Hoạt động 1. Hãy viết phương trình điện li của HCl, HBr, HNO3, từ đó nêu nhận xét chung về phương trình điện li của các axit?
*Các dung dịch axit có tính chất hóa học chung gì? cho ví dụ?
Hoạt động 2 Các axit HCl, HNO3, HBr trong các phương trình điện li trên phân li mấy nấc cho ra H+ ?
Các axit H3PO4, H2S sẽ phân li như thế nào? Viết phương trình điện li?
Hoạt động 3 Hãy viết phương trình điện li của NaOH, KOH, Ca(OH)2 từ đó nêu nhận xét chung về phương trình điện li của các bazơ?
Các dung dịch bazơ có tính chất hóa học chung gì? cho ví dụ?
Hoạt động4
*Thí nghiệm: Điều chế Zn(OH)2 từ ZnCl2 và NaOH trong 2 ống nghiệm. Gạn lấy phần kết tủa thêm dd HCl đến dư và dd NaOH đến dư vào trong mối ống nghiệm . Quan sát và nêu nhận xét.
* Từ thí nghiệm hãy kết luận thế nào là hidroxit lưỡng tính?
*Hãy viết phương trình điện li của Sn(OH)2 và Al(OH)3?
|
HCl --> H+ + Cl-.
HBr --> H+ + Br-.
HNO3 --> H+ + NO3-.
* Các axit trong nước phân li cho ra cation H+ và anion gốc axit.
* Tính chất hóa học chung của axit là : làm đổi màu chất chỉ thị, tác dụng với bazơ, oxit bazơ, muối.
Ví dụ:
HCl + NaOH = NaCl + H2O.
2HCl + CaO = CaCl2 + H2O.
2HCl + Na2CO3 = ...
* Phân li một nấc cho ra ion H+.
* Phân li nhiều nấc cho ra H+.
H3PO4 H+ + H2PO4-.
H2PO4- H+ + HPO42-.
HPO42- H+ + PO43-.
NaOH --> Na+ + OH-.
KOH --> K+ + OH-.
Ca(OH)2 --> Ca2+ + 2OH-.
* Các bazơ trong nước phân li cho ra cation kim loại và anion OH-.
* Tính chất hóa học chung của bazơ là : làm đổi màu chất chỉ thị, tác dụng với axit, oxit axit, muối.
Ví dụ:
HCl + NaOH = NaCl + H2O.
CO2 + NaOH = NaHCO3
CuCl2 + 2NaOH = ...
*Zn(OH)2 tan được trong cả dd HCl và dd NaOH.
* Hidroxit lưỡng tính là hidroxit khi tan trong nước vừa có thể phân li như axit, vừa có thể phân li như bazơ.
* Học sinh viết và giáo viên kiểm tra lại.
|
I. Axit : (Theo A-re-ni-ut)
1. Định nghĩa:
* Axit là chất khi tan trong nước phân li cho ra cation H+.
Ví dụ:
H2SO4 → 2H+ + SO42-
CH3COOH H+ + CH3COO-.
* Vậy :các dung dịch axit đều có một số tính chất chung, đó là tính chất của cation H+ trong dd.
2. Axit nhiều nấc:
* Các axit HCl, HNO3, HBr, CH3COOH... trong nước chỉ phân li một nấc ra ion H+ đó là các axit một nấc.
* Các axit H2SO4, H2SO3, H3PO4,... khi tan trong nước phân li theo nhiều nấc ra ion H+ đó là các axit nhiều nấc.
Ví dụ: H3PO4 H+ + H2PO4-.
H2PO4- H+ + HPO42-.
HPO42- H+ + PO43-.
=> H3PO4 trong nước phân li ba nấc ra ion H+ , đây là axit 3 nấc.
II.Bazơ: (theo A-rê-ni-ut)
* Bazơ là chất khi tan trong nước phân li ra anion OH-.
Ví dụ: NaOH → Na+ + OH-.
Ca(OH)2 → Ca2+ + 2OH-.
* Vậy : các dung dịch bazơ đều có một số tính chất chung, đó là tính chất của các anion OH- trong dd.
III. Hidroxit lưỡng tính:
* Hidroxit lưỡng tính là hidroxit khi tan trong nước vừa có thể phân li như axit, vừa có thể phân li như bazơ.
Vdụ : Zn(OH)2 pli theo 2 kiểu:
+ Phân li theo kiểu bazơ:
Zn(OH)2 → Zn2+ + 2OH-
+Phân li theo kiểu axit:H2ZnO2
H2ZnO2 → 2H+ + ZnO22-.
(H2ZnO2)
* Các hidroxit lưỡng tính thường gặp là: Zn(OH)2, Pb(OH)2, Sn(OH)2, Al(OH)3; Cr(OH)3 ; Cu(OH)2
.
|