intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo án bài 45: Hóa học và vấn đề môi trường – Hóa học 12 – GV.Dương Văn Bảo

Chia sẻ: Dương Văn Bảo | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:6

336
lượt xem
41
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Qua bài học học sinh nắm vững những kiến thức về hóa học và vấn đề môi trường. HS nhận thức được về trách hiệm của bản thân góp phần bảo vệ môi trường và vận động người thân, cộng đồng bảo vệ môi trường sống.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo án bài 45: Hóa học và vấn đề môi trường – Hóa học 12 – GV.Dương Văn Bảo

  1. HÓA HỌC 12 HÓA HỌC VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG A. MỤC TIÊU BÀI HỌC Theo chuẩn kiến thức và kỹ năng B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC (Tùy theo điều kiện của trường và của mỗi giáo viên) Các bảng đã vẽ sẵn theo mẫu (trên giấy khổ lớn hoặc ở 1 slide để trình chiếu Power Point) C. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC (Tùy theo điều kiện cụ thể của GV và trình độ của HS)  Học sinh thảo luận tổ nhóm  Học sinh thuyết trình (lớp khá, giỏi). D. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG Phương pháp phù hợp nhất với bài này là HS thuyết trình theo nhóm (ở nơi có điều kiện thì trình chiếu Power Point) 1. Chia HS thành từng nhóm 3 đến 5 em. 2. Mỗi nhóm chuẩn bị trước một nội dung của bài theo sự phân công của lớp phó học tập. 3. Nếu là lần đầu thảo luận tổ nhóm hoặc thuyết trình thì giáo viên phải hướng dẫn kỹ cho HS cách soạn bài, nêu vấn đề, giải quyết vấn đề, chất vấn nhóm bạn, nêu thắc mắc với giáo viên về nội dung bài chưa hiểu rõ, hiểu kỹ sau khi đã thảo luận, chất vấn với nhau. 4. Nội dung các nhóm chuẩn bị:  Mỗi nhóm chuẩn bị nội dung bài được phân công Nhóm 1: từ đầu đến hết phần ô nhiễm môi trường không khí. Nhóm 2: ô nhiễm môi trường nước. Nhóm 3: ô nhiễm môi trường đất.
  2. HÓA HỌC 12 Nhóm 4: nhận biết môi trường bị ô nhiễm. Nhóm 5: vai trò của hóa học trong việc xử lý chất gây ô nhiễm môi trường. Nhóm 6: chuẩn bị sửa bài tập trong SGK: 4, 5, 6, 7. 5. Tiến trình tiết học  Mỗi nhóm cử đại diện lên dẫn nội dung bài được phân công theo cách riêng của từng nhóm  Giáo viên chuẩn bị: 1) Một số tư liệu để giới thiệu thêm với HS. Nên liên hệ với thực tế địa phương, đất nước, thế giới thông qua tình hình thời sự của xã hội: TD: qua các phương tiện thông tin đại chúng: ngày … có tàu dầu bị chìm tại … gây nguy cơ ô nhiễm …. Trên cơ sở đó GV nêu vấn đề để HS thảo luận, từ đó đi đến kết luận: _ Sự cố đó gây ô nhiễm môi trường như thế nào _ Nguyên tắc của giải pháp xử lý chất gây ô nhiễm môi trường. * GV sẽ bổ sung kiến thức khi cần. 2) Bài tập để a) Kiểm tra sự chuẩn bị bài ở nhà của HS. b) Kiểm tra quá trình theo dõi và tham gia vào buổi thuyết trình của HS. c) Vận dụng kiến thức hóa học được học để xử lý các tình huống gây ô nhiễm môi trường trong PTN, trong cuộc sống. Nếu do điều kiện trình độ của HS không khá, GV có thể dung phương pháp đàm thoại, gợi mở với các bảng để trống được chuẩn bị trước để sau khi nghiên cứu SGK, liên hệ thực tế HS có thể điền vào. Phần chữ màu xanh là ghi sẵn - Phần chữ màu đen là điền vào 1.
  3. HÓA HỌC 12 Thế nào là ô nhiễm môi trường? Ô nhiễm môi trường là sự làm thay đổi tính chất của môi trường, vi phạm tiêu chuẩn môi trường. 2. Ô nhiễm không khí là gì? Ô nhiễm không khí là sự có mặt của các chất lạ hoặc sự biến đổi quan trọng trong thành phần không khí, làm cho nó không sạch, có bụi, có mùi khó chịu, làm giảm tầm nhìn,… Nguyên nhân gây ô nhiễm không khí Khí thải công nhiệp Khí thải do sinh hoạt Khí thải của các động cơ xe TD: SO2, CO, NOx, ete, TD: CO2, H2S… TD: CO, SO2, NO, CO2… benzene, CFC… Tác hại của ô nhiễm môi trường không khí Gây hiệu ứng nhà Gây mưa axit ảnh hưởng không tốt ảnh hưởng không tốt kính đến sức khỏe con đến sự sinh trưởng, người phát triển của động thực vật. Nguyên tắc cơ bản của phương pháp xử lý chất gây ô nhiễm môi trường không khí _ Nhiên liệu cho động cơ phải đảm bảo tiêu chuẩn quy định. _ Không dùng CFC làm chất làm lạnh. _ Giảm sử dụng nhiên liệu kém chất lượng trong việc đun nấu, lò sưởi. _ ở các nhà máy: quy trình sản xuất được xây dựng phải đảm bảo thu hồi được lượng khí thải độc hại. _…
  4. HÓA HỌC 12 3. Ô nhiễm môi trường nước là gì? Sự ô nhiễm môi trường nước là sự thay đổi thành phần và tính chất của nước gây ảnh hưởng đến hoạt động sống bình thường của con người và sinh vật. Nguyên nhân gây ra ô nhiễm môi trường nước. Do điều kiện tự nhiên: mưa, tuyết tan, bão, Do nước thải sinh hoạt, nước thải công lũ, kéo chất bẩn xuống sông ngòi, hồ ao … nghiệp. Tác hại của ô nhiễm môi trường nước. ảnh hưởng không tốt đến sự sinh trưởng, ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe con phát triển của động thực vật. người. Nguyên tắc cơ bản của phương pháp xử lý chất gây ô nhiễm môi trường nước _ Sử dụng phân bón hóa học, thuốc bảo vệ thực vật, chất kích thích đúng quy định, đúng quy trình (để không bị ngấm vào nguồn nước) _ ở các nhà máy phải tuân thủ quy trình xử lý nước thải trước khi thải ra sông ngòi, hồ ao, biển. _… 4. Ô nhiễm môi trường đất là gì? Đất là một hệ sinh thái, bình thường hệ sinh thái đất ở trạng thái cân bằng. Tuy nhiên, khi có mặt một số chất và hàm lượng của chúng vượt quá giới hạn thì hệ sinh thái đất sẽ mất cân bằng và môi trường đất bị ô nhiễm. Nguyên nhân gây ra ô nhiễm môi trường đất.
  5. HÓA HỌC 12 Nguồn gốc tự nhiên: núi lửa, thủy triều Nguồn gốc do con người: do rác thải công xâm nhập gây nên đất mặn, … nghiệp, nông nghiệp và sinh hoạt. Tác hại của ô nhiễm môi trường đất. Các chất gây ô nhiễm môi trường đất làm cho thành phần và tính chất của đất bị thay đổi do đó ảnh hưởng xấu đến sản xuất nông nghiệp dẫn tới ảnh hưởng khó lường đối với đời sống con người: (đói, nhiễm độc do thực vật, động vật bị nhiễm độc …) 5. Nhận biết môi trường bị ô nhiễm Quan sát Dùng thuốc thử Dùng các dụng cụ đo 6. Vai trò của hóa học trong việc xử lý chất gây ô nhiễm môi trường Nguyên tắc chung Phải sử dụng các biện pháp phù hợp với thành phần các chất gây ô nhiễm cần xử lí, phù hợp với từng lĩnh vực, phạm vi cần xử lí. Cụ THể Trong sản xuất nông Trong sản xuất công Trong các cơ sở Trong các khu dân nghiệp nghiệp nghiên cứu, PTN cư trường học CÁC PHƯƠNG PHÁP HÓA HỌC
  6. HÓA HỌC 12 Phương pháp hấp thụ Phương pháp oxi hóa – khử XỬ LÝ CHẤT THẢI TRONG QUÁ TRÌNH HỌC TẬP HÓA HỌC HS đọc SGK rồi làm các bài tập vận dụng. 1/ Biết rằng thủy ngân rất độc. Làm rơi nhiệt kế dẫn đến bầu thủy ngân bị vỡ. Biện pháp đúng dùng để thu gom thủy ngân là A dùng chổi quét gom thủy ngân lại. B rắc ngay bột lưu huỳnh lên thủy ngân rồi gom lại. C dùng nước lau rửa ngay sàn nhà nơi có thủy ngân rơi vãi. D dùng cùng lúc 3 biện pháp A, B, C. 2/ Biện pháp nào sau đây sai? Trong khi làm các thí nghiệm hóa học, có một số khí thải. Biện pháp khử mỗi khí thải như sau: A Đối với các khí có tính axit như Cl2, H2S, SO2, NO2, CO2, HCl ta dùng bông tẩm dung dịch xút nút ngay ống nghiệm hoặc sục khí vào cốc đựng dung dịch xút sau khi đã quan sát xong hiện tượng. B Đối với các khí H2S, SO2, C2H4, C2H2 ta dùng bông tẩm dung dịch thuốc tím nút ngay ống nghiệm hoặc sục khí vào cốc đựng dung dịch thuốc tím sau khi đã quan sát xong hiện tượng. C Đối với khí có tính bazơ như NH3 ta dùng bông tẩm dung dịch giấm ăn nút ngay ống nghiệm sau khi đã quan sát xong hiện tượng. D Đối với các khí H2S, H2, NH3 ta tiến hành đốt khí trong không khí ngay sau khi đã quan sát xong hiện tượng. Giáo dục môi trường không phải chỉ học một lần mà là học suốt đời, từ tuổi thơ ấu đến lúc trưởng thành không phải chỉ với một người mà là của cả cộng đồng. Mục đích tạo nên con người giác ngộ về môi trường, người công dân có trách nhiệm về môi trường góp phần bảo vệ môi trường sống trong lành.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2