Giá trị hiện tại của Dòng tiền phi rủi ro
lượt xem 107
download
Các hoạt động đầu tư, các quyết định trên góc độ tài chính có chung một đặc trưng cơ bản là tạo ra những dòng tiền theo thời gian. Để có thể đưa ra ra quyết định, chẳng hạn một quyết định về việc có thực hiện một dự án hay không hoặc sẽ phát hành trái phiếu ở mức giá bao nhiêu, bất cứ phương pháp nào được lựa chọn sử dụng đều sẽ phải tính toán đến thời gian của các dòng tiền....
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giá trị hiện tại của Dòng tiền phi rủi ro
- 1 Giá trị hiện tại của Dòng tiền phi rủi ro I_ Giá trị hiện tại của Dòng tiền phi rủi ro phần 1 Các hoạt động đầu tư, các quyết định trên góc độ tài chính có chung một đặc trưng cơ bản là tạo ra những dòng tiền theo thời gian. Để có thể đưa ra ra quyết định, chẳng hạn một quyết định về việc có thực hiện một dự án hay không hoặc sẽ phát hành trái phiếu ở mức giá bao nhiêu, bất cứ phương pháp nào được lựa chọn sử dụng đều sẽ phải tính toán đến thời gian của các dòng tiền. Phương pháp tính Giá trị hiện tại của dòng tiền là một phương pháp cơ bản cho phép xác định được yêu cầu này. Giá trị hiện tại của một dòng tiền trong tương lai đơn giản là giá để có được dòng tiền đó trên thị trường tài chính. Vấn đề đặt ra là làm sao để tính đúng được giá trị của dòng tiền. Bài viết ngắn này chỉ giới hạn phân tích những dòng tiền trong tương lai đã được biết trước với độ bất ổn thấp. Thông thường khi phân tích về giá trị hiện tại, người ta thường bắt đầu với vấn đề lãi suất. Trên cơ sở lãi suất người ta tiến hành xác định giá trị thị trường của các tài sản tài chính. Tuy nhiên trong bài này, chúng ta sẽ đi theo hướng khác. Bắt đầu với giá trị thị trường của những trái phiếu không có lãi suất coupon (zero-coupon), tiếp đó chúng ta sẽ giải thích cách thức tính giá trị hiện tại của những dòng tiền phi rủi ro trong tương lai trên cơ sở giá trị thị trường của những trái phiếu zero-coupon đã nói ở trên. Sau đó chúng ta nghiên cứu mối quan hệ giữa giá thị trường của dòng tiền với lãi suất. 1. Nghiên cứu STRIPS Bắt đầu với một ví dụ đơn giản và giả định bạn là người bắt đầu nghiên cứu về tài chính nhưng đang cần đưa ra quyết định có nên không tiếp tục thực hiện một dự án đầu tư. Chi phí ban đầu là 100$ (có thể chọn đơn vị là nghìn, triệu, tỷ để vấn đề này thú vị hơn). Dự án sẽ tạo ra một dòng tiền có giá trị 150$ sau 5 năm. Nếu dòng tiền này là chắc chắn, bạn sẽ quyết định như thế nào? Tuy chỉ mới bắt đầu tìm hiểu về tài chính, nhưng là người thông minh, bạn sẽ có thể tự hỏi mình một số câu hỏi như: “Nếu mình mua một trái phiếu cho phép mình nhận 150$ sau 5 năm thì mình sẽ mất bao nhiêu tiền?; Liệu giá của trái phiếu có yết ở đâu đó không?” Với câu hỏi này, bạn là người may mắn. Giá đó có được yết và bạn có thể tìm thấy trên các tờ báo như Wall Street Journal hoặc Financial Times. Chẳng hạn, bạn có thể nhìn thấy vào ngày Thứ 2, 01/07/2007, tờ WSJ thông báo giá của STRIPS [1] kho bạc Mỹ
- 2 Kỳ hạn Loại Đặt mua Đặt bán 07/2003 ci 98:03 98:03 07/2004 ci 94:20 94:21 07/2005 ci 90:13 90:14 07/2006 np 85:19 85:19 07/2006 ci 86:15 86:15 08/2007 ci 81:02 81.02 STRIPS là từ viết tắt của Separate Trading of Registered Interest and Principal of Securities – Giao dịch tách biệt lãi suất và giá gốc của chứng khoán. Tên đầy đủ của từ này dài tuy nhiên ý tưởng của nó lại đơn giản. Mỗi trái phiếu coupon đều có phần lãi nhận định kỳ (với Mỹ alà 6 tháng một lần, với các nước Châu Âu là hàng năm) và phần tiền gốc thanh toán khi đáo hạn. “Stripping” một trái phiếu là việc “cắt” trái phiếu đó thành “các phần”, mỗi phần tương ứng với một khoản thanh toán. Mỗi phần là một zero-coupon. Chẳng hạn một trái phiếu kho bạc Mỹ 10 năm sẽ được được tách thành 20 phần thanh toán lãi và một phần thanh toán gốc. Mỗi zero-coupon sẽ được giao dịch độc lập với nhau. Cột thứ 2 trong bảng trên thể hiện loại STRIPS: ci – coupon income thể hiện STRIPS đó là thanh toán coupon, và np- note principal – thể hiện STRIPS là phần gốc trái phiếu. Hai cột tiếp theo thể hiện giá chào mua và chào bán, đơn vị tính trên 100$ mệnh giá. Con số sau dấu “:” sẽ cần chia cho 32. Tức là, lấy ví dụ giá chào mua của zero-coupon 07/2005 là 90 + 14/32 = 90,4375. Quay trở lại với dự án đầu tư mà ta giả định ở phần đầu. Một zero-coupon 5 năm với mệnh giá 100$ hiện đang được giao dịch với giá 81. Đây là mức giá mà ta phải trả ngày hôm nay để nhận được 100$ sau 5 năm. Thông tin này rất có ý nghĩa. Theo cách tư duy hợp lý, bạn - nhà đầu tư - có thể ngay lập tức nhận ra đây là chìa khóa để đưa ra quyết định về hoạt động đầu tư của mình. Nếu phải trả 81$ để có 100$ sau 5 năm giá trị ngày hôm nay của 150$ sẽ nhận sau 5 năm nữa là 150×(81/100) = 150×0,81 = $121,50. Khoản này lớn hơn 100$ chi phí ban đầu của dự án mà bạn phải bỏ ra để nhận được cùng một dòng tiền đó sau 5 năm. Điều này có nghĩa là bạn có thể trả 100$ để nhận được một dòng tiền trong tương lai có giá trị ở thời điểm hiện tại là 121,5$. Như thế bạn lợi một khoản là 21,5$. Bạn có cơ sở để triển khai tiếp dự án. Nếu bạn vẫn nghi ngờ, có thể tưởng tượng bạn đi vay để tài trợ vốn cho dự án. Bạn sẽ vay bao nhiêu? Bạn chắc rằng bạn sẽ thu lại 150$ sau 5 năm. Có thể bạn sẽ quyết định sử dụng lượng tiền này để thanh toán khoản nợ. Khi đó việc vay tiền sẽ giống như bán một trái phiếu zero-coupon: bạn nhận tiền bán trái phiếu và thanh toán lại mệnh giá vào ngày đáo hạn. Giá thị trường hiện tại của trái phiếu zero-coupon kỳ hạn 5 năm với mệnh giá 150$ là 121,5$. Đây là khoản tiền bạn có thể vay được với cam kết thanh toán 150$ sau 5 năm. Bạn tiến hành đầu tư 100$ và còn thừa lại 21,5 $.
- 3 Khoảng chênh lệch giữa giá trị hiện tại của dòng tiền trong tương lai (121,5$) với chi phí 100$ của dự án được gọi là giá trị hiện tại thuần. Những bước tính toán ở trên để đưa đến giá trị hiện tại ròng có thể được tóm tắt qua công thức: Giá trị hiện tại ròng = - $100 + $150×0.81 Trong ví dụ trên, 0.81 là giá hiện tại của một dollar sẽ nhận được sau 5 năm và có tên gọi là hệ số chiết khấu. Từ đó ta có công thức tính giá trị hiện tại ròng của dự án với một dòng tiền trong tương lai: Giá trị hiện tại ròng = - Khoản đầu tư ban đầu + Dòng tiền trong tương lai × Hệ số chiết khấu Cho đến đây, ta vẫn đi theo cách tiếp cận đã đề ra từ đầu! Mở rộng việc tính toán với dự án có nhiều dòng tiền, việc tính toán cũng không quá phức tạp nếu ta biết giá của cá trái phiếu zero-coupon cho các loại kỳ hạn khác nhau. Chẳng hạn, giả sử chúng ta phải ra quyết định với các dòng tiền sau: C0 C1 C2 C3 -100 +40 +60 +30 Trong đó Ct là dòng tiền trong năm t (nếu số này dương có nghĩa là dòng tiền đi vào, số âm nghĩa là dòng tiền đi ra). Để tính giá trị hiện tại ròng của dự án, chúng ta cần biết giá trị hiện tại của một dollar sẽ nhận được sau 1, 2 và 3 năm nữa. Đây là các hệ số chiết khâu cho 1 năm, 2 năm và 3 năm. Sử dụng giá các STRIPS, ta xác định được: * Hệ số chiết khấu cho 1 năm DF1 = 0.980 * Hệ số chiết khấu cho 2 năm DF2 = 0.946 * Hệ số chiết khấu cho 3 năm DF3 = 0.903 Để tính giá trị hiện tại ròng của dự án, trước tiên ta tính giá trị hiện tại của các dòng tiền. Giá trị này tính được bằng cách nhân giá trị mỗi dòng tiền với hệ số chiết khấu tương ứng để có giá trị ở thời điểm hiện tại của những dòng tiền đó: Giá trị hiện tại của dòng tiền trong tương lai = 40×0.980 + 60×0.946 + 30×0.903 = 123. Đây là mức giá mà bạn sẽ phải thanh toán để mua một lượng zero-coupon trên thị trường đảm nảo mang lại cho bạn những dòng tiền này. Giá trị hiện tại thuần của dự án là độ lệch giữa giá trị hiện tại của các dòng tiền thu về trong tương lại và khoản đầu tư ban đầu. Giá trị hiện tại ròng (NPV) = - $100 + $123 = +$23 Chúng ta có kết quả là một con số dương. Điều này có nghĩa là việc đầu tư là đáng làm do khoản đầu tư ban đầu là ít hơn giá trị hiện tại của các luồng tiền sẽ tạo ra trong tương lai. Ta có công thức chung để tính giá trị hiện tại ròng là:
- 4 NPV = C0 + C1×DF1 + C2×DF2 + … + Ct×DFt + … + CT×DFT Vậy tài chính có đơn giản không? CÓ và KHÔNG. * Có, bởi vì công thức chung sẽ vẫn có thể áp dụng trong những tình huống phức tạp hơn (lưu ý là chúng ta không tính đến độ bất ổn và giả định giá của các trái phiếu zero-coupon là biểt trước) * Không, bởi vì các hệ số chiết khấu không phải lúc nào cũng có. Thường thì những hệ số này nằm ngay sau những mức giá yết lên, và có thể sử dụng được ngay. Ngoài ra, thông thường là ta phải đi ướng lượng, đặc biệt là khi các dòng tiền trong tương lai không đảm bảo được một cách chắn chắn. Đây là lý do vì sao người ta thường nói tài chính là một chủ đề phức tạp và thách thức. [1] Loại trái phiếu được tác phần cuống coupon riêng, tương đương với trái phiếu zero-coupon. II_ Giá trị hiện tại của Dòng tiền phi rủi ro phần 2 Từ trái phiếu zero-coupon đến lãi suất Quay trở lại với Châu Âu. Giả định hệ số chiết khấu cho giai đoạn 1 năm là DF1=0,95. Bạn quyết định sẽ đầu tư 100€ vào loại trái phiếu zero-coupon kỳ hạn 1 năm. Giá trị tương lai của khoản đầu tư này sẽ là bao nhiêu? Theo giả định trên, nếu đầu tư 0,95€ ngày hôm nay thì sau 1 năm, nó sẽ có giá trị là 1€, do đó nếu đầu tư 100€ thì sau 1 năm, giá trị của khoản đầu tư sẽ là 100/0,95 = 105,26€. Giá trị trương lai của khoản đầu tư có thể tính không quá phức tạp bằng cách lấy giá trị khoản đầu tư ban đầu chia cho hệ số chiết khấu 1 năm. Giá trị tương lai lớn hơn giá trị ban đầu của khoản đầu tư, điều đó có nghĩa là bạn có lợi suất sau 1 năm đầu tư. Trong ví dụ trên, lợi suất của bạn tương ứng với 5,26%. Giá trị tương lai sau 1 năm của dòng tiền ban đầu C0 nếu lãi suất 1 năm là r sẽ được tính là:: FV = C0 (1+r) Cũng trong ví dụ trên, ta có thể coi €100 là giá phải trả ở thời điểm hiện tại để có thể thu về €105,26 sau một năm. Nói cách khác €100 là giá trị hiện tại của €105,26 ở thời điểm 1 năm sau. Giá trị hiện tại của dòng tiền C1 sau một năm với lãi suất r biết trước được tính theo công thức: PV = C1 / (1+r) Tuy nhiền cần lưu ý là ta chỉ có thể tính được theo các công thức trên nếu giá của các trái phiếu zero- coupon là có sẵn – giá trị hiện tại bằng giá trị tương lai nhân với hệ số chiết khấu một năm. PV = C1 * DF1
- 5 Hai công thức này cho ta một hệ số: d(1) = 1/(1+r) Nếu lãi suất của giai đoạn một năm là 5,26%, hệ số chiết khấu một năm sẽ là 0,950 và ngược lại. Điều này có đúng nếu áp dụng cho mọi khoảng thời gian? Có, nhưng sẽ phức tạp hơn vì ta sẽ phải đưa vào tính toán việc tái đầu tư khoản lãi suất – hay ta thường gọi với cái tên tính gộp. Ta sẽ mô tả qua ví dụ sau: giả sử bạn đầu tư 1€ trong vài năm. Cuối năm thứ nhất, bạn có khoản đầu tư ban đầu cộng với khoản lãi r: FV(1) = 1€ * (1+r) Nếu bạn tái đầu tư lượng tiền này cho năm tiếp theo thì giá trị tương lai ở cuối năm thứ 2 sẽ là: FV(2) = 1€ * (1+r) * (1+r) = 1€ * (1+r)² Trong năm thứ 2 tái đầu tư, lợi suất sẽ được tính trên cả khoản đầu tư gốc và lãi của năm đầu tiên. Đây là lãi của lãi. Quá trình mà một khoản tiền sinh sôi trên thị trường vốn thông qua tái đầu tư cả khoản gốc và lãi trước được gọi là quá trình tính gộp. Dòng tiền đầu tư với lãi suất cộng gộp cho ta biết các khoản thanh toán lãi cũng được sử dụng để tái đầu tư. Giá trị tương lai của 1€ ở thời điểm hiện tại sau t năm theo phương thức mô tả ở trên bằng công thức: FV(t) = 1€ * (1+r)t Khi đã nắm được cách tính tóan giá trị tương lai, ta cũng sẽ tính dược hệ số chiết khấu so việc đi từ giá trị tương lai để tính giá trị hiện tại là quá trình ngược lại của việc đi từ giá trị hiện tại để tính giá trị tương lai. Điều này cho ta: DFt = 1 / (1+r)t Công thức này có thể được sử dụng theo hai cách. Cách thứ nhất là với lãi suất r cho trước. Lãi suất này được coi là lãi suất chiết khấu. Từ đó bạn có thể sử dụng để tính toán hệ số chiết khấu. Ví dụ ta có lãi chiết khấu là 5%, hệ số chiết khấu 10 năm sẽ là: DF10 = 1/(1,05)10 = 0,6139 Cách sử dụng thứ hai của công thức nói trên là bắt đầu từ một hệ số chiết khấu đã biết (đây chính là giá trị thị trường của trái phiếu zero-coupon). Từ đó bạn sẽ có thể tính được lãi suất cơ sở. Lãi suất này được gọi là lãi suất đến kỳ đáo hạn (yield-to-maturity) của trái phiếu zero-coupon 1[1]. Giả sử ta biết hệ số chiết khấu cho giai đoạn 7 năm là DF7 = 0.73, lợi suất đến kỳ đáo hạn là kết quả của phép tính: 1
