Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012<br />
<br />
GIÁ TRỊ TIÊN ĐOÁN CỦA PROCALCITONIN TRONG HUYẾT THANH<br />
VÀ TRONG DỊCH NÃO TỦY Ở BỆNH NHÂN VIÊM MÀNG NÃO<br />
Cao Thị Vân*<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Mục tiêu: Khảo sát nồng độ ngưỡng và giá trị chẩn đoán của Procalcitonin trong huyết thanh (PCT/HT) và<br />
trong dịch não tủy (PCT/DNT) ở bệnh nhân viêm màng não (VMN).<br />
Phương pháp: Nghiên cứu tiền cứu, phân tích cắt ngang. Thời gian từ 11-09-2009 đến 30-06-2010 tại<br />
Khoa Bệnh Nhiệt Đới - Bệnh Viện Chợ Rẫy. Nghiên cứu có 54 bệnh nhân Viêm màng não mủ và 36 bệnh nhân<br />
VMN virus.<br />
Kết quả: Trong huyết thanh: Nồng độ trung bình của PCT/HT ở nhóm VMN mủ là 5,58ng/mL và nhóm<br />
VMN virus là 0,16 ng/mL. Ở ngưỡng PCT/HT > 0,5 ng/mL: GTTĐ (+): 97,5% và GTTĐ (-): 68,6%. Ở<br />
ngưỡng PCT/HT > 0,35 ng/mL: GTTĐ (+): 97,7% và GTTĐ (-): 74,5%. Trong dịch não tủy: Nồng độ trung<br />
bình của PCT/DNT ở nhóm VMN mủ là 1,05ng/mL và nhóm VMN virus là 0,18 ng/mL. Ở ngưỡng PCT/DNT<br />
> 0,5 ng/mL: GTTĐ (+): 96,4% và GTTĐ (-): 56,5%.Ở ngưỡng PCT/DNT > 0,35 ng/mL: GTTĐ (+): 94,3% và<br />
GTTĐ (-): 61,8%.<br />
Kết luận: Nồng độ Procalcitonin trong huyết thanh có giá trị chẩn đoán phân biệt giữa Viêm màng não mủ<br />
và Viêm màng não virus.<br />
Từ khóa: Viêm màng não mủ, procalcitonin trong huyết thanh và trong dịch não tủy.<br />
<br />
ABSTRACT<br />
PREDICTIVE VALUE OF SERUM AND CEREBROSPINAL FLUID PROCALCITONIN LEVELS IN<br />
PATIENT WITH MENINGITIS<br />
Cao Thi Van* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 - Supplement of No 1 - 2012: 134 - 139<br />
Background: To investigate the threshold level and diagnose value of serum and cerebrospinal fluid(CSF)<br />
procalcitonin in patient with meningitis.<br />
Method: Prospective, a cross-sectional study from 09-2009 to 06-2010 at Departement of Tropical Diseases<br />
in Cho Ray Hospital. Included 54 patients with bacterial meningitis and 36 patients viral meningitis.<br />
Results: The median serum procalcitonin level in patients with bacterial meningitis was 5.58 ng/ml and in<br />
the group with viral meningitis 0.16 ng/ml. A serum procalcitonin level > 0.5 ng/ml had a positive predictive<br />
value for bacterial meningitis of 97.5% negative predictive value 68.6%. A serum procalcitonin level > 0.35<br />
ng/ml had a positive predictive value for bacterial meningitis of 97.7% negative predictive value 74.5%. The<br />
median CSF procalcitonin level in patients with bacterial meningitis was 1.05 ng/ml and in the group with viral<br />
meningitis 0.18 ng/ml. A CSF procalcitonin level > 0.5 ng/ml had a positive predictive value for bacterial<br />
meningitis of 96.4% negative predictive value 56.5%. A cerebrospinal fluid level > 0.35 ng/ml had a positive<br />
predictive value for bacterial meningitis of 94.3%, negative predictive value 61.8%.<br />
Conclusion: The serum PCT level have value for distinguishing diagnose between bacterial and viral<br />
meningitis.<br />
* Bệnh viện Thống Nhất TP.Hồ Chí Minh<br />
Tác giả liên lạc: ThS. BS. Cao Thị Vân<br />
ĐT: 01687867879<br />
<br />
134<br />
<br />
Email: caovan_475@hotmail.com<br />
<br />
Hội nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất TP. HCM 2012<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Keywords: Serum procalcitonin, Cerebrospinal fluid(CSF) procalcitonin, Meningitis.<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
<br />
Tiêu chuẩn chọn bệnh<br />
<br />
Mặc dù có nhiều tiến bộ trong việc sử dụng<br />
kháng sinh điều trị, VMN mủ vẫn còn là một<br />
trong những nguyên nhân gây tỉ lệ tử vong cao,<br />
đặc biệt là ở các nước đang phát triển. Chẩn<br />
đoán VMN mủ cũng như chẩn đoán chủng vi<br />
khuẩn gây bệnh vẫn còn là một thách thức cho y<br />
học do các xét nghiệm chẩn đoán trên lâm sàng<br />
ít nhạy đối với các chủng vi khuẩn gây bệnh.<br />
<br />
Bệnh nhân được chẩn đoán xác định và điều<br />
trị bệnh VMN tại khoa bệnh Nhiệt Đới, đồng<br />
thời được làm xét nghiệm PCT trong huyết<br />
thanh và trong dịch não tủy.<br />
<br />
Qua một số nghiên cứu mới đây người ta đã<br />
tìm thấy Procalcitonin (PCT) trong huyết thanh<br />
người và nồng độ PCT tăng cao trong các bệnh<br />
lý nhiễm trùng (7,10). Nhiều công trình nghiên<br />
cứu trên thế giới đã xét nghiệm nồng độ PCT để<br />
chẩn đoán sớm VMN mủ, chẩn đoán phân biệt<br />
VMN mủ với VMN virus. Các tác giả D<br />
Gendrel(5), K Reinhart(12), G D Mills (11) nhận thấy<br />
tầm quan trọng của việc xác định nồng độ PCT<br />
giúp chẩn đoán sớm VMN mủ, giúp đưa ra<br />
quyết định sử dụng kháng sinh và theo dõi đáp<br />
ứng điều trị kịp thời bệnh lý này.<br />
Các công trình nghiên cứu về nồng độ<br />
PCT/HT và PCT/DNT ở bệnh nhân VMN là<br />
người Việt nam còn rất ít, hầu như chưa có công<br />
trình nào nghiên cứu tìm ngưỡng chẩn đoán cho<br />
người Việt nam. Đề tài nghiên cứu này nhằm mục<br />
đích khảo sát nồng độ ngưỡng và giá trị chẩn đoán<br />
của PCT trong huyết thanh và PCT trong dịch não<br />
tủy ở bệnh nhân bị bệnh viêm màng não.<br />
<br />
Mục tiêu nghiên cứu<br />
Khảo sát nồng độ ngưỡng của PCT trong<br />
huyết thanh và PCT trong dịch não tủy ở bệnh<br />
nhân bị viêm màng não.<br />
Khảo sát độ nhạy (ĐN), độ đặc hiệu (ĐĐH),<br />
giá trị tiên đoán (GTTĐ) của PCT trong huyết<br />
thanh và PCT trong dịch não tủy.<br />
<br />
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
Thiết kế nghiên cứu<br />
Nghiên cứu tiền cứu, phân tích cắt ngang.<br />
Thời gian từ 11-09-2009 đến 30-06-2010 tại Khoa<br />
Bệnh Nhiệt Đới Bệnh Viện Chợ Rẫy.<br />
<br />
Tiêu chuẩn loại trừ<br />
Những bệnh nhân không được xác định là<br />
VMN.<br />
<br />
Tiêu chuẩn chẩn đoán<br />
Xét nghiệm PCT trong huyết thanh và dịch<br />
não tủy được tiến hành trên test B-R-A-H-M-S<br />
PCT LIA, Đức, máy Lumat LB 9507 tại khoa Hóa<br />
Sinh Bệnh Viện Chợ Rẫy.<br />
VMN mủ được chẩn đoán theo tiêu chuẩn<br />
của Fauci AS "Harison’s principles of internal<br />
medicine” xuất bản lần thứ 17 năm 2007(4).<br />
Các phần mềm xử lý số liệu: Số liệu được xử<br />
lý bằng phần mềm thống kê thông dụng và các<br />
thuật toán sẵn có trong Excel của Microsoft<br />
Office.<br />
<br />
KẾT QUẢ<br />
Đặc điểm lâm sàng nhóm nghiên cứu<br />
Bảng 1: Thống kê về tuổi và giới của nhóm nghiên<br />
cứu.<br />
VMN mủ<br />
SL<br />
TB<br />
Tuổi NN<br />
Tuổi LN<br />
<br />
VMN virus<br />
<br />
n<br />
<br />
Nam<br />
<br />
Nữ<br />
<br />
n<br />
<br />
Nam<br />
<br />
nữ<br />
<br />
54<br />
47<br />
25<br />
89<br />
<br />
19<br />
49<br />
27<br />
86<br />
<br />
35<br />
46<br />
25<br />
89<br />
<br />
36<br />
36<br />
17<br />
68<br />
<br />
13<br />
36<br />
17<br />
63<br />
<br />
23<br />
36<br />
17<br />
68<br />
<br />
Tuổi trung bình mắc bệnh của VMN mủ cao<br />
hơn VMN virus lần lượt là 47 tuổi và 36 tuổi.<br />
Tuổi nhỏ nhất là 17 tuổi. Tuổi lớn nhất là 89<br />
tuổi.<br />
<br />
Khảo sát giá trị ngưỡng của PCT<br />
PCT trong huyết thanh<br />
Bảng 2: Nồng độ trung bình (NĐTB) của PCT/HT ở<br />
hai nhóm nghiên cứu.<br />
Loại VMN<br />
<br />
VMN mủ (n=54)<br />
<br />
Trung bình (ng/mL)<br />
<br />
5,58<br />
<br />
Hội nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất TP. HCM 2012<br />
<br />
VMN virus<br />
(n=36)<br />
0,16<br />
<br />
135<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
Loại VMN<br />
<br />
VMN mủ (n=54)<br />
<br />
Nhỏ nhất (ng/mL)<br />
Lớn nhất (ng/mL)<br />
KTB (ĐTC 95%)<br />
<br />
0,1<br />
27<br />
5,59 ± 1,87<br />
<br />
VMN virus<br />
(n=36)<br />
0,005<br />
0,5<br />
0,16 ± 0,03<br />
<br />
Trong nhóm VMN mủ: NĐTB của PCT/HT<br />
là 5,58 ng/mL.<br />
Trong nhóm VMN virus: NĐTB của<br />
PCT/HT là 0,16 ng/mL.<br />
<br />
Đường cong ROC xác định ngưỡng nồng độ<br />
PCT/HT.<br />
<br />
Điểm cắt của nồng độ PCT/HT<br />
Bảng 4: Khảo sát giá trị lớn nhất của trị số J (bảng<br />
trích ngang của giá trị nồng độ PCT/HT từ 0,265 –<br />
0,680 ng/mL).<br />
PCT/HT<br />
0,265<br />
0,280<br />
0,300<br />
0,345<br />
0,385<br />
0,410<br />
0,435<br />
0,470<br />
0,575<br />
> 0,680<br />
<br />
ĐN<br />
0,815<br />
0,815<br />
0,796<br />
0,778<br />
0,759<br />
0,741<br />
0,722<br />
0,704<br />
0,648<br />
0,630<br />
<br />
ĐĐH<br />
0,833<br />
0,861<br />
0,861<br />
0,972<br />
0,972<br />
0,972<br />
0,972<br />
0,972<br />
1,000<br />
1,000<br />
<br />
Dương giả<br />
0,167<br />
0,139<br />
0,139<br />
0,028<br />
0,028<br />
0,028<br />
0,028<br />
0,028<br />
0,000<br />
0,000<br />
<br />
Giá trị J<br />
0,648<br />
0,676<br />
0,657<br />
0,750<br />
0,731<br />
0,713<br />
0,744<br />
0,676<br />
0,648<br />
0,630<br />
<br />
Theo bảng trích ngang giá trị của PCT/HT từ<br />
0,265 đến 0,68ng/mL cho thấy ở nồng độ<br />
0,345ng/mL có trị số J là 0,75 cao nhất, lúc đó<br />
ĐN 77,8%, ĐĐH 97,2%.<br />
<br />
PCT trong dịch não tủy<br />
Bảng 5: Nồng độ của PCT/DNT ở hai nhóm VMN.<br />
Loại VMN<br />
Số lượng<br />
Trung bình (ng/mL)<br />
Nhỏ nhất (ng/mL)<br />
Lớn nhất (ng/mL)<br />
<br />
VMN mủ<br />
54<br />
1,05<br />
0,07<br />
12,9<br />
<br />
VMN virus<br />
36<br />
0,18<br />
0,02<br />
0,67<br />
<br />
NĐTB của PCT/DNT ở nhóm VMN mủ cao<br />
gấp 5 lần so với nhóm VMN virus.<br />
Biểu đồ 1: Đường cong ROC của PCT/HT trong<br />
hai nhóm VMN.<br />
<br />
Đường cong ROC xác định ngưỡng nồng độ<br />
PCT/DNT<br />
<br />
Đường biểu diễn tọa độ tương ứng giữa ĐN<br />
và dương tính giả lệch lên trên và sang trái rất<br />
nhiều, chứng tỏ sự phân biệt giữa hai trạng thái<br />
VMN mủ và VMN virus rất rõ ràng theo nồng<br />
độ của PCT/HT.<br />
<br />
Diện tích dưới đường cong ROC (DTDĐC<br />
ROC)<br />
Bảng 3: Kết quả tính từ đường cong ROC.<br />
DTDĐC ROC<br />
0,914<br />
<br />
Sai số<br />
chuẩn<br />
0,028<br />
<br />
Xác suất DTDĐC ở ĐTC 95%<br />
0,000<br />
<br />
0,859 - 0,970<br />
<br />
Diện tích dưới đường cong là 0,914 hoặc<br />
91,4% với xác suất p = 0,000.<br />
<br />
136<br />
<br />
Biểu đồ 2: Đường cong ROC của PCT/DNT ở<br />
nhóm nghiên cứu.<br />
<br />
Hội nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất TP. HCM 2012<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012<br />
Đường cong biểu diễn ĐN và dương tính<br />
giả của PCT/DNT lệch lên trên và sang trái<br />
chứng tỏ có sự khác biệt của PCT/DNT giữa<br />
hai nhóm VMN mủ và VMN virus.<br />
<br />
Diện tích dưới đường cong ROC (DTDĐC<br />
ROC)<br />
Bảng 6: Kết quả tính từ đường cong ROC.<br />
DTDĐC<br />
<br />
Sai số<br />
chuẩn<br />
<br />
Xác xuất<br />
<br />
0,802<br />
<br />
0,046<br />
<br />
0,000<br />
<br />
DTDĐC<br />
(ĐTC 95%)<br />
0,712<br />
<br />
0,892<br />
<br />
Diện tích dưới đường cong là 0,802 hoặc<br />
80,2% với xác suất p = 0,000.<br />
<br />
Điểm cắt của PCT/DNT<br />
Giá trị J có trị số cao nhất của ĐN và ĐĐH<br />
theo bảng tọa độ của đường cong ROC.<br />
Bảng 7: Khảo sát trị số J (Youden index) (bảng trích<br />
ngang).<br />
Nồng độ<br />
PCT/DNT<br />
0,2750<br />
0,2950<br />
0,3050<br />
0,3300<br />
0,3600<br />
0,3950<br />
0,4550<br />
0,4950<br />
0,5050<br />
0,5150<br />
> 0,5350<br />
<br />
ĐN<br />
<br />
ĐĐH<br />
<br />
Dương giả<br />
<br />
Giá trị J<br />
<br />
0,648<br />
0,630<br />
0,611<br />
0,611<br />
0,593<br />
0,574<br />
0,556<br />
0,500<br />
0,481<br />
0,463<br />
0,444<br />
<br />
0,899<br />
0,899<br />
0,899<br />
0,899<br />
0,972<br />
0,972<br />
0,972<br />
0,972<br />
0,972<br />
0,972<br />
0,972<br />
<br />
0,111<br />
0,111<br />
0,111<br />
0,111<br />
0,028<br />
0,028<br />
0,028<br />
0,028<br />
0,028<br />
0,028<br />
0,028<br />
<br />
537<br />
519<br />
500<br />
555<br />
565<br />
546<br />
528<br />
472<br />
453<br />
435<br />
416<br />
<br />
Bảng trích ngang giá trị của nồng độ<br />
PCT/DNT từ 0,275 - 0,535 ng/mL cho thấy:<br />
Ở nồng độ 0,36 có trị số J là 0,565 cao nhất,<br />
lúc đó: ĐN 59,3%, ĐĐH 97,2%.<br />
<br />
BÀN LUẬN<br />
Từ kết quả nghiên cứu ở bảng phân bố theo<br />
tuổi và giới, cho thấy: nhóm tuổi mắc bệnh<br />
nhiều nhất cũng nằm trong nhóm tuổi mắc bệnh<br />
nhiều nhất của một số công trình nghiên cứu<br />
của các tác giả nước ngoài (1), tỷ lệ nam và nữ ở<br />
hai nhóm bệnh VMN ở cả 2 giới cũng gần tương<br />
đương nhau. Các công trình nghiên cứu trên thế<br />
giới cũng không đề cập nhiều về vấn đề này nên<br />
cũng khó ghi nhận để so sánh.<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Khảo sát nồng độ PCT/HT cho thấy NĐTB<br />
của PCT/HT ở nhóm VMN mủ cao gấp 35 lần so<br />
với nhóm VMN virus. Trong nhóm VMN mủ<br />
hầu hết là có nồng độ PCT/HT lớn hơn<br />
0,35ng/mL chiếm tỷ lệ 80%, trong khi đó ở nhóm<br />
VMN virus thì hầu như toàn bộ bệnh nhân(BN)<br />
đều có nồng độ PCT/HT nhỏ hơn 0,35ng/mL.<br />
Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p =<br />
0,000. Điều này cho thấy PCT/HT có thể phân<br />
biệt được VMN mủ và VMN virus như nhiều<br />
nghiên cứu khác.<br />
So sánh với một số NC trong và ngoài nước<br />
D.Gendrel(5) M. Jereb(6) A.Viallon(14) Kepa<br />
L(8)L.X.Trường(9) nhận thấy: SL BN và NĐTB của<br />
PCT/HT thì tương đương nhau.<br />
<br />
Đường cong ROC xác định ngưỡng nồng độ<br />
PCT/HT<br />
Theo tác giả Park SH (2004), phần DTDĐC<br />
ROC đánh giá độ chính xác của xét nghiệm<br />
PCT/HT. Biểu đồ biễu diễn đường cong ROC<br />
của PCT/HT lệch lên trên và sang trái rất nhiều,<br />
DTDĐC là 91,4% với xác suất p = 0,000. Như vậy<br />
nồng độ của PCT/HT rất có giá trị phân biệt<br />
giữa VMN mủ và VMN virus.<br />
Điểm cắt xác định ngưỡng chẩn đoán tốt nhất<br />
cho nồng độ PCT/HT<br />
Chỉ số J có trị số cao nhất của ĐN và ĐĐH<br />
trong nghiên cứu này J = 0,750 ở ngưỡng<br />
0,345ng/mL, tương ứng với ĐN là 77,8% và<br />
ĐĐH 97,2%. Với ngưỡng PCT/HT 0,5ng/mL thì<br />
ĐĐH cũng tương đương với ngưỡng<br />
0,345ng/mL nhưng ĐN giảm đi khá nhiều (ĐN =<br />
70%, ĐĐH = 97,2%). Với ĐĐH rất cao như vậy<br />
khả năng loại trừ bệnh VMN mủ là rất cần thiết<br />
giúp có hướng xử trí chính xác cho BN.<br />
Đây là vấn đề quan trọng của nghiên<br />
cứu(NC) về ngưỡng nồng độ PCT/HT ở người<br />
Việt nam(VN), cụ thể là BN miền Nam(điều trị<br />
tại Bệnh viện Chợ rẫy) chưa có NC nào xác định<br />
ngưỡng nồng độ PCT/HT trên BN VMN mủ ở<br />
VN. Mặc dù số lượng BN của NC chưa nhiều<br />
(90 BN), nhưng ngưỡng nồng độ PCT/HT đề<br />
nghị và khuyến cáo cho BN ở VN có từ NC này<br />
<br />
Hội nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất TP. HCM 2012<br />
<br />
137<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012<br />
<br />
là 0,35ng/mL. Như vậy NC này cho ngưỡng<br />
phân biệt giữa VMN mủ và VMN virus là<br />
PCT/HT = 0,35ng/mL.<br />
Khi so sánh độ nhạy, độ đặc hiệu của NC<br />
với một số tác giả I Delévaux(2), Schwarz S, M<br />
Jereb(6), Gendrel D(5), Dubos F(3) thì nồng độ<br />
PCT/HT ở ngưỡng 0,5ng/mL trong NC của<br />
chúng tôi có ĐN, ĐĐH cao tương đương với các<br />
tác giả khác. Ở ngưỡng PCT/HT = 0,35ng/mL<br />
mặc dù thấp hơn so với các NC khác nhưng lại<br />
có được chỉ số J cao nhất, khi đó ĐN và ĐĐH<br />
cũng cao nhất, lần lượt là 77,8% và 97,2%. Vì<br />
một số hằng số sinh học ở người VN có thấp<br />
hơn các hằng số sinh học của người châu Âu, có<br />
lẽ vì vậy mà nồng độ ngưỡng PCT ở người VN<br />
thấp hơn ở người nước ngoài.<br />
Bảng 8: So sánh PCT/HT ở hai ngưỡng nồng độ<br />
0,35 ng/mL và 0,5 ng/mL.<br />
PCT/HT<br />
> 0,35<br />
> 0,5<br />
<br />
ĐN<br />
77,8<br />
70,4<br />
<br />
ĐĐH<br />
97,2<br />
97,2<br />
<br />
GTTĐ (+)<br />
97,7<br />
97,5<br />
<br />
GTTĐ (-)<br />
74,5<br />
68,6<br />
<br />
So sánh ở hai ngưỡng nồng độ PCT/HT<br />
của nhóm VMN mủ, nhận thấy ở ngưỡng ><br />
0,35ng/mL thì PCT có ĐN, GTTĐ dương,<br />
GTTĐ âm đều cao hơn ngưỡng > 0,5ng/mL.<br />
Như vậy, nếu chọn ngưỡng 0,5ng/mL thì<br />
trong số 54 BN VMN mủ nguy cơ sẽ bỏ sót<br />
đến 7,4% tương đương bỏ sót 4 BN (4/54 =<br />
7,4%) không được điều trị kháng sinh(KS) kịp<br />
thời vì đó là VMN mủ. Theo Schroder J(1999),<br />
Schuetz và CS(2007) khuyến cáo: Những BN<br />
nào có nồng độ PCT/HT > 0,25ng/mL mà đang<br />
dùng KS thì nên tiếp tục dùng. Có lẽ vì khi đã<br />
được dùng KS thì nồng độ PCT không tăng<br />
lên nữa trong khi ở mức nồng độ PCT/HT ><br />
0,25ng/mL vẫn có nguy cơ VMN mủ.<br />
Thiết nghĩ trong nghiên cứu này, mẫu được<br />
lấy tại khoa Bệnh nhiệt đới của bệnh viện Chợ<br />
Rẫy, đa số BN nhập viện thường là tuyến trước<br />
chuyển đến nên chăng nồng độ PCT/HT có thể<br />
sẽ giảm do dùng KS trước đó, vì vậy vấn đề<br />
chẩn đoán phân biệt giữa hai loại VMN sẽ gặp<br />
khó khăn hơn và điều trị cũng sẽ có nhiều phân<br />
vân hơn.Vì vậy có thể ứng dụng khuyến cáo kết<br />
<br />
138<br />
<br />
hợp để chẩn đoán và điều trị tránh bỏ sót bệnh.<br />
Vậy ở ngưỡng khảo sát với nồng độ PCT/HT<br />
> 0,35ng/mL của nghiên cứu này có độ nhạy<br />
77,8% và độ đặc hiệu là 97,2% là phù hợp.<br />
Tóm lại: Nồng độ PCT/HT tăng cao trong VMN<br />
mủ và ngưỡng nồng độ có giá trị chẩn đoán là<br />
PCT/HT = 0,35ng/mL.<br />
<br />
Khảo sát nồng độ của PCT/DNT ở hai nhóm<br />
VMN<br />
NĐTB của PCT/DNT ở nhóm VMN mủ cao<br />
gấp 5 lần so với NĐTB của PCT/DNT ở nhóm<br />
VMN virus (1,05ng/mL so với 0,18ng/mL). Kiểm<br />
định z-test so sánh hai trung bình của hai mẫu<br />
độc lập, cho thấy nồng độ PCT/DNT của hai<br />
nhóm VMN mủ và VMN virus khác biệt có ý<br />
nghĩa thống kê với p = 0,0001.<br />
Khảo sát PCT/HT cho thấy NĐTB của<br />
PCT/HT nhóm VMN mủ cao gấp 35 lần so với<br />
nhóm VMN virus (5,58ng/mL so với 0,16<br />
ng/mL). Khảo sát PCT/DNT cho thấy NĐTB của<br />
PCT/DNT nhóm VMN mủ chỉ cao gấp 5 lần so<br />
với nhóm VMN virus (1,05ng/mL so với<br />
0,18ng/mL). Kết quả khảo sát có lẽ phần nào<br />
cũng nói lên rằng: Nồng độ PCT trong DNT có giá<br />
trị chẩn đoán phân biệt không mạnh bằng PCT trong<br />
huyết thanh.<br />
Khi so sánh nồng độ PCT trong cùng một<br />
nhóm VMN mủ hay VMN virus, nhận thấy: Ở<br />
nhóm VMN mủ: NĐTB của PCT/HT cao gấp 5<br />
lần so với NĐTB của PCT/DNT (5,58ng/mL so<br />
với 1,05ng/mL). Trong khi đó ở nhóm VMN<br />
virus thì không có sự chênh lệch NĐTB của<br />
PCT/HT và PCT/DNT (PCT/HT = 0,16ng/mL và<br />
PCT/DNT = 0,18ng/mL). Như vậy, BN VMN mủ<br />
có nồng độ PCT/HT tăng rõ hơn trong DNT và nồng<br />
độ PCT huyết thanh có lẽ tăng trước khi PCT trong<br />
dịch não tủy tăng.<br />
Trên thực tế, để chẩn đoán bệnh nhân VMN<br />
mủ hay VMN virus thường chủ yếu dựa vào kết<br />
quả phân tích DNT. Nhưng có những trường<br />
hợp có sự chồng chéo giữa các marker thường<br />
được sử dụng như glucose, protein, tế bào trong<br />
DNT đã làm cho người thầy thuốc lâm sàng rất<br />
<br />
Hội nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất TP. HCM 2012<br />
<br />