A. Tóm tắt lý thuyết về Ứng dụng công nghệ vi sinh để sản xuất thức ăn chăn nuôi SGK Công nghệ 10
1. Cơ sở khoa học:
-
Ứng dụng công nghệ vi sinh để sản xuất thức ăn chăn nuôi là lợi dụng hoạt động của nấm men và các loại vi sinh vật có ích.
-
Do thành phần cấu tạo chủ yếu của tế bào vi sinh vật là prôtêin nên sự có mặt của chúng làm tăng hàm lượng prôtêin trong thức ăn.
-
Nguyên liệu thức ăn và các điều kiện về thời gian, độ ẩm thich hợp là môi trường vi sinh vật phát triển mạnh, sinh khối nhân nhanh.
-
Quá trình hành động của vi sinh vật còn sinh ra các chất khác như: vitamin, axit amin, các hoạt chất sinh học, làm tăng gía trị dinh dưỡng của thức ăn.
-
VD: ủ lên men thức ăn nhờ vi sinh vật như nấm men, vi khuẩn...
-
Tác dụng:
2. Ứng dụng công nghệ vi sinh để chế biến thức ăn chăn nuôi:
-
Nguyên lí:
-
Ví dụ: chế biến bột sắn nghèo prôtêin thành bột sắn giàu prôtêin.
-
Kết quả: hàm lượng prôtêin trong bột sắn được nâng lên từ 1,7% lên 35%.
Sơ đồ nguyên lý chế biến thức ăn bằng công nghệ vi sinh vật
3. Ứng dụng công nghệ vi sinh để sản xuất thức ăn chăn nuôi:
-
Nguyên liệu: dầu mỏ, paraphin, phế liệu nhà máy đường...
-
Điều kiện sản xuất: nhiệt độ, không khí,độ ẩm... để vi sinh vật phát triển thuận lợi trên nguồn nguyên liệu, các chủng vi sinh vật đặc thù với từng loại nguyên liệu
-
Sản phẩm: thức ăn giàu prôtêin và vitamin
-
Ví dụ : Quy trình chế biến bột sắn giàu Protein