Giáo án Hóa học 10 bài 8: Sự biến đổi tuần hoàn cấu hình electron nguyên tử của các nguyên tố hóa học
lượt xem 59
download
Mời quý thầy cô giáo và các bạn học sinh tham khảo bộ sưu tập giáo án Sự biến đổi tuần hoàn cấu hình electron nguyên tử của các nguyên tố hóa học để nâng cao kỹ năng và kiến thức trong giảng dạy và học tập. Với các kiến thức được cung cấp trong bài, học sinh biết cấu hình electron của nguyên tử các nguyên tố có sự biến đổi tuần hoàn. Số e lớp ngoài cùng quyết định tính chất hóa học của các nguyên tố nhóm B. Dựa vào cấu hình electron của nguyên tử nhóm A, suy ra số electron hóa trị của nó. Từ đó dự đoán tính chất của nguyên tố.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giáo án Hóa học 10 bài 8: Sự biến đổi tuần hoàn cấu hình electron nguyên tử của các nguyên tố hóa học
GIÁO ÁN HÓA HỌC 10
CHƯƠNG BẢNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC VÀ ĐỊNH LUẬT TUẦN HOÀN
BÀI SỰ BIẾN ĐỔI TUẦN HOÀN CẤU HÌNH ELECTRONG NGUYÊN TỬ CỦA CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC
I.MỤC TIÊU:
1.Về kiến thức :
Học sinh biết :
- Đặc điểm cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố nhóm A.
- Sự tương tự nhau về cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử (nguyên tố s,p) là nguyên nhân của sự tương tự nhau về tính chất hoá học của các nguyên tố trong cùng nhóm A.
- Sự biến đổi tuần hoàn cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố khi số điện tích hạt nhân tăng dần chính là nguyên nhân của sự biến đổi tuần hoàn tính chất của các nguyên tố.
2. Về kĩ năng :
- Dựa vào cấu hình electron của nguyên tử, suy ra cấu tạo nguyên tử, đặc điểm cấu hình electron lớp ngoài cùng.
- Dựa vào cấu hình electron, xác định nguyên tố s, p.
3. Thái độ:
- Có thái độ học tập đúng đắn.
- Có tinh thần đùm bọc giúp đỡ bạn bè cùng tiến bộ.
II. CHUẨN BỊ:
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Giáo án tài liệu lên lớp.
- Bảng cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố nhóm A ( Bảng 5, SGK)
2. Chuẩn bị của học sinh:
- Học bài cũ, đọc bài mới.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định lớp: (1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ: (5 phút)
Câu hỏi: Viết cấu hình electron và xác định vị trí của các nguyên tố Na có Z=11, Ca có Z=20, Cu có Z=29.
3. Bài mới:
Tiến trình bài dạy:
TG |
Hoạt động của GV |
Hoạt động của HS |
Nội dung |
Hoạt động 1 : Sự biến đổi tuần hoàn cấu hình electron nguyên tử của các nguyên tố hoá học: |
|||
8’ |
GV: Treo bảng cấu hình electron ở lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố cho HS quan sát, yêu cầu HS nhận xét số electron ở lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố ở chu kì 2,3,4,5,6 ?
|
HS:Số electron ở lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố được lặp lại sau mỗi chu kì, ta nói chúng biến đổi tuần hoàn.
|
I. Sự biến đổi tuần hoàn cấu hình electron nguyên tử của các nguyên tố hoá học: - Số electron ở lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố được lặp lại sau mỗi chu kì, ta nói chúng biến đổi tuần hoàn. & vậy :sự biến đổi tuần hoàn về cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố khi điện tích hạt nhân tăng dần chính là nguyên nhân của sự biến đổi tuần hoàn về tính chất của các nguyên tố.
|
Hoạt động 2: Cấu hình electron ở lớp ngoài cùng nguyên tử của các nguyên tố nhóm A: |
|||
12’ |
GV: Em hãy cho biết trong nguyên tử các electron ở lớp nào thể hiện tính chất hoá học của nguyên tử ? GV: bổ xung sự biến đổi tuần hoàn số e ở lớp ngoài cùng là nguyên nhân biến đổi tuần hoàn tính chất của các nguyên tố. GV: Cho HS nhận xét số electron ở lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố trong cùng một nhóm A ? Mối liên hệ giữa số e lớp ngoài cùng và số thư tự nhóm A ?
