Giáo án Lịch sử 9 bài 5: Các nước Đông Nam Á
lượt xem 17
download
Mục tiêu bài học “Các nước Đông Nam Á” là giúp cho học sinh nắm được những kiến thức về nhân dân các nước Đông Nam Á, tổ chức ASEAN, Chiến tranh thế giới.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giáo án Lịch sử 9 bài 5: Các nước Đông Nam Á
- Bài 5. CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á 1. Mục tiêu . a/ Kiến thức : Nắm được tình hình các nước Đông Nam Á trước và sau năm 1945, sự ra đời của tổ chức ASEAN, vai trò của nó với sự phát tri ển c ủa các nước trong khu vực Đông Nam Á. b/ Tư tưởng: Tự hào về những thành tựu đạt được của nhân dân các nước Đông Nam Á trong thời gian gần đây, củng cố sự đoàn kết h ữu ngh ị và hợp tác phát triển giữa các dân tộc trong khu vực. c/ Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng sử dụng bản đồ Đông Nam Á. 2. Chuẩn bị của GV và HS: a/ Chuẩn bị của GV: Bản đồ Đông Nam Á. một số tranh ảnh về các nước ĐNÁ như Lào, Cam-pu-chia, Thái Lan, In-đô-nê-xi-a. Tư liệu L.Sử TGHĐ. b/ Chuẩn bị của HS: Đọc sách giáo khoa, tham khảo tư liệu về tổ chức ASEAN. 3.Tiến trình bài dạy * Sĩ số 9A............................9B...............................9C........................... 9D............................9E................................9Q.......................... a/ Kiểm tra bài cũ(M 5'): Câu hỏi : Thành tựu của công cuộc cải cách-mở cửa ở Trung Quốc cuối năm 1978 đến nay? Đáp án : - Tháng 12/1978 Trung ương Đảng cộng sản Trung Quốc đã đề ra đường lối mới, mở đầu cho công cuộc cải cách kinh tế- xã h ội c ủa đ ất n ước. (2đ) -Chủ trương:Xây dựng CNXH mang màu sắc Trung Quốc lấy phát triển kinh tế làm trọng tâm thực hiện cải cách, mở cửa nh ằm mục tiêu: hi ện đ ại hóa đưa đất nước Trung Quốc trở thành một quốc gia giầu mạnh. (2đ) -Kết quả:Sau 20 năm cải cách mở cửa nền kinh tế Trung Quốc phát tri ển nhanh chóng tốc độ tăng trưởng nhất thế giới tổng sản phẩm trong nước GDP tăng trung bình 9,6%. (3đ)
- -Đối ngoại:Bình thường hoá quan hệ với các nước quan hệ h ữu ngh ị, hợp tác các nước trên TG đã thu hồi được chủ quyền đối với Hồng Công, Ma Cao. (3đ). CTTG2 kết thúc đã tạo cơ hội thuận lợi cho nhiều nước trong khu v ực Đông Nam Á giành độc lập và phát triển kinh tế, bộ mặt các nước đã có nhiều thay đổi. b/ Dạy nội dung bài mới I/ Tình hình Đông Nam Á trước và sau năm 1945(13’). GV:Treo bản đồ các nước. Đông Nam Á là khu vực rộng gần 4,5 triệu km2 gồm 11 nước chỉ vị trí tên thủ đô với số dân 536 triệu ngưới(2002) trước CTTG2 t ất cả các nước Đông Nam Á (trừ Thái Lan) còn đều là thuộc địa đế quốc thực dân -Trước năm 1945, hầu hết là thuộc địa của các thực dân (tr ừ Thái Lan). ?TB: Sau chiến tranh thế giới thứ 2 phong trào GPDT ở Châu Á phát tri ển ntn? Chỉ trên bản đồ tháng 8/1945 khi nghe tin Nhật đầu hàng các dân tộc Đông Nam Á đã nhanh chóng nổi dậy giành chính quyền.Tiêu biểu 17/8/1945 nhân dân In-đô-nê-xi-a tuyên bố thành lập cộng hoà In-đô-nê-xi-a, Ngày 19/819/45 Chủ Tịch Hồ Chí Minh đọc bản tuyên ngôn khai sinh ra nước Vi ệt Nam Dân Ch ủ Cộng Hoà, 12/10/1945 chính phủ Lào tuyên bố Lào là một vương quốc độc l ập có chủ quyền. Nhân dân các nước Mã Lai,Phi-lip-pin đều nổi dậy đấu tranh chống ĐQ Anh, Mĩ. -Năm 1945 các dân tộc Đông Nam Á nổi dậy giành chính quy ền: 17/8/1945, cộng hoà In-đô-nê-xi-a tuyên bố thành lập, 2/9/1945 nước VN dân chủ cộng hoà ra đời, 12/10/45 Lào tuyên bố là Vương quốc độc lập. GV:Ngay sau đó nhiều nước ĐNA lại phải cầm súng tiến hành kháng chiến chống xâm lược trở lại của các nước đế quốc như thực dân Hà Lan quay trở l ại XL In-đô-nê-xi-a, Pháp XL Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia còn ở nhi ều nơi khác như Phi-lip-pin, Mã Lai, Miến Điện phong trào đấu tranh diễn ra quyết liệt. ? TB: trước phong trào đấu tranh vũ trang nổ ra mạnh mẽ ở nhi ều n ước bọn thực dân đã làm gì? -Trước phong trào đấu tranh của nhân dân các n ước Mĩ trao tr ả đ ộc lập cho Phi-lip-pin(1946), Anh trả độc lập cho Miến Điện(1948), Mã Lai(1957).
- HS đọc: Từ giữa những năm 50 của thế kỉ XX, trong bối cảnh chi ến tranh l ạnh tình hình ĐNÁ ngày càng căng thẳng do chính sách can thiệp của Mĩ vào khu vực này 9/1954 Mĩ cùng Anh, Pháp thành lập khối quân sự ĐNÁ(SEATO) nhằm ngăn chặn ảnh hưởng của chủ nghĩa xã hội và đẩy lùi phong trào giải phóng dân tộc trong khu vực Thái Lan và Phi-lip-pin tham gia vào khối này. ?K-G: Thời kì chiến tranh lạnh, tình hình ĐNÁ có gì đặc biệt ? Mĩ thành lập khối quân sự ĐNÁ (SEATO) lôi kéo Phi-lip-pin và Thái Lan tham gia còn VN, Lào, Cam-pu-chia chống Mĩ, các nước khác thực hiện đường lối hoà bình trung lập làm tình hình ĐNÁ căng thẳng) - Tháng 9/1954, Mĩ cùng Anh, Pháp thành l ập kh ối (SEATO) lôi kéo Phi-líp- pin, Thái Lan cùng tham gia. VN, Lào Cam-pu-chia chống Mĩ xâm lược. Các nước còn lại thực hiện hoà bình, trung lập GV: Từ giữa những 50 của thế kỉ XX các nước ĐNÁ đã có sự phân hoá đ ối ngoại. II. Sự ra đời của tổ chức ASEAN(12'). GV: Sau khi giành độc lập và đứng trước những yêu cầu phát triển kinh tế xã hội đất nước nhiều nước ĐNÁ chủ trương thành lập một tổ ch ức liên minh khu vực nhằm cùng hợp tác phát triển đồng thời h ạn ch ế ảnh hưởng c ủa các c ường quốc bên ngoài đối với khu vực nhất là khi chiến tranh xâm lược của Mĩ ở Đông Dương ngày càng không thuận lợi. ?TB: Hoàn cảnh ra đời của tổ chức ASEAN ? - Đứng trước yêu cầu phát triển KT-XH các nước Đông Nam Á cần hợp tác liên minh để phát triển 8/8/1967 Hiệp hội các nước ĐNÁ được thành lập gồm Ma-lai-xi-a, Xin-ga-po, Thái Lan, In-đô-nê-xi-a, Phi-lip- pin. ?K-G: Mục tiêu hoạt động của ASEAN ? -Mục tiêu ASEAN là: Phát triển kinh t ế, văn hoá và thông qua nh ững nỗ lực hợp tác chung giữa các nước duy trì hoà bình ổn định khu vực. GV:Mùa xuân 1975 cuộc kháng chiến cứu nước của nhân dân 3 nước Đông Dương kết thúc thắng lợi ->2/1976 các nước ASEAN kí hi ệp ước thân thi ện và hợp tác ở ĐNÁ tại Ba-li (In-đô-nê-xi-a). ?TB: Nêu nguyên tắc của hiệp ước Ba Li ? - Nguyên tắc được xác định trong Hiệp ước Ba-li kí 2/1976 : + Các nước ASEAN cùng nhau tôn trọng chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ.
- + Không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau. + Giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình. + Hợp tác phát triển có hiệu quả. GV : Quan hệ 3 nước Đông Dương với các nước ASEAN được cải thiện thể hiện ở việc thiết lập các quan hệ ngoai giao. ?K-G: Sau khi giành độc lập các nước ĐNÁ đã ra sức phát triển kinh tế ntn? -Từ cuối những năm 70 thế kỉ XX nền kinh tế ASEAN đã có nhi ều chuyển biến và đạt thành tựu tiêu biểu Xin-ga-po,Thái Lan, Ma-lai-xi-a. HS: đọc chữ in nhỏ sgk(24) III. Từ "ASEAN6"phát triển thành " ASEAN10".(13’) HS: đọc từ đầu ->vào tổ chức này. ?HS:(thảo luận1') sự phát triển của các nước ASEAN diễn ra như thế nào? - Năm 1984 Bru-nây là thành viên thứ 6 tham gia tổ chức ASEAN GV:Từ đầu những năm 90 thế kỉ XX sau thời kì chiến tranh lạnh v ề v ấn đ ề Cam-pu-chia đã được giải quyết và kí hiệp định Pa-ri về Cam -pu-chia xu hướng nổi bật là sự mở rộng thành viên của tổ chức ASEAN. - Từ những năm 90 TKXX xu hướng nổi bật là sự mở r ộng thành viên của tổ chức ASEAN: 7/1995 Việt Nam, 7/1997 Mi-an-ma, Lào, 4/1999 Cam-pu-chia. ?TB: Đến những năm 90 của thế kỉ XX xu thế hoạt động của ASEAN(năm 1992) ASEAN quyết định biến ĐNÁ thành khu vực mậu dịch tự do,năm 1994 lập diễn đàn khu vực với sự tham gia của 23 quốc gia. - Hoạt động trọng tâm của ASEAN là: + Năm 1992, quyết định biến ĐNÁ thành 1 khu vực mậu d ịch t ự do(AfTA) trong vòng 10->15 năm. + Năm 1994, ASEAN lập diễn đàn khu vực (ARf). GV: Giới thiệu hình 11 SGK: hội nghị cao cấp ASEAN họp tại Hà Nội. C/ củng cố luyện tập(1’) *Bài tập(2'): Hãy khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng, biến đổi quan trọng nhất của các nước ĐNÁ từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến nay. A. Trở thành khu vực kinh tế năng động và phát triển nhất thế giới.
- B. Tất cả các nước trong khu vực đều giành độc lập. C. Tất cả các nước đều gia nhập ASEAN. D. Đạt được nhiều thành tựu trong công cuộc XD đất nước và phát triển KT. D/ Hướng dẫn học ở nhà(1') Hãy lập bảng thống kê các nước ĐNÁ. Tên nước, tên thủ đô, ngày giành độc lập, tình hình nổi bật hiện nay. * rút kinh nghiệm sau khi dạy : Nội dung kiến thức : ........................................................................................................................... Phương pháp : ....................................................................................................................................... Thời gian : ...............................................................................................................................................
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo án Lịch sử 9 bài 29: Cả nước trực tiếp chiến đấu chống Mĩ, cứu nước (1965 - 1973)
14 p | 878 | 49
-
Giáo án Lịch sử 9 bài 9: Nhật Bản
5 p | 752 | 45
-
Giáo án Lịch sử 9 bài 8: Nước Mĩ
7 p | 795 | 40
-
Giáo án Lịch sử 9 bài 17: Cách mạng Việt Nam trước khi Đảng Cộng sản ra đời
11 p | 1034 | 40
-
Giáo án Lịch sử 9 bài 30: Hoàn thành giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (1973 - 1975)
9 p | 742 | 37
-
Giáo án Lịch sử 9 bài 32: Xây dựng đất nước, đấu tranh bảo vệ Tổ quốc (1976 - 1985)
3 p | 1070 | 34
-
Giáo án Lịch sử 9 bài 12: Những thành tựu chủ yếu và ý nghĩa lịch sử của cách mạng khoa học kĩ thuật
6 p | 714 | 32
-
Giáo án Lịch sử 9 bài 16: Hoạt động của Nguyễn Ái Quốc ở nước ngoài trong những năm 1919 - 1925
8 p | 640 | 31
-
Giáo án Lịch sử 9 bài 7: Các nước Mĩ Latinh
5 p | 694 | 29
-
Giáo án Lịch sử 9 bài 11: Trật tự thế giới mới sau Chiến tranh thế giới thứ hai
6 p | 775 | 29
-
Giáo án Lịch sử 9 bài 10: Các nước Tây Âu
5 p | 427 | 20
-
Giáo án Lịch sử 9 bài 14: Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất
7 p | 451 | 19
-
Giáo án Lịch sử 9 bài 6: Các nước châu Phi
6 p | 624 | 18
-
Giáo án Lịch sử 9 bài 31: Việt Nam trong năm đầu sau đại thắng Xuân 1975
4 p | 436 | 18
-
Giáo án Lịch sử 9 bài 13: Tổng kết lịch sử thế giới từ sau năm 1945 đến nay
6 p | 495 | 15
-
Giáo án Lịch sử 9 bài 15: Phong trào cách mạng Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất (1919 - 1925)
5 p | 447 | 13
-
Giáo án Lịch sử 9 bài 33: Việt Nam trên đường đổi mới đi lên chủ nghĩa xã hội (từ năm 1986 đến năm 2000)
4 p | 348 | 11
-
Giáo án Lịch sử 9 bài 34: Tổng kết lịch sử Việt Nam từ sau chiến tranh thế giới thứ nhất đến năm 2000
4 p | 302 | 11
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn