn huyện đạt mức tăng trưởng khá; cơ cấu chuyển dịch đúng hướng. Giá trị sản xuất nông - lâm nghiệp, thủy sản đạt 580.000 triệu đồng. Giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn đạt 465.500 triệu đồng. Tổng mức bán lẻ hàng hóa đạt 190.300 triệu đồng. Để thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển, Ban Thường vụ Huyện ủy đã ban hành Chương trình số 03- CTr/HU, ngày 12/01/2011 về phát triển cây lương thực, đảm bảo an ninh lương thực, góp phần xóa đói, giảm nghèo nhanh và bền vững giai đoạn 2011 - 2015. Huyện đã cụ thể hóa các chương trình, đề án, kế hoạch của tỉnh, thực hiện tốt các cơ chế chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp cho người dân. Cụ thể như: Hỗ trợ giống ngô lai, phân bón hóa học, hỗ trợ nilon che phủ cho cây ngô trồng vụ đông xuân, hỗ trợ trồng cây đậu tương, cây dược liệu... Đồng thời, huyện chỉ đạo vận động nhân dân đẩy mạnh sản xuất theo hướng hàng hóa, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất. Từ những giải pháp cụ thể đó đã góp phần đưa hệ số sử dụng đất lên 1,8 lần, nâng giá trị sản phẩm thu hoạch/ha đất trồng cây hằng năm đạt 34,5 triệu đồng. Đến năm 2015, tổng sản lượng lương thực trên địa 58
- bàn huyện đạt 30.670 tấn. Bình quân lương thực đầu người đạt 610 kg/người/năm. Xác định việc phát triển cây dược liệu là một trong những cây trồng thế mạnh, Đảng bộ huyện đã đẩy mạnh việc thu hút đầu tư và chỉ đạo thực hiện tốt công tác phối hợp với các ngành của tỉnh tổ chức thành công Hội thảo phát triển dự án 150 ha rau hoa chất lượng cao tại xã Quyết Tiến và phát triển dược liệu 4 huyện vùng cao núi đá. Đến năm 2015, huyện đã thu hút được 4 doanh nghiệp tham gia trồng và chế biến dược liệu, thành lập 5 hợp tác xã làm vệ tinh sản xuất cây dược liệu, vận động người dân chuyển đổi diện tích đất canh tác sang trồng cây dược liệu. Tổng diện tích cây dược liệu trên địa bàn huyện đạt 2.440 ha. Cùng với đó, xác định Hồng không hạt là cây đặc sản địa phương, huyện đã hỗ trợ người dân mở rộng diện tích, đầu tư thâm canh, chăm sóc, thu hái đúng quy trình kỹ thuật để nâng cao năng suất, chất lượng. Đến năm 2015, tổng diện tích trồng Hồng không hạt của huyện đạt 50 ha; trong đó, diện tích cho thu hoạch ổn định là 40 ha, năng suất bình quân đạt 55 tạ/ha, tổng sản lượng đạt trên 306 tấn; giá trị sản xuất đạt trên 150 triệu đồng/ha/năm. Việc phát huy cây trồng thế mạnh ở Quản Bạ là hướng đi đúng đắn, giúp người dân từng bước chuyển dịch cơ cấu cây trồng, phát triển sản xuất, giải quyết được việc làm, tăng thu nhập, ổn định đời sống, từng bước xoá đói, giảm nghèo bền vững ngay tại địa phương. 59
- Với mục tiêu đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng đàn gia súc, gia cầm, Đảng bộ huyện đã ban hành Chương trình số 04-CTr/HU, ngày 12/01/2011 về phát triển đàn đại gia súc (trâu, bò) giai đoạn 2011 - 2015 đồng thời có cơ chế hỗ trợ phát triển chăn nuôi như: Hỗ trợ trồng cỏ, hỗ trợ lãi xuất cho các hộ có nhu cầu vay phát triển chăn nuôi, hỗ trợ kinh phí cho nhân dân thực hiện thụ tinh nhân tạo cho đàn bò, hỗ trợ nhân dân chăn nuôi theo hướng hàng hóa… Nhờ đó, tỷ trọng ngành chăn nuôi trên địa bàn huyện có sự tăng trưởng mạnh, chiếm 20,9% cơ cấu kinh tế nông nghiệp. Đến năm 2015, tổng đàn đại gia súc (trâu, bò) trên địa bàn huyện đạt 18.770 con, đàn lợn có 44.470 con, đàn gia cầm 193.059 con. Đảng bộ huyện đã quan tâm chỉ đạo thực hiện tốt việc ứng dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ trong sản xuất nông - lâm nghiệp. Được sự quan tâm lãnh đạo của Đảng bộ huyện, việc thực hiện Chương trình trồng rừng kinh tế, rừng cảnh quan, bảo vệ và phát triển rừng đầu nguồn đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. Công tác quản lý, bảo vệ rừng luôn được quan tâm chú trọng. Ý thức của người dân trong công tác bảo vệ rừng từng bước được nâng cao. Số vụ vi phạm Luật bảo vệ và phát triển rừng ngày càng giảm. Đến năm 2015, diện tích trồng rừng mới trên địa bàn huyện đạt 1.886,2 ha, khoanh nuôi, chăm sóc, bảo vệ rừng 31.378 ha. Nhằm hạn chế việc sử dụng cây rừng làm chất đốt của người dân tại các xã, thị 60
- trấn, huyện đã ban hành kế hoạch chuyển đổi chất đốt trên địa bàn huyện, giai đoạn 2011 - 2015, xây dựng bếp đun cải tiến tại các hộ gia đình, trường bán trú dân nuôi, xây dựng bể Bioga và trồng mới cây phân tán… Nhờ những nỗ lực đó, việc sử dụng cây rừng làm chất đốt trong nhân dân đã giảm đáng kể, góp phần nâng tỷ lệ che phủ rừng trên địa bàn huyện đạt 60%. Bám sát quan điểm chỉ đạo của Đảng bộ huyện tại Chương trình số 09-CTr/HU, ngày 07/10/2011 về thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, giai đoạn 2011 - 2015 tính đến năm 2020, huyện đã huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và người dân, tạo nên phong trào sâu rộng trong cộng đồng dân cư và tạo được sự đồng thuận cao trong toàn xã hội. Huyện đã kêu gọi ủng hộ được gần 1 tỷ đồng, 185 tấn xi măng, trên 32.000 công lao động, người dân hiến hơn 20.000 m2 đất, hoàn thành việc xây dựng 15 km đường bê tông nông thôn, 1.593 nhà tiêu hợp vệ sinh, vận động 282 hộ di chuyển chuồng trại ra xa nhà; lồng ghép trên 500 tỷ đồng để thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới, trong đó tập trung ưu tiên cho 3 xã điểm là Đông Hà, Quản Bạ, Quyết Tiến. Đến năm 2015, huyện đã có xã Đông Hà đạt chuẩn nông thôn mới, xã Quyết Tiến và xã Quản Bạ đạt 12 tiêu chí, các xã còn lại đạt từ 5 - 7 tiêu chí. Tuy nhiên, do điều kiện đặc thù của huyện vùng cao, biên giới còn nhiều khó khăn, việc xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện 61
- chưa đạt được mục tiêu phấn đấu đề ra. Đảng bộ huyện xác định đây là nhiệm vụ chính trị quan trọng, tạo tiền đề phát triển kinh tế, nâng cao đời sống người dân, cần tiếp tục được đẩy mạnh triển khai thực hiện hiệu quả trong thời gian tiếp theo. Thực hiện chủ trương của Đảng bộ huyện, hoạt động của các doanh nghiệp, hợp tác xã đã có bước phát triển. Đến năm 2015, toàn huyện có 20 doanh nghiệp, 48 hợp tác xã và 94 tổ hợp tác hoạt động đa dạng ở các ngành nghề, lĩnh vực. Quy mô và hình thức tổ chức hoạt động của các doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác sản xuất từng bước có sự đổi mới, hiệu quả cao hơn. Cùng với đó, phát huy tiềm năng, thế mạnh, huyện đã phát triển được 2 làng nghề: Dệt lanh thổ cẩm Lùng Tám và nấu rượu ngô Thanh Vân. Hàng năm đã giải quyết việc làm thường xuyên cho 230 lao động với mức thu nhập 1,3 đến 2 triệu đồng/người/tháng, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của huyện. Sản xuất công nghiệp trên địa bàn huyện được đẩy mạnh, đóng góp đáng kể vào thu ngân sách địa phương. Huyện đã tạo điều kiện cho các cơ sở sản xuất thủ công nghiệp, thành phần kinh tế tham gia sản xuất, kinh doanh nhằm khai thác thế mạnh của địa phương. Đến năm 2015, giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn đạt 465,5 tỷ đồng. Hoạt động thương mại - dịch vụ trên địa bàn huyện phát triển mạnh. Tổng mức hàng hoá bán lẻ đạt 190.300 triệu đồng. Kết cấu hạ tầng thương mại - 62
- dịch vụ được quan tâm đầu tư xây dựng. Trên địa bàn huyện có 9 chợ, 25 nhà hàng ăn uống, 9 nhà nghỉ, 2 khách sạn, 3 homestay và nhiều dịch vụ khác. Huyện cũng đã chú trọng thực hiện tốt cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” gắn với phối hợp tổ chức các hội chợ, phiên chợ đưa hàng Việt về nông thôn phục vụ nhu cầu sản xuất và tiêu dùng của nhân dân. Hoạt động du lịch của huyện có bước phát triển về quy mô, chất lượng. Tháng 10/2010, một dấu ấn quan trọng trong lĩnh vực du lịch của tỉnh Hà Giang nói chung, huyện Quản Bạ nói riêng - Cao nguyên đá Đồng Văn đã được Hội đồng tư vấn Mạng lưới Công viên địa chất toàn cầu của UNESCO công nhận là Công viên địa chất toàn cầu. Kể từ khi Cao nguyên đá Đồng Văn được công nhận Công viên địa chất toàn cầu đã thúc đẩy du lịch của huyện phát triển mạnh. Phát huy tiềm năng là huyện “cửa ngõ”, để khai thác có hiệu quả tiềm năng du lịch địa phương, huyện đã ban hành Đề án quy hoạch tổng thể phát triển du lịch giai đoạn 2012 - 2015 và tầm nhìn đến 2030, Đề án phát triển làng văn hóa du lịch tiêu biểu gắn với xây dựng nông thôn mới tại thôn Nặm Đăm, xã Quản Bạ và thúc đẩy các hoạt động xúc tiến đầu tư du lịch, quảng bá hình ảnh, văn hóa, con người Quản Bạ đến với du khách trong và ngoài nước, qua đó đã huy động được sự vào cuộc của cấp ủy, chính quyền, các ngành chức năng và người dân cùng tham gia phát 63
- triển du lịch. Giai đoạn 2010 - 2015, huyện có 5 di sản được công nhận xếp hạng di tích, danh lam thắng cảnh. Trong đó, có 2 danh thắng cấp quốc gia đó là: Núi đôi Quản Bạ (thị trấn Tam Sơn), hang Khố Mỷ (xã Tùng Vài); 3 danh thắng được công nhận cấp tỉnh gồm: Thạch sơn thần, xã Quyết Tiến; di tích lịch sử Cổng thành Cán tỷ và di chỉ khảo cổ học, xã Cán Tỷ. Qua đó tiếp tục thúc đẩy lượng khách du lịch đến Quản Bạ ngày càng tăng, tốc độ tăng bình quân trên 20%/năm. Chỉ tính riêng năm 2015 đạt gần 60.000 lượt khách, gấp 22 lần so với năm 2010. Việc phát triển du lịch đã tạo ra một hướng phát triển mới trong cơ cấu kinh tế của huyện, góp phần tạo việc làm tại chỗ, đem lại thu nhập ổn định, từng bước giúp người dân xóa đói, giảm nghèo bền vững. Công tác thu, chi ngân sách được chú trọng. Năm 2015, thu ngân sách trên địa bàn đạt 83 tỷ đồng. Hoạt động thu, chi ngân sách đảm bảo cân đối, cơ bản đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Hoạt động của các tổ chức tín dụng được chú trọng, góp phần tích cực trong việc hỗ trợ nhân dân vay vốn sản xuất, kinh doanh, phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo. Các dịch vụ ngân hàng ngày càng đa dạng và phát triển, phục vụ nhu cầu của người dân. Bên cạnh đó, công tác quản lý và sử dụng vốn đầu tư trên địa bàn huyện được thực hiện từng bước đạt hiệu quả, đảm bảo công khai, đúng quy định của pháp luật. Giai đoạn 2011 - 2015, tổng vốn đầu tư phát 64
- triển đạt 1.083,477 tỷ đồng, tăng 786,652 tỷ đồng so với giai đoạn 2006 - 2010. Công tác xây dựng cơ bản trên địa bàn huyện đã có bước chuyển biến quan trọng. Giai đoạn 2010 - 2015, huyện đã khởi công, xây dựng 44 công trình giao thông, thực hiện tốt công tác quản lý, khai thác, duy tu, bảo dưỡng và mở mới các tuyến đường liên xã, liên thôn. Việc đầu tư hệ thống cấp nước sinh hoạt trên địa bàn huyện được đặc biệt chú trọng. Huyện đã hoàn thành, đưa vào sử dụng 45 công trình nước sinh hoạt và hồ treo; tiếp tục đầu tư, nâng cấp hệ thống nước tự chảy khu vực nông thôn, góp phần giải quyết nhu cầu nước sinh hoạt cho người dân trong mùa khô. Đến năm 2015, toàn huyện đã có 70% dân số ở đô thị được sử dụng nước sạch, 70% dân số ở nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh. Huyện đã tập trung đầu tư nhiều công trình trên địa bàn huyện: 15 công trình thủy lợi, 8 công trình kè chống sạt lở, 19 công trình phục vụ điện sinh hoạt, 93 công trình trong lĩnh vực giáo dục, 11 công trình trong lĩnh vực y tế, 6 công trình trong lĩnh vực văn hóa, thể thao, 2 chợ nông thôn. Cùng với đó, hệ thống điện nông thôn trên địa bàn huyện phát triển mạnh; 13/13 xã, thị trấn và 87/107 thôn với 76% số hộ được sử dụng điện. Đầu tư các nguồn lực để xây dựng thị trấn Tam Sơn được công nhận là đô thị loại V. Công tác quản lý đất đai, tài nguyên được thực hiện tốt. Huyện đã hoàn thành việc quy hoạch sử dụng 65
- đất cấp huyện, cấp xã gắn với quy hoạch xây dựng nông thôn mới, hoàn thành quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của huyện đến năm 2020, quy hoạch cặp lối mở Nghĩa Thuận/Việt Nam - Pả Pú/Trung Quốc, quy hoạch xây dựng nông thôn mới 12/12 xã… Việc hoàn thành các quy hoạch là một trong những tiêu chí quan trọng góp phần phục vụ cho công tác quản lý đất đai, xây dựng và kêu gọi thu hút đầu tư. Cùng với đó, công tác quản lý tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường được chú trọng. Các dịch vụ công cộng như: Điện chiếu sáng, vệ sinh môi trường, thu gom rác thải cơ bản được thực hiện tốt, đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người dân. Ngày 12/01/2011, Ban Chấp hành Đảng bộ huyện ban hành Nghị quyết số 03-NQ/HU về tiếp tục đẩy mạnh phát triển giáo dục và đào tạo, giai đoạn 2011 - 2015. Thực hiện chủ trương trên, công tác giáo dục của huyện đạt được nhiều kết quả nổi bật. Hệ thống giáo dục được mở rộng quy mô và loại hình trường, lớp. Cơ sở vật chất được đầu tư, hoàn thiện khang trang hơn. Toàn huyện có 42 trường học, 1 Trung tâm giáo dục thường xuyên và 1 Trung tâm dạy nghề. Các xã, thị trấn đều có 3 cấp học (mầm non, tiểu học và trung học cơ sở). Đội ngũ cán bộ, giáo viên cơ bản đảm bảo đủ về số lượng, chất lượng. Hàng năm, thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu, kế hoạch về lĩnh vực giáo dục, đào tạo. Tỷ lệ trẻ từ 6 - 14 tuổi đi học đạt từ 99% trở lên; trẻ 6 tuổi vào lớp 1 và trẻ 5 tuổi đi mẫu giáo đều đạt tỷ lệ 99,9%; trẻ 0 - 2 66
- tuổi đi nhà trẻ đạt 44%; trẻ từ 3 - 5 tuổi đến lớp đạt trên 99%. Huyện đã xây dựng được 9 trường đạt chuẩn quốc gia. Thực hiện Chỉ thị số 10-CT/TW, ngày 05/12/2011 của Bộ Chính trị (khóa XI) về phổ cập giáo dục Mầm non cho trẻ 5 tuổi, củng cố kết quả phổ cập giáo dục Tiểu học và Trung học cơ sở, tăng cường phân luồng học sinh sau Trung học cơ sở và xóa mù chữ cho người lớn, huyện đã duy trì vững chắc kết quả xóa mù chữ, phổ cập giáo dục Tiểu học, phổ cập giáo dục Trung học cơ sở. Năm 2011, huyện đã hoàn thành phổ cập giáo dục Tiểu học đúng độ tuổi; năm 2014, huyện được công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục Mầm non cho trẻ 5 tuổi. Nhằm thực hiện tốt việc chăm sóc, nuôi dưỡng, đảm bảo duy trì sỹ số và nâng cao chất lượng học tập của học sinh, huyện đã thành lập 14 trường phổ thông dân tộc bán trú. Bên cạnh đó, huyện đã đẩy mạnh phong trào khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập, duy trì hoạt động của các Trung tâm học tập cộng đồng tại các xã, thị trấn. Huyện triển khai thực hiện đạt hiệu quả các chương trình y tế quốc gia, công tác phòng chống dịch bệnh, chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân. Mạng lưới y tế từ huyện đến cơ sở được củng cố. Công tác tuyên truyền, vận động nhân dân nâng cao ý thức giữ gìn vệ sinh, phòng chống dịch bệnh được thực hiện thường xuyên. Đến năm 2015, toàn huyện đã có 8/13 xã, thị trấn được công nhận đạt Bộ tiêu chí quốc gia về y tế xã; đạt 67
- tỷ lệ 6 bác sỹ, dược sỹ và 18 giường bệnh/vạn dân; 100% thôn có cộng tác viên dân số và y tế thôn. Định kỳ hàng tháng các xã đều có bác sĩ luân phiên đến khám, chữa bệnh cho nhân dân. Công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình đã đẩy mạnh. Đến năm 2015, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên trên địa bàn huyện là 1,87%. Đảng bộ huyện đã ban hành Chương trình số 15-CTr/HU, ngày 07/3/2013 thực hiện Chỉ thị số 20-CT/TW, ngày 05/11/2012 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em trong tình hình mới. Thực hiện Chương trình của Đảng bộ huyện, cấp ủy, chính quyền trên địa bàn huyện đã từng bước đẩy mạnh, quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo việc chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho trẻ em. Đến năm 2015, tỷ lệ trẻ dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng (cân nặng/độ tuổi) trên địa bàn huyện giảm xuống còn 17,89%; tỷ lệ trẻ em dưới 1 tuổi được tiêm chủng mở rộng hàng năm đạt trên 98%. Phong trào văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao trên địa bàn huyện được quan tâm chỉ đạo thực hiện tốt và phát triển rộng khắp. Các thiết chế văn hóa ở cơ sở từng bước được đầu tư, đáp ứng các nhu cầu sinh hoạt văn hóa cộng đồng của người dân. Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” gắn với xây dựng nông thôn mới có sự chuyển biến tích cực, ngày càng đi vào chiều sâu. Đến năm 2015, tỷ lệ gia đình đạt danh hiệu văn hóa trên địa bàn huyện đạt 48,9%; thôn 68
- văn hóa đạt 39,2%. Huyện đã chú trọng, từng bước nâng cao hiệu quả hoạt động Hội nghệ nhân dân gian; 13/13 xã, thị trấn đã thành lập được các chi hội nghệ nhân dân gian, với tổng số 935 hội viên, góp phần xóa bỏ một số hủ tục lạc hậu, bảo tồn, giữ gìn và phát triển bản sắc văn hóa truyền thống các dân tộc. Đảng bộ huyện cũng đã ban hành Chương trình số 05-CTr/HU, ngày 28/3/2011 về thực hiện Chỉ thị số 46-CT/TW, ngày 27/7/2010 của Ban Bí thư về chống sự xâm nhập của các sản phẩm văn hóa độc hại gây hủy hoại đạo đức xã hội, qua đó đã tạo được phong trào sâu rộng trong cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân trong việc ngăn chặn, đẩy lùi sự xâm nhập, tác động tiêu cực của các sản phẩm văn hóa độc hại. Mạng lưới thông tin liên lạc trên địa bàn huyện tiếp tục được mở rộng. Đến năm 2015, toàn huyện có 14 trạm viễn thông BTS; 13/13 xã, thị trấn được phủ sóng điện thoại, có mạng internet và 30% thôn có mạng internet. Tỷ lệ phủ sóng phát thanh và truyền hình đạt 100%; thuê bao điện thoại đạt 70 máy/100 người; internet đạt 10 thuê bao/100 người. Các loại báo, tạp chí đã được đưa đến tận thôn, tổ dân phố phục vụ nhu cầu của người dân. Công tác xóa đói, giảm nghèo trên địa bàn huyện được triển khai đồng bộ. Nguồn lực đầu tư từ ngân sách Nhà nước, các chương trình mục tiêu, dự án hỗ trợ của trung ương, của tỉnh đối với hộ nghèo được huyện thực 69
- hiện có hiệu quả. Giai đoạn 2011 - 2015, huyện đã mở được 219 lớp dạy nghề cho 7.154 học viên; nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo từ 18,8% năm 2010 lên hơn 34% năm 2015; tạo việc làm cho 5.968 lao động nông thôn. Bình quân hàng năm tạo việc làm mới cho 1.193 người. Với trách nhiệm của các cấp ủy, chính quyền, cơ quan, đơn vị và sự nỗ lực vươn lên của người dân, tỷ lệ hộ nghèo của huyện đã giảm mạnh từ 54% năm 2010 (theo tiêu chí mới) xuống còn 19% năm 2015. Việc chăm lo đời sống đối với đồng bào dân tộc thiểu số được các cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và đoàn thể chính trị - xã hội quan tâm chỉ đạo thực hiện. Kết cấu hạ tầng cơ sở và các chương trình, dự án đầu tư phát triển, chính sách đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số được huyện thực hiện lồng ghép với nhiều chương trình, dự án khác trên địa bàn. Huyện đã chú trọng phát huy vai trò người có uy tín trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số trong việc đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động nhân dân chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Năm 2014, huyện đã tổ chức thành công Đại hội các dân tộc thiểu số huyện Quản Bạ lần thứ II. Bên cạnh đó, thực hiện tốt các hoạt động hỗ trợ cấp gạo cứu đói vào dịp tết, giáp hạt; xóa nhà tạm, sửa chữa nhà ở, vay vốn ưu đãi, xây dựng bể nước, hỗ trợ đất sản xuất, đất ở cho hộ nghèo; chế độ đối với gia đình chính sách, người có công, các chính sách an sinh xã hội trên địa bàn huyện được thực hiện có hiệu quả. 70