|
HS: Các electron ở lớp ngoài cùng ( Các e hoá trị ).
|
II.Cấu hình electron nguyên tử của các nguyên tố nhóm A. 1. Cấu hình electron ở lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố nhóm A. - Nguyên tử của các nguyên tố trong cùng một nhóm A có cùng số lớp ngoài cùng ( số electron hoá trị ) nên có tính chất hoá học giống nhau. Số thứ tự nhóm A = số electron ở lớp ngoài cùng = số electron hoá trị.
|
Hoạt động 3: Một số nhóm A tiêu biểu: |
|||
15’ |
GV: Yêu cầu HS dựa vào SGK cho biết các nguyên tố nhóm VIIIA ? Hs dựa vào bảng 5(trang 38) cho biết số electron ở lớp ngoài cùng ? GV: Các khí hiếm có tham gia phản ứng hoá học không ? Vì sao ? GV: Phân tích cho HS thấy được cấu hình bền vững của khí hiếm.
GV: Cho Hs so sánh cấu hình e của Li với He, Na với Ne ? Đàm thoại cho Hs đưa ra tính chất của kim loại kiềm.
.
GV: Yêu cầu Hs nên tính chất hoá học ?
GV: Cho Hs đọc các nguyên tố nhóm VIIA ? So sánh cấu hình ngoài cùng của các halogen với cấu hình khí hiếm ?
GV: Cho hs nhắc lại tính chất của phi kim. Lấy ví dụ cho hs viết.
|
HS: trả lời.
HS: Do có cấu hình electron bảo hoà ở lớp ngoài cùng rất bền vững.
HS: nhiều hơn khí hiếm 1e.
HS: Các kim loại kiềm có khuynh hướng nhường đi một e ngoài cùng để đạt cấu trúc e của khí hiếm gần nó.
HS: các halogen có khuynh hướng nhận thêm một electron để đạt cấu trúc e của khí hiếm gần nó.
|
2. Một số nhóm A tiêu biểu: a. Nhóm VIIIA ( nhóm khí hiếm). các ntố :Heli Neon Argon Kripton xenon rađon. Kí hiệu : He Ne Ar Kr Xe Ra ôNhận xét : nguyên tử của các nguyên tố khí hiếm ( trừ He) đều có 8 electron ở lớp ngoài cùng ( ns2np6). Đó là cấu hình electron bền vững nên : - Hầu hết các nguyên tử khí hiếm không tham gia phản ứng hoá học . - ở điều kiên thường các khí hiếm tồn tại ở trạng thái khí và phân tử chỉ gồm một nguyên tử . b. Nhóm IA ( nhóm kim loại kiềm ): các ntố : Liti Natri Kali Rubiđi Xesi Franxi kí hiệu : Li Na K Rb Se Fr ôNhận xét : -nguyên tử của các kim loại kiềm chỉ có một e ở lớp ngoài cùng : ns1. - Trong các phản ứng hoá học nguyên tử của các kim loại kiềm có khuynh hướng nhường đi một electron và thể hiện hoá trị 1. M → M+ + 1e. - Các KLK là những kim lạo điển hình. + Tính chất hoá học : - Tác dụng với O2 g oxit bazơ tan trong nước. Vd : 4Na + O2 → 2Na2O -Tác dụng với H2O g bazơ kiềm + H2 M + H2O → MOH - Tác dụng với các phi kim khác tạo muối. c. Nhóm VIIA ( nhóm Halogen): các ntố : Flo Clo Brom Iot Atatin kí hiệu : F Cl Br I At phân tử : F2 Cl2 Br2 I2 ôNhận xét : - Nguyên tử của các nguyên tố halogen đều có 7 e ở lớp ngoài cùng : ns2np5. - Trong các phản ứng các halogen có khuynh hướng thu thêm một electron và có hoá trị 1. X + 1 e → X- - là các phi kim điển hình, phân tử gồm hai nguyên tử . + Tính chất hoá học : - Tác dụng với H2: X2 + H2 → 2 HX (k), khí HX tan trong nước tạo thành dung dịch axit. - Tác dụng với kim loại g muối. Vd: 2 Na + Cl2 → 2 NaCl. - Hiđroxit của chúng là các axit. Vd : HClO, HClO3. . . |
Hoạt động 4: Củng cố: |
|||
3’ |
GV yêu cầu HS cho biết đặc điểm nhóm IIA. |
HS: Có 2e lớp ngoài cùng, có xu hướng nhường 2e để đạt cấu hình bền của khí hiếm. |
Các nguyên tố nhóm IIA: nhường 2e để đạt cấu hình bền của khí hiếm. R → R2+ + 2e |
Trên đây chỉ trích một phần nội dung trong Giáo án Hóa 10 Bài 8: Sự biến đổi tuần hoàn cấu hình electron nguyên tử của các nguyên tố hóa học. Để xem toàn bộ nội dung giáo án, các quý Thầy Cô vui lòng đăng nhập vào trang tailieu.vn để tải về máy tính.
Để thiết kế bài giảng đầy đủ, chi tiết hơn Thầy cô có thể tham khảo các tài liệu sau:
- Bài giảng Hóa học 10 Bài 8 Sự biến đổi tuần hoàn cấu hình electron nguyên tử của các nguyên tố hóa học. với lí thuyết cô đọng, bám sát chương trình cùng các ví dụ, bài tập minh họa làm sáng rõ lí thuyết.
- Các câu hỏi trắc nghiệm khách quan nằm trong phần Trắc nghiệm Sự biến đổi tuần hoàn cấu hình electron nguyên tử của các nguyên tố hóa học.
- Ngoài ra, Bài tập SGK Sự biến đổi tuần hoàn cấu hình electron nguyên tử của các nguyên tố hóa học có phân tích phương pháp làm bài và lời giải chi tiết các câu hỏi trong SGK.
>> Tailieu.vn cũng xin giới thiệu giáo án hay là bài 9: Sự biến đổi tuần hoàn tính chất của các nguyên tố hóa học và Định luật tuần hoàn để phục vụ cho việc soạn bài trong tiết học tiếp theo.
Mong rằng đây sẽ là nguồn tài liệu hữu ích giúp cho Thầy cô có thêm ý tưởng để hoàn thiện bài giảng của mình tốt nhất!
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo án Hóa học 10 bài 13: Liên kết cộng hóa trị
12 p | 1057 | 114
-
Giáo án Hóa học 10 bài 12: Liên kết ion, tinh thể ion
7 p | 691 | 94
-
Giáo án Hóa học 10 bài 17: Phản ứng oxi hóa - khử
12 p | 758 | 76
-
Giáo án Hóa học 10 bài 9: Sự biến đổi tuần hoàn tính chất của các nguyên tố hóa học. Định luật tuần hoàn
11 p | 917 | 76
-
Giáo án Hóa học 10 bài 15: Hóa trị và số oxi hóa
7 p | 573 | 72
-
Giáo án Hóa học 10 bài 10: Ý nghĩa của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học
6 p | 544 | 62
-
Giáo án Hóa học 10 bài 11: Luyện tâp - Bảng tuần hoàn, sự biến đổi cấu hình electron nguyên tử
10 p | 448 | 60
-
Giáo án Hóa học 10 bài 1: Thành phần nguyên tử
5 p | 853 | 57
-
Giáo án Hóa học 10 bài 16: Luyện tập liên kết hóa học
12 p | 457 | 57
-
Giáo án Hóa học 10 bài 5: Cấu hình electron nguyên tử
9 p | 791 | 53
-
Giáo án Sinh học 10 bài 13: Khái quát về năng lượng và chuyển hóa vật chất
4 p | 559 | 49
-
Giáo án Sinh học 10 bài 14: Enzim và vai trò của enzim trong quá trình chuyển hóa vật chất
4 p | 821 | 48
-
Giáo án Hóa học 12 bài 10: Amino axit (Chương trình cơ bản)
6 p | 453 | 38
-
Giáo án Hóa học 10 bài 3: Luyện tập Thành phần nguyên tử
5 p | 433 | 32
-
Giáo án Sinh học 10 bài 1: Các cấp trong tổ chức thế giới sống
3 p | 447 | 22
-
Giáo án Sinh học 10 bài 3: Các nguyên tố hóa học và nước
3 p | 501 | 20
-
Giáo án Hóa học 10 Nâng cao Bài 31: Hiđro clorua – Axit clohiđric
14 p | 329 | 15
-
Giáo án Hóa học 12 – Bài 10: Amino axit
5 p | 58 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn