Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019 Nghiên cứu Y học<br />
<br />
<br />
GÁNH NẶNG TỬ VONG VÀ KINHTẾ DO TÁC ĐỘNG<br />
CỦA Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH<br />
Trần Ngọc Đăng*, Phan Thị Trúc Thủy*<br />
TÓM TẮT<br />
Đặt vấn đề: Các hạt bụi lơ lửng có đường kính nhỏ hơn hoặc bằng 2,5 µm (PM2.5) được biết đến là yếu tố<br />
nguy cơ môi trường hàng đầu gây tử vong. Tại Việt Nam, các ảnh hưởng sức khỏe bất lợi do PM2.5 thường<br />
được đánh giá qua việc phơi nhiễm ngắn hạn và chưa có nhiều nghiên cứu dịch tễ đánh giá được các tác động tích<br />
luỹ dài hạn. Thêm vào đó, tại TP. Hồ CHÍ MINH, dữ liệu về nồng độ bụi PM2.5 thường được thu thập từ trạm<br />
quan trắc đặt tại Quận 1, chưa đại diện được cho nồng độ PM2.5 theo không gian.<br />
Mục tiêu: Đánh giá tác động của PM2.5 đến tỷ suất tử vong do tất cả nguyên nhân, tử vong do bệnh tim-<br />
phổi, tử vong do bệnh ung thư phổi và gánh nặng kinh tế của người dân sống tại TP. Hồ Chí Minh.<br />
Đối tượng-Phương pháp: Nghiên cứu sinh thái, đánh giá tác động sức khỏe của PM2.5 đối với tử vong<br />
năm 2010-2013 của người dân sống tại TP. Hồ Chí Minh. Nồng độ PM2.5 được đo tại 72 điểm và ước tính cho<br />
toàn bộ khu vực TP. Hồ Chí Minh bằng thuật toán nội suy IDW của Hệ thống thông tin địa lý (GIS). Số ca tử<br />
vong và gánh nặng kinh tế do tác động của PM2.5 được ước tính bởi lý thuyết BenMAP.<br />
Kết quả: Nồng độ PM2.5 trung bình tại thời điểm quan trắc là 21,2±8,2 µg/m3. Các quận/huyện thuộc TP.<br />
Hồ Chí Minh có nồng độ nội suy bằng thuật toán IDW đều vượt tiêu chuẩn hằng năm của WHO (10 µg/m3).<br />
Ước tínhPM2.5 gây ra 1327 ca tử vong vào năm 2013 tại TP. Hồ Chí Minh, gánh nặng kinh tế ước tính là<br />
47.627 tỷ VNĐ, tương ứng 1,46% GDP Việt Nam năm 2017 theo lý thuyết BenMAP.<br />
Kết luận: Các quận/huyện thuộc TP. Hồ Chí Minh đều có nồng độ PM2.5 nội suy bằng thuật toán IDW<br />
vượt tiêu chuẩn hằng năm của WHO (khoảng từ 11,4 đến 27,63 µg/m3). Cần có nhiều nghiên cứu hơn nhằm<br />
đánh giá tác động của loại bụi này đến sức khỏe, cung cấp thêm các bằng chứng để thực hiện các chính sách cải<br />
thiện chất lượng không khí đô thị.<br />
Từ khóa: tỷ suất tử vong, thuật toán nội suy IDW, lý thuyết BenMAP<br />
ABSTRACT<br />
MORTALITY AND ECONOMIC BURDEN OF AIR POLLUTION IN HO CHI MINH CITY<br />
Tran Ngọc Dang, Phan Thị Truc Thuy<br />
* Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Supplement of Vol. 23 – No. 5 - 2019: 360 – 366<br />
Background: Suspended particulate matter which hasa diameter of less than or equal 2.5 µm (PM2.5), is the<br />
largest environmental risk factor responsible for a substantially larger number of attributable death. In Vietnam,<br />
adverse effects on health related to PM2.5 are often evaluated through short-term exposure and there are not<br />
many epidemiologic studies evaluating potential long-term health effects of exposure. Besides, in Ho Chi Minh<br />
city. PM2.5 data which are usually collectedfrom the air quality monitors at District 1 arenot representative of the<br />
PM2.5 concentration in space.<br />
Objectives: To evaluate the impact of PM2.5 on all-cause mortality, cardiopulmonary mortality, lung<br />
cancer mortality and economic burden on people living in Ho Chi Minh city.<br />
Method: Ecological study and health impact assessment of PM2.5 on mortality between 2010-2013 in Ho<br />
Chi Minh city were designed. PM2.5 concentration was collected from 72 points and then estimated by IDW<br />
Đại học Y Dược Tp. Hồ Chí Minh<br />
*<br />
<br />
Tác giả liên lạc: TS. Trần Ngọc Đăng ĐT: 0985137435 Email: ngocdangytcc@gmail.com<br />
<br />
<br />
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 361<br />
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2018<br />
<br />
interpolation in GIS. Mortality and economic burden were estimated by applying the theory of BenMAP.<br />
Results: The average concentration of PM2.5 at monitoring sites was21,2±8,2 μg/m3. All districts of Ho<br />
Chi Minh city have estimated concentration exceeded the annual WHO guideline (10 μg/m3). There were1,327<br />
cases of mortality related to PM2.5 in 2013, the economic burden was about 47,627 billion VNĐ,equal to1,46% of<br />
GDP Vietnam in 2017 according to the BenMAP theory.<br />
Conclusion: All districts of Ho Chi Minh city have estimated concentration exceeded the annual WHO<br />
guideline (from 11,4 to 27,63μg/m3). It is warranted further study to evaluate the impact of PM2.5 on human<br />
health, providingmore evidence to implement policies for improving urban air quality.<br />
Keywords: mortality, IDW interpolation, BenMAP theory<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ Nội suy khoảng cách nghịch đảo có trọng<br />
số (IDW) là thuật toán đơn giản của Hệ thống<br />
PM2.5 là các hạt bụi có đường kính động học<br />
thông tin địa lý (GIS), được sử dụng phổ biến<br />
nhỏ hơn hoặc bằng 2,5μm, có thể thâm nhập sâu<br />
để nội suy các giá trị chưa biết dựa vào các giá<br />
vào phổi và hệ thống mạch máu. PM2.5 được<br />
trị đã biết, ứng dụng trong lĩnh vực môi<br />
biết đến là yếu tố nguy cơ môi trường hàng đầu<br />
trường. Bên cạnh đó, lý thuyết BenMAP<br />
gây tử vong, xếp thứ 6 trong nguy cơ gây tử<br />
(Chương trình Lập bản đồ và Phân tích lợi ích<br />
vong trên toàn cầu vào năm 2018. Ước tính năm<br />
môi trường), một công cụ được giới thiệu bởi<br />
2012, có 3 triệu ca tử vong do PM2.5 và cho đến<br />
Cục Bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ (EPA), cũng là<br />
năm 2016 con số này là 4,1 triệu(2). Tại Việt Nam,<br />
một chương trình dựa trên GIS, sử dụng hàm<br />
các ảnh hưởng sức khỏe bất lợi do PM2.5 thường<br />
tính toán ước tính gánh nặng kinh tế liên quan<br />
được đánh giá qua tác động của việc phơi nhiễm<br />
đến sự thay đổi chất lượng không khí(1). Thuật<br />
ngắn hạn bằng nghiên cứu chuỗi thời gian(5-8,10).<br />
toán nội suy cùng lý thuyết BenMAP đã được<br />
Tuy nhiên, cách này chỉ đánh giá được các bất<br />
sử dụng ở các quốc gia như Trung Quốc,<br />
lợi sức khỏe trong vòng vài ngày đến vài tháng<br />
Estoniađể nội suy nồng độ bụi PM2.5cho khu<br />
sau phơi nhiễm. Tính đến hiện tại, Việt Nam vẫn<br />
vực nghiên cứu và ước tính gánh nặng tử<br />
chưa có nhiều nghiên cứu dịch tễ đánh giá được<br />
vong, kinh tế liên quan đến loại bụi này(9,1).<br />
các tác động tích luỹ dài hạn với ô nhiễm không<br />
khí dạng hạt đến tử vong và thiệt hại kinh tế mà Mục tiêu<br />
loại bụi này gây ra. Đánh giá tác động của PM2.5 đến tỷ suất<br />
Với mật độ dân cư đông đúc kèm theo tốc độ tử vong do tất cả nguyên nhân, tử vong do<br />
phát triển quá nhanh, TP. Hồ Chí Minh đang bệnh tim-phổi, tử vong do bệnh ung thư phổi<br />
phải đối diện với các vấn đề mà trong đó đáng và gánh nặng kinh tế của người dân sống tại<br />
chú ý nhất là tình trạng ô nhiễm không khí với TP. Hồ Chí Minh.<br />
nồng độ PM2.5 vượt mức quy định. Cụ thể năm ĐỐITƯỢNG- PHƯƠNG PHÁPNGHIÊNCỨU<br />
2017 nồng độ PM2.5 trung bình là 29,6 μg/m3 so Thiết kế nghiên cứu<br />
với tiêu chuẩn WHO là 10 μg/m3. Tuy nhiên, dữ<br />
Nghiên cứu sinh thái: đánh giá tác động sức<br />
liệu về nồng độ bụi PM2.5 này thường được thu<br />
khỏe (HIA).<br />
thập từ trạm quan trắc tự động liên tục đặt tại<br />
Đối tượng nghiên cứu<br />
Quận 1. Vì vậy, cần có một phương pháp đo<br />
lường, tính toán thích hợp để dữ liệu về nồng độ Người dân tại TP. Hồ Chí Minh tử vong do 3<br />
PM2.5 có thể đại diện hơn về mặt phân bố nguyên nhân (tử vong do tất cả nguyên nhân, tử<br />
không gian, đồng thời có thể ước lượng được vong do bệnh tim-phổi, tử vong do bệnh ung<br />
thiệt hại kinh tế do sự suy giảm chất lượng thư phổi) vào năm 2010-2013 được thu thập từ<br />
không khí gây ra. Báo cáo nguyên nhân tử vong A6/YTCS của Sở Y<br />
<br />
<br />
<br />
362 Chuyên Đề Y Tế Công Cộng<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019 Nghiên cứu Y học<br />
<br />
tế TP. Hồ CHÍ MINH theo các nhóm mã ICD-10 Số người tử vong do tất cả nguyên nhân năm<br />
theo Cục Bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ (EPA). 2013 được ước tính bằng lý thuyết BenMAP:<br />
Nồng độ PM2.5 được đo 3 điểm ở mỗi Số người tử vong = Mức độ thay đổi của chất<br />
quận/huyện thuộc TP. Hồ Chí Minh vào các giờ lượng không khí * Ước tính sự ảnh hưởng đến<br />
cao điểm (vào buổi sáng từ 6 đến 8 giờ và buổi sức khỏe Tỷ suất tử vong nền * Dân số phơi<br />
chiều từ 16 giờ đến 19 giờ mỗi ngày, trừ thứ 7, nhiễm (1).<br />
chủ nhật và ngày lễ). Dữ liệu về dân số được thu Trong đó:<br />
thập từ nguồn mở từ trang web<br />
Mức độ thay đổi của chất lượng không khí<br />
www.pso.hochiminhcity.gov.vn/ của Cục Thống<br />
là sự khác biệt giữa nồng độ PM2.5 trung bình<br />
kê TP. Hồ Chí Minh. Lớp dữ liệu bản đồ hành<br />
tại mỗi quận/huyện đã được nội suy bằng<br />
chính của 24 quận/huyện thuộc TP. Hồ Chí<br />
thuật toán IDW so với mức 10 μg/m3 theo tiêu<br />
Minh được thu thập từ cơ sở dữ liệu GIS của<br />
chuẩn hằng năm của WHO. Ước tính sự ảnh<br />
Trung tâm Y tế Dự phòng TP. Hồ Chí Minh. Giá<br />
hưởng đến sức khỏe được chọn trong nghiên<br />
trị thống kê của cuộc sống (VSL), tổng sản phẩm<br />
cứu là số tử vong tăng 0,0062 khi nồng độ<br />
trong nước (GDP), sức mua tương đương (PPP),<br />
PM2.5 tăng 1 μg/m(9).<br />
chỉ số giá tiêu dùng (CPI) được thu thập từ<br />
Tỷ suất tử vong nền là tỷ suất tử vong do tất<br />
nguồn mở thông qua trang web<br />
cả nguyên nhân năm 2013 của người dân TP. Hồ<br />
http://databank.worldbank.org/ của Ngân hàng<br />
Chí Minh.<br />
Quốc tế (Bảng 1).<br />
Dân số phơi nhiễm là dân số của mỗi<br />
Bảng1. Mã ICD-10 của 3 nhóm nguyên nhân tử<br />
quận/huyện tại TP. Hồ Chí Minh năm 2013.<br />
vong<br />
Nguyên nhân tử vong Mã ICD-10 Từ Số người tử vong được tính trong (1),<br />
Bệnh tim-phổi G45.0-G45.2, G45.4-G45.9, BenMAP ước tính gánh nặng kinh tế (đơn vị<br />
G93.6, G93.8, G95.1, I10-170.9, Việt Nam đồng) tương ứng như sau:<br />
I72.9, M21.9, R00.1, R00.8,<br />
R01.2, A48.1, B05.2, J00-J01.9, Gánh nặng kinh tế = Số người tử vong * Giá<br />
J02.8-J02.9, J03.8-J64, J66.0- trị thống kê cuộc sống (2).<br />
J94.9, J98.0-J98.9, P28.8, R06.5,<br />
R09.1 Trong đó:<br />
Ung thư phổi C33-C34.9, C39.8, C45.7 Giá trị thống kê cuộc sống (VSL) là số tiền<br />
Tất cả nguyên nhân Từ A00 đến R99<br />
mà một nhóm người sẵn sàng chi trả để giảm<br />
Phân tích dữ kiện nhẹ nguy cơ tử vong sớm trong dân số. Đây là<br />
Nồng độ PM2.5 từ 72 điểm quan trắc được giá trị được chuyển đổi từ VSL của Hoa Kỳ theo<br />
nội suy bằng thuật toán IDW của phần mềm công thức chuyển đổi(10,11):<br />
ArcMap10.3.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
KẾT QUẢ hình khác nhau, trong đó đường giao thông có<br />
tỷ lệ cao nhất là 54%.<br />
Nồng độ PM2.5 thường cao ở những khu<br />
vực có các phương tiện giao thông dày đặc như Nồng độ PM2.5 được nội suy cho toàn địa<br />
bến xe Quận 8 (50 μg/m3), khu vực đường giao bàn TP. Hồ Chí Minh từ 72 điểm quan trắc thực<br />
thông gần bến phà Bình Khánh (40 μg/m3) (Hình tế với 9 mức nồng độ được thể hiện trên Hình 2.<br />
1). Khi so sánh với mức phơi nhiễm dài hạn của Nồng độ PM2.5 nội suy trung bình của các<br />
WHO là 10 μg/m3, có đến 93% số điểm đo vượt quận/huyện dao động từ 11,4 đến 27,63 μg/m3.<br />
tiêu chuẩn. Các điểm quan trắc thuộc nhiều loại Quận 8 và Củ Chi có phần lớn diện tích khu vực<br />
<br />
<br />
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 363<br />
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2018<br />
<br />
với mức nồng độ PM2.5 cao (hơn 25 μg/m3). suất tử vong cao.<br />
Phần lớn Quận 2, Quận 9, một phần Quận 7 và<br />
Nhà Bè có mức nồng độ PM2.5 thấp nhất trong<br />
khu vực TP. Hồ Chí Minh. Riêng tại huyện Cần<br />
Giờ, mức PM2.5 nội suy có nồng độ cao tập<br />
trung tại khu vực bến phà, phần còn lại của<br />
huyện có mức PM2.5 thấp.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 2. Nồng độ PM2.5 được nội suy bằng thuật<br />
toán IDW<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 1. Nồng độ PM2.5 tại 72 điểm quan trắc<br />
Tỷ suất tử vong do tất cả các nguyên nhân ở<br />
các quận/huyện là từ 1,40 đến 6,65‰. Dữ liệu<br />
dạng điểm tròn trên bản đồ Hình 3 biểu thị tỷ<br />
suất tử vong do tất cả nguyên nhân của từng<br />
quận/huyện. Tương ứng với tỷ suất tử vong cao,<br />
phần lớn nồng độ PM2.5 được nội suy cũng đạt<br />
mức cao tại các quận như Quận 1, Quận 4, Quận<br />
5, Quận 3. Một điều dễ nhận thấy khi quan sát là<br />
nơi có tỷ suất tử vong và nồng độ PM2.5 cao<br />
thường là ở các quận ở trung tâm, nơi tập trung<br />
đông dân của TP. Hồ Chí Minh.<br />
Theo như quan sát ở Hình 4, nhìn chung khu<br />
vực các quận trung tâm thành phố (Quận 1,<br />
Quận 5) vẫn là nơi có tỷ suất tử vong do bệnh<br />
tim-phổi cao hơn các khu vực còn lại. Tuy nhiên,<br />
Cần Giờ và Củ Chi lại là vùng ngoại thành với tỷ<br />
suất tử vong cao đáng chú ý. Nồng độ PM2.5 Hình 3: Tỷ suất tử vong do tất cả nguyên nhân và<br />
nhìn chung ở mức cao tương ứng với mức tỷ nồng độ PM2.5 tại TP. Hồ Chí Minh<br />
<br />
<br />
364 Chuyên Đề Y Tế Công Cộng<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019 Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Tương tự như tử vong do bệnh tim-phổi, tỷ 183 ca, theo sau là Bình Chánh và Củ Chi lần<br />
suất cao cũng có xu hướng phân bố tại các khu lượt là 117 và 100 ca tử vong (Bảng 2).<br />
vực ngoại thành. Nhìn chung, chúng tôi quan sát Bảng 2: Kết quả tác động của PM2.5 lên tử vong và<br />
thấy có xu hướng liên quan giữa nồng độ PM2.5 kinh tế của người dân TP. Hồ Chí Minh (Với giá trị<br />
và tỷ suất tử vong ở các quận/huyện trên bản đồ thống kê cuộc sống VSL=35.896.987.250 VNĐ)<br />
khu vực nghiên cứu. Số người tử<br />
Quận/huyện Giá trị kinh tế (VNĐ)<br />
vong<br />
Tương tự như sự phân bố của tỷ suất tử<br />
Quận 1 51 1.823.415.711.164<br />
vong chung và tử vong do bệnh tim-phổi, ung<br />
Quận 2 4 149.388.464.134<br />
thư phổi cũng phân bố tập trung tại khu vực Quận 3 41 1.471.736.816.992<br />
trung tâm thành phố. Củ Chi là khu vực ngoại Quận 4 47 1.675.071.593.126<br />
thành với tỷ suất cao bất thường so với các Quận 5 47 1.670.159.747.750<br />
quận/huyện ngoại thành khác. Nhìn chung, tại Quận 6 99 3.561.894.354.967<br />
những khu vực có tỷ suất tử vong do ung thư Quận 7 19 690.725.947.126<br />
Quận 8 183 6.574.463.639.017<br />
phổi cao thì đều có nồng độ PM2.5 ở mức cao,<br />
Quận 9 7 246.281.883.763<br />
ngoại trừ Quận 2 (Hình 4). Quận 10 50 1.803.488.795.393<br />
Quận 11 28 1.019.206.228.130<br />
Quận 12 30 1.082.876.073.317<br />
Gò Vấp 76 2.718.047.953.734<br />
Tân Bình 80 2.860.132.826.085<br />
Tân Phú 48 1.724.509.505.491<br />
Bình Thạnh 46 1.647.943.225.750<br />
Phú Nhuận 39 1.389.337.108.036<br />
Thủ Đức 51 1.816.644.853.009<br />
Bình Tân 42 1.501.630.432.868<br />
Củ Chi 100 3.591.450.196.000<br />
Hóc Môn 83 2.993.287.121.373<br />
Bình Chánh 117 4.210.196.515.678<br />
Nhà Bè 25 889.349.812.516<br />
Cần Giờ 14 515.836.761.068<br />
Tổng 1327 47.627.075.566.487<br />
Giá trị thống kê cuộc sống của Hoa Kỳ<br />
năm 2013 là 8,7 triệu USD. Giá trị này được<br />
chuyển đổi theo thu nhập Việt Nam là 36 tỷ<br />
VNĐ, đã điều chỉnh theo GDP, PPP và CPI.<br />
Với 1327 ca tử vong liên quan đến tác động<br />
của PM2.5, TP. Hồ Chí Minh thiệt hại khoảng<br />
48 nghìn tỷ VNĐ, tương ứng với 1,46% GDP<br />
Việt Nam năm 2017. Với số ca tử vong cao<br />
nhất trong 24 quận/huyện, Quận 8 thiệt hại lên<br />
Hình 4. Tỷ suất tử vong do bệnh tim-phổi và nồng độ<br />
đến 6574 tỷ VNĐ, tiếp theo là Bình Chánh<br />
PM2.5 tại TP. Hồ Chí Minh<br />
(4210 tỷ VNĐ) và Củ Chi (3591 tỷ VNĐ).<br />
Dựa trên lý thuyết BenMAP, chúng tôi ước<br />
tính có khoảng 1327 ca tử vong liên quan đến tác<br />
BÀN LUẬN<br />
động của bụi PM2.5, tương ứng 0,017% dân số Kết quả PM2.5 tại 24 quận sau khi được nội<br />
năm 2013 của TP. Hồ Chí Minh. Quận 8 với số tử suy bằng thuật toán nội suy không gian IDW<br />
vong liên quan đến PM2.5 cao nhất vào khoảng khoảng từ 11,4 đến 27,63 μg/m3. Tuy nhiên<br />
<br />
<br />
<br />
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 365<br />
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2018<br />
<br />
chúng tôi chỉ đo trong khoảng thời gian ngắn 2005(9). Trước đây tại TP. Hồ Chí Minh, chưa tìm<br />
(15-20 phút) với thời gian và nhân lực hiện có. thấy nghiên cứu tương tự cho tác động PM2.5.<br />
Theo báo cáo của Trung tâm Phát triển Sáng tạo Thay vào đó, nghiên cứu của tác giả Hồ Quốc<br />
Xanh (GreenID) về hiện trạng chất lượng không Bằng thực hiện đánh giá tác động của PM10 tại<br />
khí Việt Nam, nồng độ PM2.5 tại TP. Hồ Chí Quận 5 TP. Hồ Chí Minh. Theo đó, PM10 gây ra<br />
Minh trung bình năm 2017 là 29,6 μg/m3. Số liệu 5 ca tử vong mỗi năm, tương ứng 45 triệu USD.<br />
báo cáo này được thu thập từ trạm quan trắc tự Kết quả thiệt hại quy đổi cho dân số của toàn<br />
động liên tục đặt tại Quận 1. Tuy số liệu đại diện thành phố là 204 ca tử vong, tương ứng 1,84 tỷ<br />
về mặt thời gian nhưng không khẳng định được USD (khoảng 40.000 tỷ VNĐ). Thiệt hại kinh tế<br />
số liệu có mang tính đại diện đầy đủ về mặt được ước tính trong nghiên cứu này là chuyển<br />
không gian cho cả TP. Hồ Chí Minh. đổi trực tiếp từ chi phí cuộc sống của Hoa Kỳ (9<br />
PM2.5 trên bản đồ nội suy thể hiện nồng độ triệu USD) mà không được hiệu chỉnh theo<br />
mức cao tại các quận/huyện có tỷ suất tử vong GDP, PPP và CPI ở năm tương ứng như trong<br />
cao. Một điều dễ nhận thấy khi quan sát là các vị nghiên cứu mà chúng tôi đã thực hiện. Ngoàira,<br />
trí này thường là các quận tại trung tâm thành số người tử vong và thiệt hại kinh tế của cả<br />
phố, nơi tập trung đông dân củaTP. Hồ Chí thành phố là kết quả ngoại suy từ thiệt hại của<br />
Minh. Một điều đáng chú ý đối với tỷ suất tử Quận 5 mà không được tính cụ thể trên từng<br />
vong do các bệnh tim-phổi và ung thư phổi lại quận/huyện thuộc TP. Hồ Chí Minh(4).<br />
có xu hướng mức cao tại các huyện ngoại thành<br />
như Cần Giờ, Củ Chi. Nhìn chung, chúng tôi<br />
quan sát thấy có xu hướng liên quan giữa nồng<br />
độ PM2.5 và tỷ suất tử vong ở các quận/huyện<br />
trên bản đồ khu vực nghiên cứu. Nghiên cứu tại<br />
Trung Quốc cũng đã tính toán được kết quả tác<br />
động của PM2.5 đến số ca tử vong. Giảm mức<br />
PM2.5 trung bình năm xuống mức 35 μg/m3 có<br />
liên quan đến giảm 89.000 (KTC 95%, 80.000-<br />
170.000) ca tử vong do bệnh tim mạch, 47.000<br />
(KTC 95%, 3.000-91.000) ca tử vong do bệnh<br />
đường hô hấp và 32.000 (KTC 95%, 6.000-58.000)<br />
ca tử vong do bệnh ung thư phổi tại Trung Quốc<br />
mỗi năm(2) (Hình 5).<br />
Nghiên cứu của chúng tôi ước tính khoảng<br />
47.627 tỷ VNĐ mất đi là do tác động của ô<br />
nhiễm bụi PM2.5, tương ứng 1,46% GDP năm<br />
2017. Con số thiệt hại kinh tế này tương ứng với<br />
1.327 ca tử vong tại 24 quận/huyện vào năm 2013<br />
mà lý thuyết BenMAP đã ước tính. Nghiên cứu<br />
tại thành phố Tallin cũng đã tính toán giá trị<br />
kinh tế liên quan đến ảnh hưởng dài hạn và tử<br />
vong. Khi nồng độ PM2.5 phát thải trung bình là Hình 5. Tỷ suất tử vong do bệnh ung thư phổi và<br />
11,6 μg/m3 thì thành phố này thiệt hại khoảng nồng độ PM2.5 tại TP. Hồ Chí Minh<br />
150 triệu euro hằng năm (khoảng 4.000 tỷ VNĐ), Nghiên cứu của chúng tôi thu thập dữ liệu<br />
tương ứng 2,9% GDP của thành phố Tallin năm các ca tử vong trong báo cáo tử vong thu thập tại<br />
<br />
<br />
<br />
366 Chuyên Đề Y Tế Công Cộng<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019 Nghiên cứu Y học<br />
<br />
cộng đồng, không kiểm soát được các yếu tố cá 4. Ho Quoc Bang (2017). "Modeling PM10 in Ho Chi Minh City,<br />
Vietnam and evaluation of itsimpact on human health".<br />
nhân, gia đình và xã hội. Số liệu quan trắc nồng Sustainable Environment Research, 27(2):95-102.<br />
độ PM2.5 của chúng tôi thực hiện có sự phân bố 5. Luong T Mai Ly, Phung Tri Dung, Thai Phong Khanh (2017).<br />
"The association between particulate air pollution and<br />
theo không gian nhưng thời gian thực hiện chưa<br />
respiratory admissions among young children in Hanoi,<br />
đủ dài. Để ước tính phơi nhiễm dài hạn, số liệu Vietnam". Science of the Total Environment, 578:249-255.<br />
này cần được theo dõi theo mùa hoặc năm và 6. Mehta S, Do Van Dzung, Cohen A, et al (2013). "Air pollution<br />
and admissions for acute lower respiratory infections in young<br />
địa điểm lấy mẫu phân bố rộng khắp trên địa children of Ho Chi Minh City". Air Quality, Atmosphere & Health,<br />
bàn nghiên cứu để có bằng chứng đủ thuyết 6(1):167-179.<br />
phục hơn về tác động PM2.5 lên tỷ suất tử vong. 7. Ngo Long, Do Dung, Thach Thuan, et al (2011). "The Effects of<br />
Short-term Exposure on Hospital Admissions for Acute Lower<br />
KẾT LUẬN Respiratory Infections in Young Children of Ho Chi Minh City,<br />
Viet Nam". Epidemiology, 22(1):228-229.<br />
Các quận/huyện thuộc TP. Hồ Chí Minh đều 8. Nguyen Thi Trang Nhung, Schindler C, Tran Minh Dien, et al<br />
có nồng độ PM2.5 nội suy bằng thuật toán IDW (2018). "Acute effects of ambient air pollution on lower<br />
respiratory infections inHanoi children: An eight-year time<br />
vượt tiêu chuẩn hằng năm của WHO (khoảng từ<br />
series study". Environment International, 111:139-148.<br />
11,4 đến 27,63 μg/m3). Cần có nhiều nghiên cứu 9. Orru H, Teinemaa E, Lai T, et al (2009). "Health impact<br />
hơn nhằm đánh giá tác động của loại bụi này assessment of particulate pollution in Tallinn using fine spatial<br />
resolution and modeling techniques". Environmental Health, 8:7.<br />
đến sức khỏe, cung cấp thêm các bằng chứng để 10. United States Environmental Protection Agency (2008).<br />
thực hiện các chính sách giảm thiểu ô nhiễm "BENMAP Environmental Benefits Mapping and Analysis<br />
không khí đô thị. Program: User's Manual Appendices". EPA, pp.1-14.<br />
11. United States Environmental Protection Agency (2019)<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO "BenMAP-CE International Self-Paced Training Guide-<br />
Bangkok, Thailand". Clean Air Asia, pp.36-37.<br />
1. Chen L, Shi M, Gao S, et al (2016). "Assessment of population<br />
exposure to PM2.5 for mortality in China and its public health<br />
benefit based on BenMAP". Environmental Pollution, 221:311-317. Ngày nhận bài báo: 15/08/2019<br />
2. Green ID (2017). Báo cáo chất lượng không khí năm 2017 Hà Ngày phản biện nhận xét bài báo: 31/08/2019<br />
Nội - Báo cáo nghiên cứu nội bộ. Green ID Vietnam, pp.10-16.<br />
3. HIME (2018). The State of Global Air. URL: Ngày bài báo được đăng: 15/10/2019<br />
https://www.stateofglobalair.org/sites/default/files/soga-2018-<br />
report.pdf.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 367<br />