intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giải bài tập Axit cacbonic và muối cacbonat SGK Hóa học 9

Chia sẻ: Chac Van00 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

114
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tài liệu sẽ giúp các em học sinh củng cố lại các nội dung đã học về Axit cacbonic và muối cacbonat, cũng như biết cách giải bài tập đi kèm. Tham khảo tài liệu sẽ giúp các em hoàn thành bài tập một cách dễ dàng, nhanh chóng. Chúc các em học tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giải bài tập Axit cacbonic và muối cacbonat SGK Hóa học 9

A. Tóm tắt Lý thuyết Axit cacbonic và muối cacbonat Hóa học 9

I. AXIT CACBONIC H2CO3

a) Trạng thái tự nhiên và tính chất vật lí

Nước tự nhiên và nước mưa có hòa tan khí cacbonic: 1000m3 nước hòa tan được 90 m3 khí CO2.

Một phần khí CO2 tác dụng với nước tạo thành dung dịch axit cacbonic. Vậy axit R2CO3 có trong nước tự nhiên và nước mưa. Khi đun nóng, khí CO2 bay ra khỏi dung dịch.

b) Tính chất hóa học

– H2CO3 là một axit yếu, dung dịch H2CO3 chỉ làm quỳ tím chuyển thành màu đỏ nhạt, bị axit mạnh đẩy ra khỏi muối.

– H2CO3 là một axit không bền: H2CO3 tạo thành trong các phản ứng hóa học bị phân hủy ngay thành CO2 và H2O.

II. MUỐI CACBONAT

a) Phân loại: Có 2 loại là muối trung hòa (Na2CO3, CaCO3,..) và muối axit (NaHCO3, Ca (HCO3)2…).

b) Tính chất

– Tinh tan

– Chỉ có một số muối cacbonat tan dược, như Na2CO3, K2CO3… và muối axit như Ca (HCO3)2,…

– Hầu hết muối cacbonat trung hòa không tan, như CaCOg, BaCOg, MgCO3r..

c) Tính chất hóa học

– Tác dụng với axit mạnh (HCl, HNO3, H,SO4,…) giải phóng khí CO2.

NaHCO3 + HCl -> NaCl + CO2 + H2O

– Muối cacbonat tan tác dụng được với dung dịch bazơ.

K2CO3 + Ca(OH)2 -> 2KOH + CaC03

– Muối cacbonat tan tác dụng được với dung dịch muối.

Na2CO3 + CaCl2 -> 2NaCl + CaCO3

– Bị nhiệt phân hủy.

CaCO3 –tº→ CaO + CO2

Chú ý: Các muối Na2CO3, K,CO3,… không bị nhiệt phân.

III. ỨNG DỤNG

– CaCO3 là thành phần chính của đá vôi, được dùng để sản xuất vôi, xi măng..

– Na2CO3 được dùng để nấu xà phòng, sản xuất thủy tinh,..

– NaHCO3 được dùng làm dược phẩm, hóa chất trong bình cứu hỏa,…


B. Ví dụ minh họa Axit cacbonic và muối cacbonat Hóa học 9

Hãy xác định thành phần % về thể tích của mỗi khí trong hỗn hợp CO và CO2, biết các số liệu thực nghiệm sau :

a) Dần 16 lít hỗn hợp CO và CO2 qua nước vôi trong dư thu được khí A.

b) Để đốt cháy hoàn toàn khí A cần 2 lít khí oxi.

Các thể tích khí được đo ở cùng điểu kiện nhiệt độ và áp suất.

Hướng dẫn giải:

PTPƯ: CO2 + Ca(OH)2 ----> CaCO3 + H2
CO ko phản ứng với Ca(OH)2 vì vậy khí thu đc là khí CO. 
ta có: 
2 CO+ O2 ----> 2 CO
vì cùng điều kiện áp suất nhiệt độ nên tỉ số mol = tỉ số thể tích, theo phương trình ta thấy số mol CO gấp 2 lần số mol O2 nên thể tích CO cũng gấp 2 lần O2 => thể tích CO là 4 lít => %V CO = 4/16 *100 = 25%, V CO2= 75%


C. Giải bài tập về Axit cacbonic và muối cacbonat Hóa học 9

Dưới đây là 5 bài tập về Axit cacbonic và muối cacbonat mời các em cùng tham khảo:

Bài 1 trang 91 SGK Hóa học 9

Bài 2 trang 91 SGK Hóa học 9

Bài 3 trang 91 SGK Hóa học 9

Bài 4 trang 91 SGK Hóa học 9

Bài 5 trang 91 SGK Hóa học 9

Để xem nội dung chi tiết của tài liệu các em vui lòng đăng nhập website tailieu.vn và download về máy để tham khảo dễ dàng hơn. Bên cạnh đó, các em có thể xem cách giải bài tập của bài trước và bài tiếp theo:

>> Bài trước: Giải bài tập Các oxit của cacbon SGK Hóa học 9

 >> Bài tiếp theo: Giải bài tập Silic - Công nghiệp silicat SGK Hóa học 9

ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0