intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo án Hóa học 10 bài 16: Luyện tập liên kết hóa học

Chia sẻ: Nguyễn Thế Vinh | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:12

458
lượt xem
57
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Một số giáo án Hóa học lớp 10 bài 16 Luyện tập liên kết hóa học được chúng tôi tuyển chọn trong bộ sưu tập là tài liệu tham khảo hay trong giáo dục và học tập dành cho bạn đọc. Qua bài học, học sinh củng cố các kiến thức về các loại liên kết hoá học, vận dụng giải thích sự hình thành một số loại phân tử. Đặc điểm cấu trúc và liên kết của 3 loại tinh thể được học.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo án Hóa học 10 bài 16: Luyện tập liên kết hóa học

GIÁO ÁN HÓA HỌC 10

CHƯƠNG LIÊN KẾT HÓA HỌC

BÀI LUYỆN TẬP LIÊN KẾT HÓA HỌC

 I.MỤC TIÊU:

   1.Kiến thức:

     Học sinh cần củng cố các kiến thức về các loại liên kết hoá học, vận dụng giải thích sự hình thành một số loại phân tử. Đặc điểm cấu trúc  và liên kết của 3 loại tinh thể được học

   2. Kỹ năng:

     Xác định hoá trị và số oxihoá của nguyên tố trong đơn chất và hợp chất

   3.Thái độ: Các loại vật liệu được làm bằng các chất cấu tạo từ các loại mạng tinh thể khác nhau nên có tính chất khác nhau. Muốn sử dụng chúng cho phù hợp thì cần phải nắm vững cấu tạo của chúng. Qua đó HS tự nhận thức được khoa học luôn gắn liền với thực tế.

 II. CHUẨN BỊ :

   1.Chuẩn bị của giáo viên:

     Một số câu hỏi và bài tập

   2. Chuẩn bị của học sinh:

    Xem lại phần liên kết ion và liên kết cộng hóa trị.

 III.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

   1.Oån định tình hình lớp: (1 phút)

   2.Kiểm tra bài cũ:(5 phút)

      Câu hỏi: So sánh liên kết cộng hóa trị có cực và liên kết ion

   3.Giảng bài mới:

    Giới thịêu bài mới:

Chúng ta đã được nghiên cứu liên kết hóa học gồm liên kết cộng hóa trị và liên kết ion , ta hãy tiếp tục nghiên cứu qua tiết luyện tập .

     Tiến trình tiết dạy:

 

TG

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

Nội dung

Hoạt động 1: Liên kết Hóa học.

10’

- GV giới thiệu bài tập 2

 

 

 

- Thảo luận và lần lượt điền vào bảng tổng kết.

1. LIÊN KẾT HOÁ HỌC:

Bài  2 :Trình bày sự giống nhau và khác nhau của 3 loại liên kết: liên kết ion, liên kết cộng hoá trị không cực và liên kết cộng hoá trị có cực

 

Hoạt động 2: So sánh mạng tinh thể.

10’

 

- GV giới thiệu bài tập 6

Lấy ví dụ về các loại tinh thể đã học và so sánh nhiệt độ nóng chảy của chúng.

-Tính chất của tinh thể ion là gì?

 

 

 

-Tính chất của tinh thể phân tử là gì?

 

-Tính chất của tinh thể nguyên tử là gì?

 

-Học sinh lấy ví dụ về tinh thể:

+Tinh thể ion: NaCl

+Tinh thể phân tử: iot, nước đá

+Tinh thể nguyên tử: kim cương

-So sánh nhiệt độ nóng chảy:

-Tinh thể ion được tạo ra do lực hút tĩnh điện giữa các ion trái dấu nhau ® rất bền, khá rắn, khó bay hơi, khó nóng chảy

-Tinh thể phân tử được hình thành bằng lực tương tác yếu giữa các phân tử ® dễ nóng chảy, dễ bay hơi.

-Tinh thể nguyên tử tạo thành do liên kết cộng hoá trị ® bền vững, khá cứng, khó nóng chảy, khó bay hơi

2. MẠNG TINH THE

Bài 6 : a/ Lấy ví dụ về tinh thể ion, tinh thể phân tử, tinh thể nguyên tử

b/ So sánh nhiệt độ nóng chảy của các loại tinh thể đó. Giải thích

c/ Tinh thể nào dẫn điện được ở trạng thái rắn? Tinh thể nào dẫn điện được khi nóng chảy và khi hoà tan trong nước?

Giải:

+Tinh thể ion: NaCl.

+Tinh thể phân tử: iot, nước đá

+Tinh thể nguyên tử: kim cương.

-Tinh thể ion được tạo ra do lực hút tĩnh điện giữa các ion trái dấu nhau ® rất bền, khá rắn, khó bay hơi, khó nóng chảy

-Tinh thể phân tử được hình thành bằng lực tương tác yếu giữa các phân tử ® dễ nóng chảy, dễ bay hơi.

-Tinh thể nguyên tử tạo thành do liên kết cộng hoá trị ® bền vững, khá cứng, khó nóng chảy, khó bay hơi

 

Hoạt động 3: Điện hóa trị.

5’

 

- GV giới thiệu bài tập 7

 

-Hóa trị của nguyên tố trong hợp chất ion chính là điện hóa trị. Vậy điện hóa trị của một nguyên tố là gì?Các xác định? 

-GV lưu ý cho học sinh:

+ Điện hoá trị của các nguyên tố nhóm VIA, VIIA trong các hợp chất với các nguyên tố nhóm IA là:

+ Các nguyên tố kim loại thuộc nhóm IA có số electron ở lớp ngoài cùng là 1e, có thể nhường 1e này, nên có điện hoá trị là 1+

+ Các nguyên tố phi kim thuộc nhóm VIA, VIIA có 6e, 7e lớp ngoài cùng có thể nhận 2e, 1e nên có điện hoá trị là 2 -, 1-

 

 

- Các nhóm thảo luận và cử đại diện trình bày.

 

 

-Điện hóa trị của một nguyên tố chính là số điện tích của ion đó.

Muốn xác định điện hóa trị trước hết ta phải xác định các ion, số điện tích của ion đó.

- Điện hoá trị của các nguyên tố nhóm VIA, VIIA trong các hợp chất với các nguyên tố nhóm IA là:

+ Các nguyên tố kim loại thuộc nhóm IA có số electron ở lớp ngoài cùng là 1e, có thể nhường 1e này, nên có điện hoá trị là 1+

+ Các nguyên tố phi kim thuộc nhóm VIA, VIIA có 6e, 7e lớp ngoài cùng có thể nhận 2e, 1e nên có điện hoá trị là 2 -, 1-

 3. ĐIỆN HOÁ TRỊ:

Bài 7 : Xác định điện hoá trị của các nguyên tố nhóm VIA, VIIA trong các hợp chất với các nguyên tố nhóm IA

Giải:

Các nguyên tố phi kim thuộc nhóm VIA, VIIA có 6e, 7e lớp ngoài cùng có thể nhận tương ứng 2e, 1e nên có điện hoá trị là 2 -, 1-

 

 

+ Các nguyên tố kim loại thuộc nhóm IA có số electron ở lớp ngoài cùng là 1e, có thể nhường 1e này, nên có điện hoá trị là 1+

 

Hoạt động 4: Hóa trị với hidro và oxi.

6’

 

- GV giới thiệu bài tập 8

-Viết công thức oxit cao nhất của các nguyên tố : Si, P, Cl, S,C, N, Se, Br. Nhận xét hóa trị và cho biết những nguyên tố  nào có cùng hoá trị trong các oxit cao nhất?

-Viết công thức hớp chất khí với Hiđro của các nguyên tố : Si, P, Cl, S,C, N, Se, Br. Nhận xét hóa trị và cho biết những nguyên tố  nào có cùng hoá trị trong hợp chất khí với Hiđro?

 

 

 

- Thảo luận nhóm

- Lấy bảng tuần hoàn xem để trả lời:

-Những nguyên tố  sau đây có cùng hoá trị trong các oxit cao nhất:

RO2

R2O5

RO3

R2O7

Si, C

P, N

S, Se

Cl, Br

-Những nguyên tố có cùng hoá trị trong hợp chất khí với hyđro

 

RH4

RH3

RH2

RH

Si

N,P,As

S,

Te

 

, Cl

 

 4. HOÁ TRỊ CAO NHẤT VỚI OXI VÀ HOÁ TRỊ VỚI HYĐRO:

Bài  8 : a/ Dựa vào vị trí của các nguyên tố trong bảng tuần, hãy nêu rõ các nguyên tố nào sau đây có cùng hoá trị trong các oxit cao nhất:

Si, P, Cl, S, C, N, Se, Br

b/ Những nguyên tố nào sau đây có cùng hoá trị trong các hợp chất khí với hyđro:

P, S, F, Si, Cl, N, As, Te

Giải:

Cùng hóa trị với Oxi trong oxit cao nhất.

RO2

R2O5

RO3

R2O7

Si, C

P, N

S, Se

Cl, Br

Cùng hóa trị với hidro:

RH4

RH3

RH2

RH

Si

N,P,

As

S, Te

F, Cl

 

Hoạt động 5: Số oxi hóa.

7’

 

 

 

 

 

 

- GV giới thiệu bài tập 9

-Cách xác định số oxihóa của các nguyên tố là gì?

- GV yêu cầu HS nhắc lại các quy tắc xác định số oxihoá để giải bài tập

 

 

 

 

- Học sinh thảo luận và trình bày.

-Học sinh trình bày số oxihóa nguyên tố trong đơn chất , hợp chất, ion .

-Xác định số oxihóa:       

 

       +7              +6          +5         

a/ KMnO4, Na2Cr2O7, KClO3,

     +5

 H3PO4

   +5       +6      +4      -1    -3

b/ NO3-, SO42-, CO32-, Br-, NH4+

 

 5. SỐ OXI HOÁ:

Bài 9: Xác định số oxihoá của Mn, Cr, Cl, P:

a/ Trong phân tử: KMnO4, Na2Cr2O7, KClO3, H3PO4

b/ Trong ion: NO3-, SO42-, CO32-, Br-, NH4+

Giải:

       +7              +6          +5         

a/ KMnO4, Na2Cr2O7, KClO3,

     +5

 H3PO4

   +5       +6      +4      -1    -3

b/ NO3-, SO42-, CO32-, Br-, NH4+

 

 

 

Trên đây chỉ trích một phần nội dung trong Giáo án Hóa 10 Bài 16: Luyện tập Liên kết hóa học. Để xem toàn bộ nội dung giáo án, các quý Thầy Cô vui lòng đăng nhập vào trang tailieu.vn để tải về máy tính.

Để thiết kế bài giảng đầy đủ, chi tiết hơn Thầy cô có thể tham khảo các tài liệu sau:

>> Tailieu.vn cũng xin giới thiệu giáo án hay là bài 17: Phản ứng oxi hóa - khử để phục vụ cho việc soạn bài trong tiết học tiếp theo. 

Mong rằng đây sẽ là nguồn tài liệu hữu ích giúp cho Thầy cô có thêm ý tưởng để hoàn thiện bài giảng của mình tốt nhất!

ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2