intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo án Hóa học 11 bài 12: Phân bón hóa học

Chia sẻ: Nguyễn Thế Vinh | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:7

1.282
lượt xem
60
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tuyển chọn các giáo án Hóa học 11 bài Phân bón hóa học trong bộ sưu tập hy vọng sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích cho bạn đọc trong giáo dục và học tập. Với các kiến thức được cung cấp trong bài giáo viên giúp học sinh hiểu được khái niệm phân bón hóa học và phân loại. Tính chất, ứng dụng, điều chế phân đạm, lân, kali, NPK và vi lượng. Có kĩ năng quan sát mẫu vật, làm thí nghiệm nhận biết một số phân bón hóa học. Sử dụng an toàn, hiệu quả một số phân bón hoá học.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo án Hóa học 11 bài 12: Phân bón hóa học

GIÁO ÁN HÓA HỌC 11

CHƯƠNG NITƠ- PHOTPHO

BÀI PHÂN BÓN HÓA HỌC

I. MỤC TIÊU:

1.Kiến thức: HS biết được:

- Khái niệm phân bón hóa học và  phân loại

- Tính chất, ứng dụng, điều chế phân đạm, lân, kali, NPK và vi lượng.

2.Kĩ năng:

- Quan sát mẫu vật, làm thí nghiệm nhận biết một số phân bón hóa học.

- Sử dụng an toàn, hiệu quả  một số phân bón hoá học.

- Tính khối lượng phân bón cần thiết để cung cấp một lượng nguyên tố dinh dưỡng

3.Thái độ: Biết tác dụng của các loại phân bón đối với cây trồng và môi trường đất

II. TRỌNG TÂM: Biết thành phần hóa học của các loại phân đạm, phân lân, phân kali, phân phức hợp, tác dụng với cây trồng  và cách điều chế các loại phân này.

III. CHUẨN BỊ GIÁO CỤ:

1. Giáo viên: Một số mẫu phân đạm, lân, kali, NPK. Máy chiếu.

2. Học sinh:  Mẫu phân urê, lân, NPK

IV. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY: 

- Gv đặt vấn đề

- Hs tự giải quyết vấn đề dưới sự hướng dẫn của gv

- Kết hợp sách giáo khoa, quan sát để HS tự chiếm lĩnh kiến thức

V. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:

1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số, đồng phục...

2. Kiểm tra bài cũ:

HS 1: nêu tchh và pp điều chế axit H3PO4

HS 2 làm bt về nhà bài trước đã giao: Đổ dung dịch có chứa 11,76 g H3PO4 vào dd có chứa 16,8 g KOH. Tính khối lượng các muối thu được khi làm bay hơi dung dịch?

- Gv nhận xét cho điểm

3. Nội dung:                                   

Đặt vấn đề: Để tăng năng suất cây trồng, người nông dân đã làm gì? → Vào bài

HOẠT ĐỘNG GV VÀ HS

NỘI DUNG

 

Hoạt động 1:Tìm hiểu về phân bón hoá học

- Gv: Yêu cầu hs đọc nội dung sgk cho biết.

+ Cây trồng cần những ngtố dinh dưỡng nào, dưới dạng ion, phân tử hay nguyên tử?

+ Tại sao lại bón phân cho cây?

+ Nêu phân bón hoá học là gì?

+ Gồm có các loại phân bón  hoá học chính nào?

Hs: Trả lời dựa vào thực tế và sgk.

- Gv bổ sung: Rồi kết luận phân bón hoá học

 

 

Hoạt động 2:

- Gv: Hãy cho biết vai trò của phân đạm, cách đánh giá chất lượng đạm dựa vào đâu ?

Hs: Trả lời.

- Gv: Yêu cầu hs thảo luận nhóm xác định thành phần hoá học chính, phương pháp điều chế, dạng ion hoặc hợp chất mà cây trồng đồng hoá của 3 loại phân đạm

Hs: Thảo luận trong 3 phút àTrình bày, các nhóm khác bổ sung

- Gv: Nhận xét, kết luận

- Gv: Làm thí nghiệm tính tan của phân urê, thông tin thêm: ure tác dụng với nước tạo thành (NH4)2CO3; Cơ sở sản xuất phân đạm

 

 

 

 

 

 

 

Hoạt động 3:

- Gv:Yêu cầu hs cho biết vai trò của phân lân, dạng tồn tại của phân lân là gì ? Chất lượng phân lân được đánh giá dựa vào đại lượng nào?

Hs: Nghiên cứu sgk rồi trả lời.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Hoạt động 4:

- Gv: Phân kali cung cấp cho cây ngtố gì? Dưới dạng nào ? Tác dụng kali được đánh giá như thế nào?

Hs: Tự đọc nội dung sgk và trả lời các câu hỏi trên.

 

Hoạt động 5:

- Gv: Cho hs đọc nội dung sgk để phân biệt khái niệm phân hỗn hợp và phân phức hợp ? Nêu các vd minh hoạ.

Hs: trả lời

 

Hoạt động 6:

- Gv: Cho hs nghiên cứu sgk

Nêu khái niệm về phân vi lượng thành phần và tác dụng của phân vi lượng cách dùng phân vi lượng có hiệu quả.

Hs: Trả lời

 

- Phân bón hoá học: là những hóa chất có chứa các nguyên tố dinh dưỡng, được bón cho cây nhằm nâng cao năng suất mùa màng.

- Có 3 loại chính: phân đạm, phân lân và phân kali.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

I. Phân đạm:

- Cung cấp N hoá hợp dưới dạng NO3-, NH4+

- Kích thích quá trình sinh trưởng, làm tăng tỉ lệ protein thực vật à Cây trồng phát triển nhanh, cho nhiều hạt, củ, quả.

- Độ dinh dưỡng được đánh giá theo tỉ lệ % khối lượng của ngtố N

Phân đạm

amoni

nitrat

Urê

TP hoá học chính

Muối amoni: NH4Cl; NH4NO3; (NH4)2SO4; ...

NaNO3; Ca(NO3)2; ...

(NH2)2CO

PP điều chế

NH3 tác dụng với axit tương ứng

Axit nitric và muối cacbonat

CO2+2NH3→

(NH2)2CO +H2O

Dạng ion hoặc hợp chất mà cây trồng đồng hoá

NH4+; NO3-

NO3-

NH4+

 

II. Phân lân:

- Cung cấp P cho cây dưới dạng ion PO4 3-

- Tăng quá trình sinh hoá, trao đổi chất, trao đổi năng lượng của cây.

- Đánh giá theo tỉ lệ % khối lượng P2O5.

 

Phân

Supephotphat đơn

Supephotphat kép

Lân nung chảy

TP hoá học chính

 

Hàm lượng PO5

Ca(H2PO4)2 + CaSO4

 

 

 

14-20%

Ca(H2PO4)2

 

 

 

40-50%

Hỗn hợp phatphat và silicat của canxi, magiê

12-14%

PP điều chế

Ca3(PO4)2 + 2H2SO4 đặc à Ca(H2PO4)2 + CaSO4

Ca3(PO4)2 + 3H2SO4 à 2H3PO4 + 3CaSO4

 

4H3PO4 + Ca3(PO4)2 à 3Ca(H2PO4)2

 

Nung hỗn hợp quặng apatit, đá xà vân và than cốc ở  trên 1000oC

Dạng ion hoặc hợp chất mà cây trồng đồng hoá

H2PO42-

H2PO42-

Không tan trong nước, tan trong môi trường axit (đất chua)

 

III. Phân kali:

- Cung cấp kali dưới dạng ion K+.

- Tăng cường tạo ra đường, bột, xơ, dầu à tăng khả năng chống rét, chống bệnh và chịu hạn cho cây.

- Đánh giá theo tỉ lệ % khối lượng K2O

 

 

III. Phân hỗn hợp và phân phức hợp:

- Phân hỗn hợp: N,K,P

- Phức hợp: Amophot: NH4H2PO4 và (NH4)2HPO4

 

 

 

 

 

III. Phân vi lượng:

- Cung cấp các nguyên tố: Bo, Mg, Zn, Cu, Mo… ở dạng hợp chất.

- Cây trồng chỉ cần 1 lượng nhỏ nên các nguyên tố trên đóng vai trò là vitamin cho thực vật.

 

Trên đây chỉ trích một phần nội dung trong Giáo án Hóa 11 Bài 12: Phân bón hóa học. Để xem toàn bộ nội dung giáo án, các quý Thầy Cô vui lòng đăng nhập vào trang tailieu.vn để tải về máy tính.

Để thiết kế bài giảng đầy đủ, chi tiết hơn Thầy cô có thể tham khảo các tài liệu sau:

>> Tailieu.vn cũng xin giới thiệu giáo án hay là Bài 13: Luyện tập Tính chất của nitơ, photpho và các hợp chất của chúng để phục vụ cho việc soạn bài trong tiết học tiếp theo. 

Mong rằng đây sẽ là nguồn tài liệu hữu ích giúp cho Thầy cô có thêm ý tưởng để hoàn thiện bài giảng của mình tốt nhất!

ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
7=>1