Giáo án Lịch sử 8 bài 1: Những cuộc cách mạng tư sản đầu tiên
lượt xem 26
download
Bộ sưu tập “Những cuộc cách mạng tư sản đầu tiên" bao gồm nhiều giáo án chi tiết và cách trình bày rõ ràng đẹp mắt được tổng hợp bởi nhiều giáo viên. Giúp học sinh hiểu và nắm rõ được nguyên nhân, diễn biến, tính chất, ý nghĩa của cuộc cách mạng Hà Lan giữa thế kỉ XVI, cách mạng Anh giữa thế kỉ XVII,chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ và việc thành lập Hợp chúng quốc Hoa Kì. Bên cạnh đó cũng có thể hiểu được các khái niệm cơ bản trong bài, chủ yếu là khái niệm “ Cách mạng tư sản”.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giáo án Lịch sử 8 bài 1: Những cuộc cách mạng tư sản đầu tiên
Tiết 1 - Bài 1. NHỮNG CUỘC CÁCH MẠNG TƯ SẢN ĐẦU TIÊN
I. Mục tiêu bài học :
1. Kiến thức
- Nhận biết được những chuyển biến lớn về kinh tế ,chính trị ,xã hội ở châu Âu trong các thế kỉ XVI,XVII; mâu thuẫn ngày càng sâu sắc giữa lực lượng SX mới – TBCN với chế độ PK, từ đó thấy đc cuộc ĐT giữa TS và Quí tộc PK tất yếu nổ ra.
- Nhận biết được nguyên nhân, diễn biến, ý nghĩa, tính chất của cách mạng Hà Lan giữa thế kỉ XVI, cách mạng TS Anh thế kỉ XVII,sự hạn chế của CMTS Anh.
- Hiểu các khái niệm cơ bản trong bài học( chủ yếu là khái niệm “ Cách mạng tư sản”).
2. Kĩ năng
- HS có kĩ năng phân tích sự kiện lịch sử, sử dụng lược đồ.
3. Tư tưởng thái độ
- HS nhận thức đúng về vai trò của quần chúng nhân dân trong các cuộc cách mạng; mặt tích cực, tiêu cực của CNTB .
II. Đồ dùng dạy học
- GV: Tài liệu tham khảo, lược đồ cách mạng tư sản Anh .
- HS: Đọc và nghiên cứu SGK.
III. Phương pháp
- Sử dụng đồ dùng trực quan, phân tích, trao đổi đàm thoại.
IV. Tổ chức giờ học
1. Kiểm tra bài cũ
2. Giới thiệu bài mới
GV nhắc lại những mâu thuẫn trong xã hội phong kiến. Điều tất yếu cần thay đổi của lịch sử-> cách mạng tư sản đã nổ ra. Vậy những cuộc cách mạng đầu tiên trên thế giới diễn ra như thế nào? kết quả ra sao? Chúng ta cùng tìm hiểu nội dung bài học hôm nay
3. Dạy học bài mới
Hoạt động của thầy và trò |
Chuẩn kiến thức cần đạt |
Hoạt động1: Tìm hiểu sự biến đổi về kt xh Tây Âu - gv cho hs theo dõi sgk tr3 và cho biết những sự kiện nào chứng tỏ nền sx mới ra đời ở Tây Âu? - hs theo dõi trả lời - gv nhận xét,kết luận - hs ghi - GV nhấn mạnh: nền s/xuất mới ra đời trong lòng XH PK đã suy yếu. - GVcung cấp thông tin về sự chuyến biến của XH. - GV nêu câu hỏi: mâu thuẫn mới nào nảy sinh? Và sẽ dẫn tới hệ quả gì? - HS nhắc lại mâu thuẫn cơ bản của XH PK và trả lời câu hỏi - GV nhận xét,kết luận : Hoạt động 1: Trình bày được nguyên nhân của cuộc CM . - GV nêu câu hỏi: Cuộc ĐT của nhân dân Nê-đec-lan bùng nổ trong hoàn cảnh nào? - GV tường thuật diễn biến chính cuộc đấu tranh của nhân dân Nê-đéc-lan - HS theo dõi và ghi tóm tắt Hoạt động 2: - Trình bày được diễn biến và kết quả của cuộc CM Hà Lan . ? Dựa vào lược đồ hãy trình bày diễn biến của cuộc CM ? ? CMTS Anh thu lại được kết quả gì ?
? Vì sao CM Hà Lan được xem là cuộc CM TS đầu tiên trên thế giới? - các nhóm thảo luận,nhóm trưởng báo cáo kq - GV nhận xét,kết luận: (Vì + đánh đổ chế độ phong kiến + XD xã hội tiến bộ hơn, mở đường cho CNTB phát triển). Hoạt động 1: Tìm hiểu về sự phát triển CNTB Anh về kinh tế .
? Cho biết những biểu hiện sự phát triển của CNTB ở Anh? Nguyên nhân?
Hoạt động 2: - HS biết được sự phân hoá về mặt XH nước Anh . - GV cung cấp thông tin về hệ quả sự phát triển của CNTB Anh - hs giải thích: quý tộc mới là ai,họ có vai trò gì trong xã hội Anh trước cách mạng? ( Là tầng lớp quý tộc phong kiến đã tư sản hoá, kinh doanh TBCN. Là lực lượng quan trọng lãnh đạo cách mạng TS Anh.) - gv yêu cầu hs: Hãy vẽ sơ đồ các tầng lớp trong xã hội Anh thế kỉ XVI? - gv kết luận Hoạt động 1: Trình bày diễn biến - GV tường thuật trên lược đồ. - gv hỏi:quan sát lược đồ và so sánh lực lượng của nhà vua với lực lượng của Quốc hội? - Lực lượng quốc hội lớn mạnh hơn rất nhiều, họ được đông đảo nhân dân ủng hộ. - GV tường thuật.
- HS quan sát hình 2. Bức tranh miêu tả cảnh gì? - Cuộc hành hình vua. - GV miêu tả quang cảnh xử tử vua Sác-lơ I,nhấn mạnh ý nghĩa của sự kiện này: lần đầu tiên ở châu âu phong kiến, quần chúng cách mạng đã xử tử nhà vua. Chế độ PK sụp đổ. Nước Anh trở thành nước cộng hòa TS. Sự kiện này đánh dấu CM Anh đạt đến đến đỉnh cao. h: Em hiểu thế nào là chế độ quân chủ lập hiến? - Chế độ do vua đứng đầu mà vua không có quyền hành tuyệt đối. Bên cạnh vua còn có cơ quan lập hiến điều hành xã hội. - gv nêu vấn đề: Vì sao nước Anh từ chế độ cộng hoà lại trở thành chế độ quân chủ lập hiến ? -> Thực chất vẫn là chế độ TB song để chống lại cuộc đấu tranh của nhân dân, bảo vệ quyền lợi của quý tộc và tư sản. Hoạt động 3: HS nắm được ý nghĩa lịch sử của cuộc c/m - gv cho HS đọc SGK và cho biết kết quả của cách mạng Anh thế kỉ VVII. Em hiểu như thế nào về câu nói trên của Mác ? - HS thảo luận nhóm nhỏ theo bàn - đại diện nhóm báo cáo k/quả. - gv kết luận. (+ Cuộc cách mạng do giai cấp tư sản lãnh đạo. Quyền lợi cách mạng rơi vào tay giai cấp tư sản. + Giai cấp TS và quý tộc mới thắng lợi đã xác lập chế độ TBCN, sản xuất TBCN phát triển và thoát khỏi sự thống trị của chế độ phong kiến. GV hỏi: hãy cho biết sự hạn chế của CMTS Anh? |
I. Sự biến đổi về kinh tế, xã hội Tây Âu trong các thế kỉ XV- XVII. Cách mạng Hà Lan thế kỉ XVI. 1. Một nền sản xuất mới ra đời.
* Kinh tế: - Thế kỉ XV ở Tây Âu bắt đầu xuất hiện các xưởng thủ công ( dệt, luyện kim, ...) có thuê mướn nhân công; thành thị -> trung tâm s/xuất và buôn bán. -> Đó là nền s/xuất T.B.C.N.
* Xã hội: - hình thành 2 g/c mới là TS và VS. (TS>< VS) - chế độ phong kiến >< g/cấp TS và các tầng lớp nhân dân -> cách mạng bùng nổ
2. Cách mạng Hà Lan thế kỷ XVI *Nguyên nhân: do sự thống trị của vương quốc Tây Ban Nha
* Diễn biến: (sgk)
* Kết quả: năm 1684 nước cộng hòa Hà Lan thành lập => Cách mạng Hà Lan là cuộc cách mạng tư sản đầu tiên trên thế giới
II. Cách mạng tư sản Anh thế kỉ XVII 1.Sự phát triển của CNTB ở Anh. *kinh tế: - Sự phát triển các công trường thủ công, nhiều trung tâm lớn về công nghiệp, thương mại, tài chính hình thành và hoạt động mạnh * xã hội: - xuất hiện tầng lớp qúy tộc mới (có thế lực lớn về kinh tế) - nông dân nghèo khổ - mâu thuẫn XH gay gắt: vua >< tư sản, quý tộc mới-> cách mạng bùng nổ.
2. Tiến trình cách mạng. a. Giai đoạn 1: (1642-1648) - 8/1642, cuộc nội chiến bùng nổ. - 1648, giai đoạn 1 của cuộc nội chiến chấm. dứt.
b. Giai đoạn 2: ( 1649-1688) - 30/1/1649, Sac-lơ I bị xử tử,nước Anh trở thành nước cộng hoà. - Quần chúng nhân dân tiếp tục đấu tranh, Crôm-oen thiết lập chế độ độc tài quân sự.
- 12/1866, quốc hội đảo chính , chế độ quân chủ lập hiến ra đời.
3. ý nghĩa lịch sử của cách mạng tư sản Anh giữa thế kỉ XVII.
- Mở đường cho cách mạng tư sản phát triển mạnh mẽ. Thoát khỏi ách thống trị của chế độ PK. - Đem lại thắng lợi cho giai cấp tư sản và quý tộc mới.
* Sự hạn chế của CMTS Anh. Là 1 cuộc CM ko triệt để vì vẫn còn “ngôi vua”,mặt khác CM chỉ đáp ứng được quyền lợi cho g/c TS và quí tộc mới,còn ND ko được hưởng chút quyền lợi gì. |
Trên đây là một phần trích trong toàn bộ nội dung của giáo án Những cuộc cách mạng tư sản đầu tiên. Để xem toàn bộ và đầy đủ nội dung của giáo án này, mời quý thầy cô và các em học sinh vui lòng đăng nhập vào trang Tailieu.vn để xem online hoặc tải về máy.
Ngoài giáo án trên, quý thầy cô và các em học sinh có thể tham khảo thêm bài giảng này tại đây:
- Những cuộc cách mạng tư sản đầu tiên gồm nội dung lý thuyết được sơ lược những ý chính liên quan đến bài học và có các hình ảnh, lược đồ để các em học sinh dễ dàng quan sát nắm bắt các sự kiện lịch sử và giúp cho quý thầy cô làm bài giảng của mình trở nên sinh động thu hút sự chú ý của các em học sinh.
- Hướng dẫn trả lời 2 câu hỏi bài tập SGK giúp các em học sinh nắm bài nhanh hơn.
- 10 câu hỏi trắc nghiệm liên quan đến nội dung bài Những cuộc cách mạng tư sản đầu tiên giúp các em học sinh tự đánh giá nội dung bài mà mình tiếp thu được để có phương pháp học đúng đắn.
⇒ Để xem bài giảng tiếp theo mời quý thầy cô và các em học sinh tham khảo tại đây:
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo án Lịch sử 8 bài 21: Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945)
8 p | 1378 | 50
-
Giáo án Lịch sử 8 bài 26: Phong trào kháng chiến chống Pháp trong những năm cuối thế kỉ 19
11 p | 1334 | 43
-
Giáo án Lịch sử 8 bài 12: Nhật Bản giữa thế kỉ 19 - đầu thế kỉ 20
6 p | 591 | 38
-
Giáo án Lịch sử 8 bài 14: Ôn tập lịch sử thế giới cận đại (từ giữa thế kỉ 16 đến năm 1917)
16 p | 888 | 35
-
Giáo án Lịch sử 8 bài 15: Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 và cuộc đấu tranh bảo vệ cách mạng (1917 - 1921)
11 p | 788 | 35
-
Giáo án Lịch sử 8 bài 27: Khởi nghĩa Yên Thế và phong trào chống Pháp của đồng bào miền núi cuối thế kỉ 19
7 p | 738 | 35
-
Giáo án Lịch sử 8 bài 17: Châu Âu giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 - 1939)
7 p | 886 | 31
-
Giáo án Lịch sử 8 bài 10: Trung Quốc giữa thế kỉ 19 - đầu thế kỉ 20
5 p | 965 | 29
-
Giáo án Lịch sử 8 bài 11: Các nước Đông Nam Á cuối thế kỉ 19 - đầu thế kỉ 20
4 p | 701 | 26
-
Giáo án Lịch sử 8 bài 31: Ôn tập lịch sử Việt Nam từ năm 1985 đến năm 1918
6 p | 375 | 26
-
Giáo án Lịch sử 8 bài 22: Sự phát triển của khoa học - kĩ thuật và văn hóa thế giới
5 p | 664 | 26
-
Giáo án Lịch sử 8 bài 16: Liên Xô xây dựng chủ nghĩa xã hội (1921 - 1941)
4 p | 637 | 26
-
Giáo án Lịch sử 8 bài 19: Nhật Bản giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 - 1939)
4 p | 618 | 23
-
Giáo án Lịch sử 8 bài 9: Ấn Độ thế kỉ 18 - đầu thế kỉ 20
5 p | 611 | 22
-
Giáo án Lịch sử 8 bài 8: Sự phát triển của kĩ thuật, khoa học, văn học và nghệ thuật
5 p | 674 | 19
-
Giáo án Lịch sử 8 bài 18: Nước Mĩ giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 - 1939)
3 p | 483 | 19
-
Giáo án Lịch sử 8 bài 23: Ôn tập lịch sử thế giới hiện đại (phần từ năm 1917 đến năm 1945)
3 p | 501 | 16
-
Giáo án Lịch sử 8 bài 7: Phong trào công nhân quốc tế cuối thế kỉ 19 - đầu thế kỉ 20
7 p | 703 | 16
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn