Giáo án bài Phân loại phản ứng trong hóa học vô cơ - Hóa 10 - GV.N.Thế Vinh
lượt xem 33
download
Bài Phân loại phản ứng trong hóa học vô cơ là tài liệu tham khảo giúp học sinh hiểu được các phản ứng hoá học được chia làm 2 loại phản ứng oxi hoá – khử và không phải là phản ứng oxi hoá – khử.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giáo án bài Phân loại phản ứng trong hóa học vô cơ - Hóa 10 - GV.N.Thế Vinh
GIÁO ÁN HÓA HỌC 10
CHƯƠNG PHẢN ỨNG OXI HÓA - KHỬ
BÀI PHÂN LOẠI PHẢN ỨNG TRONG HÓA HỌC VÔ CƠ
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
Hiểu được: Các phản ứng hoá học được chia làm 2 loại: phản ứng oxi hoá – khử và không phải là phản ứng oxi hoá – khử.
2. Kỹ năng:
Nhận biết được một phản ứng thuộc loại phản ứng oxi hoá – khử dựa vào sự thay đổi số oxi hoá của các nguyên tố.
3. Thái độ:
Khả năng tư duy trong học sinh.
II. CHUẨN BỊ :
1. Chuẩn bị của giáo viên:
Chuẩn bị trước một số phản ứng hóa học có sự thay đổi và không có sự thay đổi số oxihóa các nguyên tố.
2. Chuẩn bị của học sinh:
Oân tập trước các định nghĩa phản ứng hóa hợp, phản ứng phân hủy, phản ứng thế, phản ứng trao đổi đã học.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Oån định tình hình lớp:(1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ:(5 phút)
Câu hỏi:
Trình bày các bước cân bằng phản ứng oxihóa-khử theo phương pháp thăng bằng electron .
Aùp dụng: Cân bằng phản ứng oxihóa-khử:
FeO + HNO3 → Fe(NO3)3 + NO2 + H2O
3. Giảng bài mới:
Giới thiệu bài mới:
GV: Trong phản ứng hóa học, có phản ứng có sự thay đổi số oxihóa của một số nguyên tố, nhưng cũng có một số phản ứng không làm thay đổi số oxihóa của nguyên tố trong phản ứng.
Tiến trình tiết dạy:
Hoạt động của GV |
Hoạt động của HS |
Nội dung |
Hoạt động 1: Tìm hiểu phản ứng hóa hợp. |
||
-Giáo viên yêu cầu học sinh nhắc lại khái niệm phản ứng hóa hợp?
-Cho ví dụ minh họa? -Hãy xác định số oxihóa tất cả các nguyên tố trong phản ứng? Nhận xét số oxihóa các nguyên tố trước và sau phản ứng?
-Rút ra nhận xét gì về số oxihóa của nguyên tố trong phản ứng hóa hợp? -GV kết luận:Trong phản ứng hóa hợp, số oxihóa của các nguyên tố có thể thay đổi hoặc không thay đổi. |
-Phản ứng hóa hợp hay còn gọi là phản ứng kết hợp, phản ứng cộng hợp. -Phản ứng mà hai hay nhiều chất kết hợp lại thành một chất. -HS1: Phản ứng: S + O2 → SO2 S0 + O20→ S+4 O2-2 -Số oxihóa nguyên tố Lưu huỳnh tăng từ 0→ +4, số oxihóa nguyên tố oxi giảm từ 0→ -2 -HS2:Pứ: CaO + CO2 → CaCO3 Ca+2O-2 + C+4 O2-2 → Ca+2C+4O3-2 Số oxihóa tất cả các nguyên tố trước và sau phản ứng không thay đổi. -Trong phản ứng hóa hợp, số oxihóa của các nguyên tố có thể thay đổi hoặc không thay đổi. |
I. Phản ứng có sự thay đổi số oxi hóa và phản ứng không có sự thay đổi số oxi hóa: 1. Phản ứng hóa hợp: Ví dụ: H20 + O20 → H2+1O-2 Ca+2O-2 + C+4O2-2 →Ca+2C+4O3-2 Kết luận: Trong phản ứng hóa hợp, số oxihóa của các nguyên tố có thể thay đổi hoặc không thay đổi. |
Hoạt động 2: Tìm hiểu về phản ứng phân hủy. |
||
-Giáo viên yêu cầu học sinh nhắc lại khái niệm phản ứng phân hủy?
-Cho ví dụ minh họa? -Hãy xác định số oxihóa tất cả các nguyên tố trong phản ứng? Nhận xét số oxihóa các nguyên tố trước và sau phản ứng? -Rút ra nhận xét gì về số oxihóa của nguyên tố trong phản ứng phân hủy? -GV kết luận:Trong phản ứng phân hủy, số oxihóa của các nguyên tố có thể thay đổi hoặc không thay đổi. |
-Phản ứng phân hủy là phản ứng dưới tác dụng nhiệt một chất bị phân hủy thành nhiều chất khác. Phản ứng phân hủy còn gọi là phản ứng nhiệt phân. -HS1:Pứ: CaCO3→ CaO + CO2 Ca+2C+4O3-2 →Ca+2O-2 + C+4 O2-2 Phản ứng phân hủy trên không có sự thay đổi số oxihóa các nguyên tố. -HS2: NH4NO2 → N2O + H2O N-3H4+1N+3O2-2→N2+1O-2+ H2+1O-2 Phản ứng phân hủy trên có sự thay đổi số oxihóa các nguyên tố. Nhận xét: Trong phản ứng phân hủy, số oxihóa của các nguyên tố có thể thay đổi hoặc không thay đổi. |
2. Phản ứng phân hủy: Ví dụ: Ca+2C+4O3-2 →Ca+2O-2 + C+4 O2-2 N-3H4+1N+3O2-2→N2+1O-2+ H2+1O-2
Kết luận: Trong phản ứng phân hủy, số oxihóa của các nguyên tố có thể thay đổi hoặc không thay đổi.
|
Hoạt động 3: Tìm hiểu về phản ứng thế. |
||
-Giáo viên yêu cầu học sinh nhắc lại khái niệm phản ứng thế?
-Cho ví dụ minh họa? -Hãy xác định số oxihóa tất cả các nguyên tố trong phản ứng? Nhận xét số oxihóa các nguyên tố trước và sau phản ứng? -Rút ra nhận xét gì về số oxihóa của nguyên tố trong phản ứng thế? -GV kết luận:Trong phản ứng thế, số oxihóa của các nguyên tố luôn luôn có sự thay đổi . |
-Phản ứng thế là phản ứng mà trong đó nguyên tử hoặc nhóm nguyên tử này được thay thế bởi nguyên tử hoặc nhóm nguyên tử khác. -HS1: Zn + CuSO4 → Cu + ZnSO4 Zn0 + Cu+2SO4 →Cu0 + Zn+2SO4 Số oxihóa của nguyên tố kẽm, đồng có sự thay đổi. -HS2: Na + HCl → NaCl + H2 Na0 + H+1Cl → Na+1Cl + H20 Số oxihóa của nguyên tố Natri, Hiđro có sự thay đổi. Nhận xét: Trong phản ứng thế, số oxihóa một số nguyên tố luôn có sự thay đổi. |
3. Phản ứng thế: Ví dụ: Zn0+ Cu+2SO4→ Cu0+ Zn+2SO4 Na0 + H+1Cl → Na+1Cl + H20
Kết luận: Trong phản ứng thế, số oxihóa một số nguyên tố luôn có sự thay đổi. |
Hoạt động 4: Tìm hiểu về phản ứng trao đổi. |
||
-Giáo viên yêu cầu học sinh nhắc lại khái niệm phản ứng trao đổi?
-Cho ví dụ minh họa? -Hãy xác định số oxihóa tất cả các nguyên tố trong phản ứng? Nhận xét số oxihóa các nguyên tố trước và sau phản ứng? -Rút ra nhận xét gì về số oxihóa của nguyên tố trong phản trao đổi? -GV kết luận:Trong phản ứng trao đổi, số oxihóa của các nguyên tố luôn không có sự thay đổi . -Phản ứng trao đổi thường xảy ra giữa các chất: |
-Phản ứng mà trong đó có sự trao đổi thành phần cấu tạo nên nó. -HS1: HCl + AgNO3→ AgCl + NaNO3 Số oxihóa của các nguyên tố không có sự thay đổi. -HS2: NaOH + HCl → NaCl + H2O Số oxihóa của các nguyên tố không có sự thay đổi. Nhận xét: Trong phản ứng trao đổi số oxihóa tất cả các nguyên tố luôn không có sự thay đổi. |
4. Phản ứng trao đổi: Ví dụ: HCl +AgNO3→ AgCl+ NaNO3 NaOH + HCl → NaCl + H2O Kết luận: Trong phản ứng trao đổi số oxihóa tất cả các nguyên tố luôn không có sự thay đổi. |
Hoạt động 5: Kết luận. |
||
-Có nhiều cách để phân loại phản ứng hóa học. -Việc chia ra các loại phản ứng: hóa hợp, phân hủy, thế, trao đổi…dựa trên cơ sở nào? -Nếu lấy cơ sở là số oxihóa nguyên tố thì chia phản ứng hóa thành mấy loại?
-Bổ sung: Dựa trên sự thay đổi số oxihóa nguyên tố thì việc phân loại sẽ thực chất hơn so với việc phân loại dựa trên số lượng các chất trước và sau phản ứng. |
-Có thể dựa vào chất tham gia phản ứng và chất tạo thành sau phản ứng. -Thành hai loại: Phản ứng có sự thay đổi số oxihóa và phản ứng không có sự thay đổi số oxi hóa các nguyên tố. |
II. Kết Luận: Dựa vào sự thay đổi số oxi hóa của các nguyên tố người ta có thể chia phản ứng hóa học thành hai loại: - Phản ứng không có sự thay đổi số oxihóa các nguyên tố → không phải là phản ứng oxi hóa - khử. - Phản ứng có sự thay đổi số oxi hóa các nguyên tố là phản ứng oxi hóa - khử.
|
Hoạt động 6: Củng cố. |
||
Bài 1: Phản ứng : 2 Na + 2H2O → 2 NaOH + H2, có phải là phản ứng Oxi hóa khử không? Vì sao? Bài 2: Cho phản ứng : Zn + CuSO4 → ZnSO4 + Cu, thì 1 mol Cu2+ đã nhận bao nhiêu electron? Bài 3: Dấu hiệu nào để nhận biết một phản ứng oxi hóa-khử? |
Trên đây chỉ trích một phần nội dung trong Giáo án Hóa 10 Bài 18: Phân loại phản ứng trong hợp chất vô cơ. Để xem toàn bộ nội dung giáo án, các quý Thầy Cô vui lòng đăng nhập vào trang tailieu.vn để tải về máy tính.
Để thiết kế bài giảng đầy đủ, chi tiết hơn Thầy cô có thể tham khảo các tài liệu sau:
- Bài giảng Hóa học 10 Bài 18 Phân loại phản ứng trong hợp chất vô cơ với lí thuyết cô đọng, bám sát chương trình cùng các ví dụ, bài tập minh họa làm sáng rõ lí thuyết.
- Các câu hỏi trắc nghiệm khách quan xoay quanh cấu tạo, tính chất, ứng dụng nằm trong phần Trắc nghiệm Phân loại phản ứng trong hợp chất vô cơ.
- Ngoài ra, Bài tập SGK Phân loại phản ứng trong hợp chất vô cơ có phân tích phương pháp làm bài và lời giải chi tiết các câu hỏi trong SGK.
>> Tailieu.vn cũng xin giới thiệu giáo án hay là bài 19: Luyện tập Phản ứng oxi hóa - khử để phục vụ cho việc soạn bài trong tiết học tiếp theo.
Mong rằng đây sẽ là nguồn tài liệu hữu ích giúp cho Thầy cô có thêm ý tưởng để hoàn thiện bài giảng của mình tốt nhất!
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo án bài 29: Thấu kính mỏng - Vật lý 11 - GV.H.H.Tập
6 p | 623 | 73
-
Giáo án bài Bài thực hành số 1 phản ứng oxi hóa khử - Hóa 10 - GV.N.Thế Vinh
5 p | 1299 | 67
-
Giáo án bài Tính chất hóa học của kim loại - Hóa 9 - GV.Phạm V.Minh
6 p | 562 | 41
-
Giáo án bài 26: Các loại quang phổ - Môn Vật lý 12 - GV.Đ.T.Bằng
4 p | 664 | 30
-
Giáo án bài Dãy hoạt động hóa học của kim loại - Hóa 9 - GV.Phạm V.Minh
6 p | 418 | 26
-
Giáo án bài 22: Luyện tập chương 2 - Kim loại - Hóa 9 - GV.N Phương
6 p | 388 | 23
-
Giáo án bài 19: Sắt - Hóa 9 - GV.N Phương
6 p | 411 | 22
-
Giáo án bài Môi trường và tài nguyên thiên nhiên - Địa lý 10 - GV.Trần Thanh Nhàn
6 p | 342 | 20
-
Giáo án bài 13: Luyện tập chương 1 - các loại hợp chất vô cơ - Hóa 9 - GV.N Phương
5 p | 468 | 17
-
Giáo án bài 8: Thực hành nhận biết phân bón thông thường - Công nghệ 7 - GV.Hoàng Tuấn
3 p | 157 | 16
-
Giáo án bài 26: Oxit - Hóa 8 - GV.Phan V.An
5 p | 343 | 14
-
Giáo án bài Bài luyện tập 7 - Hóa 8 - GV.N Nam
4 p | 184 | 13
-
Giáo án bài 22: Cây rau - Tự nhiên Xã hội 1 - GV.T.B.Minh
5 p | 121 | 11
-
Giáo án bài 61: Ôn tập Động vật và thực vật - Khoa học 5 - GV.L.K.Chi
3 p | 227 | 9
-
Giáo án bài Tính chất hóa học của oxit. Phân loại oxit - Hóa 9 - GV.Phạm V.Minh
7 p | 243 | 8
-
Khái niệm về hợp chất hữu cơ và hóa học hữu cơ - Giáo án bài 34 chương 4 Hóa 9
4 p | 185 | 7
-
Giáo án bài Chính tả: Chuyện cổ tích về loài người - Tiếng việt 4 - GV.N.Hoài Thanh
3 p | 150 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn