TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP
HỒ CHÍ MINH
PHẦN MỘT: TÁC GIẢ
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
Giúp học sinh nắm được
- Hiểu được những nét khái quát về sự nghiệp văn học, quan điểm sáng tác và những đặc điểm cơ bản trong phong cách nghệ thật của Hồ Chí Minh.
- Vận dụng có hiệu quả những kiến thức nói trên vào việc đọc hiểu văn thơ của Người.
II. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN:
- Sách giáo khoa Ngữ văn 12 – tập 1.
- Sách giáo viên Ngữ văn 12 – tập 1.
- Thiết kế dạy học Ngữ văn 12 – tập 1.
- Thiết kế bài giảng Ngữ văn 12 – tập 1.
- Giới thiệu giáo án Ngữ văn 12 – tập 1.
- Bài tập Ngữ văn 12 – tập 1.
III. CÁCH THỨC TIẾN HÀNH:
- GV tổ chức giờ dạy theo cách kết hợp các phương pháp: gợi tìm, kết hợp các hình thức trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi.
- Riêng phần tác gia: Hướng dẫn học sinh ở nhà đọc kĩ sách giáo khoa và trả lời câu hỏi trong phần Hướng dẫn học bài. GV nêu câu hỏi, HS trả lời và thảo luận; sau đó GV nhấn mạnh khắc sâu những ý chính
IV. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
1. Ổn định lớp.
2. Kiểm tra bài cũ
KHÁI QUÁT VĂN HỌC VIỆT NAM TỪ CMT8 1945 ĐẾN HẾT THẾ KỈ XX
Câu hỏi:
a. Trình bày những thành tựu nổi bật của văn học Việt Nam giai đoạn 1945 – 1975?
b. Hãy so sánh để thấy sự khác nhau giữa hai giai đoạn văn học: 1944 – 1975 và giai đoạn 1975 đến hết thế kỷ XX về:
- Ý thức của người viết đối với hiện thực;
- Quan niệm về con người, về nhà văn và độc giả.
c. Kiểm tra tình hình chuẩn bị bài mới của học sinh.
3. Giảng bài mới
Vào bài:
Chủ tịch Hồ Chí Minh là người đặt nền móng, người mở đường cho văn học cách mạng. Sự nghiệp văn học của Người rất đặc sắc về nội dung tư tưởng, phong phú đa dạng về thể loại và phong cách sáng tác. Để thấy rõ hơn những điều đó, chúng ta cùng nhau tìm hiểu bài học hôm nay.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
|
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
|
* Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu vài nét về tiểu sử của Bác.
- Thao tác 1: Tìm hiểu vài nét về tiểu sử
+ GV: Hãy giới thiệu vài nét về tiểu sử của Bác: ngày tháng năm sinh, quê quán, song thân của Người, khoảng thời gian người còn trẻ.
+ HS: Dựa vào sách giáo khoa để trả lời.
|
I. Vài nét về tiểu sử:
1. Tiểu sử:
- Sinh ngày 19-5-1890.
- Quê quán: làng Kim Liên, xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An
- Song thân:
+ Cha là cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc
+ Mẹ là cụ bà Hoàng Thị Loan
- Thời trẻ:
+ Học chữ Hán ở nhà, học tại trường Quốc học Huế.
+ Có thời gian dạy học ở trường Dục Thanh (Phan Thiết)
|
- Thao tác 2: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu quá trìnhoạt động cách mạng của Bác.
+ GV: Nêu những mốc thời gian hoạt động cứu nước của Bác?
+ HS: Dựa vào sách giáo khoa để trả lời.
|
2. Quá trình hoạt động cách mạng:
- Năm 1911: ra nước ngoài tìm đường cứu nước.
- Năm 1919: gởi tới Hội nghị Véc-xây “Bản yêu sách của nhân dân An Nam” về quyền bình đẳng, tự do của các dân tộc.
- 1920: Dự đại hội Tua, là thành viên sáng lập Đảng cộng sản Pháp
- 1923 - 1941: Chủ yếu hoạt động ở Liên Xô, Trung Quốc và Thái Lan, tham gia thành lập nhiều tổ chức cách mạng:
+ Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí hội,
+ Chủ trì hội nghị thống nhất các tổ chức cộng sản trong nước tại Hương Cảng,
+ Về nước thành lập Đảng cộng sản Việt Nam.
- Ngày 29/8/1942 bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt.
- Ra tù trở về nước, lãnh đạo cách mạng tiến tới tổng khởi nghĩa tháng Tám thành công.
- Ngày 2 – 9 – 1945: thay mặt chính phủ lâm thời nước Việt Nam dân chủ cộng hòa đọc bản Tuyên ngôn độc lập.
- Sau cuộc tổng tuyển cử đầu tiên năm 1946: được bầu làm chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa.
- Từ đấy, Người luôn đảm nhận những chức vụ cao nhất của Đảng và Nhà nước, lãnh đạo toàn dân kháng chiến chống Pháp và Mĩ.
|
Trên đây chỉ trích dẫn một phần nội dung giáo án Tuyên ngôn độc lập. Để tải đầy đủ tài liệu về máy, mời quý thầy cô và các em vui lòng đăng nhập vào trang tailieu.vn
Ngoài ra, quý thầy cô có thể xem thêm tài liệu bài giảng Tuyên ngôn độc lập. Bài giảng với hệ thống kiến thức được trình bày một cách súc tích và đầy đủ, thuận lợi cho các em trong quá trình nắm vững hơn kiến thức trọng tâm bài học về cuộc đời, sự nghiệp, quan điểm sáng tác của Hồ Chí Minh. Bên cạnh đó, các em học sinh có thể tham khảo thêm phần soạn bài Tuyên ngôn độc lập. Bài soạn hướng dẫn cho các em cách trả lời các câu hỏi trong SGK, giúp các em có bước chuẩn bị bài được tốt hơn trước khi đến lớp.
Hy vọng, với những tài liệu trên sẽ giúp quý thầy cô có thêm nhiều tiết dạy hay, các em học sinh có thêm nhiều kiến thức mới mẻ và thú vị với bài học này. Đồng thời, thầy cô và các em có thể tham khảo thêm soạn bài giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt để tiết học tiếp theo được tốt hơn.