- Ngày 27/8/2014, đồng chí Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Nguyễn Phú Trọng đã đến thăm và làm việc tại tỉnh Hà Giang. Trong chuyến công tác, đồng chí Tổng Bí thư đã tìm hiểu tình hình phát triển kinh tế - xã hội, công tác xây dựng đảng, xây dựng hệ thống chính trị, củng cố quốc phòng, an ninh và nhiệm vụ trọng tâm của Đảng bộ tỉnh. Trong dịp này, Đảng bộ và nhân dân các dân tộc huyện Quản Bạ đã vinh dự được đón đồng chí Tổng Bí thư đến thăm và tìm hiểu Dự án trồng cây dược liệu, rau củ quả của Công ty cổ phần thương mại phát triển nông, lâm nghiệp Bình Minh 3 tại xã Quyết Tiến. Đồng chí Tổng Bí thư đã dành thời gian đến thăm gia đình đồng chí Vàng Páng Sèng - Bí thư Chi bộ thôn Bó Lách, xã Quyết Tiến (hộ có nhiều thành tích trong vận động nhân dân cho thuê đất tham gia dự án trồng cây dược liệu); thăm gia đình ông Trần Văn Ðức ở thôn Bó Lách (hộ làm kinh tế giỏi). Thực hiện Nghị quyết số 28-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương (khóa XI) về Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới, cụ thể hóa chủ trương về quốc phòng - an ninh của Đảng bộ tỉnh, Đảng bộ huyện đã ban hành Chương trình số 10-CTr/HU, ngày 07/11/2011 về xây dựng khu vực phòng thủ tỉnh, huyện giai đoạn 2011 - 2015 và những năm tiếp theo. Lực lượng quân sự, công an, biên phòng trên địa bàn huyện được quan tâm xây dựng vững mạnh, toàn diện theo hướng “Cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước 71
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Ebook Lịch sử Đảng bộ huyện Yên Minh (1944-2020): Phần 2
271 p | 8 | 4
-
Ebook Lịch sử Đảng bộ huyện Mèo Vạc (1962-2015): Phần 2
191 p | 13 | 3
-
Ebook Lịch sử Đảng bộ huyện Sơn Hà (1945-1990): Phần 1
118 p | 3 | 3
-
Ebook Lịch sử Đảng bộ huyện Mèo Vạc (1962-2015): Phần 1
74 p | 11 | 3
-
Ebook Lịch sử Đảng bộ huyện Yên Minh (1944-2020): Phần 1
203 p | 8 | 2
-
Ebook Lịch sử Đảng bộ huyện Núi Thành (1975-2020): Phần 1
162 p | 12 | 2
-
Ebook Lịch sử Đảng bộ huyện Hoàng Su Phì (1947-2017): Phần 1
57 p | 14 | 2
-
Ebook Lịch sử Đảng bộ huyện Hoàng Su Phì (1947-2017): Phần 2
79 p | 9 | 2
-
Ebook Lịch sử Đảng bộ huyện Phú Lương (1946-2015): Phần 1
280 p | 9 | 2
-
Ebook Lịch sử Đảng bộ huyện Đồng Văn (1944-2020): Phần 2
365 p | 10 | 2
-
Ebook Lịch sử Đảng bộ huyện Đồng Văn (1944-2020): Phần 1
124 p | 10 | 2
-
Ebook Lịch sử Đảng bộ huyện Thăng Bình (1930-1975): Phần 1
122 p | 14 | 2
-
Ebook Lịch sử Đảng bộ huyện Quế Sơn (1975-2000): Phần 1
139 p | 12 | 2
-
Ebook Lịch sử Đảng bộ huyện Phước Sơn (1975-2005): Phần 1 (Tập 2)
231 p | 11 | 2
-
Ebook Lịch sử Đảng bộ huyện Đông Giang (1945-2005): Phần 2
240 p | 12 | 2
-
Ebook Lịch sử Đảng bộ huyện Tuy Phong (1975-2000): Phần 2 (Tập 3)
123 p | 9 | 2
-
Ebook Lịch sử Đảng bộ huyện Núi Thành (1975-2020): Phần 2
286 p | 11 | 2
-
Ebook Lịch sử Đảng bộ huyện Thạnh Trị (1975-2000): Phần 1 (Tập 2)
109 p | 6 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn