intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Ebook Truyền thống công tác tuyên giáo của Đảng bộ tỉnh Hà Giang (1945-2022): Phần 2

Chia sẻ: Dangnhuy08 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:156

8
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tiếp nội dung phần 1, cuốn sách Truyền thống công tác tuyên giáo của Đảng bộ tỉnh Hà Giang (1945-2022) phần 2 cung cấp cho người đọc những kiến thức như: Công tác tuyên huấn trong thời kỳ tỉnh Hà Tuyên (1976 - 1991); công tác tuyên giáo của đảng bộ tỉnh trong những năm đầu tái lập tỉnh Hà Giang (1991 - 2000); công tác tuyên giáo của đảng bộ tỉnh Hà Giang trong thời kỳ đẩy mạnh thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế (2000 - 2022). Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Ebook Truyền thống công tác tuyên giáo của Đảng bộ tỉnh Hà Giang (1945-2022): Phần 2

  1. Chương ba CÔNG TÁC TUYÊN HUẤN TRONG THỜI KỲ TỈNH HÀ TUYÊN (1976 - 1991) I- CÔNG TÁC TƯ TƯỞNG GÓP PHẦN THỰC HIỆN CÔNG CUỘC XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ TỔ QUỐC VIỆT NAM XÃ HỘI CHỦ NGHĨA (1976 - 1986) Sau hơn 20 năm tiến hành cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược, dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam, dân tộc ta đã giành được thắng lợi trọn vẹn, nước nhà được độc lập, non sông được thu về một mối. Từ đây, mở ra tương lai mới cho dân tộc ta, đó là cả nước cùng tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội vì một cuộc sống ấm no, hạnh phúc, dân chủ và văn minh. Ngày 27/12/1975, trong kỳ họp thứ II Quốc hội khóa V nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ra Quyết Nghị về việc hợp nhất hai tỉnh Hà Giang và Tuyên Quang thành một tỉnh mới lấy tên là tỉnh Hà Tuyên. Đến tháng 01/1976, tỉnh Hà Tuyên chính thức đi vào hoạt động lấy thị xã Hà Giang làm trung tâm hành chính, kinh tế, văn hóa - xã hội của tỉnh. Cùng với việc hợp nhất tỉnh, thực hiện sự chỉ đạo của Bộ Chính trị Trung ương Đảng, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hà Tuyên đã tiến hành họp bàn và đi đến thống nhất việc sắp xếp cơ cấu tổ chức hành chính, cán bộ để thực 146
  2. hiện hợp nhất các ban, ngành của hai tỉnh, trong đó có các ban Tuyên huấn, Khoa giáo và Lịch sử. Sau khi được hợp nhất, ba ban: Ban Tuyên huấn, Khoa giáo và Lịch sử của tỉnh Hà Tuyên về mặt hoạt động tuy sử dụng con dấu riêng, có chi bộ riêng nhưng chung một văn phòng. Phụ trách riêng các ban gồm: Đồng chí Linh Quang Ngọc, Phó ban phụ trách Ban nghiên cứu Lịch sử Đảng (Trưởng ban Ban nghiên cứu Lịch sử Đảng là đồng chí Phó Bí thư Tỉnh ủy Lê Hạnh kiêm nhiệm), đồng chí Ngọc Đình Trí phụ trách Ban Khoa giáo, đồng chí Ma Văn Hiệu là Trưởng Ban Tuyên huấn, đồng chí Đặng Quang Tiết và đồng chí Hà Thọ Loan, Phó Ban Tuyên Huấn. Về cơ cấu tổ chức, Ban Tuyên huấn có 3 bộ phận là: Tuyên truyền cổ động, Huấn học, Văn phòng, với tổng biên chế là 30 người. Ban Khoa giáo có 8 người. Ban Nghiên cứu Lịch sử Đảng có 7 người. Các ban của hai tỉnh sau khi được hợp nhất, ổn định tình hình mọi mặt đã khẩn trương bước vào hoạt động, bám sát các chủ trương, nhiệm vụ của Trung ương và Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hà Tuyên, vừa làm nhiệm vụ tham mưu cho cấp ủy, vừa thực hiện công tác tuyên truyền, giáo dục tư tưởng đối với các cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân. Bên cạnh đó, sau khi các cơ quan hành chính của hai tỉnh được hợp nhất và chuyển lên thị xã Hà Giang, các yếu tố con người, lịch sử, địa lý tự nhiên - kinh tế - xã hội 147
  3. của hai địa phương Hà Giang - Tuyên Quang trước đây có sự khác biệt nhất định, nền kinh tế của hai tỉnh sau năm 1975 còn chậm phát triển, địa bàn tỉnh mới lại rộng, có nhiều dân tộc, mặt bằng dân trí thấp... làm nảy sinh một số vấn đề trong tư tưởng của nhiều cán bộ, đảng viên và nhân dân, nhiều người còn băn khoăn, lo lắng, chưa nhất trí với việc hợp nhất hai tỉnh. Do đó, vấn đề đặt ra trong lúc này là phải làm sao đoàn kết, thống nhất trong tư tưởng, hành động của cán bộ, đảng viên và nhân dân, từ đó nhằm phát huy sức mạnh, tiềm lực mọi mặt cho công cuộc phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của tỉnh. Trước thực trạng trên, được sự chỉ đạo của cấp ủy, công tác tư tưởng đã kịp thời thâm nhập cơ sở, kịp thời làm quen với các đối tượng mới, địa bàn mới, nắm bắt tình hình các mặt ở cơ sở trong những ngày tháng đầu mới nhập tỉnh. Lúc này, công tác tuyên giáo nói chung đã đề ra được kế hoạch cụ thể, đồng thời đã phân công cán bộ về một số huyện, xã để nắm bắt tình hình thực tế về công tác tư tưởng ở cơ sở, từ đó để xây dựng những kế hoạch hành động trong tình hình mới một cách hợp lý. Các cán bộ tuyên huấn của Tuyên Quang cũ được phân công đi thực tế ở vùng cao (Hà Giang) và ngược lại các cán bộ của Hà Giang trước đây thì lại được phân công đi vùng thấp (Tuyên Quang), từ đó tạo điều kiện cho các cán bộ của hai tỉnh trước đây có thể nắm bắt được địa bàn mới. Với hệ thống tuyên huấn các huyện, thị, hệ thống 148
  4. trường Đảng tỉnh, huyện trên cơ sở đã được tổ chức trước đây, nay được tiếp tục ổn định và củng cố lại. Song, nhìn chung công tác tuyên huấn ở các huyện, thị trong thời gian này vẫn còn gặp nhiều khó khăn và thiếu thốn về lực lượng cán bộ, về trình độ chuyên môn, cơ sở vật chất.... đối với công tác tuyên huấn ở các đảng bộ cơ sở trực thuộc còn gặp nhiều khó khăn và hạn chế hơn, cho đến năm 1978, hầu hết vẫn chưa thành lập được ban tuyên huấn. Đó là những khó khăn cơ bản đặt ra trong công tác tư tưởng của Hà Tuyên trong giai đoạn mới nhập tỉnh. Để giải quyết những khó khăn này, Ban Tuyên huấn tỉnh hàng năm đã có những đề xuất đối với Tỉnh ủy, đối với Ban Tuyên huấn Trung ương về việc xây dựng cơ cấu tổ chức, đào tạo đội ngũ cán bộ và lề lối làm việc của ban tuyên huấn từ tỉnh đến các huyện, thị, đảng bộ cơ sở trên cơ sở phù hợp với đặc điểm tình hình địa phương, nhằm khắc phục dần những hạn chế và từng bước đẩy mạnh công tác tư tưởng văn hóa trên địa bàn tỉnh. Tháng 12/1976, trong bối cảnh miền Nam vừa được giải phóng, đất nước hoàn toàn độc lập, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV của Đảng được tiến hành. Đây là một sự kiện trọng đại, Đại hội Đảng đầu tiên sau hơn hai mươi năm đất nước có chiến tranh, hai miền Nam - Bắc bị chia cắt. Để tuyên truyền, cổ vũ cho sự kiện lớn này, Ban Tuyên huấn Tỉnh ủy Hà Tuyên đã chỉ đạo các ngành như báo, đài, ngành văn hóa - thông tin, các cấp ủy từ tỉnh đến huyện thực hiện công tác tuyên truyền, như đưa 149
  5. tin tức, kẻ vẽ khẩu hiệu, panô... tuyên truyền, phổ biến cho cán bộ, đảng viên và nhân dân trong tỉnh những thông tin trong thời gian diễn ra Đại hội. Qua đây, cũng làm cho nhân dân thấy được ý nghĩa của Đại hội IV là Đại hội mở đầu thời kỳ cả nước cùng khắc phục những khó khăn của nền kinh tế, xã hội, tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội. Bước sang năm 1977, tình hình các mặt kinh tế, xã hội và tư tưởng của cán bộ, đảng viên, quần chúng nhân dân trong tỉnh đã đi vào ổn định. Lúc này, công tác tư tưởng văn hóa được cấp ủy chỉ đạo là đẩy mạnh việc tuyên truyền và học tập Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IV, đồng thời mở các đợt sinh hoạt chính trị chuẩn bị cho Đại hội Đảng bộ tỉnh Hà Tuyên lần thứ Nhất. Việc tuyên truyền, học tập Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IV. Ngay sau khi bế mạc Đại hội, Ban Tuyên huấn Tỉnh ủy đã chỉ đạo tổ chức mít tinh ở các cấp bộ Đảng từ tỉnh đến huyện, ở các nông trường, xí nghiệp và một số khu dân cư tập trung, cổ vũ phong trào thi đua của các ngành, các giới... để chào mừng thành công của Đại hội. Dựa vào đề cương tuyên truyền Nghị quyết Đại hội IV do Ban Tuyên huấn Trung ương soạn, Ban Tuyên huấn tỉnh đã tiến hành biên soạn lại cho sát với trình độ của cán bộ và nhân dân địa phương và in thành sách với số lượng trên 3.000 cuốn, phát hành đến các chi bộ, chi đoàn, trường học, cơ quan. Việc tuyên truyền được tiến 150
  6. hành đồng đều, khắp từ vùng thấp đến vùng cao. Cùng với công tác tuyên truyền, phổ biến Nghị quyết Đại hội IV, tuyên truyền các chủ trương, đường lối của Đảng, trong thời gian này, công tác tuyên truyền đã gắn liền với việc tuyên truyền, phát động những phong trào do Ủy ban Nhân dân tỉnh phát động như phong trào trồng mầu để tăng sản lượng lương thực, phong trào làm đường giao thông nông thôn, phong trào làm thủy lợi, làm nương, làm ruộng bậc thang, phong trào xây dựng nếp sống văn minh... Để chuẩn bị cho Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ Nhất, được sự chỉ đạo của cấp ủy, trong tháng 3 và tháng 4/1977, Ban Tuyên huấn Tỉnh ủy đã cùng với ban tuyên huấn các huyện, thị mở một đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng, đồng thời tổ chức các buổi thảo luận và lấy ý kiến đóng góp trong quần chúng nhân dân để bổ sung cho dự thảo văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh diễn ra vào cuối tháng 4/1977. Qua đợt sinh hoạt, thảo luận đã tập hợp được 234.734 ý kiến tham gia đóng góp cho dự thảo Đề án trình Đại hội Đảng bộ tỉnh. Sau khi Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ nhất kết thúc tốt đẹp, việc tuyên truyền, cổ động và tổ chức các đợt học tập nội dung Nghị quyết Đại hội đã được tiến hành một cách mạnh mẽ và chủ động. Ban Tuyên huấn đã biên soạn đề cương và tổ chức các lớp bồi dưỡng báo cáo viên các huyện, thị phục vụ cho việc tuyên truyền, đưa Nghị 151
  7. quyết Đại hội của Đảng bộ đến với nhân dân trong tỉnh. Nhiệm vụ tuyên truyền Nghị quyết ở các huyện vùng cao của tỉnh được đặc biệt chú trọng, vì đây là vùng có những khó khăn đặc biệt, với trên 700 đảng viên chưa biết chữ và tiếng phổ thông, nhiều người là bí thư, chủ tịch xã vẫn chưa biết chữ... Do vậy, công tác tuyên truyền đã kịp thời nắm rõ đặc điểm này để tìm ra cách tuyên truyền thích hợp. Ban Tuyên huấn đã thực hiện tóm tắt Nghị quyết Đại hội thành 1 tài liệu ngắn gọn, dễ hiểu, đồng thời tổ chức các lớp học ở các chi, đảng bộ vùng cao trong thời gian 7 ngày, với cách giảng và học theo hình thức trao đổi giữa người giảng với người học. Năm 1977, đồng chí Đặng Quang Tiết, Phó Ban Tuyên huấn được Tỉnh ủy điều về làm Bí thư Thị ủy Tuyên Quang. Bước sang năm 1978, tình hình biên giới có những diễn biến ngày càng phức tạp. Lúc này, nhiệm vụ xây dựng kinh tế, đảm bảo đời sống cho nhân dân, nhiệm vụ bảo vệ biên giới được đặt ra khẩn trương. Tỉnh ủy xác định 3 nhiệm vụ cụ thể đó là: Tiếp tục cuộc vận động tổ chức lại sản xuất trong các hợp tác xã; Đẩy mạnh khai hoang, phục hóa để tăng diện tích, đẩy mạnh thâm canh tăng vụ; Bên cạnh đó, phải chuẩn bị sẵn sàng chiến đấu bảo vệ biên giới Tổ quốc... Thực hiện các nhiệm vụ trên, công tác Tuyên huấn đã lấy việc tổ chức quán triệt Nghị quyết Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 4 (khoá IV) làm nhiệm vụ trọng tâm với các nội dung: Nhận rõ kẻ thù; 152
  8. khơi dậy lòng yêu nước, ý chí kiên cường bảo vệ biên giới, bảo vệ từng tấc đất của Tổ quốc; khẩn trương thực hiện các nhiệm vụ cụ thể, hoàn thành đúng thời gian với từng nhiệm vụ. Do yêu cầu của công tác quán triệt Nghị quyết và phát động quần chúng, năm 1978, đồng chí Trưởng Ban Tuyên huấn Ma Văn Hiệu cùng với Ban Tuyên huấn được cấp ủy phân công phụ trách và giúp đỡ huyện Mèo Vạc và huyện Đồng Văn. Với trách nhiệm được cấp ủy giao, thay mặt cho Tỉnh ủy giúp đỡ các mặt công tác của hai huyện, trực tiếp truyền đạt nghị quyết của Trung ương và kế hoạch của cấp ủy cho cán bộ cốt cán của huyện, xã. Chỉ đạo các huyện truyền đạt tinh thần nghị quyết của Đảng đến đảng viên và nhân dân, chỉ đạo công tác giáo dục quần chúng, phát động quần chúng thực, hiện các phong trào mở đường, vận chuyển lương thực, đạn dược cho bộ đội... Trong dịp Tết Mậu ngọ năm 1978, đồng bào các dân tộc tỉnh Hà Tuyên đã vinh dự được đón Thủ tướng Chính phủ Phạm Văn Đồng lên thăm và làm việc. Trong lời chúc của đồng chí Thủ Tướng có nhấn mạnh đến việc “phấn đấu xây dựng tỉnh Hà Tuyên trở thành tỉnh giàu đẹp”. Để thực hiện được điều này, đồng chí nhấn mạnh: “Muốn vậy phải tạo được bước chuyển biến mới, chuyển biến về tư tưởng, về chủ trương, hành động.... các đồng chí phải suy nghĩ và làm cuộc cách mạng trong tư tưởng, trong hành động cho mình trước tiên rồi làm chuyển biến 153
  9. từ trên xuống dưới, từ trong Đảng ra chính quyền, đoàn thể....” Đây chính là lời căn dặn, nhắc nhở sâu sắc đối với cấp ủy địa phương, đặc biệt là đối với những người làm công tác tư tưởng văn hóa, phải không ngừng ra sức phấn đấu hơn nữa để Hà Tuyên ngày càng phát triển. Cũng trong năm 1978, thực hiện chủ trương của Trung ương về kết hợp phát triển kinh tế và củng cố quốc phòng trong tình hình mới, tỉnh Hà Tuyên đã thực hiện việc tiếp nhận 1 vạn thanh niên lao động và dân quân từ tỉnh Vĩnh Phú lên, chủ yếu là lên các huyện vùng cao của tỉnh. Cùng với việc tiếp nhận 1 vạn thanh niên, Trung ương cũng cử cán bộ lên tăng cường giúp đỡ cho Hà Tuyên. Để tuyên truyền cho việc tiếp nhận 1 vạn lao động từ Vĩnh Phú lên, Ban Tuyên huấn đã biên soạn tài liệu tuyên truyền, giáo dục nhân dân các dân tộc trong tỉnh về chủ trương đúng đắn này của Trung ương. Việc tuyên truyền đã tập trung vào củng cố khối đoàn kết, nâng cao tinh thần cảnh giác cách mạng, đập tan các âm mưu, luận điệu tuyên truyền xuyên tạc của kẻ địch, không mắc mưu địch bài xích người Kinh, gây mất đoàn kết giữa nhân dân địa phương với những người mới đến... từ đó đã xây dựng được mối quan hệ giữa đồng bào các dân tộc địa phương với anh, chị em mới lên thành một khối đoàn kết, gắn bó chặt chẽ cùng tương trợ lẫn nhau để cùng thực hiện một mục tiêu chung là phát triển sản xuất, nâng cao đời sống và sẵn sàng tham gia bảo vệ, giữ gìn vùng biên cương Tổ quốc. 154
  10. Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy Hà Tuyên, trong giai đoạn mới nhập tỉnh từ 1976 - 1978, mặc dù còn gặp khó khăn về nhiều mặt, song với sự cố gắng nỗ lực của anh, chị em cán bộ các ban Tuyên huấn, Khoa giáo, Lịch sử tỉnh Hà Tuyên, đã thực hiện tốt những nhiệm vụ mà cấp ủy giao cho. Đối với nhiệm vụ tuyên truyền về công tác xây dựng Đảng, đã thực hiện tuyên truyền đến tất cả các chi, đảng bộ, các đảng viên về công tác củng cố Đảng theo tiêu chuẩn “4 tốt”, chỉnh đốn Đảng theo Chỉ thị 172 của Ban Bí thư Trung ương... Trong nhiệm vụ phát triển kinh tế, đã thực hiện tuyên truyền cho việc hợp nhất hợp tác xã theo quan điểm: “Làm ăn lớn thì quy mô phải lớn” theo hướng đẩy mạnh phát triển kinh tế xã hội chủ nghĩa với hai thành phần chính là kinh tế quốc doanh và kinh tế tập thể. Không ngừng tham mưu và giúp cấp ủy thực hiện việc ổn định tình hình tư tưởng của cán bộ, đảng viên và nhân dân trên hai địa bàn vùng thấp và vùng cao; đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục về truyền thống yêu nước, đại đoàn kết, nêu cao tinh thần cảnh giác trước những diễn biến trong tình hình mới. Đẩy mạnh thực hiện chiến dịch “Ánh sáng văn hóa”, vận động cán bộ và nhân dân tích cực tham gia dạy và học xóa mù chữ, học bổ túc văn hóa... Bên cạnh đó, còn tuyên truyền cho việc phát triển các loại trường lớp bán trú, loại trường thanh niên vừa học, vừa làm, trường thiếu nhi rẻo cao... 155
  11. Công tác khoa giáo cũng đã tích cực tuyên truyền việc chăm sóc, bảo vệ sức khỏe cho nhân dân như: Thực hiện phương châm “phòng bệnh hơn chữa bệnh”, tích cực vận động đồng bào phòng chống bệnh sốt rét, trồng và sử dụng các loại cây thuốc Nam... Bài trừ các hủ tục, tập quán sinh hoạt thiếu lành mạnh; đẩy mạnh việc nghiên cứu phối hợp giữa các ngành thể dục, thể thao, giáo dục, y tế, để triển khai Chỉ thị 24 Liên Bộ về thể dục thể thao và vệ sinh trường học... Trong công tác nghiên cứu lịch sử Đảng, để phục vụ nhu cầu, nhiệm vụ cách mạng trong tình hình mới, thực hiện sự chỉ đạo của Ban Thường vụ Tỉnh ủy trong hai năm 1978, 1979 là phải thực hiện xong việc sưu tầm và khai thác tư liệu lịch sử của Đảng bộ và đến năm 1980 phải viết xong bản sơ thảo lịch sử Đảng bộ tỉnh (1940 - 1954). Ban Nghiên cứu Lịch sử Đảng đã khắc phục những khó khăn của thời gian đầu mới nhập tỉnh, đẩy mạnh công tác sưu tầm và nghiên cứu các tài liệu ở các địa phương, đặc biệt là việc thu thập tư liệu bất thành văn, tập hợp tư liệu từ các nhân chứng lịch sử để biên soạn lịch sử Đảng bộ tỉnh, đồng thời thực hiện biên soạn cuốn Bác Hồ với Hà Tuyên. Bên cạnh đó, Ban Nghiên cứu Lịch sử Đảng cũng đã đẩy mạnh việc phối hợp, hướng dẫn và giúp đỡ cho các huyện, thị ủy, các ngành, các cấp của tỉnh trong việc lập kế hoạch thu thập tư liệu, xây dựng đề cương để viết truyền thống lịch sử của đơn vị 156
  12. mình phục vụ cho yêu cầu giáo dục cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân về truyền thống cách mạng của Đảng bộ. Trước những diễn biến ngày càng phức tạp ở khu vực biên giới, ngày 14/01/1979, địch nổ súng đánh vào Trạm Biên phòng Xín Cái, huyện Mèo Vạc. Ngày 17/02, Trung Quốc mở đợt tấn công đánh vào toàn tuyến biên giới phía Bắc nước ta. Ở tỉnh ta, chiến sự nổ ra ác liệt ở những khu vực Thượng Phùng, Sơn Vĩ (Mèo Vạc), Bản Máy (Hoàng Su Phì), huyện Vị Xuyên, Xín Mần... Ngày 21/12/1979, Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh, các sở, ban, ngành của tỉnh được chuyển từ thị xã Hà Giang xuống thị xã Tuyên Quang. Trong tình hình đó, Ban Tuyên huấn Tỉnh ủy đã hướng dẫn các lực lượng thuộc lĩnh vực công tác tư tưởng văn hóa thực hiện các nhiệm vụ: Động viên nhân dân cả ở phía trước, phía sau sẵn sàng chiến đấu, chi viện sức người, sức của để đảm bảo chiến đấu thắng lợi; tổ chức sản xuất tốt để đảm bảo đời sống nhân dân, các huyện biên giới nơi có chiến sự xảy ra cũng phải tiếp tục lo sản xuất, tổ chức đời sống một cách bình thường... Tuyên truyền cho nhân dân hiểu rõ về những luận điệu xuyên tạc của địch, không nghe đài địch... đồng thời công tác báo chí, phát thanh của ta cũng được chỉ đạo, huy động tham gia mạnh mẽ vào việc ổn định tư tưởng nhân dân. Công tác tuyên giáo đã kịp thời giúp cấp ủy chỉ đạo các lực lượng tuyên truyền bám sát tình hình sản xuất và 157
  13. chiến đấu xảy ra hàng ngày ở biên giới, gắn với nhiệm vụ chính trị của đất nước, giáo dục cán bộ, đảng viên về nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, tuyên truyền nêu gương người tốt, việc tốt trong sản xuất, chiến đấu, tuyên truyền phê phán những biểu hiện tiêu cực của một số người về sự hoang mang, dao động, bỏ đất, bỏ vị trí công tác và chiến đấu chạy về phía sau. Trong năm 1979, Ban Tuyên huấn đã tổ chức được ba đợt sinh hoạt chính trị quán triệt Nghị quyết 16 của Bộ Chính trị, Nghị quyết số 18 của Tỉnh ủy về công tác chiến đấu bảo vệ biên giới, các đợt sinh hoạt đã thu hút được 23.000/25.000 đảng viên của toàn tỉnh tham dự, trong các tổ chức quần chúng có 300.000 người dự. Nhờ làm tốt công tác tư tưởng, nên đa số cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân các dân tộc vùng biên giới nơi có chiến sự xảy ra luôn vững vàng về tâm lý, nêu cao tinh thần cảnh giác, sẵn sàng và quyết tâm giữ vững đất đai, biên giới Tổ quốc. Những năm 1980, 1981, bên cạnh việc tiếp tục ổn định tư tưởng cho cán bộ, đảng viên và nhân dân trong tỉnh, công tác Tuyên giáo còn tập trung vào việc tuyên truyền chuẩn bị cho việc thực hiện Chỉ thị 100 của Ban Bí Thư Trung ương về khoán sản phẩm đến nhóm và người lao động trong các hợp tác xã nông nghiệp. Năm 1981, các ban Tuyên huấn, Khoa giáo đã kết hợp với ngành nông nghiệp theo dõi kết quả của các hợp tác xã làm thí điểm khoán 100 ở các huyện vùng thấp, sau đó 158
  14. đến vùng cao. Đồng thời, cũng hướng dẫn các ban tuyên huấn các huyện, thị, các lực lượng làm công tác tư tưởng văn hóa đẩy mạnh tuyên truyền làm rõ chủ trương khoán của Trung ương, đề phòng khuynh hướng nôn nóng dẫn tới khoán chui, khoán chưa được chuẩn bị đối với các hộ xã viên. Vượt qua những khó khăn trong tình hình mới, nhờ sự cố gắng của ngành nông nghiệp và các hợp tác xã, cùng với việc làm tốt công tác tuyên truyền, vận động của ngành tư tưởng văn hóa, do đó chủ trương khoán 100 của Đảng và Nhà nước đã bước đầu được thực hiện ở vùng thấp đạt kết quả tốt, năng suất được tăng lên rõ rệt, đem lại sự phấn khởi mạnh mẽ cho xã viên trong các hợp tác xã thực hiện khoán. Trên cơ sở đó, công tác tuyên truyền cũng góp phần đẩy mạnh việc áp dụng khoán đến tất cả các hợp tác xã thuộc địa bàn vùng thấp và vùng cao của tỉnh. Những năm từ 1980 - 1986, tình hình biên giới vẫn diễn biến phức tạp, mọi sinh hoạt của nhân dân, hoạt động của các cơ quan nhà nước được chuyển từ trạng thái thời bình sang thời chiến. Lúc này, công tác Tuyên giáo đã kịp thời nắm bắt được những điểm mấu chốt để giúp cấp ủy trong việc chỉ đạo công tác tuyên truyền, giáo dục. Từ năm 1980 trở đi, dưới sự chỉ đạo sát sao của cấp ủy, đồng thời cùng với sự nắm bắt kịp thời tình hình thực tiễn cách mạng. Công tác tư tưởng trong điều kiện mới đã gắn chặt thực hiện nhiệm vụ chính trị với phong trào cách 159
  15. mạng của quần chúng, bám sát nhiệm vụ cụ thể là vừa sản xuất, vừa chiến đấu. Hoạt động tuyên truyền, cổ động đã được tiến hành một cách thường xuyên, liên tục với những chủ đề khác nhau, thông qua nhiều nội dung, biện pháp phong phú. Công tác tư tưởng đã kịp thời chỉ đạo các cơ quan báo, đài, văn hóa thông tin, các đoàn thể quần chúng và ban tuyên huấn các huyện, thị cùng phối hợp tuyên truyền hàng năm theo những chủ đề như tuyên truyền kỷ niệm những ngày lễ lớn: Ngày thành lập Đảng 03/02, ngày sinh nhật Bác 19/5, Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 02/9... Đặc biệt là đã tổ chức kịp thời các đợt tuyên truyền, học tập một cách rộng rãi Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ V(1982), Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ II (1980) và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ III (1983), cùng với các chỉ thị, nghị quyết của Trung ương Đảng và Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh các khoá; tuyên truyền cho công tác phát thẻ Đảng... Quán triệt thực hiện, đưa nhiệm vụ cơ bản của các Nghị quyết Đại hội V của Đảng, Nghị quyết Đại hội II, III của Đảng bộ tỉnh... đến với toàn cán bộ, đảng viên và nhân dân. Ban Tuyên huấn, Khoa giáo đã kịp thời biên soạn những tài liệu, tổ chức các buổi sinh hoạt chính trị sâu rộng nhằm trang bị cho toàn Đảng, toàn dân và toàn quân trong tỉnh những kiến thức cơ bản về xây dựng chủ nghĩa xã hội, củng cố ý chí kiên cường, quyết tâm sắt đá và trình độ hiểu biết cần thiết để làm tròn cả hai nhiệm vụ 160
  16. chiến lược là xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc. Tháng 5/1981, theo chủ trương của Trung ương, đồng thời thi hành Nghị quyết của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc hợp nhất hai Ban Tuyên huấn và Khoa giáo, Ban Khoa giáo được tổ chức thành một phòng, nằm trong Ban Tuyên huấn. Theo sự phân công của Tỉnh ủy, tháng 8/1981, đồng chí Đặng Quang Tiết, Bí thư Thị ủy Tuyên Quang được điều sang làm Trưởng Ban Tuyên huấn. Đồng chí Ma Văn Hiệu được điều sang làm Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh. Từ tháng 8/1979 đến tháng 7/1981, hai đồng chí Đào Lương Nhân và đồng chí Ngọc Đình Trí sau khi đi học ở Học viện Nguyễn Ái Quốc trở về được bổ nhiệm làm Phó Ban Tuyên huấn. Tháng 7/1982, Ban Nghiên cứu Lịch sử Đảng được sáp nhập vào Ban Tuyên huấn. Như vậy, đến năm 1982, về tổ chức bộ máy của Ban Tuyên huấn gồm: Phòng Tuyên truyền, Huấn học, phòng Khoa giáo, phòng Nghiên cứu Lịch sử Đảng và bộ phận Văn phòng với tổng biên chế là 36 người. Sau khi có sự thay đổi lãnh đạo và việc tiến hành hợp nhất các ban Tuyên huấn, Khoa giáo, Lịch sử Đảng thành một Ban gọi là Ban Tuyên huấn, công tác Tuyên huấn đã từng bước được ổn định với nhiệm vụ công việc mang tính quy mô rộng lớn hơn, phức tạp hơn, nhất là trong tình hình cách mạng mới có nhiều nhiệm vụ đòi hỏi phải giải quyết cấp bách. 161
  17. Trong tình hình mới, những mâu thuẫn giữa ta và phía bên kia vẫn chưa được giải quyết, tình hình biên giới vẫn phức tạp. Lúc này, tình trạng kinh tế, xã hội của nước ta đang gặp phải những khó khăn lớn, đất nước mới bước ra khỏi cuộc chiến tranh chống Mỹ, lại phải đương đầu với những thế lực thù địch mới, ở hai đầu đất nước. Hơn nữa, những nguồn viện trợ vật chất từ bè bạn quốc tế trước đây nay dần bị cắt đi, làm cho đất nước ta càng gặp khó khăn hơn... Đứng trước tình hình đó, chúng ta chưa kịp điều chỉnh, cải tạo quan hệ sản xuất cho phù hợp với tình hình mới. Từ đó, làm cho nền kinh tế - xã hội của đất nước ta ngày càng lún sâu vào khủng hoảng. Lợi dụng tình hình trên, các thế lực thù địch không ngừng tung ra các luận điệu chiến tranh tâm lý, xuyên tạc Đảng và Nhà nước ta, gây xáo trộn tư tưởng và làm hoang mang không ít cán bộ, đảng viên và nhân dân ta. Do đó, dẫn đến tâm lý bi quan, thiếu tin tưởng vào chủ trương, đường lối lãnh đạo của Đảng ta trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước. Khắc phục những khó khăn trên, công tác Tuyên huấn của tỉnh trong những năm từ 1981 - 1985 đã kịp thời đẩy mạnh hoạt động, không ngừng giáo dục phẩm chất đạo đức cách mạng theo tinh thần Nghị quyết Đại hội V của Đảng, động viên tinh thần cách mạng tiến công, tin tưởng vững chắc ở thắng lợi của cách mạng xã hội chủ nghĩa và sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc. Bên cạnh đó, công tác tư tưởng còn góp phần đả phá lại những luận 162
  18. điệu xuyên tạc của địch, vạch trần những âm mưu thủ đoạn thâm độc của chúng hòng gây mất đoàn kết, mất lòng tin của nhân dân ta với Đảng và Nhà nước. Mặc dù trong bối cảnh thời chiến, song việc giáo dục, học tập các nghị quyết, chỉ thị của Trung ương và địa phương về các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, về nhiệm vụ chính trị, việc tuyên truyền tổ chức kỷ niệm nhân các ngày lễ lớn của đất nước, các buổi nói chuyện tình hình thời sự trong nước và quốc tế cũng được tiến hành một cách đều đặn. Đây là một cố gắng lớn, đồng thời là một điểm mạnh của công tác tư tưởng trong tình hình đó. Đối với việc tuyên truyền các chủ trương của Đảng và Nhà nước về phát triển kinh tế, đã đẩy mạnh việc tuyên truyền về cải tiến quản lý kinh tế nhằm xóa bỏ dần cơ chế hành chính quan liêu bao cấp, xây dựng cơ chế mới, phát huy quyền chủ động của địa phương... như việc tuyên truyền thực hiện Chỉ thị 100 của Ban Bí thư Trung ương, tuyên truyền về hai Pháp lệnh Thuế nông nghiệp và Thuế Công thương nghiệp, phát động phong trào mua công trái xây dựng Tổ quốc... Công tác tuyên truyền đã quán triệt cho mọi người hiểu rõ và thực hiện những quan điểm của Đảng về cải tiến cơ chế quản lý kinh tế, từng bước mở rộng cơ chế khoán trong sản xuất, kiên quyết loại bỏ cơ chế quản lý quan liêu bao cấp, chuyển sang hạch toán kinh doanh xã hội chủ nghĩa theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 8 163
  19. (khóa V). Từ đó, đã góp phần khắc phục những khó khăn, tạo ra những chuyển biến trong nền kinh tế của địa phương. Đến năm 1984 - 1985, các phong trào thi đua sản xuất nông nghiệp luôn được đẩy mạnh, tỉnh Hà Tuyên đã hoàn thành vượt mức kế hoạch Nhà nước giao và đạt mục tiêu Kế hoạch 5 năm (1980 - 1985) do Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ II đề ra. Sản lượng lương thực đã đạt cao nhất so với trước. Một số huyện vùng cao biên giới đã tự cân đối được lương thực, đồng thời có nguồn lương thực dự trữ... Trong tình hình mới, để đối phó với các luận điệu xuyên tạc của địch, công tác tư tưởng đã kịp thời chỉ đạo việc đấu tranh, đả phá và chống chiến tranh tâm lý của địch, đồng thời thức tỉnh nhân dân phía bên kia. Theo Chỉ thị của Ban Bí thư Trung ương, Ban Tuyên huấn đã tham mưu cho cấp ủy thành lập Ban 03 (Ban Tuyên huấn đặc biệt) với nhiệm vụ, chống lại luận điệu xuyên tạc, tuyên truyền, thức tỉnh nhân dân phía bên kia. Đồng thời, cũng thành lập một bộ phận đặc biệt, chỉ đạo giúp cho Ban 03 hoạt động, đặt tại Ban Tuyên huấn Tỉnh ủy. Cấp huyện có huyện Mèo Vạc, Vị Xuyên, Thị xã Hà Giang đã thành lập được Ban 03. Các huyện còn lại tuy chưa thành lập được Ban 03 nhưng vẫn hoạt động theo sự chỉ đạo của Ban 03. Trên cơ sở đó, công tác chống chiến tranh tâm lý, vô hiệu hoá các hoạt động chống phá, xuyên tạc của địch đã được ta làm tốt. Ban 03 đã phối hợp với các ngành, các cấp tiến hành triển khai tuyên truyền, thức 164
  20. tỉnh binh sĩ và nhân dân phía bên kia, đồng thời tuyên truyền cho nhân dân ta biết những thủ đoạn hoạt động của đối phương, kịp thời ngăn chặn và thu hồi những tài liệu phản động do địch tung... Về công tác khoa giáo, mặc dù trong thời gian có chiến tranh, song lĩnh vực khoa giáo không ngừng có bước tiến bộ mới, giúp cấp ủy theo dõi, nắm bắt và chỉ đạo mọi phương hướng hoạt động của hệ thống giáo dục phổ thông, giáo dục chuyên nghiệp, mẫu giáo; chăm sóc bảo vệ sức khỏe bà mẹ và trẻ em, hệ thống y tế từ tỉnh đến huyện... Từ đó, đã tạo ra những bước phát triển mới trong công tác giáo dục, y tế của tỉnh. Công tác xóa mù chữ được đẩy mạnh, hệ thống trường gồm 3 hệ là phổ thông, bổ túc và trường thiếu nhi rẻo cao được phát triển. Lĩnh vực y tế được tăng cường, vừa bảo đảm chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân, vừa phục vụ cứu chữa cho thương binh tại tuyến I, chủ động ngăn ngừa các dịch bệnh... Công tác nghiên cứu lịch sử Đảng, đã khắc phục nhiều khó khăn, các cán bộ nghiên cứu trong giai đoạn từ 1978 - 1985 đã lăn lộn với công việc sưu tầm, khai thác tư liệu ở các địa phương trong và ngoài tỉnh. Đến năm 1985, tổ đã hoàn thành một khối lượng công việc to lớn và đã xuất bản được cuốn sơ thảo lịch sử Đảng bộ tỉnh Hà Tuyên tập I (1940 - 1954), những sự kiện lịch sử Đảng bộ Hà Tuyên tập I, Bác Hồ với Hà Tuyên. Trên cơ sở đó đã không ngừng góp phần tuyên truyền, giáo dục 165
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2