intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo án Ngữ văn 12 tuần 13: Luyện tập vận dụng kết hợp các phương thức biểu đạt trong văn nghị luận

Chia sẻ: Nguyễn Thị Hoa | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:7

554
lượt xem
39
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mời quý thầy cô và các bạn tham khảo Giáo án Ngữ văn 12 tuần 13: Luyện tập vận dụng kết hợp các phương thức biểu đạt trong văn nghị luận để nâng cao kĩ năng và kiến thức soạn giáo án theo chuẩn kiến thức, kỹ năng trong chương trình dạy học. Giáo án Ngữ văn 12 tuần 13: Luyện tập vận dụng kết hợp các phương thức biểu đạt trong văn nghị luận được soạn với hình thức 3 cột phù hợp quy định bộ GD và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo án Ngữ văn 12 tuần 13: Luyện tập vận dụng kết hợp các phương thức biểu đạt trong văn nghị luận

  1. Giáo án Ngữ văn 12 LUYỆN TẬP VẬN DỤNG KẾT HỢP CÁC PHƯƠNG THỨC BIỂU ĐẠT TRONG BÀI VĂN NGHỊ LUẬN TIẾT THỨ NHẤT: I. Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh - Kiến thức: + Yêu cầu và tầm quan trọng của việc vận dụng kết hợp các phương thức biểu đạt trong bài văn nghị luận + Cách vận dụng kết hợp các phương thức biểu đạt trong bài văn nghị luận - Kĩ năng: + Nhận diện được tính phù hợp và hiệu quả của việc vận dụng kết hợp các phương thức biểu đạt trong một số văn bản + Vận dụng kết hợp các phương thức biểu đạt để viết bài văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí, về một hiện tượng đời sống, về một tác phẩm văn học và một ý kiến bàn về văn học (với độ dài ít nhất 700 chữ trong thời gian 90p) - Thái độ: Ý thức luyện tập kĩ năng làm văn nghị luận II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh : - Giáo viên : SGK,SGV, tài liệu tham khảo, thiết kế bài soạn, phiếu học tập - Học sinh : SGK, vở soạn, vở ghi III. Tiến trình giờ dạy: 1. Kiểm tra bài cũ: Bài thơ được kết theo cách triển khai hai hình tượng sóng đôi là sóng và em . Hãy nhận xét về ý nghĩa và hiệu quả của cách kết cấu ấy. 2. Bài mới: Hoạt động của thầy và trò Kiến thức cơ bản HĐI. Hướng dẫn HS ôn tập những I. Tìm hiểu ngữ liệu: kiến thức đã học “Chúng lập ra nhiều nhà tù hơn trường học. Chúng - HS đọc và tìm hiểu ngữ liệu. thẳng tay chém giết những người yeu nước thương - Trong đoạn văn trên tg đã dùng nòi của ta. Chúng tắm các cuộc khởi nghĩa của ta những phương thức biểu đạt nào? trong những bể máu. Chúng ràng buộc dư luận, thi hành chính sách ngu dân …. Về kinh tế, chúng bóc lột nhân dân ta đến tận xương Page 1
  2. Giáo án Ngữ văn 12 tuỷ, khiến cho dân ta nghèo nàn, thiếu thốn, nước ta xơ xác tiêu điều. Chúng cướp không ruộng đất, hầm mỏ, nguyên liệu ...” -> TG đã kết hợp các phương thức biểu cảm, miêu tả, tự sự Gồm: tự sự, miêu tả, biểu cảm, thuyết minh, nghị - HS nhắc lại những kiến thức cơ luận và hành chính – công vụ. bản về các phương thức biểu đạt => Mỗi phương thức biểu đạt đều có sức mạnh riêng ưu thế nổi trội riêng : + Nắm được diễn biến các sự việc , sự kiện (tự sự) + Cảm nhận được chi tiết, cụ thể sự việc, sự kiện (miêu tả) + Hiểu được thái độ, tình cảm của người viết đối với sự vật, hiện tượng ( biểu cảm) + Nhận thức được đối tượng với những thông tin chính xác, khách quan ( thuyết minh ) + Tạo lập quan hệ xã hội trong khuôn khổ pháp luật ( hành chính – công vụ) II. Đưa các yếu tố biểu cảm, tự sự, miêu tả vào bài - Vì sao trong bài văn nghị luận văn nghị luận cần vận dụng kết kết hợp các - Nếu chỉ nghị luận đơn thuần thì bài viết sẽ khô phương thức biểu cảm, miêu tả, tự khan. Để tránh nhược điểm này, trong các bài viết sự? nghị luận ta cần đưa các yếu tố biểu cảm, tự sự, miêu tả để giúp cho các luận điểm, luận cứ của mình thêm phần cụ thể , sắc nhọn và thuyết phục hơn . - Việc vận dụng các phương thức biểu đạt thực sự có tác dụng nâng cao hiệu quả nghị luận khi nó xuát phát từ đòi hỏi của mục đích và nội dung nghị luận ( trong bài văn nghị luận thì phương thức biểu đạt nghị luận phải giữ vai trò chủ đạo , là phương thức chính ) (Kể, tả, biểu cảm chỉ là những yếu tố kết hợp, những yếu tố này không làm mờ đi đặc trưng của bài văn. - Để việc vận dụng các phương - Các yếu tố kể, tả, biểu cảm khi tham gia vào nghị thức biểu đạt đó thực sự có tác luận phải chịu sự chi phối và phục vụ quá trình nghị Page 2
  3. Giáo án Ngữ văn 12 dụng nâng cao hiệu quả nghị luận, luận.) chúng ta cần chú ý điều gì? Nêu ví + Ví dụ : “Trái đất là ngôi nhà chung của nhân loại . dụ? Ngôi nhà chung của nhân loại cần được bảo vệ . Muốn bảo vệ ngôi nhà chung ấy thì phải bảo vê môi trường . Mỗi người,mỗi dân tộc phải cùng nhau giữ cho nguồn nước ao hồ, sông biển được trong sạch, bầu khí quyển được trong lành, rừng không bị đốt phá, muôn thú không bị săn bắt bừa bãi . Giữ gìn và khai thác tài nguyên một cách hợp lí, bảo vệ môi trường là vấn đề sống còn của mỗi quốc gia. Hãy cùng nhau gìn giữ ngôi nhà chung của chúng ta luôn xanh, sạch, đẹp ! “ Hoạt động 2 : Tổ chức cho HS III. Đưa yếu tố thuyết minh vào bài văn nghị luận lần lượt thảo luận các câu hỏi được nêu trong SGK: - Đoạn trích là một văn bản nghị luận về vấn đề : Có nên chỉ đưa vào chỉ số GDP để đánh giá thu nhập - Nội dung văn bản nói gì ? hàng năm của người dân VN hay không hay cần tính - Tìm các yếu tố thuyết minh ? tới chỉ số GNP nữa? - Hiệu quả của sự kết hợp yếu tố - Tuy nhiên văn bản nghị luận này còn có sự tham gia thuyết minh trong bài nghị luận ? của yếu tố thuyết minh . Yếu tố đó hiện diên rõ rệt nhất trong những kiến thức mà tác giả cung cấp cho - Gọi đại diện 1 nhóm trình bày người đọc về GDP, GNP. và các nhóm còn lại nhận xét - bổ sung ( nếu có) - Yếu tố thuyết minh đã hỗ trợ đắc lực cho bàn luận của tác giả , vì nó đưa những tri thức khách quan , khoa học và mới mẻ giúp người đọc có thể hiểu biết chính xác và rõ ràng hơn về vấn đề kinh tế xã hội đang được nêu ra thảo luận . => Việc kết hợp vận dụng phương thức thuyết minh trong bài nghị luận là cần thiết. - Tác dụng: Tạo sự thuyết phục cho luận điểm bằng việc trình bày một cách chính xác khách quan, khoa học vấn đề ở nhiều góc nhìn (Lí thuyết, thực tiễn...) 3. Củng cố: GV củng cố kiến thức cho HS bằng một số câu hỏi trắc nghiệm Câu 1: Trong một văn bản nghị luận, chỉ cần vận dụng một thao tác nghị luận? A. Đúng. B. Sai. Page 3
  4. Giáo án Ngữ văn 12 Câu 2: Tất cả các thao tác lập luận được sử dụng trong văn bản nghị luận đều có vai trònhư nhau? A. Đúng. B. Sai. Câu 3: Việc lựa chọn vận dụng các thao tác lập luận phụ thuộc vào những yếu tố nào? A. Mục đích giao tiếp. B. Yêu cầu, mục đích khách quan của việc trình bày đề tài. C. Yêu cầu, mục đích khách quan của việc trình bày đề tài và cả mục đích chủ quan của người tạo lập văn bản. D. Mục đích tổ chức, sắp xếp hệ thống lập luận trong văn bản. Câu 4: Có thể phối hợp thao tác nào để trình bày vấn đề? A. Chứng minh, bình luận B. Giải thích, chứng minh, bình luận C. Phân tích, so sánh, bác bỏ D. Cả B và C 4. Hướng dẫn tự học: Soạn phần 3.I và phần II. LUYỆN TẬP VẬN DỤNG KẾT HỢP CÁC PHƯƠNG THỨC BIỂU ĐẠT TRONG BÀI VĂN NGHỊ LUẬN TIẾT THỨ HAI: I. Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh - Kiến thức: + Yêu cầu và tầm quan trọng của việc vận dụng kết hợp các phương thức biểu đạt trong bài văn nghị luận + Cách vận dụng kết hợp các phương thức biểu đạt trong bài văn nghị luận - Kĩ năng: + Nhận diện được tính phù hợp và hiệu quả của việc vận dụng kết hợp các phương thức biểu đạt trong một số văn bản + Vận dụng kết hợp các phương thức biểu đạt để viết bài văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí, về một hiện tượng đời sống, về một tác phẩm văn học và một ý kiến bàn về văn học (với độ dài ít nhất 700 chữ trong thời gian 90p) Page 4
  5. Giáo án Ngữ văn 12 - Thái độ: Ý thức luyện tập kĩ năng làm văn nghị luận II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh : - Giáo viên : SGK,SGV, tài liệu tham khảo, thiết kế bài soạn, phiếu học tập - Học sinh : SGK, vở soạn, vở ghi III. Tiến trình giờ dạy: 1. Kiểm tra bài cũ: 2. Bài mới: Hoạt động của thầy và trò Kiến thức cơ bản HĐI. Hướng dẫn HS làm bài tập IV. Bài tập 3 trang 159 3. trang 159 - Viết một bài văn nghị luận ngắn để phát biểu ý Tổ chức cho lớp luyện tập – yêu kiến trong buổi trao đổi về chủ đề” Nhà văn cầu Hs làm việc cá nhân, trình bày mà tôi hâm mộ” do CLB Văn học của nhà trước lớp, tập thể nhận xét, rút trường tổ chức kinh nghiệm Gợi ý: - Lựa chọn nhà văn mà em hâm mộ - ai? - Em biết gì về họ, cuộc đời con người và các hoạt động XH và sáng tác của người đó? - Vì sao mà em hâm mộ nhà văn đó?- + Cống hiến? + Sáng tác nào đó? + Nét phong cách nghệ thuật - Ước muốn, nguyện vọng của anh chị đối với nhà văn mà mình ngưỡng mộ + Lưu ý bài văn phải vận dụng những phương thức biểu đạt mà mình thấy cần thiết => Có thể viết về một nhà thơ hoặc nhà văn đã học trong chương trình hoặc thường xuyên đọc và nắm vững. Đưa ra những ý kiến nhận định, đánh giá và thuyết phục người đọc qua việc vận dụng kết hợp các phương thức biểu đạt. HĐII. Hướng dẫn HS luyện viết Hướng dẫn: Page 5
  6. Giáo án Ngữ văn 12 Vận dụng các phương thức biểu - Đề 1: Cần xác định thao tác lập luận chủ yếu: phân đạt kết hợp với các thao tác lập tích, so sánh, bình luận. Trên cơ sở đó có thể phối hợp luận cần thiết để viết bài luận ngắn các phương thức biểu đạt như : miêu tả, thuyết minh, (khoảng 400 từ) với đề tài: tự sự, biểu cảm. Cần chú trọng thao tác phân tích, so 1. "Môi trường và cuộc sống của sánh và phương thức miêu tả, thuyết minh. con người hiện nay" - Đề 2: Cần xác định thao tác lập luận chủ yếu: phân 2. "Nét độc đáo của hình tượng tích, so sánh. Trên cơ sở đó có thể phối hợp các người lính trong bài thơ Tây Tiến phương thức biểu đạt như : thuyết minh, biểu cảm. của Quang Dũng" Cần chú trọng thao tác phân tích, và phương thức biểu cảm 3. Củng cố Câu hỏi trắc nghiệm: Vì sao cần vận dụng hợp lí các phương thức biểu đạt trong bài văn nghị luận? A. Vì việc vận dụng hợp lí các phương thức biểu đạt trong bài văn nghị luận sẽ hỗ trợ các thao tác lập luận. B. Vì việc vận dụng hợp lí các phương thức biểu đạt hỗ trợ cho thao tác lập luận sẽ giúp cho việc trình bày vấn đề sáng tỏ hơn, bọc lộ rõ hơn thái độ, suy nghĩ riêng của người viết, thu hút sự chú ý, làm bài viết sinh động, hấp dẫn. C. Vì việc vận dụng hợp lí các phương thức biểu đạt liên quan đến yêu cầu, mục đích nghị luận của bài viết. D. Vì các thao tác lập luận không đủ để làm rõ vấn đề cần trình bày. Ghi nhớ: - Việc vận dụng các phương thức biểu đạt trong bài văn nghị luận là cần thiết. - Việc vận dụng các phương thức biểu đạt phải xuất phát từ yêu cầu và mục đích nghị luận. - Kết hợp nhuần nhuyễn các phương thức người viết có thể làm cho tiến trình nghị luận đặc sắc, hấp dẫn. 4. Hướng dẫn tự học: Hoàn thiện các bài tập, tự luyện viết để phát triển kĩ năng làm văn nghị luận Page 6
  7. Giáo án Ngữ văn 12 Page 7
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2