Giáo án bài 3: Xây dựng đoạn văn trong văn bản - Ngữ văn 8
lượt xem 17
download
Tài Liệu.vn mời quý thầy cô tham khảo giáo án bài Xây dựng đoạn văn trong văn bản của chương trình Ngữ văn lớp 8 dưới đây. Mong rằng, những giáo án dưới đây sẽ khơi gợi những ý tưởng mới mẻ để quý thầy cô soạn giáo án ngày càng tốt hơn, khoa học và hay hơn. Chúc quý thầy cô có thêm nhiều tài liệu hay.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giáo án bài 3: Xây dựng đoạn văn trong văn bản - Ngữ văn 8
Tiết 10
XÂY DỰNG ĐOẠN VĂN TRONG VĂN BẢN
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
- Nắm được các khái niệm đoạn văn, từ ngữ chủ đề, câu chủ đề, quan hệ giữa các câu trong đoạn văn và cách trình bày nội dung trong đoạn văn.
- Vận dụng kiến thức đã học, viết được đoạn văn theo yêu cầu.
II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG:
1. Kiến thức:
Hiểu được khái niệm đoạn văn, từ ngữ chủ đề, câu chủ để, quan hệ giữa các câu trong đoạn văn và cách trình bày nội dung đoạn văn.
2. Kĩ năng:
- Nhận biết được từ ngữ chủ đề, câu chủ đề, quan hệ giữa các câu trong một đoạn văn đã cho.
- Trình bày một đoạn văn theo kiểu quy nạp, diễn dịch, song hành, tổng hợp.
3. Thái độ:
Có ý thức xây dựng đoạn văn trong văn bản.
III. CHUẨN BỊ:
- GV: SGK, bài soạn,bảng phụ
- HS: SGK,soạn bài.
IV. CÁC PHƯƠNG PHÁP/KỸ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC:
Phân tích tình huống giao tiếp, thực hành viết tích cực, thảo luận, trao đổi.
V.CÁC BƯỚC LÊN LỚP:
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
? Nêu những hiểu biết của em về chị Dậu trong văn bản “Tức nước vỡ bờ”
- Là một người phụ nữ thương chồng, thương con hết mực...
3.Bài mới:
HĐ của GV & HS |
Nội dung cần đạt |
GV: Cho HS đọc thầm văn bản về Ngô Tất Tố và trả lời câu hỏi 1 và 2 trong SGK. Phân tích tình huống giao tiếp. ? Văn bản trên gồm mấy ý? Mỗi ý được viết thành mấy đoạn? - Văn bản trên gồm hai ý. Mỗi ý viết một đoạn văn. ? Em thường dựa vào dấu hiệu nào để nhận biết đoạn văn? ? Hãy khái quát các đặc điểm cơ bản của đoạn văn và cho biết thế nào là đoạn văn? . |
I. Thế nào là đoạn văn ? - Văn bản trên gồm hai ý. Mỗi ý viết một đoạn văn. - Chữ viết hoa đầu câu thứ nhất lùi đầu dòng. Kết thúc đoạn văn là dấu chấm xuống dòng. - Đoạn văn là đơn vị trực tiếp tạo nên văn bản. - Bắt đầu từ chỗ viết hoa lùi đầu dòng, kết thúc bằng dấu chấm xuống dòng. - Biểu đạt bằng một ý tương đối hoàn chỉnh. |
Phân tích tình huống giao tiếp. ? Đọc đoạn thứ nhất của văn bản trên và tìm các từ ngữ có tác dụng duy trì đối tượng trong đoạn văn? ? Vậy từ ngữ chủ đề là gì?
GV: Đọc đoạn thứ hai của văn bản. Thảo luận, trao đổi ?Ý khái quát bao trùm cả đoạn văn là gì? ? Câu nào trong đọan văn chứa đựng ý khái quát ấy?
|
II. Từ ngữ chủ đề và câu chủ đề trong đoạn văn: 1.Từ ngữ chủ đề: - Từ đó là Ngô Tất Tố các câu trong đoạn đều thuyết minh cho đối tượng này. - Những từ ngữ được làm đề mục hoặc được lặp lại nhiều lần. Có mục đích duy trì đối tượng 2.Câu chủ đề: - Đánh giá những thành công của Ngô Tất Tố trong việc tái hiện thực trạng nông thôn VN trước CM tháng tám 1945 và khẳng định phẩm chát tốt đẹp của người lao động chân chính - Tắt đèn là tác phẩm tiêu biểu nhất của Ngô Tất Tố. * Nhận xét câu chủ đề: - Về nội dung: Câu chủ đề thường mang ý khái quát của đoạn văn. - Về hình thức: Ngắn gọn, thường đủ hai thành phần chính - Về vị trí: Đứng ở đầu hoặc cuối đoạn văn |
? Hãy phân tích và so sánh cách trình bày ý của hai đoạn văn trong văn bản nêu trên. (Gợi ý : Đoạn thứ nhất có câu chủ đề không? Yếu tố nào duy trì đối tượng trong đoạn văn? Quan hệ ý nghĩa giữa các câu trong đoạn văn như thế nào? Nội dung của đoạn văn được triển khai theo trình tự nào? Câu chủ đề của đoạn thứ hai đặt ở vị trí nào? ý của đoạn văn này được triển khai theo trình tự nào?) GV Cho đọc đoạn (b) SGK “Các tế bào ....thành phần tế bào”. Đoạn văn có câu chủ đề không ? HS trả lời ?Ý đoạn văn được triển khai theo trình tự nào ? - Đoạn văn triển khai đi từ các ý diễn giải cụ thể dẫn đến kết luận – Quy nạp
?Như vậy: theo các đoạn đã được phân tích, đoạn văn có thể trình bày nội dung theo những cách nào?
GV: Gọi hs đọc nội dung phân ghi nhớ trong SGK
GV:Gọi hs đọc yêu cầu của bài tập ?Văn bản có thể chia thanh mấy ý ? mỗi ý được chia thành mấy đoạn văn? - Văn bản gồm 2 ý, mỗi ý được diễn đạt thành 1 đoạn. GV: Cho hs đọc yêu câu của bài tập 2 ? Phân tích cách trình bày nội dung trong các đoạn văn ? GV: Gọi học sinh đọc yêu cầu của bài tập 3: ? Hãy viết một đoạn văn theo cách diễn dịch; sau đó biến đổi đoạn văn diễn dịch thành đoạn văn quy nạp? Yêu cầu: Viết đoạn văn theo cách diễn dịch sau đó biến đổi đoạn văn diễn dịch thành đoạn văn quy nạp. Gợi ý: + Câu chủ đề ( đã cho trước). + Các câu triển khai: - Câu 1: khởi nghĩa Hai Bà Trưng. - Câu 2: chiến thắng của Ngô Quyền. - Câu 3: chiến thắng của Nhà Trần. - Câu 4: kháng chiến chống Pháp thành công. - Câu 5: kháng chiến chống Mỹ cứu nước toàn thắng. Từ yêu cầu và gợi ý trên gv yêu cầu hs viết đoạn văn. Lưu ý: Đoạn văn diễn dịch: câu chủ đề nằm ở đầu đoạn. Đoạn văn quy nạp: câu chủ đề nằm ở cuối đoạn. Trước câu chủ đề thường có các từ ngữ được dùng để nối với các câu chủ đề với các câu triển khai ở phía trước như: vì vậy, cho nên, do đó, tóm lại... |
III. Cách trình bày nội dung trong đoạn văn: - Đoạn thứ nhất không có câu chủ đề, từ ngữ chủ đề là yếu tố dùng để duy trì đối tượng. Các câu trong đoạn văn không phụ thuộc với nhau về ý nghĩa (song hành )
-Đoạn thứ hai câu chủ đề được đặt ở đầu đoạn văn. Ý của đoạn văn được trình bày theo thứ tự từ khái quát đến chi tiết (Tác phẩm tiêu biểu – nội dung hiện thực, mối xung đột giai cấp, bộ mặt giai cấp thống trị- nhân vật điển hình, chị Dậu- tài năng khắc họa nhân vật của tác giả) - Câu chủ đề của đoạn văn nằm ở cuối đoạn. - Đoạn văn triển khai đi từ các ý diễn giải cụ thể dẫn đến kết luận – Quy nạp * Rút ra các cách trình bày nội dung trong đoạn văn : - Trình bày theo cách diễn dịch. - Trình bày theo cách quy nạp. - Trình bày theo cách song hành: * Ghi nhớ: (SGK) II. Luyện tập: 1.Bài tập 1: - Văn bản gồm 2 ý, mỗi ý được diễn đạt thành 1 đoạn
2.Bài tập 2: a.Diễn dịch. b.Song hành. c.Song hành. 3. Bài tập 3:
4. Bài tập 4: hs tự làm |
Vừa rồi là một phần giáo án bài học Xây dựng đoạn văn trong văn bản, Quý thầy cô vui lòng đăng nhập để tải toàn bộ giáo án về máy để tham khảo. Ngoài ra, quý thầy cô có thể tham khảo thêm một số tài liệu để thuận tiện hơn cho quá trình soạn giáo án như:
Hơn nữa, quý thầy cô có thể tham khảo thêm bài giảng Lão Hạc để chuẩn bị cho giáo án tiếp theo. Chúc quý thầy cô soạn được nhiều giáo án hay và khoa học.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo án Lịch sử 10 bài 20: Xây dựng và phát triển văn hóa dân tộc trong các thế kỷ X - XV
7 p | 999 | 75
-
Giáo án Lịch sử 9 bài 28: Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đấu tranh chống đế quốc Mĩ và chính quyền Sài Gòn ở miền Nam (1954 - 1965)
16 p | 879 | 56
-
Giáo án bài Chu vi hình chữ nhật - Toán 3 - GV.Ng.P.Hùng
3 p | 319 | 50
-
Giáo án Lịch sử 5 bài 28: Xây dựng nhà máy thuỷ điện Hoà Bình
5 p | 386 | 36
-
Giáo án Lịch sử 9 bài 32: Xây dựng đất nước, đấu tranh bảo vệ Tổ quốc (1976 - 1985)
3 p | 1065 | 34
-
Giáo án Lịch sử 8 bài 16: Liên Xô xây dựng chủ nghĩa xã hội (1921 - 1941)
4 p | 637 | 26
-
Giáo án bài 7: Học hát: Gà gáy - Âm nhạc 3 - GV:Bích Huân
4 p | 499 | 26
-
Giáo án bài Chu vi hình vuông - Toán 3 - GV.Ng.P.Hùng
9 p | 357 | 20
-
Giáo án Lịch sử 12 bài 3: Các nước Đông Bắc Á
8 p | 668 | 18
-
GIÁO ÁN: BÀI 3. TIẾT 20 - HỆ THỨC LƯỢNG TRONG TAM GIÁC
10 p | 264 | 15
-
Giáo án bài Lập chương trình hoạt động - Tiếng việt 5 - GV.Dương Ngọc Đức
5 p | 213 | 10
-
Giáo án môn Tự nhiên và xã hội lớp 3 sách Chân trời sáng tạo - Bài 25: Ôn tập chủ đề Con người và sức khỏe (Tiết 1+2)
6 p | 33 | 6
-
Giáo án lớp 3 tuần 31 năm học 2019-2020
19 p | 36 | 4
-
Giáo án môn Tiếng Việt lớp 3 sách Chân trời sáng tạo - Tuần 11: Bài 3
10 p | 27 | 3
-
Giáo án điện tử môn Toán lớp 3 - Bài: Bảng chia 8
8 p | 23 | 1
-
Giáo án điện tử môn Toán lớp 3 - Bài: Bảng chia 9
8 p | 20 | 1
-
Giáo án điện tử môn Toán lớp 3 - Bài: Bảng nhân 9
9 p | 19 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn