Giáo án giảng dạy khối lớp Lá: Chủ đề nhánh: Luật giao thông phổ biến(P1)
lượt xem 32
download
I/ Mục đích yêu cầu: - Trẻ nhận biết một số quy định về luật giao thông đường bộ đơn giản ( ra đường đi bên phải, trên vỉa hè, đi theo tín hiệu đèn, không đùa nghịch, không thò đầu và tay ra ngoài khi tham gia các loại phương tiện giao thông đường bộ ). Nhận biết và gọi đúng tên 4 biển báo (cấm đi ngược chiều, nơi có trẻ em , nơi giao nhau với đường sắt có rào chắn, cấm bóp còi ). - Giáo dục trẻ chấp hành một số luật giao thông đơn...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giáo án giảng dạy khối lớp Lá: Chủ đề nhánh: Luật giao thông phổ biến(P1)
- KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG MỘT NGÀY TÍCH HỢP Chủ điểm : Một số luật lệ giao thông Chủ đề nhánh: Luật giao thông phổ biến Lớp: Mẫu giáo Nhỡ 4 – 5 tuổi I/ Mục đích yêu cầu: - Trẻ nhận biết một số quy định về luật giao thông đường bộ đơn giản ( ra đường đi bên phải, trên vỉa hè, đi theo tín hiệu đèn, không đùa nghịch, không thò đầu và tay ra ngoài khi tham gia các loại phương tiện giao thông đường bộ ). Nhận biết và gọi đúng tên 4 biển báo (cấm đi ngược chiều, nơi có trẻ em , nơi giao nhau với đường sắt có rào chắn, cấm bóp còi ). - Giáo dục trẻ chấp hành một số luật giao thông đơn giản. II/ Các hoạt động trong ngày: 1. Đón trẻ , trò chuyện đầu giờ, điểm danh: - Cho trẻ xem băng hình về hội thi An toàn giao thông của các cháu trường mầm non Hoa Phượng Đỏ. - Giới thiệu với trẻ một số biển báo đơn giản 2. Thể dục buổi sáng:
- - ĐT Hô hấp: Vung tay hít thở. - ĐT tay vai: Hai tay dang ngang sau đó bắt chéo hai tay trước ngực , 2 tay dang ngang về lại tư thế chuẩn bị. - ĐT Bụng lườn: Hai bàn tay đan nhau đưa về phía trước, gập người. - ĐT Chân: Hai tay chống hông, ký gót chân trái trước sau đó đổi bên. - ĐT Bật: nhảy lên kết hợp hai tay dang ngang, sau đó đưa hai tay lên cao vỗ vào nhau. 3. Hoạt động học có chủ đích: 3.1. Chuẩn bị môi trường hoạt động có chủ đích: * Không gian tổ chức: Trong lớp học * Đồ dùng phương tiện: - Bản tin truyền hình về An toàn giao thông của Đài PTTH Đà Nẵng. - 4 bức tranh vẽ về đường phố và các chi tiết để trẻ dán. - 4 biển báo: cấm đi ngược chiều, nơi có trẻ em , nơi giao nhau với đường sắt có rào chắn,, cấm bóp còi . - Mỗi trẻ một biển báo do trẻ tự làm từ hôm trước. * Phương pháp: - Phương pháp trực quan, đàm thoại, thực hành. 3.2. Tiến hành tổ chức hoạt động: * Mở đầu hoạt động: - Cô hướng các cháu vào xem bản tin về an toàn giao thông của đài PTTH Đà Nẵng.
- - Cô hỏi: “ Các con vừa xem bản tin gì ? ” - “ Con có suy nghĩ gì sau khi xem bản tin ? ” - Để trẻ tự suy nghĩ và trả lời. - “ Các con ạ ! Mỗi người chúng ta đều phải chấp hành luật giao thông để phòng tránh tai nạn cho mình và cho tất cả mọi người” * Hoạt động trọng tâm: - “ Các con hãy giúp cô làm những bức tranh trong đó có người tham gia các phương tiện giao thông đường bộ, các con có làm được không ? ” - Cô giới thiệu cho trẻ từng chi tiết tranh rời và tranh nền. Trẻ chia làm 4 nhóm thực hiện. - Cô cho trẻ gắn tranh của các nhóm lên, sau đó cho trẻ cùng quan sát và nhận xét nội dung tranh, yêu cầu trẻ phát hiện ra những hành vi đúng luật và sai luật giao thông, giải thích được các tình huống giao thông đúng hoặc sai trong tranh. - Trẻ tham gia đàm thoại và nêu nhận xét của mình. Vì sao đúng ?, Vì sao sai ? - Gợi ý cho trẻ phát hiện ở bức tranh thứ 4 có biển báo gì ? Cho trẻ đọc đúng tên biển báo đó. - Giáo viên chú ý giải thích các tình huống đúng sai qua các biển báo giao thông - “ Biển báo này cháu thường gặp ở đâu ? Đặt biển báo đó để làm gì ? ”
- + Trò chơi: Đoán tên biển báo: - “ Cô có rất nhiều biển báo được nấp đằng sau những ô cửa bí mật, các con hãy tìm cách mở những ô cửa bí mật đó, nhưng trước hết, các con hãy chọn cho mình một biển báo mà con thích nhé ! ” - Mở nhạc bài : “ Đi đường em nhớ ” kết hợp trẻ đến chọn biển báo theo ý thích. - Cô dùng câu đố hoặc câu miêu tả nội dung biển báo để cho các cháu đoán đúng tên biển báo “ Ba cạnh viền quanh, thắm tươi màu đỏ, nền vàng hiện rõ, 2 bé dắt nhau. Đố bé đoán xem biển báo gì ở đó ?” - Cho trẻ đoán tên, các bé có cùng biển báo đó giơ lên, đọc tên biển báo đó và gắn lên bảng. - Cô hỏi, “Biển báo này các con nhìn thấy ở đâu ? Quy định của biển báo như thế nào? ” - Cô cho trẻ thay phiên nhau lên chơi. - Tương tự như thế với biển báo : nơi giao nhau với đường sắt có rào chắn, cấm đi ngược chiều. - Khi trẻ gắn xong những biển báo cô hỏi: - “ Các con có nhận xét gì về các biển báo cô gắn trên bảng ? ” - “ Các con hãy phân cho cô các nhóm biển báo có hình dạng màu sắc giống nhau thành từng nhóm ” - Trẻ phân nhóm. - Cô chỉ vào từng trẻ và hỏi trẻ: “ Các nhóm biển báo này quy định gì ? ” - Trẻ trả lời theo suy nghĩ. Cô kết luận : “ Biển báo tam giác mà cháu xếp trên bảng
- thường là biển báo nguy hiểm nhắc mọi người phải chú ý, cẩn thận, còn biển báo hình tròn màu đỏ thường là biển báo cấm. Còn rất nhiều biển báo khác, nếu chưa rõ các con hãy hỏi người lớn để được chỉ dẫn nhé ! ” * Kết thúc hoạt động: - Hát và vận động “ Em đi qua ngã tư đường phố ” 4. Hoạt động ngoài trời: - Trẻ tham gia trò chơi : “Em đi qua ngã tư đường phố ” - Hát và vận động : dung dăng dung dẻ. - Chơi tự do. 5. Hoạt động góc: * Góc phân vai: chơi trò chơi: Em đi qua ngã tư đường phố + Mục đích: - Trẻ phản ánh được vui chơi làm chú cảnh sát giao thông - Phản ánh các hoạt động trên đường phố: đi bộ qua đường, đi trên các phương tiện giao thông … + Chuẩn bị: - Sân bãi có cột đèn, trang phục cảnh sát giao thông, xe đạp, vẽ ngã tư tại sân trường. + Tiến hành: - Các cháu đóng vai người tham gia giao thông và người điều khiển giao thông trên đường phố. * Góc nghệ thuật:
- + Mục đích yêu cầu: - Trẻ biết gấp thuyền, máy bay bằng giấy. + Chuẩn bị: - Giấy màu, hồ dán, tranh nơi hoạt động của các phương tiện giao thông + Tiến hành: - Trẻ lấy giấy màu và gấp thuyền, gấp máy bay. Sau đó bôi hồ dán vào đúng nơi hoạt động của loại phương tiện đó trong tranh cô đã chuẩn bị sẵn. * Góc học tập: - Ghép tranh, đánh dấu những hoạt động đúng và gạch bỏ những hành động sai trong tranh. + Mục đích yêu cầu: - Trẻ nhận biết những hành động đúng sai về những quy định giao thông + Chuẩn bị: - Tranh vẽ các hành động đúng sai đã được cô phô tô. + Tiến hành: - Trẻ dùng bút để gạch những hành động sai và đánh dấu vào những hành động đúng. 6. Vệ sinh, ăn trưa, ngủ trưa, ăn phụ chiều: - Giúp cô lau dọn bàn ăn, bày dĩa, khăn lau. - Rửa tay trước khi ăn và đánh răng, uống nước sau khi ăn. - Rèn trẻ ăn kông nói chuyện , không rơi vãi. - Biết lấy đúng gối và giúp cô thu dọn chiếu gối sau khi ngủ.
- 7. Hoạt động chiều: - Chơi đoán tên biển báo. - Tô màu các biển báo để ngày mai cắt dán. III/ Lưu ý: 1. Kết quả đạt được sau khi tổ chức các hoạt động trong ngày: ......................................................................................................... 1.1. Nội dung chưa dạy được và lý do: … ..................................................................................................... … ..................................................................................................... 1.2 Những thay đổi cần thiết: … ..................................................................................................... …. .................................................................................................... 2. Những trẻ có biểu hiện đặc biệt ( về sức khỏe và giáo dục ) cần quan tâm chăm sóc, giáo dục riêng ( có thể kết hợp với gia đình ) …. .................................................................................................... ......................................................................................................... ......................................................................................................... .........................................................................................................
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo án giảng dạy vật lý khối 10 (2010 - 2011)
28 p | 722 | 198
-
Giáo án giảng dạy khối lớp Lá: CHỦ ĐIỂM: TRƯỜNG MẦM NON
3 p | 656 | 42
-
Giáo án giảng dạy khối lớp Lá: Chủ đề nhánh: GIA ĐÌNH CỦA BÉ
4 p | 1049 | 34
-
Giáo án giảng dạy khối lớp Lá: Chủ đề: Bé tham gia giao thông
4 p | 518 | 24
-
Giáo án giảng dạy khối lớp Lá: Chủ đề: Bé biết những nghề nào
5 p | 328 | 16
-
Giáo án giảng dạy khối lớp Lá: Chủ đề nhánh: Con vật nuôi trong gia đình
7 p | 293 | 15
-
Giáo án Âm nhạc khối lớp 2 3 5
221 p | 189 | 13
-
Giáo án giảng dạy khối lớp Lá: Chủ đề nhánh: Luật giao thông phổ biế(P2)
4 p | 557 | 13
-
Giáo án giảng dạy khối lớp Lá: Chủ điểm: Trường lớp
5 p | 346 | 11
-
Giáo án giảng dạy khối lớp Lá:Chủ đề nhánh: Những con vật đáng yêu
5 p | 250 | 8
-
Giáo án giảng dạy khối lớp Lá: Hoạt động nhận biết: Con cá
5 p | 128 | 8
-
Giáo án giảng dạy khối lớp Lá: Chủ đề nhánh: Những con vật đáng yêu.
5 p | 230 | 6
-
Giáo án giảng dạy khối lớp Lá: Tháng 12
11 p | 163 | 6
-
Giáo án giảng dạy khối lớp Lá: Giá trị dinh dưỡng của thịt gia cầm
8 p | 150 | 6
-
Giáo án giảng dạy khối lớp Lá: NHỮNG MÓN ĂN DÀNH CHO TRẺ BỊ THIẾU MÁU
14 p | 137 | 5
-
Giáo án giảng dạy khối lớp Lá: Di động của bé
4 p | 80 | 5
-
Giáo án môn Hình học lớp 9 - Học kì 1
130 p | 83 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn