intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo án Hóa học 10 bài 13: Liên kết cộng hóa trị

Chia sẻ: Nguyễn Thế Vinh | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:12

1.062
lượt xem
114
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhằm giúp bạn đọc có thêm các tài liệu chất lượng để tham khảo, chúng tôi đã biên soạn bộ sưu tập giáo án Hóa học 10 bài Liên kết cộng hóa trị. Với các kiến thức trong bài học, giáo viên giúp học sinh nắm được định nghĩa liên kết cộng hoá trị, liên kết cộng hoá trị không cực (H2, O2), liên kết cộng hoá trị có cực hay phân cực (HCl, CO2). Viết được công thức electron, công thức cấu tạo của một số phân tử cụ thể.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo án Hóa học 10 bài 13: Liên kết cộng hóa trị

GIÁO ÁN HÓA HỌC 10

CHƯƠNG LIÊN KẾT HÓA HỌC

BÀI LIÊN KẾT CỘNG HÓA TRỊ

I. MỤC TIÊU:

   1. Kiến thức:

      Biết được:

     - Định nghĩa liên kết CHT, liên kết CHT không cực (H2, O2), liên kết CHT có cực hay phân cực (HCl, CO2).

     - Mối liên hệ giữa hiệu độ âm điện hai nguyên tố và bản chất liên kết hoá học giữa 2 nguyên tố đó trong hợp chất.

     - Tính chất chung của các chất có liên kết cộng hoá trị.

     - Quan hệ giũa liên kết cộng hoá trị, liên kết cộng hoá trị có cực và liên kết ion.

    2. Kỹ năng:

     - Viết được CT electron, CTCT của một số phân tử cụ thể.

     - Dự đoán được kiểu liên kết hoá học có thể có trong phân tử gồm 2 nguyên tử khi biết hiệu độ âm đỉện của chúng.

    3. Thái độ:

        Phân biệt được liên kết cộng hóa trị với các liên kết khác đựa vào bản chất của chất cụ thể.

 II. CHUẨN BỊ :

    1. Chuẩn bị của giáo viên:

       Phiếu học tập, mô hình trên giấy A0 các trường hợp xen phủ Obitan.

    2. Chuẩn bị của học sinh:

      Xem lại chương I, II.

 III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

     1. Oån định tình hình lớp:(1’)

     2. Kiểm tra bài cũ:   (4’)

        Câu hỏi :  Liên kết ion là gì? Giải thích liên kết ion hình thành trong hợp chất Na2S?

     3. Giảng bài mới:

       Giới thiệu bài:         GV: Chúng ta đã biết một loại liên kết hóa học được hình thành bằng lực hút tĩnh điện giữa các ion trái dấu, hôm nay chúng ta sẽ nghiên cứu loại liên kết được hình thành do sự góp chung electron để dùng chung. Đó là liên kết cộng hóa trị.

      Tiến trình tiết dạy:

TG

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

Nội dung

Hoạt động 1: Sự hình thành phân tử H2.

7’

 

 

-GV: Yêu cầu học sinh viết cấu hình e của nguyên tử Hiđro.

-Muốn đạt cấu hình e bền của He gần nhất thì mỗi nguyên tử H cần bao nhiêu e nữa?

-GV lấy ví dụ mối quan hệ thực tế ben ngoài cho học sinh dễ hiểu hơn, từ đó liên hệ vào bài học .

-GV: Bổ sung quy ước: H:H

Mỗi chấm bên kí hiệu nguyên tố biểu diễn 1e ở lớp ngoài cùng.  H:H Được gọi là công thức electron.

        H – H gọi là công thức cấu tạo.

Giữa hai nguyên tử H có 1 cắp e liên kết biểu thị bằng (-), đó là liên kết đơn .

 

 

-Cấu hình e của 1H: 1s1

 

-Mỗi nguyên tử H cần 1e nữa, nên mỗi nguyên tử H bỏ ra 1e để góp vào dùng chung tạo liên kết cộng hóa trị. Biểu điễn bằng một gạch nối gọi là liên kết đơn.

I. SỰ HÌNH THÀNH LIÊN KẾT CỘNG HÓA TRỊ:

   1. Liên kết cộng hóa trị hình thành giữa các nguyên tử giống nhau. Sự hình thành đơn chất.

 a. Sự hình thành phân tử H2

-Công thức electron

 

 

-Công thức cấu tạo

 

 

Mỗi nguyên tử H góp 1e tạo thành một cặp e chung , biểu diễn bằng một gạch nối giữa hai nguyên tử Hiđro.

Hoạt động 2: Sự hình thành phân tử N2.

7’

-GV yêu cầu học sinh viết cấu hình e của mội nguyên tử Nitơ và nhận xét cấu hìnhe đó.

-Muốn đạt cấu hình e bền của khí hiếm gần nhất(Ne), mỗi nguyên tử Nitơ phải góp e chung như thế nào?

-Công thức electron

 

 

 

-Công thức electron

 

 

 

 

 

 

Mỗi nguyên tử Nitơ bỏ ra 3 electron để dùng chung hình thành 3cặp e dùng chung hình thành 3 liên kết cộng hóa trị.

-Câu hỏi thảo luận:

+Liên kết đôi, liên kết ba được hình thành bởi mấy cặp e dùng chung?

+Trong đơn chất giữa hai nguyên tử cặp electron chung bị lệch về phiá nào

-Viết công thức electron và công thức cấu tạo của phân tử O2.

-Liên kết cộng hóa trị hình thành trong phân tử H2, N2 tạo nên tử hai nguyên tử của cùng một nguyên tố (độ âm điện như nhau). Do đó liên kết trong phân tử đó không bị phân cực.

 

-Mỗi nguyên tử Nitơ có cấu hình e:

1s22s22p3.Thiếu 3 e so với khí hiếm Neon . Nên mỗi Nguyên tử Nitơ phải bỏ ra 3e trong 5 e ngoài cùng để dùng chung hình thành liên kết.

-Học sinh viết cộng thức electron và công thức cấu tạo

 

 

 

 

 

 

-Thảo luận nhóm và lần lượt trả lời.

 

 

-Yêu cầu trả lời:

Liên kết đôi được hình thành do 2 cặp electron chung.

Liên kết ba được hình thành do 3 cặp electron chung.

Cặp e chung không bị lệch về phía nào cả vì lực hút, lực đẩy giữa hai nguyên tử bằng nhau. Cặp e chung nằm giữa hai nguyên tử.

 

 

 

b. Sự hình thành phân tử N2

-Công thức electron

 

-Công thức cấu tạo:

 

 

 

 

 

Mỗi nguyên tử Nitơ thiếu 3e so với cấu hình electron của khí hiếm Ne, nên mỗi nguyên tử N bỏ ra 3 e để dùng chung hình thành 3 cặp e dùng chung, tạo thành 3 liên kết cộng hóa trị. Gọi là liên kết ba.

Hoạt động 3: Khái niệm liên kết cọng hóa trị.

7’

 

-Liên kết cộng hóa trị là gì ?

 

Thế nào là liên kết đơn, đôi, ba?

 

 

 

 

 

-Liên kết cộng hóa trị không cực là gì?

 

Liên kết được hình thành do sự góp chung electron giữa các nguyên tử gọi là liên kết cộng hóa trị.

Liên kết đơn: bằng một cặp electron dùng chung.

Liên kết đôi: bằng hai cặp electron dùng chung.

Liên kết ba: bằng ba cặp electron dùng chung.

-Là liên kết cộng hóa trị mà trong đó cặp electron dùng chung không bị lệch về phía nguyên tử nào.

Khái Niệm Về Liên Kết Cộng Hóa Trị:

Liên kết cộng hóa trị là liên kết được tạo nên giữa hai nguyên tử bằng một hay nhiều cặp electron dùng chung.

Mỗi cặp electron dùng chung tạo nên một liên kết cộng hóa trị-Liên kết đơn.

 

Hoạt động 4: Sự hình thành phân tử HCl.

5’

 

 

-Yêu cầu học sinh viết cấu hình electon, viết côâng thức electron và công thức cấu tạo phân tử HCl.

 

 

-Công thức cấu tạo: H-Cl

 

 

-Học sinh thảo luận.

Viết cấu hình electron nguyên tử H, nguyên tử Cl, nhận xét số electron ngòai cùng.

Viết công thức electron

Viết công thức cấu tạo.

 

  2. Liên kết cộng hóa trị hình thành giữa các nguyên tử khác  nhau. Sự hình thành hợp chất.

   a. Sự hình thành phân tử HiđroClorua (HCl).

-Công thức electron

 

Công thức cấu tạo: H-Cl

Hoạt động 5: Sự hình thành phân tử CO2.

6’

 

 

-Liên kết cộng hóa trị giữa hai nguyên tử khác nhau thông thường là liên kết cộng hóa trị có cực. Vậy liên kết cộng hóa trị có cực là gì?

-Học sinh thảo luận

Viết cấu hình electron nguyên tử C, nguyên tử O, nhận xét số electron ngòai cùng.

Viết công thức electron.

Viết công thức cấu tạo.

-Là liên kết mà trong đó cặp e chung bị lệch về phía nguyên tử có độ âm điện lớn hơn

 

  b. Sự hình thành phân tử Cacbonic(CO2).

- Công thức electron:

 

 

 

 

 

- Công thức cấu tạo

         O = C = O

 

Hoạt động 6: Tính chất các chất có liên kết cọng hóa trị.

4’

 

GV yêu cầu học sinh cho ví dụ các hợp chất cộng hóa trị tồn tại ở trạng thái rắn, lỏng, khí…

Có thể là chất lỏng : nứơc, rượu…

Có thể là chất khí: CO2, H2

Có thể là chất rắn: đường…

Các chất  có cực tan nhiều trong dung môi có cực như nước.

Các chất không cực  nói chung không dẫn điện ở mọi trạng thái .

 

 

-Học sinh thảo luận và lần lượt trả lời.

3. Tính chất của các chất có liên kết cộng hóa trị.

Có thể là chất lỏng : nứơc, rượu…

Có thể là chất khí: CO2, H2

Có thể là chất rắn: đường…

Các chất  có cực tan nhiều trong dung môi có cực như nước.

Các chất không cực  nói chung không dẫn điện ở mọi trạng thái. 

 

Hoạt động 7: Củng cố.

2’

-Cần chú ý sự hình thành liên kết cọng hóa trị trong các phân tử: H2, N2, CO2, HCl.

-Giải thích sự hình thành phân tử O2.

 

 

Trên đây chỉ trích một phần nội dung trong Giáo án Hóa 10 Bài 13: Liên kết hóa học. Để xem toàn bộ nội dung giáo án, các quý Thầy Cô vui lòng đăng nhập vào trang tailieu.vn để tải về máy tính.

Để thiết kế bài giảng đầy đủ, chi tiết hơn Thầy cô có thể tham khảo các tài liệu sau:

>> Tailieu.vn cũng xin giới thiệu giáo án hay là bài 14:  Tinh thể nguyên tử - tinh thể phân tử để phục vụ cho việc soạn bài trong tiết học tiếp theo. 

Mong rằng đây sẽ là nguồn tài liệu hữu ích giúp cho Thầy cô có thêm ý tưởng để hoàn thiện bài giảng của mình tốt nhất!

ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2