Để nắm bắt được nội dung của tài liệu, mời các em cùng tham khảo nội dung dưới đây. Ngoài ra, để nâng cao kỹ năng giải bài tập, mời các em cùng tham khảo thêm các dạng Bài tập về Kim loại kiềm - Kiềm thổ - Nhôm. Hoặc để chuẩn bị tốt và đạt được kết quả cao trong kỳ thi THPT Quốc gia sắp tới, các em có thể tham gia khóa học online Luyện thi toàn diện THPT Quốc gia môn Hóa học năm 2017 trên website HỌC247.
A. Tóm tắt lý thuyết Kim loại kiềm và hợp chất quan trọng của kim loại kiềm Hóa học 12
1. Kim loại kiềm
– Thuộc nhóm IA, đứng đầu mỗi chu kì (trừ chu kì 1).
– Tính chất vật lí: mềm, khối lượng riêng nhỏ, nhiệt độ nóng chảy thấp.
– Có 1e ở lớp ngoài cùng (ns1).
– Tính chất hóa học: có tính khử mạnh nhất trong tất cả các kim loại (tác dụng với nước, axit, phi kim).
M → M+ + 1e
– Phương pháp điều chế: điện phân hợp chất nóng chảy.
2MCl –đpnc–> 2M + Cl2 ↑
4MOH –đpnc–> 4M + O2 ↑ + 2H2O
2. Một số hợp chất của kim loại kiềm
– NaOH: có tính kiềm mạnh; được dùng để nấu xà phòng, chế phẩm nhuộm tơ nhân tạo,…
– NaHCO3: có tính lưỡng tính, bị phân hủy bởi nhiệt; dùng được trong công nghiệp dược phẩm và thực phẩm.
– Na2CO3: là muối của axit yếu; được dùng trong công nghiệp thủy tinh, bột giặt, phẩm nhuộm, giấy sợi…
– KNO3: có tính oxi hóa mạnh khi đun nóng; được dùng làm phân bón, chế tạo thuốc nổ.
B. Ví dụ minh họa Kim loại kiềm và hợp chất quan trọng của kim loại kiềm Hóa học 12
Hòa tan hoàn toàn 7,3 gam hỗn hợp X gồm kim loại Na và kim loại M (hóa trị n không đổi) trong nước thu được dung dịch Y và 5,6 lít khí hiđro (ở đktc). Để trung hòa dung dịch Y cần dùng 100 ml dung dịch HCl 1M. Phần trăm về khối lượng của kim loại M trong hỗn hợp X là:
A. 68,4 % B. 36,9 %
C. 63,1 % D. 31,6 %
Lời giải:
nH2 = 0,25 mol ; nHCl = 0,1 mol
- Gọi nNa = x mol và nM = y mol → 23x + My = 7,3 (1)
- Nếu M tác dụng trực tiếp với nước → nH2 = x/2 + ny/2 = 0,25→ nOH– = 0,5 > nHCl = 0,1 → loại
- Nếu M là kim loại có hiđroxit lưỡng tính (n = 2 hoặc 3):
M + (4 – n)OH– + (n – 2)H2O → MO2n – 4 + n/2H2
y (4 – n)y ny/2
- Do OH– dư nên kim loại M tan hết và nOH– dư = x – (4 – n)y mol → x – (4 – n)y = 0,1 (2) và x + ny = 0,5 (3) → y = 0,1 mol
- Thay lần lượt n = 2 hoặc 3 vào (1) ; (2) ; (3) → chỉ có n = 3 ; x = 0,2 ; M = 27 là thỏa mãn → %M = 36,9 % → đáp án B
C. Giải bài tập về Kim loại kiềm và hợp chất quan trọng của kim loại kiềm Hóa học 12
Dưới đây là 8 bài tập về Kim loại kiềm và hợp chất quan trọng của kim loại kiềm mời các em cùng tham khảo:
Bài 1 trang 111 SGK Hóa học 12
Bài 2 trang 111 SGK Hóa học 12
Bài 3 trang 111 SGK Hóa học 12
Bài 4 trang 111 SGK Hóa học 12
Bài 5 trang 111 SGK Hóa học 12
Bài 6 trang 111 SGK Hóa học 12
Bài 7 trang 111 SGK Hóa học 12
Bài 8 trang 111 SGK Hóa học 12
Để xem nội dung chi tiết của tài liệu các em vui lòng đăng nhập website tailieu.vn và download về máy để tham khảo dễ dàng hơn. Bên cạnh đó, các em có thể xem cách giải bài tập của bài tiếp theo:
>> Bài tiếp theo: Giải bài tập Kim loại kiềm thổ và hợp chất quan trọng của kim loại kiềm thổ SGK Hóa học 12.