intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo án bài 10: Hóa trị - Hóa 8 - GV.Phan V.An

Chia sẻ: Phan Văn An | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:9

452
lượt xem
25
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài Hóa trị là tài liệu tham khảo giúp học sinh hiểu được hoá trị của một nguyên tố (hoặc nhóm nguyên tử) biểu thị khả năng liên kết của nguyên tử (nhóm nguyên tử ) trong phân tử chất, được xác định theo (H) làm một đơn vị và (O) làm hai đơn vị.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo án bài 10: Hóa trị - Hóa 8 - GV.Phan V.An

GIÁO ÁN HÓA HỌC 8

CHƯƠNG CHẤT - NGUYÊN TỬ - PHÂN TỬ

BÀI: HÓA TRỊ

 

A) Mục tiêu .

1. Kiến thức : - Hiểu được hoá trị của một nguyên tố (hoặc nhóm nguyên tử) biểu thị khả năng liên kết của nguyên tử (nhóm nguyên tử ) trong phân tử chất, được xác định theo (H) làm một đơn vị và (O) làm hai đơn vị.

2. Kỹ năng :  - Hiểu và vận dụng được quy tắc hoá trị trong hợp chất hai nguyên tố

 - Biết cách tính hoá trị của một nguyên tố  hoặc nhóm nguyên tử khi biết hoá trị của nguyên tố hoặc nhóm nguyên tử kia.

3. Thái độ :  - Nghiêm túc, hăng say xây dựng bài , có tinh thần tập thể cao.

B) Trọng tâm : Cách xác định hóa trị , và vận dụng quy tắc hóa trị  .

C) Chuẩn bị :

1)  Giáo viên : Soạn bài, chuẩn bị đồ dùng học tập.

2) Học sinh :  Nghiên cứu trước bài .

* Phương pháp : - Chủ yếu sử dụng phương pháp đàm thoại nêu vấn đề . phương pháp thuyết trình  .

D) Tiến trình dạy học .

I) Ổn định tổ chức lớp :  Kiểm tra sĩ số + ổn định tổ chức lớp học .   ( 3 phút )

II) Kiểm tra bài cũ : ( 5 phút ) Công thức hoá học dùng làm gì? Nêu ý nghĩa của công thức hoá học ?

III) Nêu vấn đề bài mới : ( 2 phút )  Hoá trị là gì ?                                                                                       

Cách tính hoá trị của các nguyên tố như thế nào ?

IV) Các hoạt động học tập .                                                                                              

Hoạt động I : Hoá trị của một nguyên tố được xác định bằng cách nào? (15 phút)

        Hoạt động của giáo viên

      Hoạt động của học sinh      

- Muốn so sánh thường phải chọn mốc so sánh  , ở đây hiđro có (1e) và (1p) . Nên trong phân tử để so sánh khả năng liên kết của hiđro với các nguyên tử khác người ta gán cho hiđro có hoá trị I , rồi tính hoá trị của các nguyên tố liên kết   

 

- Theo em người ta tính hoá trị của các nguyên tố khác theo hiđro như thế nào ? Em hãy lấy ví dụ minh hoạ ?                             

+ Với O có hoá trị II người ta cũng xác định được hoá trị của các nguyên tố khác khi liên kết với O.                                          

+ Em hãy xác định hoá trị của Na, Mg, Al trong các phân tử sau: Na2O, MgO, Al2O3?                                                                       

+ Vậy với CTHH: H3PO4 thì nhóm nguyên tử PO4 có hoá trị là bao nhiêu?   

+ Em hãy cho biết trong phân tử H3PO4 có mấy nguyên tử Hiđro ?                                       

- Từ các ví dụ trên giáo viên cho học sinh rút ra khái niệm hoá trị như sgk .

- Nghiên cứu SGK trả lời câu hỏi theo cá nhân.          

+ Hoá trị của nguyên tố bằng số nguyên tử hiđro liên kết với nó.                                                                 

VD : Trong phân tử CH4 , C có hoá trị IV,                

Trong phân tử H2O, O có hoá trị II.                                                  

 

 

 

 

 

 

 

+ Nghiên cứu tìm cách xác định được:                           

Na hoá trị I; Mg hoá trị II; Al hoá trị III.                                                                     

 

+ Có 3 nguyên tử  hiđro trong phân tử H3PO4

Vì nhóm PO4 liên kết với 3H nên nó cũng có hoá trị III

Hoạt động II : Nghiên cứu quy tắc hoá trị . (12 phút)

        Hoạt động của giáo viên

      Hoạt động của học sinh      

- Giáo viên lấy một ví dụ cụ thể cho học sinh so sánh.                                                 

+ Từ công thức phân tử   NIIIH3I , biết N có hoá trị III ?                                                          

Em hãy so sánh tích chỉ số và hoá trị của (N) với tích chỉ số và hoá trị của hiđro.        

+) Từ đó em hãy đưa ra quy tắc cho công thức chung sau: AxBy, với A có hoá trị a, B có hoá trị b.                                                        

 

-  Em hãy phát biểu thành lời quy tắc trên ?                                                                 

 

 

+ Cho cả lớp nhận xét, bổ sung, đánh giá.                                                                          

+ Vậy theo em nếu biết công thức hoá học ta có thể biết đựơc hoá trị của nguyên tố hoặc nhóm nguyên tử trong công thức đó hay không ?                                            

- Em hãy tính hoá trị của Fe trong hợp chất FeCl3 , biết Cl có hoá trị I ?   

- Quy tắc.                                                                            

+ Hoạt động cá nhân dự đoán .                                    

Theo đầu bài ta có: phân tử   NIIIH3I .  

                           1*III = 3*I                                 

Vậy tích chỉ số và hoá trị của (N) = tích chỉ số và hoá trị của (H) .                                                                

 

Từ công thức trên ta có : a . x = b . y.                                

 

 

- Trong công thức hoá học : Tích chỉ số và hoá trị của nguyên tố này bằng tích chỉ số và hoá trị của nguyên tố kia ( hoặc nhóm nguyên tử ) .                                        

 

 

- Vận dụng.                                                                   

+ Suy nghĩ : Nghiên cứu sgk trả lời.                                       

 

 

 

+ Gọi hoá trị của Fe là a ta có:                                                

+ Theo quy tắc hoá trị : a * 1 = I * 3, vậy a =  III. Hoá trị của sắt trong hợp chất trên là III.

 

Trên đây chỉ trích một phần nội dung trong Giáo án Hóa 8 Bài 10: Hóa trị. Để xem toàn bộ nội dung giáo án, các quý Thầy Cô vui lòng đăng nhập vào trang tailieu.vn để tải về máy tính.

Để thiết kế bài giảng đầy đủ, chi tiết hơn Thầy cô có thể tham khảo các tài liệu sau:

  • Bài giảng Hóa học 8 Bài 10 Hóa trị với lí thuyết cô đọng, bám sát chương trình cùng các ví dụ, bài tập minh họa làm sáng rõ lí thuyết. Đối với các thí nghiệm cũng có các video kiểm chứng.
  • Các câu hỏi trắc nghiệm khách quan tổng kết kiến thức về hóa trị, nguyên tố hóa học nằm trong phần Trắc nghiệm Hóa trị
  • Ngoài ra, Bài tập SGK Hóa trị có phân tích phương pháp làm bài và lời giải chi tiết các câu hỏi trong SGK.

>> Tailieu.vn cũng xin giới thiệu giáo án hay là bài 11: Bài luyện tập 2 ô có thêm ý tưởng để hoàn thiện bài giảng của mình tốt nhất!

ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2