- 6 0.73 = 1/(1+r)7 Kết quả tính được là: r = (1/0.73)1/7 – 1 = 4,60% Trên thực tế, công thức tính toán này được sử dụng để xác định tỉ suất giao ngay cho một giai đoạn nhất định. Trong ví dụ trên, bạn chi 0,73 để có 1 sau 7 năm, tức là bạn thu về lợi suất bình quân năm là 4,6% với lãi suất tính gộp mỗi năm (lãi thanh toán được tái đầu tư hàng năm). Tỉ suất giao ngay cho kỳ hạn 7 năm là 4.6%. Để làm rõ điều này, ta quay lại với số liệu STRIPS sử dụng ở bài trước. Ta sẽ tính lợi suất của từng STRIPS khác nhau dựa trên giá rao bán. Giả định ngày đáo hạn là ngày 15 của tháng đáo hạn, hiện tại là năm 2002. Kỳ hạn Giá rao bán khi đáo hạn Lợi suất đến kỳ đáo hạn 06/2003 1.042 98.09375 1.86% 06/2004 2.042 94.65625 2.72% 06/2005 3.042 90.43750 3.35% 06/2006 4.042 86.47875 3.66% 08/2007 5.125 81.06250 4.18% Quan sát tỉ suất giao ngay tương ứng với từng kỳ hạn, tỉ suất ngắn hạn (xấp xỉ 1 năm) thấp hơn tỉ suất với kỳ hạn dài hơn. Mối liên quan giữa tỉ suất giao ngay và kỳ hạn được gọi là cấu trúc kỳ hạn của tỉ suất giao ngay. Vào ngày 1 tháng 6 năm 2002, cấu trúc kỳ hạn của tỉ suất giao ngay trên thị trường Mỹ có xu hướng đi lên. Còn một vấn đề phức tạp khác. Nhớ lại khi tính giá trị tương lai, ta nhận một khoản lãi hàng năm (và sau tái đầu tư). Việc tính toán sử dụng lãi suất cộng gộp. Tuy nhiên không nhất thiết phải sử dụng lãi suất cộng gộp hàng năm đó. Chẳng hạn, trái phiếu tại Mỹ được thanh toán 2 lần một năm. Hoặc bạn cũng có thể đầu tư tiền của mình theo khoảng giai đoạn 3 tháng và tái đầu tư định kỳ 3 tháng 1 lần. Những ví dụ này cho thấy ta cần phải phân tích tác động của giai đoạn tính gộp lãi suất. Phần này sẽ là nội dung của bài tiếp theo
- 7
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Chương 2 – Giá trị thời gian của tiền tệ
22 p | 639 | 176
-
CHƯƠNG 1: GIÁ TRỊ ĐỒNG TIỀN THEO THỜI GIAN
20 p | 392 | 87
-
Bài giảng Giới thiệu về môn Phân tích và đầu tư chứng khoán - TS. Tôn Tích Qúy
40 p | 233 | 51
-
Bài giảng Giá trị thời gian của tiền tệ - ĐH Ngoại thương
41 p | 172 | 32
-
Bài giảng Chương 3: Giá trị thời gian của tiền tệ - PGS.TS. Trương Đông Lộc
24 p | 104 | 21
-
Bài giảng Quản trị tài chính - Chương 2: Giá trị thời gian của tiền tệ
22 p | 189 | 19
-
Bài giảng Quản trị tài chính - Chương 6: Giá trị thời gian của tiền tệ
35 p | 175 | 17
-
Bài giảng Lý thuyết tài chính (Phan Trần Trung Dũng) - Chương 3 Giá trị thời gian của tiền
13 p | 127 | 16
-
Bài giảng Quản trị tài chính doanh nghiệp - Chương 2 Giá trị thời gian của tiền tệ
26 p | 89 | 13
-
Bài giảng Tài chính doanh nghiệp: Chương 5 - ĐH Kinh Tế (ĐHQG Hà Nội)
31 p | 44 | 12
-
Bài giảng Đầu tư chứng khoán: Chương 2 - Nguyễn Thị Thu Huyền
39 p | 86 | 12
-
Bài giảng Tài chính doanh nghiệp theo ross: Chương 4
32 p | 145 | 11
-
Giá trị của tiền tệ theo thời gian
27 p | 116 | 11
-
Bài giảng Tài chính doanh nghiệp: Chương 2 - Học viện Tài chính
31 p | 69 | 10
-
Bài giảng Tài chính doanh nghiệp – Bài 2: Giá trị thời gian của tiền và mô hình chiết khấu dòng tiền (TS. Nguyễn Thanh Huyền)
44 p | 67 | 8
-
Bài giảng Tài chính doanh nghiệp - Bài 5: Giá trị theo thời gian của tiền
16 p | 112 | 7
-
Sự đóng góp phương pháp định giá giá trị hiện tại cho kinh tế lượng trong tài chính: Lỗ hổng nghiên cứu về sai số hệ thống
11 p | 19 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn