intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Ebook Lịch sử Đảng bộ huyện Xín Mần (1965-2010): Phần 1

Chia sẻ: Hoangnhanduc | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:152

5
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Ebook Lịch sử Đảng bộ huyện Xín Mần (1965-2010): Phần 1 cung cấp cho người đọc những kiến thức như: Đảng bộ hoàng su phì lãnh đạo nhân dân các dân tộc trong huyện chống thực dân Pháp xâm lược và xây dựng chủ nghĩa xã hội (1945- 1965); đảng bộ Xín Mần lãnh đạo nhân dân vừa xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa tích cực tham gia kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1965- 1975);...Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Ebook Lịch sử Đảng bộ huyện Xín Mần (1965-2010): Phần 1

  1. CHỈ ĐẠO NỘI DUNG BAN THƯỜNG VỤ HUYỆN ỦY CHỈ ĐẠO BIÊN SOẠN DƯƠNG MINH HÒA BIÊN SOẠN: VƯƠNG VĂN PHONG Phó bí thư Huyện ủy ThS. VŨ THỊ HÒA Trưởng Ban Tuyên giáo Th.S. TRƯƠNG DIỆP BÍCH 1
  2. LỜI GIỚI THIỆU Được tách ra từ Đảng bộ Hoàng Su Phì từ năm 1965, đến nay Đảng bộ Xín Mần đã có 45 năm không ngừng đấu tranh, xây dựng và trưởng thành. Trong suốt quá trình đó, Đảng bộ huyện luôn nêu cao tinh thần tự lực tự cường, phát huy truyền thống hiển hách của ông cha trong các thời kỳ dựng nước và giữ nước. Lịch sử Đảng bộ Xín Mần là quá trình vừa chiến đấu chống chiến tranh phá hoại bằng không quân của đế quốc Mỹ, vừa đẩy mạnh xây dựng cơ sở vật chất cho chủ nghĩa xã hội và chi viện cho cách mạng miền Nam, là quá trình tích cực cùng cả nước thực hiện công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, là quá trình thực hiện đường lối đổi mới và thực hiện công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Những thành tựu về phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, xây dựng hệ thống chính trị,… góp phần tô thắm thêm những trang sử vẻ vang của Đảng bộ huyện Xín Mần. Việc ghi lại những trang sử vang của Đảng bộ huyện Xín Mần nhằm rút ra những kinh nghiệm và bài học quý trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo; nâng cao lòng tự hào về truyền thống cách mạng, củng cố lòng tin, động viên tinh thần cán bộ, đảng viên, chiến sĩ lực lượng vũ trang và đồng bào các 2
  3. dân tộc sinh sống trên địa bàn Xín Mần vững bước trên con đường xây dựng quê hương trong giai đoạn mới … Nhằm giữ gìn và phát huy truyền thống vẻ vang của Đảng bộ, đáp ứng lòng mong mỏi và nguyện vọng thiết tha của cán bộ và nhân dân huyện Xín Mần, từ năm 1998, Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Xín Mần đã cho xuất bản cuốn sách Lịch sử Đảng bộ huyện Xín Mần (1965-1995) nhằm phản ánh quá trình hình thành và phát triển của Đảng bộ từ năm 1965 đến năm 1995. Cuốn sách đó đã được đông đảo cán bộ, đảng viên và nhân dân hoan nghênh, đón nhận và đóng góp nhiều ý kiến bổ sung với mong muốn sách lịch sử đảng bộ được đầy đủ và hoàn thiện hơn. Nhân dịp kỷ niệm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, kỷ niệm 45 năm thành lập huyện (1965 – 2011) được sự nhất trí của Tỉnh uỷ và sự giúp đỡ của Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ, Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Xín Mần quyết định xuất bản cuốn sách Lịch sử Đảng bộ huyện Xín Mần (1965-2010). Cuốn sách được xuất bản lần này dựa trên cơ sở cuốn Lịch sử Đảng bộ huyện Xín Mần (1965-1995), xuất bản năm 1998 có chỉnh lý, bổ sung và biên soạn mới giai đoạn từ năm 1996 đến năm 2010. Cuốn sách được hoàn thành là thành quả lao động của tập thể, thể hiện trách nhiệm, tình cảm của nhiều tổ chức, cá nhân. Các tác giả đã có nhiều cố gắng trong xác minh, thẩm định, bổ sung tư liệu. Song, do những tài liệu có liên quan không còn được lưu trữ đầy đủ nên việc biên soạn cuốn sách chắc không tránh khỏi thiếu sót. Chúng tôi 3
  4. mong nhận được những ý kiến đóng góp của cán bộ, đảng viên và nhân dân Xín Mần nói riêng, toàn quốc nói chung đóng góp ý kiến để cuốn sách xuất bản lần sau được hoàn thiện hơn. Nhân dịp xuất bản cuốn sách, Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Xín Mần chân thành cảm ơn các đồng chí cán bộ lão thành cách mạng, các nhân chứng lịch sử, các tổ chức, các nhà khoa học và nhân dân đã nhiệt tình cung cấp tài liệu và góp ý bản thảo cuốn sách. Tháng 5 năm 2010 TM. BAN CHẤP HÀNH ĐẢNG BỘ HUYỆN XÍN MẦN BÍ THƯ Dương Minh Hoà 4
  5. CHƯƠNG MỞ ĐẦU HUYỆN XÍN MẦN I- ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN Nằm ở vị trí địa lý 22o33’30” - 22o48’31” vĩ bắc, 104o22’30” - 104o37’30” kinh đông, huyện miền núi biên giới Xín Mần cách thành phố Hà Giang 150 km, phía bắc giáp nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, phía nam giáp huyện Quang Bình, phía đông giáp huyện Hoàng Su Phì, phía tây giáp huyện XiMaCai và huyện Bắc Hà (Lào Cai). Từ xa xưa, Xín Mần đã có một vị trí trọng yếu về quân sự của nước ta. Ngày nay, huyện có diện tích đất tự nhiên là 58.267 ha, chia thành 19 đơn vị hành chính (18 xã và 1 thị trấn) gồm các xã: Pà Vầy Sủ, Chí Cà, Xín Mần, Nàn Sỉn, Bản Díu, Nàn Ma, Bản Ngò, Nấm Dẩn, Chế Là, Tả Nhìu, Cốc Rế, Thu Tà, Ngán Chiên, Trung Thịnh, Thèn Phàng, Quảng Nguyên, Nà Chì, Khuôn Lùng và thị trấn Cốc Pài với 186 thôn, bản và tổ dân phố. Toàn huyện có 4 xã biên giới giáp với huyện Mã Quan, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc ( Nàn Sỉn, Chí Cà, Pà Vầy Sủ, Xín Mần) với chiều dài đường biên giới 30,72 km. Địa hình Xín Mần được cấu tạo khá đa dạng và phức tạp, đặt trong khu vực của khối núi thượng nguồn sông Chảy có độ cao nổi trội hẳn lên. Đây là khối núi granít lớn nhất và cổ nhất Bắc Bộ nằm ở phía tây thành phố Hà Giang được cấu tạo cách đây ít nhất trên 500 triệu năm. Khối núi rộng đến 2.500 km2 này 5
  6. xuyên qua đá phiến tuổi Nguyên sinh tạo cho Xín Mần có độ cao trung bình từ 1.200 – 1.600 m với dãy Hoàng Vần Thùng1 đỉnh cao trên 2.000 m chạy suốt từ Lao Chải (Vị Xuyên) đến Pà Vầy Sủ tạo nên bức tường thành ở phía bắc ngăn cách giữa Việt Nam và Trung Quốc; dãy Chiêu Lầu Thí2 chạy suốt từ Tây Côn Lĩnh đến Bắc Hà (Lào Cai), có đỉnh cao 2.402 m ngăn cách giữa Xín Mần và Bắc Quang ở phía đông với một chiều dài kéo từ Péo Sui Ngài (Nàn Sỉn) đến suối Nặm Cháng (Tân Nam) trên một đoạn 42 km và chiều rộng từ Ma Lì Sán (Pà Vầy Sủ) đến suối Nậm Tìn (Trung Thịnh) trên một đoạn 26,5 km. Sông Chảy qua Xín Mần 40 km, là con sông phát nguyên từ dãy Tây Côn Lĩnh, được giới hạn khá rõ bởi vùng núi cao ở phía bắc và đường sông núi ở đông – đông nam. Địa hình lưu vực sông Chảy thấp dần từ bắc – tây bắc xuống đông nam. Hướng dốc của địa hình như vậy đã quyết định hướng chảy tây bắc – đông nam của dòng chính sông Chảy ở trung và hạ lưu còn ở thượng lưu theo hướng đông tây. Ở đây độ cao đáy sông hạ thấp rất nhanh, trong vòng 20 km đầu độ cao giảm từ 1.200 xuống 500 mét. Sau khi qua Hoàng Su Phì và từ Cốc Pài, dòng chính sông chảy trở thành một hẻm sâu thẳm. Có nhiều suối nhỏ, khe rạch đổ vào sông Chảy, trong đó đáng kể là suối Đỏ, suối Bản Ngò, suối Nấm Dẩn. 1 Còn có tên là núi Hoàng Vần Thùng, núi Gia Long. 2 Còn có tên Kiều Liêu Ty (chín tầng mây). 6
  7. Trên địa bàn của huyện còn có nhiều sông nhỏ chảy qua Nà Chì, Khuôn Lùng, Tân Nam xuôi về Bắc Quang. Đáng kể hơn cả là các sông nhỏ Nậm Lỳ và Nậm Pú. Hệ thống sông suối kể trên đã làm phong phú thêm địa hình của Xín Mần với cảnh quan núi cao, vực sâu, soi bãi hẹp tạo nên 3 khu vực tách biệt nhau, việc đi lại hết sức khó khăn, nhất là vào mùa mưa, như Lê Quý Đôn đã từng ghi lại trong Kiến văn tiểu lục: “Người ta có câu ca dao rằng: - Đi thì Bản Thuẫn, Bản Gia; về thì Đèo Dục cùng là Đèo Thung. Câu ca dao này ý nói trèo đèo lội suối hiểm trở”1. Chỉ tính riêng lưu vực sông Chảy, lượng mưa trung bình biến động từ 1.500 đến 2.200 mm/năm khiến cho mỗi năm nước cuốn trôi khoảng 73.200 tấn phù sa, đất cát trên phạm vi toàn huyện, làm cho độ phì nhiêu bị giảm sút nghiêm trọng. Ở đây, khoảng cách trung bình giữa các con suối chưa đến 450 m, sườn núi lại dốc, mức độ chia cắt sâu trung bình 1.000 m, có nơi tới 1.500 m; đường sống núi lại hẹp, quanh co, phức tạp cho nên riêng 15 xã nằm trong lưu vực sông Chảy có diện tích tự nhiên là 366,80 km2 (36.680 ha) thì đã có tới 7.314,2 ha độ dốc từ 00 - 250; 19.582,2 ha độ dốc từ 260 - 350; 9.505,4 ha độ dốc từ 360 đến 450 và 278,2 ha độ dốc trên 450. Đất đai kết cấu kém bền vững cộng với độ dốc cao đã tạo nên hiện tượng sói mòn bề mặt tạo ra các khe sâu phổ biến ở nhiều nơi trong huyện. Hiện tại, Xín Mần có 38.183 ha (chiếm 65,53%) đất có khả năng nông nghiệp, 22.580 ha đất 1 Lê Quý Đôn: Kiến văn tiểu lục, Nxb. Sử học, Hà Nội, tr. 350. 7
  8. có khả năng lâm nghiệp, đất ở, đất chuyên dùng 2.177 ha (chiếm 3,74%), còn lại đất chưa sử dụng 17.900 ha (chiếm 30,72%). Đứng về mặt thổ nhưỡng ta thấy đất đai của huyện phổ biến là đất feralít đỏ vàng có mùn trên núi. Do địa hình cao, dốc lớn nên phẫu diện đất ở đây mỏng, khả năng phát triển nông nghiệp kém. Rừng trong vùng cũng bị khai thác nhiều. Đất không rừng chiếm một diện tích lớn. Về mặt khoáng sản, chưa phát hiện được mỏ nào đáng kể. Khí hậu của Xín Mần chia làm hai mùa rõ rệt. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, oi bức bất thường, mưa gió đột ngột. Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, khô hanh giá buốt; vào khoảng tháng 2, tháng 3 hay có mưa đá, mưa tuyết, sương muối và rét đậm. Sách Đại Nam nhất thống chí đã mô tả khí hậu ở vùng này là: mùa hè và mùa thu thường mưa nhiều; mùa đông và mùa xuân thường âm u. Mỗi khi mưa lâu tiếp đến ngày nắng thì khí nóng khác thường. Đến tiết sương giáng thường có gió rét; tháng 3 và tháng 9 khí nóng nung nấu, nhiều người bị cảm. Nhà nông thường xem ngày 8 tháng 4 (âm lịch) có mưa hay không để xếp đặt công việc làm ruộng cũng có phần ứng nghiệm. Có câu ngạn ngữ rằng: Ngày 8 tháng 4 không mưa, ruộng trũng đừng bừa, đi phát ruộng cao.1 Sự khắc nghiệt của khí hậu đã gây nên nhiều khó khăn cho nhân dân các dân tộc trong các lĩnh vực sinh hoạt, sản xuất, an ninh và giao lưu văn hóa. 1 Đại Nam nhất thống chí, Nxb. Khoa học xã hội, 1971, Hà Nội, tập IV, tr. 321. 8
  9. Xưa nay, rừng của Xín Mần còn cung cấp cho con người biết bao lâm sản quý giá như cây đao, cây báng cung cấp chất bột; các loại gỗ quý như vàng tâm, lim, đinh, nghiến, lát, ngọc am, gù hương; các dược liệu như xuyên khung, tam thất, củ mài, sa nhân, hà thủ ô, phục linh; các cây lấy nhựa, dầu như xa mộc, thông, chẩu; các loại hoa quả như sa lê, tuyết lê, đào, mận; các giống chim muông như phượng hoàng, hổ, báo, hươu, nai. Đồng ruộng của Xín Mần cung cấp cho con người thóc gạo, ngô, sắn, đậu tương, bông, chè và biết bao thứ khác để tồn tại và phát triển. Thuận lợi và khó khăn của điều kiện tự nhiên vừa là một thách thức vừa là sự rèn luyện để tạo nên những tính cách vô cùng quý giá rất đặc trưng cho nhân dân các dân tộc Xín Mần bao đời bám trụ nơi đây để cùng cả cộng đồng các dân tộc Việt Nam bảo vệ và xây dựng Tổ quốc ngày càng giàu mạnh, cuộc sống ngày càng tươi đẹp. II- TÌNH HÌNH XÃ HỘI Xa xưa, vùng đất lập nên huyện Xín Mần là đất huyện Bình Nguyên – Tuyên Quang. Đến cuối thời Lê, huyện Bình Nguyên đổi là châu Vị Xuyên thuộc phủ Tương Yên, tình Tuyên Quang, do thổ tù họ Ma nối đời quản trị. Đến năm 1835, cắt phần đất nằm ở hữu ngạn sông Lô, thành lập huyện mới lấy tên là Vĩnh Tuy (sau đổi là Bắc Quang). Phần đất còn lại gọi là huyện Vị Xuyên với 5 tổng, 31 xã, thôn. 9
  10. Theo Kiến văn tiểu lục của Lê Quý Đôn: “Châu Vị Xuyên tức là châu Bình Nguyên xưa, có 8 tổng 51 xã (đến đời Gia Long chia thành 9 tổng với 52 xã, phố)”1. Như vậy, mỗi tổng lúc này rộng tới hàng trăm cây số vuông. Dưới thời Pháp thuộc, vào năm 1891, toàn bộ phủ Tương Yên trong đó có Vị Xuyên được đặt trong Đạo quan binh thứ hai Hà Giang. Năm 1893, Đạo quan binh Hà Giang được gọi là Đạo quan binh thứ ba. Đầu năm 1900, Đạo quan binh Hà Giang đổi thành tỉnh Hà Giang. Từ đó huyện Vị Xuyên thuộc tỉnh mới Hà Giang; về sau huyện này lại chia thành hai huyện Vị Xuyên và Hoàng Su Phì. Dưới chính thể mới của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, ngày 30-4-1962, một số xã của Hoàng Su Phì được chia thành nhiều xã nhỏ, trong đó xã Tụ Nhân chia thành 5 xã (Tụ Nhân, Đản Ván, Thèn Chú Thùng, Pố Lồ, Chiến Phố), xã Bản Máy chia thành 5 xã (Bản Phùng, Bản Máy, Bản Phùng, Nàn Sỉn, Thàng Tín), xã Chí Cà chia thành 2 xã (Chí Cà, Pà Vầy Sủ). Đến ngày 13-12-1962, xã Thèn Chú Thùng đổi tên là Thèn Chú Phìn. Đồng thời chia các xã Trung Thịnh thành 6 xã ( Trung Thịnh, Ngán Chiên, Thu Tà, Việt Thái, Nàng Đôn, Pờ Ly Ngài), xã Chế Là thành 4 xã (Cốc Rế, Tả Nhìu, Chế Là, Nấm Dẩn), xã Cốc Pài thành 3 xã (Cốc Pài, Nàn Ma, Bản Ngò). Tiếp đó, ngày 1-4-1965, huyện Hoàng Su Phì được chia thành huyện Hoàng Su Phì (21 xã) và huyện Xín Mần (18 xã). 1 Lê Quý Đôn: Sđd, tr. 339. 10
  11. Hiện nay, tính đến năm 2009, huyện Xín Mần có 57.407 người, gồm 18 dân tộc (Nùng, Mông, Tày, Dao, La Chí, Kinh, Phù Lá, Hoa, Pà Thẻn, Cao Lan, Mường, Ngạn, Bố Y, Khơme, Giấy, Cờ Lao, Sán Dìu, Sán Chay), trong đó, dân tộc Nùng chiếm 42%, Mông 24%, Tày 14%, La Chí 8%, Dao 7%, còn lại là các dân tộc khác. Ngoài tiếng Kinh được coi là tiếng phổ thông, còn tiếng Nùng được nhiều dân tộc sử dụng trong giao tiếp. Từ bao đời nay, Xín Mần là cửa ngõ ở vùng biên giới Việt Nam - Trung Quốc với các vùng Bắc Hà, Bắc Quang, Hoàng Su Phì. Kẻ thù và giặc giã cũng thường xuyên nhòm ngó, xâm lấn, quấy phá mảnh đất này. Nhân dân các dân tộc trong huyện không những bị đè nén, áp bức, bóc lột bởi chế độ thổ ty phong kiến ở địa phương mà còn luôn phải đương đầu với các cuộc lấn đất, giết người, cướp của do các thế lực phong kiến phương Bắc cùng bọn thổ phỉ gây ra. Trong quá trình lao động và sáng tạo, nhân dân các dân tộc Xín Mần đã chung lưng đấu cật biến những gò bãi hoang rậm trở thành ruộng nương uốn lượn khắp các triền đồi sườn núi để trồng trọt và chăn nuôi. Thực tế này đã chứng minh đức tính cần cù, dũng cảm của người dân Xín Mần, qua hết thế hệ này đến thế hệ khác. Bên cạnh trồng trọt và chăn nuôi, nhân dân các dân tộc Xín Mần còn thành thạo trong công việc khai thác và chế biến lâm sản, dược liệu, làm các nghề thủ công như rèn, đúc lưỡi cày, dao, cuốc phù hợp với điều kiện canh tác; chế tạo súng kíp bảo vệ xóm bản; thêu thùa, 11
  12. dệt vải từ sợi bông, sợi lanh… Những đường nét hoa văn trên vải và đồ dùng hằng ngày cùng với tục đánh trống đồng của dân tộc La Chí ở Bản Díu đã phản ánh rõ nét bản sắc văn hóa dân tộc phong phú của Xín Mần trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Dưới thời Pháp thuộc, kể từ năm 1887 mảnh đất Hà Giang nằm trong tay thực dân, dưới chế độ quân quản khắc nghiệt, đời sống của nhân dân các dân tộc ở địa phương ngày càng trở nên cơ cực, điêu đứng. Chúng biến Hà Giang thành thủ phủ của Đạo quan binh thứ ba. Hoàng Su Phì là một trong 5 châu thuộc đạo quan binh đó với các trung tâm như Bản Máy, Xín Mần. Kẻ thù đã cho một đại đội lính Pháp chốt giữ tại châu lỵ, trong đó có một trung đội đóng tại Bản Máy, một trung đội tại Xín Mần cùng với một lực lượng gồm 247 lính đóng rải khắp nơi, sẵn sàng làm trợ thủ đắc lực cho các đồn binh. Nhiều đồn bốt còn được dựng lên ở Cốc Pài, Khuôn Lùng. Bộ máy tay sai được thiết lập từ châu xuống tận thôn bản cũng ra sức vơ vét bóc lột nhân dân. Tên chi châu, dưới sự chỉ đạo và giám sát của viên đại úy chỉ huy đại đội Hoàng Su Phì kiêm đại lý hành chính của sĩ quan trưởng Đạo quan binh đã không từ bất kỳ một thủ đoạn nào để bóc lột nhân dân. Đó là chưa kể những tên lý trưởng, phó lý, mù lao, séo phải, binh đầu… Ngoài những thứ thuế phải đóng góp như ở vùng xuôi (thuế đinh, thuế điền, thuế thổ canh) chúng còn đặt ra các loại thuế khác như thuế ngựa thồ, thuế gia ốc (bếp lửa), thuế rửa bát, thuế nuôi quân (nộp bằng hiện vật để nuôi lính dõng ở các đồn), thuế thuốc phiện và nhiều loại hiện 12
  13. vật phải nộp khác. Người dân ốm đau không có nơi và có thuốc để chữa trị. Cả châu chỉ có một vài người biết đọc, biết viết. Sau khi Nhật đảo chính Pháp, ngày 16-3-1945 một đại đội lính Nhật đã vào chiếm Hoàng Su Phì. Sau vài ngày giao tranh với quân Pháp ở Chiến Phố, Bản Máy, chúng đã hoàn toàn làm chủ ở địa phương. Từ đây nhân dân các dân tộc trong vùng lại phải chịu cảnh thống trị hà khắc “một cổ hai tròng”. Nhật vẫn giữ nguyên bộ máy cũ của Pháp ở cơ sở để tiếp tục vơ vét, bóc lột nhân dân nhằm phục vụ cho nhu cầu chiến tranh của chúng. Cuộc sống vốn đã đói nghèo của nhân dân các dân tộc địa phương lại một lần nữa rên xiết, khổ đau. Nhân dân các dân tộc Xín Mần vốn có truyền thống yêu nước cao đẹp. Năm 1728, dưới sự lãnh đạo của thổ ty Hoàng Văn Phác ở Bản Díu Thượng, dân binh trong vùng đã hợp sức chống lại cánh quân của tổng đốc Vân Nam là Ngạc Nhĩ Thái để bảo vệ biên cương của Tổ quốc. Nhờ chiến công này, cha con họ Hoàng được thế tập cha truyền con nối, giữ gìn biên giới và được phong tới tước Quận công. Dưới thời Pháp thuộc, tại Cốc Pài đã nổ ra cuộc đấu tranh chống Pháp do một số yếu nhân của Việt Nam Quang phục hội – một tổ chức yêu nước tiến bộ của cụ Phan Bội Châu lãnh đạo. Những chiến công của nhân dân các dân tộc Xín Mần đã góp thêm những trang vẻ vang vào lịch sử huy hoàng của dân tộc. 13
  14. CHƯƠNG I ĐẢNG BỘ HOÀNG SU PHÌ LÃNH ĐẠO NHÂN DÂN CÁC DÂN TỘC TRONG HUYỆN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP XÂM LƯỢC VÀ XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI (1945-1965) I- TIẾN TỚI KHỞI NGHĨA GIÀNH CHÍNH QUYỀN, THÀNH LẬP CHI BỘ ĐẢNG Ở HOÀNG SU PHÌ (1945-1947) 1. Ánh sáng cách mạng của Đảng đến Xín Mần Cách mạng Tháng Mười Nga thành công (1917) đánh dấu bước ngoặt lịch sử trong quá trình phát triển của xã hội loài người, mở ra con đường phát triển mới cho phong trào giải phóng dân tộc. Sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam ngày 3-2-1930, đã tạo ra bước ngoặt mới cho cách mạng giải phóng dân tộc Việt Nam. Đường lối cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở Việt Nam với mục tiêu là đánh đuổi đế quốc xâm lược, đánh đổ bọn phong kiến tay sai làm cho nước nhà độc lập, dân được tự do để đi tới chủ nghĩa xã hội có sức mạnh tập hợp, cổ vũ mạnh mẽ các tầng lớp nhân dân như: công nhân, nông dân, các dân tộc thiểu số, đoàn kết tranh thủ các giai cấp và tầng lớp khác có tinh thần dân tộc vào mặt trận chung chống đế quốc do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo. 14
  15. Theo chỉ thị của đồng chí Nguyễn Ái Quốc, của Quốc tế Cộng sản, những người cộng sản Đông Dương đã tích cực vận động cách mạng trong thanh niên, trong đó có thanh niên các dân tộc thiểu số. Đến năm 1935, số đảng viên thuộc các dân tộc thiểu số tăng nhanh. Đại hội đại biểu lần thứ I của Đảng ta họp tại Ma Cao (Trung Quốc) đã ra Nghị quyết về công tác trong các dân tộc thiểu số. Đến tháng 7-1935, tại Đại hội Quốc tế cộng sản lần thứ VII họp tại Mátxcơva, đồng chí Hoàng Văn Nọn (dân tộc Tày) đã đọc tham luận và nêu lên sự phát triển của phong trào cách mạng của các dân tộc thiểu số ở phía Bắc nước ta ngày càng lớn mạnh. Trong những năm 1936 -1939, tuy bị chính quyền thực dân phong kiến kìm kẹp, bưng bít, nhưng nhân dân Hà Giang đã biết tin tức qua các báo về phong trào cách mạng đòi dân sinh, dân chủ ở Hà Nội và trong cả nước. Như vậy, gần 10 năm sau khi Đảng ra đời, ánh sáng cách mạng đã đến Hà Giang. Tuy vậy, so với các tỉnh ở miền núi phía Bắc như Cao Bằng, Lạng Sơn… thì ảnh hưởng của Đảng đến Hà Giang còn yếu và muộn hơn, nhất là đối với vùng Xín Mần1 (tháng 5-1947 Xín Mần thuộc chi bộ đảng Hoàng Su Phì). Trước năm 1945, ở vùng Xín Mần vẫn chưa có cán bộ, đảng viên của Đảng trực tiếp tuyên truyền cách mạng. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên mà nguyên nhân chính là do vùng Xín Mần nằm ở vùng núi cao, sâu, hiểm trở, giao thông không thuận tiện, dân cư thưa thớt, 1 Để chỉ các xã thuộc huyện Xín Mần sau này. 15
  16. lạc hậu, bị kìm hãm trong vòng ngu muội. Con đường chính của huyện và vùng biên giới bị chính quyền đế quốc phong kiến kiểm soát chặt chẽ. Bọn Pháp lập nhiều đồn binh khống chế nhân dân. Sự tiếp xúc giữa nhân dân vùng Xín Mần với nhân dân miền xuôi bị ngăn trở. Người dân Xín Mần bị bóc lột nặng nề về kinh tế, bị áp bức đến nghẹt thở về chính trị, phần lớn nhân dân lao động đều bị mù chữ. Những điều trên đây đã lý giải được vì sao phong trào cách mạng ở vùng Xín Mần phát triển chậm. Từ năm 1945 trở đi, phong trào cách mạng ở vùng Xín Mần mới phát triển ngày càng rộng lớn về số lượng về chất lượng. 2. Chuẩn bị lực lượng cách mạng tiến tới khởi nghĩa giành chính quyền Đầu năm 1939, sau khi phân tích tình hình trong nước và quốc tế, Xứ ủy Bắc Kỳ đã bí mật chỉ thị cho các đảng bộ địa phương phải củng cố và phát triển các cơ sở cách mạng ở nông thôn, phòng khi bất trắc sẽ rút vào hoạt động bí mật, vì chiến tranh thế giới nổ ra, bọn đế quốc thực dân sẽ tăng cường khủng bố phong trào cách mạng. Tháng 9-1939, Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ và nhanh chóng lan ra châu Âu, châu Á, châu Phi, đẩy loài người vào cuộc tàn sát mới. Ở Pháp, Chính phủ ban bố lệnh động viên sức người, sức của, kể cả ở các nước phụ thuộc và thuộc địa, phục vụ cho cuộc chiến tranh. 16
  17. Ở Đông Dương, bọn phản động thuộc địa đã tăng cường khủng bố phong trào cách mạng, thẳng tay đàn áp nhằm tiêu diệt Đảng Cộng sản Đông Dương. Khắp nơi diễn ra cảnh tàn sát, khủng bố dã man. Đứng trước tình thế đó, Đảng ta rút hẳn vào hoạt động bí mật, chuyển trọng tâm công tác về nông thôn. Tháng 11 năm 1939, Trung ương Đảng họp Hội nghị lần thứ sáu, quyết định chuyển hướng chỉ đạo chiến lược, tập trung vào nhiệm vụ giải phóng dân tộc và thành lập Mặt trận phản đế Đông Dương. Ở Hà Giang, năm 1939, đồng chí Phạm Trung Ngũ (tức thày giáo Văn) một đảng viên Đảng Cộng sản Đông Dương từ Cao Bằng vào thôn Lình, xã Bằng Hành, huyện Bắc Quang, thông qua việc dạy học mà tuyên truyền cách mạng làm cho nhân dân hiểu biết về tội ác của bọn thực dân Pháp và bè lũ tay sai đối với đồng bào ta, hiểu về Cách mạng Tháng Mười Nga… Trong một thời gian đồng chí đã khơi dậy tinh thần yêu nước, tinh thần dân tộc, ý thức cách mạng cho đồng bào trong vùng. Thực dân Pháp đã phát hiện và trục xuất đồng chí Ngũ ra khỏi huyện Bắc Quang. Tấm gương của đồng chí in đậm trong lòng dân, tạo điều kiện cho cuộc vận động cách mạng ngày càng phát triển đi lên. Để tiện cho việc chỉ đạo cách mạng, giữa năm 1940, Trung ương và Xứ ủy Bắc Kỳ cho thành lập Khu Đ1 nhằm phát triển phong trào cách mạng ở những nơi đó. Cũng trong thời gian này, trên con đường chiến lược Bắc Quang – Lào 1 Khu Đ gồm các tỉnh Phúc Yên, Vĩnh Yên, Phú Thọ, Yên Bái, Lào Cao, Tuyên Quang, Hà Giang. 17
  18. Cai xuất hiện một nhóm cán bộ Việt Minh tuyên truyền các khẩu hiệu của “Đệ tam quốc tế” và cách mạng1. Tháng 6-1939, đồng chí Nguyễn Ái Quốc về Quế Lâm (Trung Quốc), Người chỉ thị cho tất cả các cán bộ của Đảng ta đang hoạt động ở nước ngoài nhanh chóng trở về nước gấp rút chuẩn bị lực lượng đón thời cơ giành chính quyền. Ngày 8-2-1941, đồng chí Nguyễn Ái Quốc chọn Cao Bằng làm chỗ đứng chân và Người trực tiếp bắt tay xây dựng căn cứ địa Cao Bằng về mọi mặt để thực hiện đường lối cứu nước, giải phóng dân tộc Việt Nam. Đồng chí đã triệu tập Hội nghị Trung ương lần thứ tám tại Khuổi Nậm (Hà Quảng, Cao Bằng) từ ngày 10 đến ngày 19-5-1941. Hội nghị xác định mục tiêu số một của cách mạng là độc lập dân tộc, vạch ra chủ trương, chính sách sát hợp để thực hiện mục tiêu đó: Động viên toàn dân đoàn kết trong Mặt trận Việt Nam độc lập đồng minh (gọi tắt là Việt Minh), phát động chiến tranh du kích cục bộ, đi từ khởi nghĩa từng phần lên tổng khởi nghĩa. Nghị quyết hội nghị Trung ương lần thứ tám, tháng 5- 1941, đặc biệt nhấn mạnh vấn đề xây dựng cơ sở Đảng ở vùng dân tộc thiểu số “mở rộng sự tổ chức vào các tỉnh phong trào còn yếu ớt và dân tộc thiểu số”2. Hội nghị có tác 1 Theo Báo cáo của Sở mật thám Bắc Kỳ ngày 2-7-1940 (tài liệu lưu trữ Trung ương). 2 Văn kiện Đảng (1930 - 1945), Ban Nghiên cứu lịch sử Đảng Trung ương xuất bản, Hà Nội, 1977, t.III, tr.215. 18
  19. dụng quyết định sự phát triển mạnh mẽ của cách mạng Việt Nam. Thực hiện Nghị quyết Hội nghị, Trung đội xung phong Nam Tiến được thành lập do đồng chí Võ Nguyên Giáp chỉ huy với nhiệm vụ xây dựng cơ sở Việt Minh ở Cao – Bắc – Lạng – Thái – Tuyên – Hà. Lực lượng này chia thành nhiều bộ phận nhỏ. Tổ của đồng chí Lê Thùy chỉ huy tiến sang Chiêm Hóa (Tuyên Quang) phát triển đến Hà Giang. Phong trào cách mạng phát triển đến một số nơi của Hà Giang như ở Bắc Quang, cán bộ Việt Minh tuyên truyền, giác ngộ về đường lối cách mạng, giải thích chương trình cứu nước của Mặt trân Việt Minh, nhiệm vụ đánh đuổi Nhật – Pháp để giành độc lập nước nhà. Phong trào cách mạng được đồng bào các dân tộc giác ngộ và hưởng ứng. Sau khi bị thực dân Pháp và bọn tay sai của chúng càn quét, khủng bố dã man, phong trào tạm lắng xuống. Trong lúc này, ở Xín Mần cán bộ Việt Minh vẫn phải đến được với đồng bào dân tộc, nhân dân vẫn chưa chịu sống dưới ách đô hộ của Pháp, bọn tay sai phản động, bọn thổ ty, bọn lính dõng tăng cường kiểm soát gắt gao. Năm 1942, quân đội Nhật đến Hà Giang và chúng mở rộng chiếm đóng toàn tỉnh. Đầu năm 1945, khi cuộc chiến tranh thế giới bước vào giai đoạn cuối thì cách mạng Đông Dương có những điều kiện mới, tạo cơ hội cho dân tộc ta đứng lên tự giải phóng mình. Đêm 9-3-1945, Nhật đảo chính Pháp. Cũng chính hôm đó, Ban Thường vụ Trung ương Đảng 19
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0