Giá trị nội dung và nghệ thuật trong Bài ca ngắn đi trên bãi cát của Cao Bá Quát
lượt xem 3
download
Bài thơ thể hiện sự chán ghét của Cao Bá Quát đối với con đường mưu cầu danh lợi tầm thường nhưng đó cũng chính là tiếng nói phê phán chế độ phong kiến nhà Nguyễn trì trệ, bảo thủ. Đồng thời qua đó, chúng ta thấy được hiện thực của xã hội thời Nguyễn và thân phận của lớp nho sĩ cuối mùa đang bế tắc chưa tìm được lối thoát.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giá trị nội dung và nghệ thuật trong Bài ca ngắn đi trên bãi cát của Cao Bá Quát
VĂN MẪU LỚP 11 GIÁ TRỊ NỘI DUNG VÀ NGHỆ THUẬT CỦA BÀI CA NGẮN ĐI TRÊN BÃI CÁT BÀI MẪU SỐ 1: I TÁC GIẢ CAO BÁ QUÁT II GIÁ TRỊ NỘI DUNG 1 Nghĩa tả thực và nghĩa biểu tượng của hình tượng người đi trên cát - Nghĩa thực của bài thơ là hình ảnh người đi trên bãi cát mà tác giả có thể đã từng chứng kiến, đã từng trải qua trên hành trình đi thi Hội, thi Đình từ Hà Nội vào Huế, qua các tỉnh miền Trung Quảng Bình, Quảng Trị. Dải đất hẹp này có nhiều bãi cát trắng mênh mông, bằng mắt thường có thể nhìn thấy một phía là dãy núi Trường Sơn, một phía là biển Đông. Vì vậy hình ảnh bãi cát dài, núi muôn trùng, sóng dào dạt là những hình ảnh có thực đã gợi ý tác giả sáng tác bài thơ. - Tuy nhiên, hình ảnh không dừng lại ở nghĩa tả thực, nghĩa cụ thể mà đã được nâng lên tầm khái quát, mang ý nghĩa biểu tượng. + Hình ảnh người đi trên bãi cát gian nan, vất vả “đi một bước như lùi một bước” mà con đường vẫn mờ mịt phía trước mang ý nghĩa biểu tượng về con người vất vả, gian nan trên con đường thi cử, làm quan, rộng hơn là con đường đời mịt mù, bế tắc. + Cũng có cách hiểu cho rằng trong hoàn cảnh Cao Bá Quát viêt bài thơ này thì hình ảnh “cùng đồ” còn mang ý nghĩa tượng trưng cho con đường bê tắc của xã hội. 2. Tầm nhìn và nhân cách của Cao Bá Quát - Qua tâm trạng bi phẫn và thất vọng của nhân vật trữ tình trong bài thơ, có thể thấy Cao Bá Quát đã nhận ra sự bảo thủ, lạc hậu của chế độ khoa cử nói riêng, chế độ nhà Nguyễn nói chung. Người trí thức hoài nghi và chán nản, bế tắc trước con đường công danh truyền thông. Câu hỏi như tự vấn: “Anh đứng làm chi trên bãi cát?” đã thôi thúc họ Cao cần phải làm được việc gì lớn lao hơn, có ích hơn cho đời. Phải chăng vì vậy mà Cao Bá Quát đã đến với cuộc khởi nghĩa chống lại triều đình nhà Nguyễn? - Qua bài ca ngắn đi trên bãi cát, người đọc thấy dược nhân cách cao đẹp cúa người anh hùng họ Cao. Ông chán ghét và phê phán những kẻ bon chen trên con đường danh lợi. Ông tự vấn đồng thời cũng tư thức tỉnh bản thân trước con đường khoa cử đã lỗi thời, con đường công danh đầy cám dỗ. Chỉ riêng điều này có thể thấy ông là một con người đầy khí phách. Cao Bá Quát có ý thức trách nhiệm của một kẻ sĩ, muốn sống có ích cho đời. Ông là người có tầm nhìn tiến bộ và sự lựa chọn sáng suốt: từ bỏ cái cũ đã lỗi thời, khởi nghĩa phản kháng lại triều đình nhà Nguyễn. III GIÁ TRỊ NGHỆ THUẬT 1. Sáng tạo độc đáo về hình tượng nghệ thuật: hình tượng bãi cát và người di trên bãi cát với sự kết hợp giữa nghĩa thực và nghĩa biểu tượng. Tác giả sử dụng hình ánh Đầu gió hơi men thơm quán rượu Người say vô số.tỉnh bao người để nói về sự cám dỗ của bả công danh đối với người đời vừa đúng. vừa dễ hiểu. Hình tượng con đường (chữ Hán: lộ, đồ, đạo) khá phổ biến trong thơ ca trung đại. Tuy nhiên, hình tượng bãi cát và người đi trên bãi cát là mộ: sáng tạo nghệ thuật độc đáo, không vay mượn, không công thức, ước lệ mà bắt nguồn từ sự quan sát hiện thực. 2.Đặc điểm thơ cổ thể và những thành công nghệ thuật - Bài ca ngắn đi trên bãi cát thuộc loại thơ cổ thể. Người ta dùng khái niệm cổ thể để phân biệt với thơ cận thể là thơ Đường luật – thể thơ được đặt ra từ thời Đường. Thơ cổ thể (còn được gọi là ca, hành, từ) là thơ tự do hơn thơ Đường luật. Tự do về số chữ trong câu (3, 4, 5, 7 chữ không hạn định), thể tạp ngôn các câu có sô chữ nhiều ít đan xen nhau (3 chữ xen 7 chữ, hoặc 3, 5, 7 chữ xen nhau…). Tự do về sô câu trong bài (không hạn định số câu). Tự do về vần (một vần xuyên suốt toàn bài, hoặc thay đổi nhiều vần, có thể gieo vần bằng hoặc vần trắc). Tự do về nhịp điệu (ngắt nhịp linh hoạt, không gò bó). - Trong Bài ca ngắn đi trên bãi cát, các câu thơ có độ dài ngắn khác nhau, từng cặp đôi xứng với số lượng chữ không đều nhau. Bài thơ khá tự do về vần điệu, vần bằng, vần trắc đan xen nhau. Nhịp thơ cũng thay đổi linh hoạt. Nhịp điệu câu thơ trúc trắc, gồ ghề, diễn tả con đường gập ghềnh, khó đi của những bước chân trên bãi cát dài – tượng trưng cho con đường công danh đáng chán ghét, con đường đời nhọc nhằn, vất vả. BÀI MẪU SỐ 2: 1. NỘI DUNG a)Bốn câu đầu:Những yếu tố tả thực và tượng trưng trong lời thơ: “Bãi cát,bãi cát dài! ……. Khách bộ hành nước mắt tuôn rơi” -Bốn dòng thơ trên tả thực cảnh đi trên bãi cát.Đi trên cát đã khó, xét về hông gian thì đường xa, xung quanh thì lại bị vây bởi núi, sông, biển; xét về thời gian thì mặt trời đã lặn mất mà vẫn tất tả đi .Như vậy bãi cát là hình ảnh tả thực, gợi lên một không gian và thời gian đầy khó khăn, nhọc nhằn.Đó không chỉ là con đường thực mà còn là con đường hiểu theo nghĩa tượng trưng. Nóp biểu tượng cho con đường xa xôi, mờ mịt và còn biểu trưng cho con đường đời, con đường công danh nhọc nhằn của tác giả và của biết bao trí thức đương thời. - Trên bãi cát ấy là hình ảnh một con người-nhà thơ , người đi trên bãi cát dài.Hình ảnh người đi trên bãi cát cũng là hình ảnh mang tính chất biểu trưng.Đó là hình ảnh của người đi tìm chân lí giữa cuộc đời. - Cùng với hình ảnh bãi cát dài là hình ảnh con đường cùng.Đó là hình ảnh “đường ghê sợ” , “Phía Bắc, núi Bắc núi muôn trùng. Phía Nam, núi Nam, sóng dào dạt”. Đó cũng là hỉnh ảnh tượng trưng cho con đường đời không lối thoát. b)Sáu câu tiếptheo:Suy nghĩ của Cao Bá Quát về danh lợi. -Hai dòng thơ: “Không học được tiên ông phép ngủ-Trèo non, lội suối giận không nguôi” thể hiện nỗi chán nản của tác giảvì tự mình phải hành hạ thân xácđể theo đuổi công danh. -Bốn dòng tiếp theo: “Xưa nay phường danhlợi-Bôn tẩu trên đường đời-Gió thoảng hơi men trong quán rượu-Say cả hỏi tỉnh được mấy người” nói về sự cám dỗ của bả công danh đối với người đời. Hình ảnh người đời thấy ở đâu có quán rượu ngon đều đổ xô đến, mấy ai tỉnh táo thoát khỏi sự cám dỗ của rượu.Danh lợi cũng là một thứ rượu dễ làm say lòng người. => Sáu dòng thơ này chuẩn bị cho kết luận của tác giả là cần phải thoát ra khỏi cơn say danh lợi vô nghĩa. Cái nhìn xa rộng của Cao Bá Quát chính là ở chỗ đã nhận thấy rõ tính chấtvô nghĩa của lối học hkoa cử, con đường công danh theo lối cũ:Học- thi-làm quan.Với tầm nhìn xa trông rộng đó Cao Bá Quát đã thấy được sự lạc hậu của học thuật đương thời nói riêng, sự bảo thủ, trì trệ của nhà Nguyễn nói chung. Với nhân cacxh1 cao đẹp, CBQ đã thể hiện thái độ phê phán những kẻ tất tả trên con đường danh lợi, đồng thời cũng tự cảnh tỉnh mình trước cái bả công danh. c) Phần còn lại:Tâm trang- tầm tư tưởng của CBQ. - Bên cạnh ý nghĩa tả thực, bãi cát còn có ý nghĩa biểu tượng, thể hiện tâm trạng của nhà thơ. Đó là tâm trạng đầy mâu thuẫn: mâu thuẫn giữa khát vọng công danh, phú quý với thực chất của bả vinh hoa. Qua hình tượng thơ, tác giả cho người đọc thấy được tính chất vô nghĩa của con đường khoa cử, con đường công danh theo lối cũ. Con đường mà nhà thơ đang đi ấy được gọi là con đường cùng.Copn đường ấy lhông thể giúp ông đạt được lý tưởng cao đẹp của mình. Nếu đi tiếp, rất có thể ông cũng chỉ là một phường danh lợimà ông từng khinh miệt.Nhưng nếu dừng lại, ông cũng không biết mình sẽ đi đâu, về đâu. Có cả một khối mâu thuẫn đang đè nặng lên tâm hồn tác giả lúc này. Nuối tiếc vì con đường đau khổ, mờ mịt nhưng lại quá đẹp đẽ, cao sang. Thôi thì đành đứng chôn chân trên bãi cát. - Qua những câu thơ cuối, nhà thơ như muốn nhắn nhủ với người đời: hãy dũng cảm dứt bỏ con đường công danh vô nghĩa, tự tìm cho mình một con đường đi đúng để thực hiện lí tưởng cao đẹp. 2. NGHỆ THUẬT: a) Xây dựng hình ảnh vừa có nghã tả thực vừa có nghĩa tượng trưng: -Hình ảnh bãi cát dài mênh mông. -Hình ảnh người đi trên bãi cát. -Hính ảnh con đường cùng. b)Nghệ thuật sử dụng các đại từ xưnmg hô: “Khách”, “Quân”, “Ngã”, “Anh”; tất cả đều để chỉ bản thân tác giả. * Khi gọi là “khách’ nhà thơ nhìn mình như một người khác. *Khi gọi là “anh” nhà thơ như đối thoại với mình. *Khi gọi là “ngã”, tác giã như muốn trực tiếp thổ lộ. - Các cách xưng hô thể hiện thái độ trăn trở, bức xúc trên con đường công danh , sự nghiệp. c) Nhịp điệu bài thơ: Cách ngắt nhịp thơ rất tự do, có thể là: -2/3: “Trường sa/ phục trường” -3/5: “Quân bất học/ tiên nga mĩ thụy ông” -4/3: “Phong tiền tửu điếm/ hữu mĩ tửu” =>Nhịp thơ thay đổi như vậy để diễn đạt sự gập ghềnh, trúc trắc của những người bước đi trên bãi cát dài, tượng trưng cho con đường công danh đầy nhọc nhằn, chông gai. Nhịp điệu ấy cũng thể hiện được tâm trạng trĩu nặng suy tư của nhà thơ về con đường danh lợi mà nhà thơ đang đi.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài 19: Khi con tu hú - Giáo án Ngữ văn 8
8 p | 1059 | 45
-
Bài giảng Ngữ văn 10 tuần 21 bài: Hiền tài là nguyên khí quốc gia - Thân Nhân Trung
33 p | 629 | 40
-
Giáo án Công nghệ 6 bài 15: Cơ sở của ăn uống hợp lí
12 p | 519 | 30
-
Chuyên đề ôn thi đại học, cao đẳng môn: Ngữ văn lớp 12 - Truyện ngắn sau cách mạng tháng tám năm 1945 Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài và Vợ nhặt của Kim Lân
15 p | 212 | 25
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp dạy học phần Nói và nghe trong chương trình Ngữ văn 10 theo định hướng phát triển năng lực (Qua phần Nói và nghe: Giới thiệu, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của một tác phẩm thơ / truyện, Trình bày báo cáo kết quả nghiên cứu về một vấn đề - Ngữ văn 10 Tập 1 – Bộ Kết nối tri thức với cuộc sống)
47 p | 91 | 19
-
Bài 10: Ôn tập truyện kí Việt Nam - Giáo án Ngữ văn 8
5 p | 589 | 18
-
Giáo án Ngữ văn 7 bài Luyện tập tạo lập văn bản - GV: Nguyễn Kim Loan
10 p | 432 | 15
-
Bài giảng Ngữ văn 11: Từ ấy - Tố Hữu
17 p | 57 | 14
-
Giáo án Ngữ văn 7 bài Đại từ - GV: Nguyễn Kim Loan
10 p | 315 | 12
-
Bài giảng Ngữ văn 12: Vợ chồng A Phủ (Tô Hoài)
46 p | 114 | 10
-
Bài 1: Liên kết trong văn bản - Giáo án Ngữ văn 7 - GV: Lê Thị Hạnh
8 p | 278 | 9
-
ÔN TẬP VĂN HỌC HKII (PHẦN 4)
4 p | 159 | 6
-
Giáo án bài 1: Mẹ tôi - Ngữ văn 7 - GV.Trần Thành
7 p | 285 | 5
-
Bài giảng Ngữ văn 12: Vợ nhặt (Kim Lân)
28 p | 89 | 5
-
Giáo án Ngữ văn lớp 12 bài: Rừng Xà Nu - Nguyễn Trung Thành
16 p | 23 | 4
-
Phân tích phần mở đầu bản “Tuyên ngôn Độc lập” để làm nổi bật giá trị nội dung tư tưởng và nghệ thuật lập luận của Chủ tịch Hồ Chí Minh
5 p | 92 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Phương pháp bàn tay nặn bột trong giảng dạy trong đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia
44 p | 27 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn