intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo án Hóa học 10 bài 1: Thành phần nguyên tử

Chia sẻ: Nguyễn Thế Vinh | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:5

862
lượt xem
57
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Để đáp ứng nhu cầu tham khảo các tài liệu hay của quý thầy cô và các bạn học sinh, chúng tôi đã biên soạn bộ sưu tập giáo án Thành phần nguyên tử môn Hóa học 10. Thông qua bài học, giáo viên giúp học sinh biết thành phần cơ bản của nguyên tử gồm Vỏ nguyên tử và hạt nhân. Vỏ nguyên tử gồm các hạt electron. Hạt nhân gồm hạt proton và nơtron. Khối lượng và điện tích của p, n và e, kích thước và khối lượng rất nhỏ của nguyên tử.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo án Hóa học 10 bài 1: Thành phần nguyên tử

GIÁO ÁN HÓA HỌC 10

CHƯƠNG NGUYÊN TỬ

BÀI 1: THÀNH PHẦN NGUYÊN TỬ

 

I. MỤC TIÊU:

   1.Kiến thức:

      Biết được:

      - Nguyên tử gồm hạt nhân mang điện tích dương và vỏ nguyên tử mang điện tích âm; kích thước, khối lượng của nguyên tử.

      -Hạt nhân gồm các hạt proton và notron.

      - Kí hiệu, khối lượng và điện tích của electron, proton và nơtron.

   2. Kĩ năng:

      - So sánh khối lượng của electron với proton và nơtron.

      - So sánh kích thước của hạt nhân với electron và với nguyên tử.

   3. Thái độ:

      - Yêu mến các môn khoa học.

      - Tinh thần làm việc nghiêm túc, có ý thức tự giác học tập, tự vươn lên.       

II. CHUẨN BỊ:

    1. Chuẩn bị của giáo viên:

      - Tranh ảnh về một số nhà Bác học nghiên cứu, phát hiện thành phần cấu tạo nguyên tử.

      - Sơ đồ tóm tắt thí nghiệm tìm ra tia âm cực (H1.1 và 1.2 SGK)

      - Mô hình thí nghiệm khám phá hạt nhân nguyên tử (H1.3 SGK)

    2. Chuẩn bị của học sinh:

- Đọc lại SGK lớp 8, phần cấu tạo nguyên tử.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

     1. Ổn định tình hình lớp: (1 phút)

     2. Kiểm tra bài cũ:

     3. Giảng bài mới:

  GV giới thiệu baì  mới:GV giới thiệu sơ lược các nội dung của bài mới sẽ tìm hiểu.

Tiến trình bài dạy:

TG

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

Nội dung

Hoạt động 1: Thành phần cấu tạo của nguyên tử:

 

10’

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

GV: Yêu cầu học sinh nhắc lại: Nguyên tử là gì? Nguyên tử được tạo từ những hạt nào? Kí hiệu các hạt.

 

 

 

GV: Cho HS đọc SGK thảo luận nhóm về sự tìm ra electron và hạt nhân

 

 

 

 

HS: Thảo luận nhóm và trả lời.

Nguyên tử gồm hạt nhân mang điện tích dương và vỏ mang điện âm. Nguyên tử tạo bởi 3 lọai hạt proton, nơtron và electron.

HS: Cá nhân Nghiên cứu hình vẽ 1.1, 1.2 SGK /trang 4 và thảo luận theo nhóm. Đại diện nhóm trả lời, các nhóm khác nhận xét và bổ sung.

I.Thành phần cấu tạo của nguyên tử.

   1. Electron:

      a. Sự tìm ra electron:

- Tia âm cực gồm chùm hạt electron mang điện tích âm và mỗi hạt đều có khối lượng được gọi là electron.

     b.Khối lượng, điện tích.

me = 9,1.10-31 kg.

qe = -1,6.10-19 (C)= 1-

Hoạt động 2: Sự tìm ra hạt nhân nguyên tử.

9’

 

GV: Sử dụng hình 1.3 SGK mô tả thí nghiệm, yêu cầu hình sinh nhận xét.

Kết quả thí nghiệm cho thấy điều gì?

 

 

HS: Thảo luận nhóm và nhận xét từng hiện tượng .

Hầu hết các hạt alpha đều xuyên thẳng qua lá vàng chứng tỏ nguyên tử có cấu tạo rỗng. Một số ít hạt đi lệch hướng ban đầu hoặc bị bật trở lại chứng tỏ tâm nguyên tử là hạt nhân mang điện tích dương.

HS: Thảo luận nhóm rút ra kết luận về thành phần cấu tạo nguyên tử.

  2. Sự tìm ra hạt nhân:

 

-Nguyên tử có cấu tạo rỗng.

-Hạt mang điện tích dương

có kích thước nhỏ so với nguyên tử nằm ở tâm đó là hạt nhân nguyên tử.

 

Hoạt động 3:  Cấu tạo của hạt nhân nguyên tử.

10’

 

GV: yêu cầu học sinh đọc SGK tìm ra các thông tin về cấu tạo của hạt nhân nguyên tử.

 

 

HS: Thảo luận nhóm rút ra kết luận về thành phần cấu tạo của hạt nhân nguyên tử.

 

  3. Cấu tạo của hạt nhân nguyên tử:

+ Chứa proton (p) và nơtron (n).

+ Khối lượng: mp = mn =1,67.10-27kg =1u.

+Điện tích:

 q= + 1,6.10-19 (c) = 1+.

 qn  = 0  (hạt trung hòa)

Hoạt động 4: Kích thước và khối lượng nguyên tử.

9’

 

GV: Yêu cầu học sinh nghiên cứu SGK và trả lời câu hỏi: so sánh đường kính của các hạt cấu tạo nên nguyên tử? Đường kính của nguyên tử và của hạt nhân?

GV giới thiệu về đơn vị nguyên tử u. Tính đơn vị u theo kg từ đó yêu cầu HS tính khối lượng của các hạt p và n theo đơn vị u.

 

 

 

 

HS: đọc SGK, thảo luận nhóm và rút ra nhận xét, so sánh đường kính nguyên tử, hạt nhân,…

 

 

 

HS tính khối lượng của hạt p và n theo đơn vị u và kết luận.

 

II. Kích thước và khối lượng của nguyên tử.

    1. Kích thước:

dnt = 10-10 m =10-1nm =1A0

dhn=10-14 m =10-5 nm =10-4.

                                      (A0)

de=dp =10-17m =10-8nm = 10-7 A0.

 

    2.Khối lượng: 1u = 1/12 khối lượng của một nguyên tử đồng vị cacbon 12. Nguyên tử này có khối lượng là 19,9265.10-27kg.

1u = 19,9265.10-27/12= 1,6605.

10-27kg . 

mp = mn = 1u.              

Hoạt động 5: Củng cố.

4’

GV yêu cầu HS tính khối lượng của nguyên tử Cacbon và nguyên tử Hiđro theo đơn vị u.

HS: từ khối lượng của nguyên tử theo kg tính ra đơn vị u.

mc = 19,9265.10-27/1,6605.10-27 = 12u.

mC  = 1,67.10-27/1,66.10-27 = 1u.

 

Trên đây chỉ trích một phần nội dung trong Giáo án Hóa 10 Bài 1: Thành phần nguyên tử. Để xem toàn bộ nội dung giáo án, các quý Thầy Cô vui lòng đăng nhập vào trang tailieu.vn để tải về máy tính.

Để thiết kế bài giảng đầy đủ, chi tiết hơn Thầy cô có thể tham khảo các tài liệu sau:

>> Tailieu.vn cũng xin giới thiệu giáo án hay là bài 2: Hạt nhân nguyên tử - Nguyên tố hóa học - Đồng vị để phục vụ cho việc soạn bài trong tiết học tiếp theo. 

Mong rằng đây sẽ là nguồn tài liệu hữu ích giúp cho Thầy cô có thêm ý tưởng để hoàn thiện bài giảng của mình tốt nhất!

ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2