intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Ebook Lịch sử Đảng bộ huyện Vị Xuyên (1948 - 2023): Phần 2

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:171

2
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tiếp nội dung phần 1, cuốn sách "Lịch sử Đảng bộ huyện Vị Xuyên (1948 - 2023)" Phần 2 trình bày các nội dung chính như sau: Đảng bộ lãnh đạo nhân dân các dân tộc thực hiện công cuộc đổi mới của Đảng, chống diễn biến hoà bình (1990-2000); đảng bộ huyện Vị Xuyên lãnh đạo nhân dân các dân tộc trong huyện phát triển kinh tế - xã hội, đẩy mạnh thực hiện công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn và xóa đói giảm nghèo (2000 - 2023). Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Ebook Lịch sử Đảng bộ huyện Vị Xuyên (1948 - 2023): Phần 2

  1. CHƯƠNG IV ĐẢNG BỘ LÃNH ĐẠO NHÂN DÂN CÁC DÂN TỘC THỰC HIỆN CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI CỦA ĐẢNG, CHỐNG DIỄN BIẾN HÒA BÌNH (1990 - 2000) I- ĐẨY MẠNH THỰC HIỆN CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI CỦA ĐẢNG, PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI, XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO Ngày 15 tháng 12 năm 1991, Đại hội Đảng bộ lần thứ XVIII được triệu tập. Đại hội đánh giá sâu sắc tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội XVII, xác định nhiều phương châm, biện pháp quan trọng nhằm thúc đẩy sản xuất nông - lâm nghiệp, thủ công nghiệp và chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa, ổn định đời sống Nhân dân, thực hiện xóa đói giảm nghèo. Đại hội đã bầu 33 đồng chí vào Ban Chấp hành; tại Hội nghị lần thứ nhất, Ban Chấp hành đã bầu 11 đồng chí vào Ban Thường vụ, đồng chí Nguyễn Xuân Chài được bầu làm Bí thư Huyện ủy. Trong quá trình chỉ đạo sản xuất, Đảng bộ đã tập trung lãnh đạo các địa phương mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, áp dụng khoa học kỹ thuật cho nông dân. Cùng với việc lấy hộ tự chủ trong sản xuất kinh doanh, nhân rộng mô hình V.A.C (vườn - ao - chuồng). Do có sự chỉ đạo đúng đắn của Đảng bộ, các hợp tác xã nông nghiệp, thủ công nghiệp đã năng động hơn trong sản xuất kinh doanh, nhân rộng mô hình V.A.C, tạo ra sự chuyển biến tích cực trong sản xuất nông nghiệp, thủ công nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, góp phần làm thay đổi bộ mặt nông thôn. Tổng sản lượng lương thực quy thóc tăng nhanh qua các năm, năm 1993 đạt 20.335 tấn, năm 1995 đạt 22.192 tấn, tăng 52,9% so với năm 1991, đạt mục tiêu do Đại hội XVIII đề ra. Mức lương bình quân của 116
  2. đầu người tăng từ 222 kg năm 1991 lên 303 kg năm 1995. Do thực hiện khoán sản phẩm, các hộ gia đình tự chủ trong sản xuất kinh doanh, tự chịu trách nhiệm về lỗ - lãi và nộp thuế cho Nhà nước, vai trò quản lý của hợp tác xã không còn tác dụng như trước. Đến cuối năm 1995, chỉ còn 30% số hợp tác xã, ban quản trị vẫn giữ được chức năng quản lý, điều hành sản xuất, còn lại chỉ là hình thức quản lý hành chính. Các hợp tác xã thủ công nghiệp cũng không còn tồn tại, chuyển thành kinh tế hộ gia đình nhưng lại hiệu quả lại cao hơn. Hộ kinh doanh tính thuế 1992 có 198 hộ, năm 1993 có 216 hộ, năm 1995 có gần 400 hộ. Các loại cây công nghiệp (chè, quế, cà phê) phát triển mạnh ở 2 thị trấn: Vị Xuyên và Nông trường Việt Lâm, các xã Cao Bồ, Thượng Sơn, Việt Lâm, Trung Thành và một số xã ở Tây Côn Lĩnh. Diện tích cây trồng năm 1995 có 2.087 ha, tăng 33% so với năm 1991. Sản lượng chè búp khô thu được năm 1995 là 802,2 tấn, tăng 2,94 lần so với năm 1984, tăng 41% so với mục tiêu Đại hội XVIII đề ra, cây cà phê có 74 ha, cây dâu tằm có 40 ha. Các loại cây ăn quả (cam, quýt, nhãn, hồng xiêm, vải) có diện tích 975 ha, tăng 52% so năm 1991; sản lượng năm 1995 thu được 3.768 tấn, tăng 87% so với năm 1991. So với năm 1991 đàn trâu tăng 16,92%, đàn bò tăng 9,7%, đàn dê tăng 85%, đàn lợn tăng 13,3%. Mỗi năm toàn huyện có khoảng 150 ha ao hồ thả cá. Thực hiện dự án 327 về phủ xanh đồi núi trọc, từ 1991 đến năm 1995 toàn huyện đã trồng mới 812,9 ha rừng, trên 6 triệu cây phân tán, nâng độ che phủ từ 38% năm 1991 lên 50% năm 1995. Đã định canh định cư cho 123 hộ gia đình, giao 45.704,8 ha đất rừng cho 11.5620 hộ gia đình quản lý, khoán cho các hợp tác xã chăm sóc bảo vệ 16.097 ha. Tuy nhiên, việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng trong sản xuất nông - lâm nghiệp 117
  3. còn chậm, diện tích một vụ chưa được tận dụng hết để trồng màu. Việc giao đất giao rừng chưa được chặt chẽ dẫn đến tình trạng tranh chấp trong Nhân dân, nạn phá rừng làm nương rẫy chưa chấm dứt. Sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp phát triển mạnh, tập trung ở 2 thị trấn: Vị Xuyên và Nông trường Việt Lâm với các ngành sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến gỗ, đồ mộc, rèn, đúc, xay xát, chế biến lương thực thực phẩm, thức ăn cho gia súc. Tuy nhiên, quy mô sản xuất còn nhỏ bé, chất lượng sản phẩm chưa cao. Một số ngành nghề như đan lát, rèn, đúc, thủ công mĩ nghệ, sản xuất dụng cụ cầm tay chưa được chú ý đầu tư phát triển. Các doanh nghiệp của tỉnh trên địa bàn như: công ty chè, công ty giống cây trồng Đạo Đức, trạm điện đã năng động trong sản xuất kinh doanh, thích ứng với cơ chế mới. Doanh nghiệp tư nhân có 3 doanh nghiệp xây dựng cơ bản chủ yếu dựa vào vốn đầu tư công trình để hoạt động. Nhờ áp dụng tốt phương châm Nhà nước và Nhân dân cùng làm, công tác xây dựng cơ bản có bước phát triển nhảy vọt. Đảng bộ vừa tranh thủ giúp đỡ về ngân sách, vừa huy động sự đóng góp của Nhân dân. Trong 5 năm (1991 - 1994), hệ thống đường giao thông, đường điện, trường học, bệnh viện, trụ sở làm việc ở các cơ quan, đơn vị được quy hoạch xây dựng cơ bản. Chỉ trong 3 năm (1993 - 1995) được Nhà nước hỗ trợ 5,8 tỷ đồng, Nhân dân các dân tộc đóng góp 312.840 ngày công, huyện đã mở mới, nâng cấp, 89,7 km đường giao thông, 5 cầu treo, xây lắp gần 200 cống. Đến năm 1995 đã có 22/23 xã, thị trấn có đường ô tô tới trụ sở. Nhiều nơi làm tốt hệ thống đường liên thôn, liên bản như Trung Thành, Tùng Bá, Linh Hồ, Việt Lâm. Hệ thống trường sở, trang thiết bị nhà trường được đầu tư nâng cấp. Giáo dục mầm non được khôi phục ở 10/23 xã, thị 118
  4. trấn thu hút 28% số cháu. Giáo dục phổ thông, học sinh tăng 13% so với năm 1991. Các lớp học theo mô hình “bán trú” ở các xã vùng sâu vùng xa thu hút hàng năm con em đồng bào đi học. Tỷ lệ chuyển lớp, chuyển cấp hàng năm đạt 85% trở lên. Trong 5 năm (1991 - 1995) Vị Xuyên có 327 học sinh theo học tại các trường đại học, trung học chuyên nghiệp. Tuy vậy, số trẻ em ở tuổi 6 - 14 vẫn còn 10% chưa đi học, 23/177 thôn bản chưa có lớp học. Ngành bưu điện, bưu chính viễn thông được đầu tư phát triển, máy điện thoại tăng 11 lần so với năm 1991, 7 xã 2 thị trấn được dùng điện lưới quốc gia; ngoài ra còn có hàng ngàn máy thủy điện theo hộ gia đình, 40% số hộ có điện dùng. Hoàn thành cơ bản các mục tiêu kinh tế - xã hội 5 năm (1991 - 1995) do Đại hội Đảng bộ XVIII đề ra. Thu ngân sách năm 1995 đạt 2,15 tỷ đồng, tăng 3,35 lần so với năm 1991, tự trang trải được 30% nhu cầu chi thường xuyên ở địa phương. Ngành tài chính, ngân hàng đã mở rộng nguồn vốn vay đến các thành phần kinh tế với tổng doanh số cho vay 5 năm (1991 - 1995) là 38.373 triệu đồng. Đồng bào các dân tộc đã thực hiện trên 200 dự án phát triển sản xuất, thực hiện xóa đói giảm nghèo. Đời sống Nhân dân từng bước cải thiện, rõ rệt nhất là các xã vùng thấp. Số hộ thu nhập khá từ 5,5% năm 1991 lên 16,8% năm 1995. Số hộ nghèo giảm từ 42,5% năm 1991 xuống 20,4% năm 1995. Điển hình là Đảng bộ xã Trung Thành đã năng động đi lên từ phát triển nông - lâm nghiệp với mô hình V-A-C-R, phát triển sản xuất hàng hóa. Trên 96% hộ gia đình có kinh tế khá trở lên, chỉ có gần 4% số hộ đói nghèo. Gia đình đảng viên có 82 hộ đều có kinh tế khá trở lên. Phong trào đền ơn đáp nghĩa được Nhân dân hưởng ứng tích cực. Trong 5 năm (1991 - 1995) Nhân dân các dân tộc đã quyên góp xây dựng được 3 nhà tình nghĩa, tặng 41 sổ tiết 119
  5. kiệm với tổng giá trị 39 triệu đồng cho gia đình liệt sĩ, thương binh và các đối tượng chính sách. Quyên góp ủng hộ Nhân dân Cu Ba và đồng bào miền Nam lũ lụt trên 10 triệu đồng và 42 tấn thóc. Ngay sau khi cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc kết thúc, Nghĩa trang liệt sĩ Vị Xuyên được xây dựng (khởi công năm 1990, hoàn thành năm 1991). Nghĩa trang nằm tựa lưng vào dãy núi Tây Côn Lĩnh, hướng ra phía trước là dòng sông Lô lịch sử, là nơi an nghỉ của 1.864 phần mộ liệt sĩ và 01 mộ tập thể. Đây là công trình mang giá trị văn hóa lịch sử, biểu tượng sáng ngời cho chủ nghĩa anh hùng cách mạng và tinh thần yêu nước của dân tộc, là địa chỉ đỏ giáo dục truyền thống cách mạng cho các thế hệ trẻ hôm nay và mai sau về một thời chiến đấu hào hùng nhưng cũng đầy bi tráng của quân và dân ta để bảo vệ vững chắc biên cương phía Bắc của Tổ quốc. Ngày 29 tháng 8 năm 1994, Chính phủ ban hành Nghị định số 112/1994/NĐ-CP về việc: Thành lập thị trấn Vị Xuyên (thị trấn huyện lỵ huyện Vị Xuyên) trên cơ sở một phần diện tích và dân số của các xã Việt Lâm, Đạo Đức và Bạch Ngọc. Thành lập xã Ngọc Linh trên cơ sở một phần diện tích và dân số của các xã Linh Hồ, Bạch Ngọc, Đạo Đức và thị trấn Nông trường Việt Lâm. Ngày 12 tháng 4 năm 1996, Đại hội Đảng bộ huyện Vị Xuyên lần thứ XIX được triệu tập, 211 đại biểu đại diện cho 2.000 đảng viên đã dự Đại hội. Đại hội đánh giá những thành tựu đạt được trên các mặt trong giai đoạn 1991 - 1995, xác định mục tiêu phấn đấu nhiệm kỳ XIX. Phấn đấu đạt tổng sản lượng lương thực quy thóc năm 2000 là 3 vạn tấn, tổng sản phẩm GDP tăng bình quân hàng năm là 13%, GDP bình quân đầu người năm 2000 tăng 1,52 lần so với năm 1995. Đại hội đã 120
  6. bầu 35 đồng chí vào Ban Chấp hành Đảng bộ. Tại Hội nghị lần thứ nhất, Ban Chấp hành đã bầu 9 đồng chí vào Ban Thường vụ. Đồng chí Nguyễn Xuân Chài được tái cử làm Bí thư Huyện ủy. Đầu năm 1996, Đảng bộ tiến hành rà soát lại đội ngũ cán bộ, tinh giảm biên chế, tăng cường hiệu lực quản lý Nhà nước theo tinh thần Nghị quyết 8 khóa VII của Ban chấp hành Trung ương Đảng. Nâng cao hiệu lực thi hành pháp luật, xử lý nghiêm minh những trường hợp vi phạm pháp luật, trọng tâm là chống tham nhũng, buôn lậu, các tệ nạn xã hội. Các cơ quan đơn vị đã thực hiện tinh giảm biên chế hành chính, tăng cường lực lượng sản xuất, áp dụng các hình thức khoán theo định mức. Sử dụng hợp lý nguồn vốn, vật tư, năng động hơn trong sản xuất kinh doanh. Đảng bộ đã chỉ đạo các đơn vị sản xuất kinh doanh tự chủ, tự chịu trách nhiệm về lỗ - lãi. Mạnh dạn đổi mới cơ chế thương nghiệp và thị trường tạo nên giá cả hợp lý, có nhiều hàng hóa phục vụ sản xuất và đời sống Nhân dân. Những biện pháp trên đã tạo ra động lực mới thúc đẩy sản xuất phát triển. Sản lượng lương thực quy thóc năm 1998 đạt 24.000 tấn, tăng 1.808 tấn so năm 1995, năm 2000 mức đạt 27.000 tấn. Bình quân lương thực đầu người năm 1998 đạt 314 kg, năm 2000 đạt 326 kg. Diện tích các loại cây chủ lực năm 2000 so với năm 1996 đều tăng: cây lúa tăng 6%; ngô 9%; lạc tăng 5,3%; đậu tương 11,2%. Năm 1998, toàn huyện trồng mới 172 ha chè; 20 ha cây ăn quả; 5,6 ha dâu tằm. Trong 5 năm (1996 - 2000) đã trồng mới 6.608 ha rừng tập trung với 400.000 cây phân tán, chăm sóc 839 ha, khoanh nuôi bảo vệ 3.299 ha. Đến năm 2000, toàn huyện có 3.200 ha chè tập trung, 458 ha quế, 1.380 ha cây ăn quả. Riêng đối với cây cà phê diện tích 346 ha, nhưng do điều thổ nhưỡng, khí hậu không phù hợp, không 121
  7. chủ động được nước tưới, việc chăm sóc không tốt nên cây cà phê phát triển kém, hiệu quả kinh tế thấp, cây chết và Nhân dân tự phá bỏ nên diện tích giảm dần. Qua điều tra khảo sát tỷ lệ đói nghèo tháng 5 năm 1997, toàn huyện có 4.800 hộ/13.849 hộ đói nghèo, chiếm 34,7%. Trong đó có số hộ đói nghèo cao nhất là xã Quảng Ngần chiếm tới 65% dân số, xã thấp nhất (Trung Thành) có 4,7% dân số. Đảng bộ đã tăng cường các biện pháp đẩy mạnh phát triển kinh tế trong thành phần đói nghèo, cho dân vay vốn để phát triển sản xuất: kết quả năm 1998 số hộ đói nghèo toàn huyện giảm xuống còn 28%, năm 1999 còn 22,7%, năm 2000 còn 15,5%, cơ bản không còn hộ đói. Được sự chăm lo giúp đỡ Đảng bộ và Nhân dân, ngành giáo dục đào tạo tiếp tục được củng cố phát triển. Hệ thống trường sở, trang thiết bị nhà trường từng bước được cải thiện nâng cấp, đội ngũ giáo viên các cấp được đào tạo bồi dưỡng theo tiêu chuẩn hóa của ngành. Năm 1996 có 16/23 xã, thị trấn được công nhận “xóa mù chữ - phổ cập giáo dục tiểu học”. Năm 1997, toàn huyện được công nhận “Chuẩn quốc gia về phổ cập giáo dục tiểu học - xóa mù chữ”. Ngành y tế được tăng cường một bước trang thiết bị khám chữa bệnh. Hàng năm, tổ chức cho các cháu trong độ tuổi uống vắc - xin phòng bệnh đạt trên 98%, khám và điều trị tốt các bệnh thông thường. Từ năm 1995 tới 2000 không có bệnh dịch lớn xảy ra. Ban dân số - KHGĐ các cấp đã vận động 2.799 cặp vợ chồng áp dụng các biện pháp tránh thai, hạ tỷ lệ tăng dân số tự nhiên từ 1,9% năm 1997 xuống 1,7% năm 2000. Phong trào văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao phát triển lành mạnh, toàn huyện có 60 đội thể thao các loại với trên 1000 người tham gia, 32 đội văn nghệ quần chúng. Toàn huyện có 6 trạm tiếp sóng truyền hình, 6 trạm TVRO ở 4 xã biên 122
  8. giới, độ phủ sóng truyền hình đạt 74%, có 90% số hộ được nghe Đài tiếng nói Việt Nam. Xây dựng được 60 làng văn hóa, các làng đều xây dựng quy ước nếp sống văn hóa. Đảng bộ thường xuyên coi trọng công tác giáo dục chính trị, xây dựng tổ chức đảng trong sạch vững mạnh, làm hạt nhân lãnh đạo trong mọi hoạt động của xã hội. Ngoài việc quán triệt các chỉ thị, nghị quyết của cấp trên, Đảng bộ rất chú trọng tổ chức các buổi nói chuyện thời sự, mở các lớp bồi dưỡng cho cấp ủy và đảng viên nhằm nâng cao trình độ lý luận chính trị cho cán bộ, đảng viên. Đồng thời chỉ đạo sát sao việc xây dựng quy chế làm việc, cụ thể hóa chức năng nhiệm vụ mối quan hệ công tác, tạo nên sự thống nhất và phối hợp hoạt động chung trong toàn Đảng bộ. Tháng 4 năm 1998, đồng chí Nguyễn Xuân Chài chuyển công tác lên tỉnh. Đồng chí Hà Thắng, Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy được bầu giữ chức vụ Bí thư Huyện ủy. Tháng 10 năm 1999, đồng chí Hà Thắng nghỉ chế độ, đồng chí Trịnh Duy Quyền, Phó Bí thư Huyện ủy - Chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện được bầu giữ chức vụ Bí thư Huyện ủy. Năm 1999 kết nạp được 229 đảng viên, xóa được 4/14 thôn bản trắng chưa có đảng viên, nâng cấp Chi bộ xã Thanh Đức lên Đảng bộ và chỉ định 9 đồng chí tham gia Ban Chấp hành Đảng bộ lâm thời. Trong 5 năm (1996 - 2000), Đảng bộ đã phát triển được 907 đảng viên mới. Đến năm 2000, Đảng bộ có 2.650 đảng viên sinh hoạt ở 61 cơ sở đảng (trong đó có 26 đảng bộ và 35 chi bộ trực thuộc, 130 chi bộ dưới đảng ủy). 100% xã, thị trấn đã lập đảng bộ, 100% thôn bản có đảng viên. Phân loại tổ chức cơ sở đảng hàng năm đạt trong sạch vững mạnh từ 72,6 đến 84,5%, đảng viên loại 1 đạt từ 90-94%. Vai trò lãnh đạo của Đảng bộ, quản lý điều hành của UBND, sự kiểm tra giám sát của HĐND, hoạt động của đoàn 123
  9. thể các cấp và cơ quan tư pháp đã được phân định rõ, thực hiện đúng theo cơ chế, tiến tới xây dựng Nhà nước pháp quyền. Phòng tiếp dân các cấp được mở, kịp thời giải quyết mọi khiếu nại thắc mắc của Nhân dân. Các chủ trương công tác lớn của Đảng bộ đều được đưa về cơ sở trưng cầu ý kiến đóng góp của Nhân dân và các bậc lão thành cách mạng trước khi tổ chức thực hiện. Do vậy, mà niềm tin của Nhân dân đối với Đảng được củng cố, tăng cường hơn. II- GIỮ VỮNG AN NINH CHÍNH TRỊ, TRẬT TỰ AN TOÀN XÃ HỘI, PHÒNG CHỐNG “DIỄN BIẾN HÒA BÌNH” Trước phong trào đấu tranh mạnh mẽ của Nhân dân Việt Nam và Nhân dân thế giới, từ năm 1987 đối phương hạn chế dần cuộc chiến tranh xâm lấn biên giới và kiểu chiến tranh phá hoại nhiều mặt chống Nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Năm 1990, quan hệ hữu nghị hợp tác Việt Nam - Trung Quốc được tái lập, các cửa khẩu hữu nghị được mở lại. Tuy nhiên, “diễn biến hòa bình” do chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch phát động diễn ra ngày càng phức tạp với sự sụp đổ hệ thống xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu và Liên Xô. Công cuộc đổi mới của Đảng và Nhân dân ta đã dành được thắng lợi bước đầu rất quan trọng, song trước những khó khăn thiếu thốn về vốn và những khó khăn mới nảy sinh, nền kinh tế nước ta chưa thoát khỏi khủng hoảng. Chính trị ổn định, an ninh quốc phòng được giữ vững, nhưng những nhân tố gây mất ổn định chưa được loại trừ. Hoạt động “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch đã tác động đến nội bộ ta rất phức tạp; chúng lợi dụng khoét sâu các mâu thuẫn dân tộc, tôn giáo và mâu thuẫn nội bộ. Tuyên truyền di dịch cư tự do, truyền đạo trái pháp luật, chia rẽ đoàn kết giữa quân đội với Nhân dân và cấp ủy chính 124
  10. quyền, thực hiện “phi chính trị hóa quân đội” phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng ta trong 2 cuộc kháng chiến, đòi thực hiện “dân chủ hóa ”, “đa nguyên đa đảng”. Ở huyện Vị Xuyên, từ năm 1987 đến năm 1998, chúng vận động đồng bào H’mông, Dao ở 9 thôn, bản thuộc 4 xã (Bạch Ngọc, Ngọc Minh, Thượng Sơn, Minh Tân) bỏ bàn thờ tổ tiên, bỏ sản xuất để nghe chúng truyền đạo, học đạo. Thời kỳ cao điểm (1990) có 291 hộ gia đình học đạo. Di cư tự do có 98 hộ, 628 nhân khẩu, tranh chấp đất đai có 14 vụ. Ở biên giới có 22 vụ xâm canh xâm cư, xê dịch cột mốc, khai thác lâm thổ sản trái phép và 12 vụ buôn bán phụ nữ qua biên giới. Các tệ nạn xã hội như trộm cắp, cờ bạc, nghiện hút, buôn lậu, tham nhũng gia tăng trong các năm 1990 - 1995. Tình hình khiếu kiện của Nhân dân do mâu thuẫn giữa một bộ phận Nhân dân với cấp ủy chính quyền ở một vài nơi tuy đã được giải quyết, song còn nhiều diễn biến phức tạp, nếu không chỉ đạo chặt chẽ, giải quyết dứt điểm, sự việc sẽ lan rộng kéo dài, kẻ địch sẽ lợi dụng chiêu bài “dân chủ”, “chống tham nhũng” gây mất ổn định về chính trị, làm suy yếu dẫn đến vô hiệu hóa chính quyền cơ sở ở những địa bàn xung yếu. Bối cảnh đó đã tác động mạnh đến tư tưởng với mức độ khác nhau của cán bộ đảng viên và Nhân dân các dân tộc huyện Vị Xuyên theo chiều hướng không ổn định, làm ảnh hưởng đến tâm lý xã hội trên nhiều mặt. Trước tình hình trên, Đảng bộ huyện Vị Xuyên đã thường xuyên nêu cao tinh thần cảnh giác, liên tục củng cố xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh vững mạnh, làm thất bại mọi âm mưu phá hoại của địch, bảo vệ vững chắc an ninh chính trị, trật tự xã hội trên địa bàn. Đây là một những nhiệm vụ trọng tâm vừa cấp bách vừa lâu dài của 125
  11. Đảng bộ được quán triệt xuyên suốt qua các kỳ đại hội những năm 1986 - 2000. Đảng bộ đã chú trọng giáo dục cho cán bộ, đảng viên và Nhân dân các dân tộc kiên định con đường xã hội chủ nghĩa mà Đảng, Bác Hồ đã lựa chọn, không dao động trước sự tan rã của hệ thống xã hội chủ nghĩa thế giới, tin tưởng tuyệt đối vào sự chèo lái con thuyền cách mạng của Đảng, ra sức khắc phục khó khăn, quyết tâm thực hiện thắng lợi công cuộc đổi mới do Đảng đề ra. Ngay từ khi chiến sự biên giới còn diễn biến phức tạp những năm 1986 - 1990, Đảng bộ đã thường xuyên đề ra những biện pháp tích cực nhằm tăng cường nền quốc phòng toàn dân; đặc biệt là xây dựng thế trận an ninh Nhân dân chống “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch. Ban chỉ huy thống nhất về quốc phòng an ninh của huyện được thành lập. Các ban công an xã, thị trấn, tổ an ninh Nhân dân ở các thôn bản, tổ bảo vệ dân phố và cơ quan xí nghiệp được củng cố kiện toàn, hoạt động có nề nếp, là lực lượng nòng cốt trong phong trào quần chúng bảo vệ an ninh Tổ quốc. Hàng năm, các lực lượng trên được tập huấn nghiệp vụ, được cấp kinh phí hoạt động do Nhân dân đóng góp. Đảng bộ thường xuyên chăm lo xây dựng củng cố hệ thống chính trị từ huyện tới thôn bản, tăng cường cán bộ cho các địa bàn xung yếu; đồng thời chỉ thị cho các cấp các ngành tuyên truyền giáo dục cho Nhân dân các dân tộc hiểu rõ âm mưu “diễn biến hòa bình” của địch, động viên Nhân dân an tâm sản xuất, giúp dân vay vốn để phát triển sản xuất ổn định cuộc sống, tạo điều kiện để Nhân dân phát huy quyền làm chủ trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Từ năm 1990, lực lượng dân quân các xã, thị trấn được củng cố xây dựng theo tinh thần “dân cử, dân nuôi”; mỗi xã 126
  12. thành lập một trung đội dân quân cơ động, vừa sản xuất vừa sẵn sàng cơ động chiến đấu bảo vệ địa bàn. Lực lượng tự vệ cơ quan, xí nghiệp cũng được củng cố rút gọn cho phù hợp với tinh thần mới. Ngành an ninh đã mở đợt tổng kiểm tra, rà soát vũ khí chất nổ ngoài xã hội, trên cơ sở đó có kế hoạch quản lý thu hồi vũ khí chất nổ đảm bảo an toàn cho Nhân dân. Thực hiện Chỉ thị số 57-CT/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng và các nghị quyết, chỉ thị của Tỉnh ủy về nhiệm vụ chống “diễn biến hòa bình”; Đảng bộ huyện Vị Xuyên đã tăng cường các biện pháp giáo dục ý thức cảnh giác đối phó với âm mưu “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch cho cán bộ, đảng viên và Nhân dân các dân tộc. Từ 1987 đến năm 2000, có 2.152 lượt cán bộ chủ chốt từ huyện tới thôn, bản, 100% cán bộ chiến sĩ các lực lượng vũ trang, 3.885 học sinh và 60% dân số toàn huyện được học tập, giáo dục các nội dung chống “diễn biến hòa bình”. Thường xuyên chú trọng củng cố nền quốc phòng toàn dân, thế trận an ninh Nhân dân. Tổ chức diễn tập kế hoạch A2 cho các xã, thị trấn, từng bước xây dựng, huấn luyện các phương án phòng ngừa nhằm chủ động đối phó với mọi tình huống xấu có thể xảy ra ở cơ sở. Ban chỉ huy quân sự huyện duy trì nghiêm túc các chế độ tập huấn, huấn luyện quân sự hàng năm cho các lực lượng theo kế hoạch của Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh. Tổ chức chặt chẽ việc đăng ký, huấn luyện, quản lý quân dự bị động viên và các phương tiện kỹ thuật phục vụ công tác sẵn sàng động viên chiến đấu. Việc giáo dục, quản lý thanh niên trong độ tuổi nghĩa vụ quân sự luôn được chú trọng nên hàng năm Vị Xuyên đều hoàn thành chỉ tiêu tuyển quân. Sau khi hoàn thành luyện tập kế hoạch A2 ở 100% số xã, thị trấn, cuối năm 1993 huyện Vị Xuyên tiến hành diễn tập kế hoạch phòng thủ cấp huyện. Được sự chỉ đạo chặt chẽ của cấp 127
  13. trên và Đảng bộ, các cuộc diễn tập đạt kết quả tốt. Chính quyền, đoàn thể các cấp, lực lượng vũ trang và quần chúng Nhân dân các dân tộc nhận thức đầy đủ các âm mưu “diễn biến hòa bình” của địch, đề ra các phương án phòng ngừa từ cơ sở, xác định được chức năng nhiệm vụ của cấp mình, ngành mình trong đấu tranh chống “diễn biến hòa bình”. Từ 1990 - 2000, có 14.302 người tham gia các cuộc diễn tập kế hoạch A2, kế hoạch phòng chống gây rối, bạo loạn, kế hoạch phòng thủ huyện - xã - cụm xã. Ở vùng biên giới, ngay sau khi chiến tranh chấm dứt, Đảng bộ đã có kế hoạch đưa dân trở lại sản xuất, củng cố quốc phòng, giữ gìn an ninh ở biên giới, từ 1991 đến 1995, lực lượng dân quân ở các xã biên giới đã phối hợp với bộ đội chủ lực, tiến hành rà phá mìn, vật cản, giải phóng 424 ha đất, đưa 967 hộ, 6.042 nhân khẩu về biên giới ổn định sản xuất. Đồng bào các dân tộc trở về đến đâu được bố trí sắp xếp vào từng làng, bản ngay tới đó; lực lượng dân quân các làng, bản được thành lập đi vào hoạt động, an ninh chính trị, trật tự xã hội ở vùng biên giới được giữ vững. Đối phó với các hoạt động “đón Vua”, truyền đạo, di dịch dân cư tự do, Đảng bộ đã kịp thời nắm bắt tình hình, đề ra các chủ trương biện pháp tích cực: tập trung xây dựng “điểm sáng” về trật tự trị an. Hàng năm tổ hòa giải các cấp được thành lập đi vào hoạt động từng bước ổn định được tình hình. Trong 10 năm (1991- 2000), Đảng bộ đã chỉ đạo các cấp các ngành xây dựng được 8 điểm sáng về trật tự trị an; tuyên truyền giáo dục cho đồng bào các dân tộc ở 9 bản tự nguyện bỏ việc học đạo, tăng cường giúp đỡ đồng bào về giống, vốn nông cụ để đồng bào ổn định sản xuất, yên tâm xây dựng bản làng. Đến cuối năm 2000, các hiện tượng xưng Vua, truyền đạo, di dịch tự do được chấm dứt. 128
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2