Bài 7
PHONG TRÀO CÔNG NHÂN QUỐC TẾ
CUỐI THẾ KỶ XIX ĐẦU THẾ KỶ XX (Tiếp theo)
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức
- HS nhận thức được rằng sau khi Ăng-ghen từ trần thì phong trào công nhân tiếp tục đấu tranh dưới sự lãnh đạo của Đảng xã hội dân chủ nga ; Lê nin và việc thành lập Đảng vô sản kiểu mới ở Nga.
- Cách mạng Nga 1905 - 1907. Ý nghĩa.
2. Kỹ năng
- HS có kĩ năng phân tích sự kiện lịch sử, giải thích một số khái niệm "chủ nghĩa cơ hội" "Đảng kiểu mới".
3. Thái độ
- Nhận thức đúng tinh thần quốc tế vô sản, lòng biết ơn vị lãnh tụ thế giới.
II. Phương tiện dạy học và sự chuẩn bị của GV-HS
- GV: Tranh ảnh tư liệu, phiếu học tập
- HS: Đọc và chuẩn bị bài
III. Phương pháp
- Sử dụng đồ dùng trực quan, phân tích, trao đổi thàm thoại
IV. Tổ chức giờ học
1. Ổn đinh tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ:
- Những sự kiện nào chứng tỏ phong trào công nhân thế giới vẫn tiếp tục phát triển trong những năm cuối thế kỉ XIX?
- Quốc tế II ra đời và họat động như thế nào?
3. Bài mới
* Giới thiệu bài:
Quốc tế II tan rã, các Đảng đều phân hóa,trừ Đảng công nhân xã hội dân chủ Nga đã ủng hộ chính phủ, đấu tranh cho giai cấp công nhân, cho sự thắng lợi của chủ nghĩa Mác với lãnh tụ là Lê-nin.
Hoạt động của thầy và trò
|
Nội dung chuẩn kién thức
|
Hoạt động1: HS biết được nguyên nhân c/m bùng nổ
- GV cho HS theo dõi SGK từ đoạn "đầu thế kỉ XX...những năm 1905-1907" và cho biết vì sao cáh mạng Nga bùng nổ?
- HS theo dõi trả lời.
- GV nhận xét, kết luận.
Hoạt động 2: Diễn biến của cuộc c/m
- GV: dùng bản đồ giới thiệu đế quốc Nga cuối thể kỷ XIX đầu XX.
(CNTB phát triển ở Nga sau cuộc cải cách
1861. Song nước Nga cơ bản là 1 nước đế quốc phong kiến quân phiệt tồn tại nhiều mâu thuẫn:
+ TS >< VS
+ Địa chủ, quý tộc tư sản >< nông dân
+ Đế quốc Nga >< các dân tộc thuộc địa
- gv sử dụng tranh "Tấn công cung điện mùa đông", kết hợp với nội dung SGK tường thuật diễn biến ngày 9-1-1905.
- HS quan sát h36 và cho biết cuộc khởi nghĩa của thủy thủ phản ánh điều gì?
(chế độ Nga hoàng đã thật sự thối nát và đang đứng trước sự sụp đổ).
Hoạt động 3: Nguyên nhân thất bại
GV nêu câu hỏi : Vì sao cách mạng Nga 1905-1907 thất bại?
+ Do sự đàn áp của kẻ thù.
+ Giai cấp VS Nga còn thiếu kinh nghiệm đấu tranh vũ trang thiếu vũ khí, không được chuẩn bị kỹ, thiếu sự phối hợp thống nhất trong toàn quốc.
Hoạt động 4:ý nghĩa, bài học kinh nghiệm
- H: Cách mạng Nga 1905- 1907 có ý nghĩa lịch sử như thế nào? bài học kinh nghiệm rút ra từ sự thất bại của cách mạng là gì?
* GV dẫn lời nhận xét của Nguyễn ái Quốc về cách mạng Nga 1905:
" Nhờ chuyến thất bại 1905 thợ thuyền mới hiểu rằng:
Một là phải tổ chức vững vàng.
Hai là phải liên lạc với dân cày.
Ba là phải vận động binh lính.
Bốn là không tin được tụi đề huề.
Năm là phải biết tư bản và vua cùng một tụi.
Muốn đuổi vua phải đuổi cả tư bản.
Cách mạng 1905 thất bại làm gương cho cách mạng 1917 thành công."
|
II. Phong trào công nhân Nga và cuộc cách mạng 1905-1907
2. Cách mạng Nga 1905-1907
a. Nguyên nhân:
Nước Nga đầu TK XX lâm vào cuộc khủng hoảng nghiêm trọng về kinh tế, chính trị, xã hội. Mâu thuẫn xã hội, dân tộc phức tạp .
b. Diễn biến.
Những năm 1905 - 1907 CM Nga bùng nổ quyết liệt.
- Ngày chủ nhật 9.1.1905, 14 vạn công nhân Pê-tec-bua biểu tình vũ trang tấn công vào Cung điện mùa đông-> " ngày chủ nhật đẫm máu".
- 5-1905 nông dân đấu tranh chống địa chủ
- 6-1905 thủy thủy chiến hạm Pô-tem- kin khởi nghĩa
- Đỉnh cao của cuộc đấu tranh là khởi nghĩa vũ trang bùng nổ ở Mát-xcơ-va. (12.1905) .
- Phong trào cách mạng Nga kéo dài -> 1907 mới chấm dứt.
c. Kết quả : thất bại
* Nguyên nhân thất bại: thiếu kinh nghệm đấu tranh vũ trang; thiếu vũ khí; không chẩn bị kĩ càng; lực lượng chênh lệch.
d. ý nghĩa :
+ Cách mạng Nga 1905-1907 đã giáng một đòn chí tử vào nền thống trị của địa chủ và tư sản.
+ Nó làm suy yếu chế độ Nga hoàng và là bước chuẩn bị cho cuộc cách mạng XHCN sẽ diễn ra vào năm 1917.
+ ảnh hưởng đến phong trào giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa và phụ thuộc.
e. Bài học kinh nghiệm
- Về tổ chức đoàn kết.
- Về tập dượt quần chúng đấu tranh.
- Kiên quyết chống tư bản và phong kiến.
|
--- xem online hoặc tải về máy---
Trên đây là một phần trích trong toàn bộ nội dung của giáo án Phong trào công nhân quốc tế cuối thế kỉ 19 - đầu thế kỉ 20. Để xem toàn bộ và đầy đủ nội dung của giáo án này, mời quý thầy cô và các em học sinh vui lòng đăng nhập vào trang tailieu.vn để xem online hoặc tải về máy.
Ngoài giáo án trên, quý thầy cô và các em học sinh có thể tham khảo thêm bài giảng này tại đây:
- Phong trào công nhân quốc tế cuối thế kỉ 19 - đầu thế kỉ 20 gồm nội dung lý thuyết được sơ lược những ý chính liên quan đến bài học và có các hình ảnh, lược đồ để các em học sinh dễ dàng quan sát nắm bắt các sự kiện lịch sử và giúp cho quý thầy cô làm bài giảng của mình trở nên sinh động thu hút sự chú ý của các em học sinh.
- Hướng dẫn trả lời 2 câu hỏi bài tập SGK Lịch sử 8 giúp các em học sinh nắm bài nhanh hơn.
- 10 câu hỏi trắc nghiệm liên quan đến nội dung bài Phong trào công nhân quốc tế cuối thế kỉ 19 - đầu thế kỉ 20 giúp các em học sinh tự đánh giá nội dung bài mà mình tiếp thu được để có phương pháp học đúng đắn.
⇒ Để xem bài giảng tiếp theo mời quý thầy cô và các em học sinh tham khảo tại đây: Giáo án bài 8: Sự phát triển của kĩ thuật, khoa học, văn hóa