intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giải bài Ôn tập chương 3 Thống kê SGK Đại số 7 tập 2

Chia sẻ: Lê Ngọc Mai | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

121
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tài liệu giải bài tập chương 3 Thống kê gồm phần tóm tắt kiến thức chính của chương học kèm ví dụ minh họa cụ thể giúp các em dễ dàng hình dung được nội dung bài học, bên cạnh đó tham khảo phần gợi ý và đáp số của từng bài tập các em sẽ nắm bắt được phương pháp giải bài tập hiệu quả và chuẩn xác hơn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giải bài Ôn tập chương 3 Thống kê SGK Đại số 7 tập 2

A. Tóm tắt lý thuyết thống kê Đại số 7 tập 2

1. Thu thập số liệu thống kê, tần số

a. Thu thập số liệu thống kê

- Các số liệu thu thập được khi điều tra về một dấu hiệu gọi là số lệu thống kê. Mỗi số liệu là một giá trị của dấu hiệu.

- Số tất cả các giá trị của dấu hiệu bằng số các đơn vị điều tra

b. Tần số của một giá trị: số lần xuất hiện của một giá trị trong dãy các giá trị của dấu hiệu gọi là tần số của giá trị đó.

c. Bảng số liệu thống kê ban đầu: Các số liệu thu thập được khi điều tra được ghi trên bảng thống kê và được gọi là bảng số liệu thống kê ban đầu.

2. Số trung bình cộng

a. Số trung bình cộng của một dấu hiệu X, kí hiệu   là số dùng làm đại diện cho một dấu hiệu khi phân tích hoặc so sánh nó với các biến lượng cùng loại.

b. Quy tắc tìm số trung bình cộng

Số trung bình cộng của một dấu hiệu được tính từ bảng tần số theo cách sau:

- Nhân từng giá trị với tần số tương ứng

- Cộng tất cả các tích vừa tìm được

- Chia tổng đó cho các giá trị (tức tổng các tần số)

Ta có công thức:   

trong đó:

x1, x2, …, xk là k giá trị khác nhau của dấu hiệu x.
n1, n2, …, nk là tần số tương ứng.
N là số các giá trị.
 là số trung bình của dấu hiệu X.

c. Ý nghĩa:

Số trung bình cộng thường được dùng làm "đại diện" cho dấu hiệu, đặc biệt là khi muốn so sánh các dấu hiệu cùng loại.

d. Mốt của dấu hiệu: Mốt của dấu hiệu là giá trị có tần số lớn nhất trong bảng tần số. Kí hiệu là M0.

3. Biểu đồ

Ngoài bảng số liệu thống kê ban đầu, bảng "tần số", người ta còn dùng biểu đồ cho một hình ảnh cụ thể về giá trị của dấu hiệu về "tần số". Các loại biểu đồ thường gặp là: biểu đồ đoạn thẳng, biểu đồ hình chữ nhật, biểu đồ hình quạt.

4. Bảng "tần số" các giá trị của dấu hiệu

Từ bảng thu nhập số liệu ban đầu có thể lập bảng "tần số" (còn gọi là bảng phân phối thực nghiệm của dấu hiệu.


B. Ví dụ minh họa Thống kê Đại số 7 tập 2

Lập bảng số liệu thống kê cho một cuộc điều tra nhỏ về một dấu hiệu mà em quan tâm (điểm một bài kiểm tra của mỗi em trong lớp, số bạn nghỉ học trong một ngày của một lớp trong trường, số con trong từng gia đình sống gần nhà em, ...).

Hướng dẫn giải:

Lớp 7A có 42 học sinh, trong lần kiểm tra học kì I vừa qua, số điểm của bài kiểm tra môn toán như sau:

Điểm 4 5 6 7 8 9 10
Số bài 6 7 6 7 4 7 5

Thống kê chiều cao (tính bằng cm) của 12 học sinh trong đội bóng đá của trường được ghi lại trong bảng dưới đây:

149    150   149    152   152   150

151    153   149    155   154   152

 


C. Giải bài tập SGK về Thống kê Đại số 7 tập 2

Mời các em cùng tham khảo 2 bài tập về Thống kê dưới đây:

Bài 20 trang 23 SGK Toán 7 tập 2

Các em vui lòng đăng nhập website tailieu.vn để download tài liệu về máy tham khảo nội dung tài liệu đầy đủ hơn. Bên cạnh đó, các em có thể xem cách giải bài tập của bài trước và bài tiếp theo:

>> Bài trước: Giải bài tập Số trung bình cộng SGK Đại số 7 tập 2

 >> Bài tiếp theo:  Giải bài tập Khái niệm về biểu thức đại số SGK Đại số 7 tập 2

ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2